Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia năm bao nhiêu tuổi

Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia năm bao nhiêu tuổi

Đức Phật

Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia năm bao nhiêu tuổi

Từ điển

Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia năm bao nhiêu tuổi

Giáo hội

Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia năm bao nhiêu tuổi

Chùa

Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia năm bao nhiêu tuổi

Sách

Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia năm bao nhiêu tuổi

Tăng sỹ

Hàng năm, cứ đến ngày mùng 8 tháng 2 âm lịch, Phật tử khắp nơi lại thành tâm làm lễ kỷ niệm ngày xuất gia của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Vào ngày Rằm tháng 4, năm 623 trước công nguyên tại vườn Lâm Tỳ Ni gần thành Ca Tỳ La Vệ, một nơi hiện nay là vùng biên giới giữa Nepan và Ấn Độ. Đức Phật Thích Ca đã giáng sinh có tên là Tất Đạt Đa, làm Thái tử con vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma Da. Vua Tịnh Phạn trị vì một vương quốc nhỏ của bộ tộc Thích Ca.


Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia năm bao nhiêu tuổi
 Thái tử Tất Đạt Đa quyết định từ bỏ thế gian để xuất gia tu hành.

Thế nhưng, với thời gian, do suy tư sâu sắc và lòng thương người bẩm sinh, Thái tử không thể nào cam tâm một mình sống mãi trong nhung lụa, giữa một xã hội bất công, một thế giới đau khổ. Thái tử sớm giác ngộ về tính tạm thời, tầm thường của hạnh phúc vật chất thế gian và có ý chí xuất gia cầu đạo giải thoát, tìm ra con đường cứu vớt chúng sinh ra khỏi già, đau, chết và mọi nỗi bất hạnh khác của đời người.


Ngài thấy cảnh đời Ngài đang sống đây không phải là hạnh phúc chân thật mà là giả dối, mê muội, chỉ làm cho kiếp sống thêm nặng nề đau khổ. Đặc biệt, qua trải nghiệm thực tế ở bên ngoài, Ngài đã nhận thấy mình dù là Thái tử con vua, cũng không thể thoát khỏi cảnh già, đau và chết.


Mặt khác, qua câu nói của vị Sa môn: “Tôi tu hành là quyết dứt bỏ mọi sự ràng buộc của cuộc đời, cầu thoát khổ, viên thành chính giác để phả độ chúng sinh đều được giải thoát” đã giúp Thái tử sớm thấy được con đường dẫn đến giác ngộ, vĩnh viễn khắc phục mọi nỗi khổ đau và bất hạnh của đời người, con đường dẫn tới cõi Niết bàn bất tử.


Từ đó, Thái tử nuôi dưỡng quyết tâm từ bỏ gia đình, xuất gia cầu đạo. Ngài thấy cần phải tìm một lối thoát, một cuộc sống chân thật, có ý nghĩa và cao đẹp hơn. Lúc này, với Thái tử, lâu đài, cung điện không còn là nơi ở thích hợp nữa. Lòng Ngài nặng trĩu tình thương chúng sinh đang chìm đắm trong bể khổ. Ngài càng thêm quyết tâm xuất gia cầu đạo, đi tìm con đường cứu khổ cho muôn loài.


Nhằm đêm mồng 8 tháng 2 âm lịch, Thái tử từ bỏ tất cả, phụ vương, ngai vàng, vợ con, cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc của một hoàng tử, khoác trên mình bộ áo màu vàng đơn giản của người tu sĩ, từ nay bắt đầu cuộc sống không nhà của người xuất gia cầu đạo. Khi đó Ngài mới 19 tuổi.


Sau 49 năm thuyết pháp độ đời, bằng cuộc đời của Ngài và bằng những lời dạy của Ngài được kết tập lại trong 3 tạng kinh điển (Kinh tạng, Luật tạng, Luận tạng), Đức Phật đã khai thị cho loài người biết rằng: “Bất cứ một người nào, với sự nỗ lực của bản thân, đều có thể vươn lên tới đỉnh cao nhất của giác ngộ và giải thoát, như chính Đức Phật vậy”.


Khi vào trong Đạo, Ngài là người có địa vị cao nhất nhưng Ngài luôn rong ruổi trên mọi nẻo đường, gai góc để đưa dắt chúng sinh lên con đường hạnh phúc, an vui và giải thoát hoàn toàn. Lòng thương của Ngài thật là vô lượng, ân đức của Ngài thật vô biên.


Đó là lý do tại sao không có một tôn giáo nào, một hệ tư tưởng nào đề cao con người và đặt niềm tin vào con người như là Đạo Phật. Tính nhân bản tuyệt vời của Đạo Phật chính là ở chỗ đó.


“Tránh mọi điều ác, làm mọi điều lành, gột sạch nội tâm để trở thành bậc Thánh, một con người hoàn thiện về đức hạnh và trí tuệ. Mỗi người chúng ta đều có khả năng và bổn phận thực hiện lời dạy đó” - Đó là bức thông điệp mà Đức Phật đã trao cho loài người chúng ta.


Mặc dù Đức Phật đã Niết bàn nhưng gương sáng của đời Ngài vẫn còn sáng rực trước mắt chúng ta. Suốt một đời, trong 80 năm trời không một lúc nào Ngài xao lãng mục đích tối thượng là hóa độ chúng sinh đang trầm luân trong biển khổ.


Lịch sử Đức Phật Thích Ca là lịch sử một con người, nhờ chính công phu tu tập của bản thân, đã trở thành một con người hoàn thiện, một bậc Thánh giữa thế gian. “Con người vĩ đại nhất sinh ra ở đời này” - Thi hào Ấn Độ Tagore nhấn mạnh.


Niên lịch của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni


(Theo kinh điển đại thừa)


- Đức Phật giáng sinh ngày mùng 8 tháng 4 Âm lịch


- 19 tuổi xuất gia, nhằm ngày mùng 8 tháng 2 Âm lịch





- 30 tuổi thành đạo, nhằm ngày mùng 8 tháng Chạp


- 49 năm thuyết pháp độ đời

- 80 tuổi nhập Niết bàn, nhằm ngày Rằm tháng 2 Âm lịch
 

Bài viết có sử dụng tài liệu của: Đại tạng kinh Việt Nam, Phật học phổ thông của Hòa thượng Thích Thiện Hoa

Tịnh Phương

Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia năm bao nhiêu tuổi

  • Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia năm bao nhiêu tuổi

  • Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia năm bao nhiêu tuổi

  • Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia năm bao nhiêu tuổi

Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia năm bao nhiêu tuổi

Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia năm bao nhiêu tuổi

Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia năm bao nhiêu tuổi

Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia năm bao nhiêu tuổi

Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia năm bao nhiêu tuổi

Tịnh Phạn Vương, khi biết được ý định xuất gia của Thái Tử, lại càng lo sợ, lại tìm hết cách để ngăn cản, ràng buộc Ngài trong "cung vui". Nhưng một khi Thái Tử đã quyết thì không có sức mạnh gì ngăn trở được Ngài.

...Tịnh Phạn Vương, khi biết được ý định xuất gia của Thái Tử, lại càng lo sợ, lại tìm hết cách để ngăn cản, ràng buộc Ngài trong "cung vui". Nhưng một khi Thái Tử đã quyết thì không có sức mạnh gì ngăn trở được Ngài.

Một đêm khuya thừa dịp quân lính canh gác và cung phi mỹ nữ say ngủ sau một tiệc linh đình, Thái Tử lén trỗi dậy, khi nhìn vợ con lần cuối, rồi đánh thức tên giữ ngựa Xa Nặc dậy, thắng yên cương, rồi hai thầy trò trốn ra khỏi thành. Lúc bấy giờ nhằm đêm mồng tám tháng hai, và Ngài được 19 tuổi.

Sau khi vứt bỏ khỏi cuộc đời vương giả, Thái Tử đi vào vùng sâu tìm Đạo.

Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia năm bao nhiêu tuổi
Đức Phật sớm giác ngộ về tính tạm thời và tầm thường của hạnh phúc vật chất thế gian nên đã quyết định xuất gia

Ban đầu Ngài đến ở tu với các vị tu khổ hạnh. Nhưng hạng người này sống một cách kham khổ, nhịn ăn nhịn uống, dãi nắng, dầm sương, hành thân hoại thể một cách ghê rợn. Thấy cách tu hành như thế không hiệu quả, Ngài khuyên các vị đó nên bỏ phương pháp tu hành ấy, nhưng họ không nghe. Ngài lấy làm thương họ, nên tìm đi nơi khác để tu hành.

Ngài đi hết chổ này đến chổ khác, ở đâu nghe có một vị tu hành đắc đạo thì Ngài tìm đến học; nhưng đến đâu thì Ngài thấy đạo của họ vẫn còn hẹp hòi, thấp thỏi, không thể giải thoát cho con người hết được. Từ đấy Ngài chốn tu tập một mình, đêm ngày nghiền ngẫm đến đạo giải thoát, quên ăn bỏ ngủ thân hình mỗi ngày mỗi tiều tụy.

Một hôm Ngài kiệt sức, nằm ngã liệt trên cỏ, và được một người chăn cỏ đến đổ sữa cho Ngài tỉnh lại. Từ đó Ngài nhận thấy nếu muốn có kết quả, cần phải bổ dưỡng thân thể cho được mạnh khỏe, chứ không bỏ quên nó đi được.

Khi thấy mình đủ sức khỏe để chiến đấu trong trận cuối cùng với bóng tối si mê và dục vọng, và đem lại ánh sáng giác ngộ, Ngài đến ngồi nhập định dưới gốc cây Bồ Đề và thề rằng: "nếu ta không thành đạo thì thịt nát xương tan, ta cũng quyết không rời chỗ này.