Bảng cân đối kế toán ngân hàng trung ương năm 2024

Bảng cân đối kế toán NHNN được quy định như thế nào? Vì tính chất công việc, tôi có thắc mắc mong Ban biên tập có thể giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Bảng cân đối kế toán NHNN được quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Tôi mong sớm nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Quốc Thành (09074***)

Bảng cân đối kế toán NHNN được quy định tại Điều 17 Quyết định 23/2008/QĐ-NHNN về Chế độ Báo cáo tài chính đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành như sau:

1. Mục đích của báo cáo:

Bảng cân đối kế toán là Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó tại một thời điểm nhất định.

Số liệu trên Bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có tại đơn vị báo cáo theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính tại đơn vị báo cáo.

2. Cơ sở lập:

- Số liệu trên sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp;

- Bảng cân đối tài khoản kế toán kỳ trước và kỳ này;

- Bảng cân đối kế toán kỳ trước.

3. Phương pháp lập các chỉ tiêu:

- Bảng cân đối kế toán được lập theo mẫu biểu B02/NHNN ban hành kèm theo Chế độ này.

- Cột (2) “Thuyết minh” của báo cáo này được thể hiện số liệu chi tiết của chỉ tiêu này trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính quý/ năm.

- Phương pháp lấy số liệu trên Bảng cân đối tài khoản kế toán và sổ kế toán chi tiết được thực hiện theo hướng dẫn của NHNN.

Trên đây là nội dung quy định về bảng cân đối kế toán NHNN. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 23/2008/QĐ-NHNN.

Bảng cân đối kế toán của ngân hàng Nhà nước mới nhất hiện nay được ban hành tại Quyết định 23/2008/QĐ-NHNN. Chi tiết mẫu Bảng cân đối kế toán này được LuatVietnam trình bày trong bài viết sau đây.

1. Bảng cân đối kế toán của ngân hàng là gì?

Theo Quyết định 23/2008/QĐ-NHNN, bảng cân đối kế toán là Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó tại một thời điểm nhất định.

Theo đó, số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có tại đơn vị báo cáo theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính tại đơn vị báo cáo.

Bảng cân đối kế toán ngân hàng trung ương năm 2024
Bảng cân đối kế toán của ngân hàng và hướng dẫn cách điền (Ảnh minh họa)

2. Mẫu Bảng cân đối kế toán của ngân hàng mới nhất

Bảng cân đối kế toán ngân hàng được áp dụng hiện nay là mẫu B02/NHNN ban hành kèm theo Quyết định 23/2008/QĐ-NHNN.

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM -

Mẫu số: B02/NHNN (Ban hành theo Quyết định số 23/2008/QĐ-NHNN ngày 08/08/2008 của Thống đốc NHNN)

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Quý/Năm……

Đơn vị tính:………

STT

Chỉ tiêu

Thuyết minh

Kỳ này

Kỳ trước

(1)

(2)

(3)

(4)

TÀI SẢN CÓ

I

Tiền mặt, vàng bạc và đá quý

1

Tiền mặt bằng đồng Việt Nam(2)

2

Ngoại tệ, vàng bạc, kim loại quý và đá quý

IV.1

II

Tiền gửi, cho vay và đầu tư ở nước ngoài

IV.2

1

Tiền gửi, cho vay và chờ thanh toán với ngân hàng nước ngoài

2

Đầu tư và quyền đòi nợ nước ngoài

-

Quyền đòi nợ nước ngoài và các khoản đóng góp khác

-

Đầu tư chứng khoán của nước ngoài

-

Dự phòng giảm giá chứng khoán (*)

III

Hoạt động đầu tư và tín dụng trong nước

IV.3

1

Nghiệp vụ thị trường mở

-

Mua bán giấy tờ có giá

-

Dự phòng giảm giá chứng khoán (*)

2

Thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước

3

Tái cấp vốn cho các ngân hàng hoạt động ở Việt Nam

IV

Tài sản cố định

1

Tài sản cố định hữu hình

IV.4

-

Nguyên giá TSCĐ

-

Hao mòn TSCĐ (*)

2

Tài sản cố định vô hình

IV.5

-

Nguyên giá TSCĐ

-

Hao mòn TSCĐ vô hình (*)

V

Tài sản Có khác

IV.6

1

XDCB, mua sắm TSCĐ, công cụ dụng cụ và vật liệu

2

Các khoản phải thu bên ngoài

3

Các khoản phải thu nội bộ

4

Các khoản phải thu khác

Tổng tài sản Có

NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU

I

Tiền mặt ngoài lưu thông

IV.7

II

Tiền gửi của KBNN và vốn tài trợ, ủy thác của Chính phủ

IV.8

III

Các khoản nợ nước ngoài

IV.9

IV

Phát hành giấy tờ có giá

IV.10

V

Tiền gửi của tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng trong nước(3)

IV.11

VI

Tài sản Nợ khác

IV.12

1

Các khoản phải trả bên ngoài

2

Các khoản phải trả nội bộ

3

Các khoản phải trả khác

Tổng Nợ phải trả

IV

Vốn và Quỹ của Ngân hàng

1

Vốn của Ngân hàng

-

Vốn pháp định

-

Vốn đầu tư XDCB và mua sắm TSCĐ

-

Vốn do đánh giá lại tài sản

-

Vốn khác

2

Các quỹ và dự phòng

-

Quỹ thực hiện Chính sách tiền tệ Quốc gia

-

Quỹ dự phòng rủi ro

-

Quỹ khen thưởng, phúc lợi và dự phòng ổn định thu nhập

3

Chênh lệch tỷ giá hối đoái

4

Chênh lệch thu nhập và chi phí

Tổng Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

MỘT SỐ CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

STT

Chỉ tiêu

Thuyết minh

Số cuối kỳ

Số đầu năm

(1)

(2)

(3)

(4)

1

Cam kết bảo lãnh đưa ra

2

Cam kết giao dịch hối đoái

IV.13.1

3

Cam kết khác

IV.13.2

Ghi chú:

1- Báo cáo này do Vụ KTTC lập cho toàn hệ thống NHNN theo quy định tại Mục 2, Chương II, Chế độ này.

2- Tiền mặt bằng VND được hiểu là lượng tiền VND tại một số đơn vị thuộc hệ thống NHNN như Cục Quản trị, Trung tâm đào tạo, v.v… (không bao gồm số tiền thuộc Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành).

3- Thuật ngữ “trong nước” và “nước ngoài” được hiểu theo Pháp lệnh Ngoại hối.

4- Số liệu các chỉ tiêu có dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (xxx).

LẬP BIỂU (Ký, họ tên)

PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN (Ký, họ tên)

……., ngày…. tháng…. năm……. THỦ TRƯỞNG (Ký, họ tên và đóng dấu)

3. Cơ sở và phương pháp lập Bảng cân đối kế toán ngân hàng thế nào?

Cũng theo Quyết định 23/2008 của Ngân hàng Nhà nước, Bảng cân đối kế toán được lập trên cơ sở:

- Số liệu trên sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp;

- Bảng cân đối tài khoản kế toán kỳ trước và kỳ này;

- Bảng cân đối kế toán kỳ trước.

Theo đó, phương pháp lập các chỉ tiêu như sau:

- Cột (2) “Thuyết minh” của báo cáo này được thể hiện số liệu chi tiết của chỉ tiêu này trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính quý/ năm.

- Phương pháp lấy số liệu trên Bảng cân đối tài khoản kế toán và sổ kế toán chi tiết được thực hiện theo hướng dẫn của NHNN.

Bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương là gì?

Bảng cân đối kế toán của Fed nói riêng hay các ngân hàng trung ương nói chung là một báo cáo đặc biệt và không giống bất cứ báo cáo tài chính nào mà chúng ta từng đọc. Nó được coi là báo cáo quan trọng bậc nhất bởi vai trò là kim chỉ nam cho những ý đồ của những tổ chức quyền lực này.

Bảng cân đối kế toán bao gồm những gì?

Bảng cân đối kế toán gồm hai phần: Tài sản và nguồn hình thành nên tài sản hay còn gọi là Nguồn vốn. Mối quan hệ giữa Tài sản và Nguồn vốn luôn chặt chẽ và không tách rời. Tài sản theo quan điểm của kế toán là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai (theo VAS 01).

Tại sao phải lập bảng cân đối kế toán?

Vai trò chính của bảng cân đối kế toán là ghi nhận và phân loại các tài sản, nợ, và vốn của công ty tại một thời điểm nhất định. Nó thể hiện sự cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, cho phép công ty biết được tổng giá trị của các tài sản mà nó sở hữu và nguồn vốn mà công ty sử dụng để sở hữu những tài sản đó.

Tài sản nợ chủ yếu trên bảng cân đối kế toán của một ngân hàng thương mại là gì?

Đây là một trong những nguồn thu nhập chính của các ngân hàng, bởi ngân hàng có thể thu được lãi suất từ khoản vay này. Tài sản nợ của ngân hàng có thể bao gồm các khoản vay cá nhân, doanh nghiệp, khoản nợ vay thấu chi, chứng khoán, các khoản nợ đòi hỏi từ các tổ chức tài chính khác và nhiều loại khoản nợ khác.