Tại sao râu hổ lại độc

Hà Tĩnh, Quảng Ngãi có lẽ là vùng đất mà những lời đồn về "con ma thuốc độc" còn dai dẳng và để lại nhiều hậu quả nặng nề nhất. Hầu như ở huyện nào của 2 tỉnh này cũng có những câu chuyện đậm chất hoang đường.
Nhiều lời đồn đại chỉ là những câu chuyện huyễn hoặc, ma mị về “ma thuốc độc” đang lẩn khuất đâu đó và trở thành “sát thủ” vô hình giết chết nhiều người. Cũng chỉ vì “con ma” này, bao nhiêu người trở thành nạn nhân của nạn “mê tín dị đoan”. Đáng tiếc là nhiều người đến thời điểm này vẫn còn khá mê muội về câu chuyện viển vông, phi thực tế đã tồn tại suốt hàng trăm năm qua.

Ám ảnh truyền kỳ

Chuyện về “ma thuốc độc” được truyền qua nhiều đời như một truyền thuyết: Có người cho rằng ngày xưa, ở những vùng núi rừng, vùng sâu, vùng xa, ai muốn làm giàu thì bí mật nuôi một con chuột bạch, nhốt trong một chum hay ché bằng sành, giấu nơi thật kín. Cứ một tuần gia chủ làm thịt một con gà cho chuột ăn! Sau ba tháng mười ngày, gia chủ lấy nước bọt của con chuột bí mật mang ra chợ cho vào hoa quả như chuối, mít, dứa, mận, hồng... Hoặc cho vào nước uống, thức ăn mà khách đang ăn! Sau đó chỉ việc “khấn” họ tên, tuổi, quê quán... của người ăn quà... Về nhà, người ăn quà thì bị bệnh... “ma thuốc độc!”? Còn người bỏ thuốc độc thì được giàu to, nuôi heo chóng lớn, nuôi gà, vịt đẻ sai, trồng cây nhiều hoa trái...

Tại sao râu hổ lại độc
Chuột bạch gắn liền với câu chuyện truyền kỳ về "ma thuốc độc" đã tồn tại suốt hàng trăm năm qua. Ảnh minh họa: Google

Ngoài ra, cũng có những "phiên bản" khác về nguồn gốc của "ma thuốc độc". Nhiều bậc cao niên am hiểu thì cho rằng: Thuốc độc được một số người lấy của người dân tộc về. Khi đã mang về "nuôi" trong nhà thì phải truyền lại cho con. Nếu thất truyền thì cả nhà phải chết như một sự bắt buộc. Người ta nói rằng, những người nuôi thuốc độc trong nhà thì gia đình sống không có hậu, sau này đời con đời cháu không thể khá lên được. Cách chế "thuốc độc" xa xưa nhất được người ta đồn thổi rồi kể lại cho nhau là lên núi giết hổ rồi lấy râu nó cắm vào cây măng là có chất độc. Còn hiện nay khi hổ báo đã hiếm, người ta lại cho là thuốc độc được chế từ con chuột bạch và rắn độc. Vì thế mà người dân xa lánh, đề phòng những nhà có nuôi chuột và rắn độc. Cũng liên quan đến “con ma” này, dân gian lại lan truyền chuyện con thuốc độc (trùng độc) là một cặp thỏ, bọ hung hoặc rắn nhỏ hoặc râu của hổ. Người ta tin rằng trùng độc này được nuôi trong ống tre, chum vại rồi lấy lông, phân của chúng bôi vào đồ ăn thức uống. Người nào ăn phải độc sẽ đau bụng, nóng sốt, lâu dần rồi chết. Đã rất nhiều nhà khoa học phản bác chuyện dị đoan trên nhưng do hiểu biết hạn chế, nhiều người dân vẫn tin vào sự huyễn hoặc này. Tuy chỉ là “truyền miệng”, thế nhưng “đồ thuốc độc” đã trở thành là thứ “thống lĩnh” vô hình đầy uy lực tồn tại suốt hàng trăm năm qua trong tâm trí của đồng bào thiểu số. Theo đó người có "đồ thuốc độc" thường có uy quyền, nên dân trong làng phải nghe theo những điều người có "đồ độc" nói, nếu trái lời sẽ bị hại chết. Chính lời truyền ma mị về một “con ma” tồn tại vô hình đã biến những con người vốn bản tính hiền lành, chân chất trở thành kẻ nhẫn tâm sát hại và tước đi không biết bao nhiêu sinh mạng, kể cả người thân của mình. Tại Hà Tĩnh, nỗi ám ảnh về "ma thuốc độc" đã tồn tại hàng trăm năm nay với những câu chuyện rất ly kỳ, không có căn cứ. Nhưng có điều khó hiểu không kém là ở một địa phương được mệnh danh là "đất học" này, giữa thế kỷ 21 mà vẫn có không ít người còn tin vào câu chuyện hoang đường.

Mưu lợi từ sự sợ hãi

Tin vào sự nhảm nhí về “con ma thuốc độc” tồn tại vô hình, hàng loạt gia đình đổ xô đi mua thuốc xổ độc. Và lợi dụng sự cả tin, mê muội này mà nhiều “lang băm” phất lên nhanh chóng. Lợi dụng điều này nên không ít Pa dâu (cách gọi tên của thầy bói, thầy cúng) đã cấu kết với nhau; hoặc với một số đối tượng khác trong làng, để kiếm lợi cho mình. Dù sự việc đã trôi qua 5 năm nay, thế nhưng ông Phạm Văn Chốt (59 tuổi), ở thôn Nước Đang, xã Ba Trang, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn nhớ như in vụ việc đã xảy ra với mình. Đó là vào khoảng đầu tháng 8/2005, bỗng nhiên Phạm Văn Chiến và Phạm Văn Thọ là 2 thanh niên trong làng, đang khỏe mạnh lăn đùng đổ bệnh. Dù đã chạy chữa nhưng bệnh không dứt, nên Chiến và Thọ nghi ông Chốt bỏ “đồ thuốc độc” hại mình.

Tại sao râu hổ lại độc
Một số Pa dâu, thầy cúng ở Sơn Hà bị C.A huyện này mời lên giáo dục

Để chắc ăn, Thọ và Chiến bán 1 con trâu đi tìm Pa dâu (thầy bói), thầy cúng để hỏi và “trừ” độc. Vài ngày sau thì họ rước về một Pa dâu tên là Phạm Văn Bách, ở xã Đức Phú, huyện Mộ Đức. Sau khi xem qua một lượt, Pa dâu Bách bảo: Thằng Chiến với thằng Thọ muốn hết bệnh thì lo tiền cho tao cúng giải bệnh. Tuy hoàn cảnh khó khăn, nhưng Chiến cũng cố chạy vạy mượn được 2,8 triệu đồng, cùng 800.000 đồng Thọ vay được, cả 2 đưa cho Pa dâu Bách. Ngoài 2 nạn nhân trên, Pa dâu Bách còn mò đến tận nhà ông Chốt bảo đòi 1 triệu đồng để chỉ chỗ có “đồ thuốc độc". Phần lo sợ và cũng muốn chứng minh với dân làng là mình không có “đồ thuốc độc”, ông Chốt vội vã chạy đi mượn đưa đủ số tiền theo yêu cầu. Tiền thì đã nhận đủ, thế nhưng Pa dâu Bách vẫn không thể chỉ được ra địa điểm có “đồ thuốc độc”; còn bệnh của Thọ và Chiến cũng không thuyên giảm. Chỉ đến khi được C.A huyện mời lên, Padâu Bách mới thú nhận mọi việc với cơ quan C.A và dân làng. Nhờ vậy mà nỗi oan có “đồ thuốc độc” mới được giải, nếu không thì có lẻ giờ đây mình đã bị người dân trong làng đánh chết rồi, ông Chốt tâm sự.

“Lang băm” lừa đảo chữa bệnh “ma thuốc độc”

Vì mê tín vào một truyền thuyết xa xưa, nhiều người tốn tiền oan cho thầy pháp, chòm xóm nghi kỵ, xúc phạm lẫn nhau.Gần đây, nhiều người dân xã Cẩm Lạc, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh xuất hiện một số triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe như nhức đầu, sổ mũi, mệt mỏi, tức ngực, khó thở, ít ăn và kém ngủ... nên một số phần tử xấu “bắn tin”: Có ma thuốc độc về quấy rầy sức khỏe bà con!? Từ nguồn tin của kẻ xấu, hơn 150 người lũ lượt cơm đùm áo gói vượt hơn 10 cây số đến nhà Nguyễn Văn Long ngụ thôn 2, xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh để nhờ “thầy” khám bệnh, “bắt con ma thuốc độc” ra khỏi người?! Câu chuyên ly kỳ, mang tính chất huyền bí, mê tín dị đoan có thể được bắt đầu từ miệng của những người ác ý ở thôn Hưng Đạo, xã Cẩm Lạc, huyện Cẩm Xuyên, giáp danh với huyện Kỳ Anh.

Tại sao râu hổ lại độc

Long “Lang băm” Long bốc thuốc trừ “ma thuốc độc” cho bà con, giá mỗi thang từ 20 ngàn đến 30 ngàn đồng.

Nhiều người sau khi dự đám cưới tại nhà ông Dương Đức Hải ngụ thôn Hưng Đạo, xã Cẩm Lạc về, ba ngày sau, một số người trong xóm có biểu hiện mỏi mệt trong người, có người ho, có người tức ngực, khó thở... Không hiểu từ đâu, một nguồn tin như sét đánh giáng xuống gia đình ông Hải: vợ chồng ông Hải bỏ thuốc độc cả xóm!? Ông Hải chỉ biết “chết đứng” trước lời đồn thổi, không sao thanh minh được miệng thế gian... Nhiều người nghe danh tiếng “thầy lang” Nguyễn Văn Long nên đến nhờ cậy. Tại nhà thầy Long, sau khhi xem qua bệnh nhân, “lang băm” này giở áo lên, dùng tay vỗ vào bụng hoặc vào ngực ba cái làm “bệnh nhân” đau điếng; lấy kim khâu chích nhiều cái vào khắp cơ thể để... “đuổi tà”; vứt chiếc áo mà “bệnh nhân” đang mặc lên... bàn thờ gia tiên! Ít phút sau, Long lấy áo xuống và phán rằng: “Con bị ma thuốc độc ám hại. Ta sẽ ra tay cứu giúp con”. Khám xong, Long “Lang băm” Long bốc thuốc trừ “ma thuốc độc” cho bà con, giá mỗi thang từ 20 ngàn đến 30 ngàn đồng! Chiêu lừa đảo của “lang băm” này cũng lộ diện. Sau đó chính “thầy dởm” này thừa nhận việc bốc thuốc chỉ là trò lừa bịp vì thấy người dân cứ nghĩ mình bị “đầu độc” nên bỏ tiền nhờ cứu giúp. Lời đồn đại về sự tồn tại “ma thuốc độc” xét về mặt khoa học, cũng không có bằng chứng nào chứng minh có căn bệnh này. Và, để hóa giải lời truyền xuyên thế kỷ về căn bệnh “hoang tưởng” của người dân là cả một bài toán đầy nan giải. (Theo Bưu Điện Việt Nam)

“Hổ Châu” là mỹ tự mà người xưa đã dùng để đặt tên cho vùng đất này. Chữ “Châu” - bộ xuyên với sáu nét là chữ vừa tượng hình, vừa hội ý, chỉ về vùng đất cồn, bãi nổi lên giữa một vùng nước hay trên sông. Ngay trong quá trình Vua Gia Long lập quốc - địa danh Cù lao Dung với tên chữ là Hổ Châu đã được ghi chép trong chính sử.

Đại Nam thực lục chính biên, Kỷ thứ nhất - Đời Gia Long (Nguyễn Phước Ánh) ghi rõ: “Năm Đinh mùi thứ 8 - 1787 vua trú ở Hổ Châu, thu họp tướng sĩ hơn 300 người, chiến thuyền hơn 20 chiếc, sai Nguyễn Văn Tồn chiêu tập dân Phiên hai xứ Trà Vinh và Mân Thít được vài nghìn người, biên bổ làm lính, gọi là đồn Xiêm binh (năm Gia Long thứ 9 đổi làm đồn Uy Viễn), cho Tồn làm Thuộc nội cai đội để cai quản”.

Vậy có thể khẳng định, địa danh Hổ Châu đã có từ hơn 200 năm trước.

Xưa, vùng đất này còn được gọi lên là “Dung Châu”. Trước năm 1820, đã có lưu dân Việt đến đây khai phá, lập nên 2 thôn: An Thạnh Nhứt và An Thạnh Nhị. Chi tiết đã được ghi lại trong bản sách “Nghiên cứu Địa bạ Triều Nguyễn” - phần địa bạ An Giang. Công trình do nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu dịch và biên soạn, Nhà xuất bản TP.Hồ Chí Minh phát hành vào quý I năm 1995.

Bắt cọp ở Lòng Đầm và chuyện ông Tây làm mướn cho người Việt

Chuyện xứ này thời hoang vu đầy cá tôm, chim thú như heo rừng, nai... rồi cọp giờ mà nhắc hẳn sẽ có người còn hồ nghi bởi cảnh xưa giờ đã biến đổi quá nhiều. Thật may mắn trong một chuyến vô “Lòng Đầm”, chúng tôi đã có duyên ngồi trò chuyện cùng bác ba Khanh, bác Ba Ngọ - những người có thể xem là ‘tiền bối” ở đây. Từ chuyện “ông Tây làm mướn cho người Việt” cho đến những chuyện “bắt hổ dữ, bẫy heo rừng”.

Bác Ba Ngọ (Dương Văn Ngọ, 91 tuổi) - cháu nội của ông Hội đồng Kế - cha của ông chủ điền Mai Phát Văn - nhớ lại: Ông Hội đồng Kế làm hội đồng bên Đại Ngãi nên rành chuyện giấy tờ khẩn hoang. Khi đó, đất bên cù lao này chưa ai đăng khẩn nên ông nộp đơn xin khẩn rồi đóng thuế cho nhà nước. Dân cố cựu ở đây hồi đó rất ít. Đa số ở ngoài mé sông cái là dân Vĩnh Bình, Trà Cú (Trà Vinh) qua vì bên đó đất ruộng cũng có điền chủ rồi. Qua đây khẩn thì có thêm hoa lợi và đất khẩn mới thuế nhẹ nên dễ sống hơn.

Tại sao râu hổ lại độc
Bản đồ Nam Kỳ - Sóc Trăng năm 1889 được chụp lại từ Thư viện quốc gia Pháp. Ảnh tư liệu

Còn tại sao gọi là “Lòng Đầm”? “Hồi xưa ông nội tui khẩn đất này nhiều thì đâu có ai coi. Không có trình độ để đo đất, vô sổ tính toán. Nên ông mướn một “thằng” người Pháp dắt theo một cô vợ, mà dân hay gọi “bà Đầm”. Hồi đó vùng này còn cọp nên phải cất nhà sàn cao, vách bổ kho, ván lót dày cho vợ chồng Tây này ở. Tới mùa thì có cái kiệu, tá điền mười mấy hai chục người chia nhau khiêng “ông Tây” đi đo đất, thu lúa... Vùng đất này hồi xưa trũng, thấp lắm. Lòng này là chỉ cái lòng chảo, vùng đất trũng thấp nhứt vậy! Còn dân thì không nhớ “ông Tây” mà chỉ nhớ “bà Đầm” vợ ổng, thành ra chết danh đất này là Lòng Đầm” – bác Ba Ngọ kể.

Chuyện “bắt ông cọp” được bác Ba Ngọ bắt đầu bằng chính con rạch trước nhà bác Ba Khanh (Nguyễn Văn Khanh, 71 tuổi): Con rạch này xưa còn kêu bằng “rạch bà cọp bắt”. Chuyện là vì buổi chiều tối, có bà già ra chái sau nhà nấu bánh tét thì bị “ông” rình bắt đi. Làng xóm nghe tiếng la đã cùng nhau lên đèn, đốt đuốc rượt theo. Sợ bị bắt, “ông” cọp nhảy xuống rạch, đi “trớ dấu”, lội nước ngược lòng rạch qua mé rừng, sau đó cắn đầu nạn nhân bỏ lại, tha xác đi.

“Ông già tui kể là cả xóm làm một cái rọ bằng ván ngựa, phía trong buộc con chó. Ổng vô vậy là cửa ván ngựa sập xuống. Người ta bu coi rần rần. Ông Quản Tượng (Hương quản tên là Tượng) hận vì có đứa cháu bị “ổng” chụp phạm rồi chết nên xách cây mác thông dài, canh ổng hả họng đâm một phát vô ngập cán. Ổng “hộ” (gầm) lên một tiếng trước khi chết mà tới bên vàm Trà Cú còn nghe” - bác Ba Ngọ kể và cho biết thêm, sau khi hạ sát “ông cọp” người dân ở đây đã lập tức cắt râu mang đi đốt bỏ bởi theo dân gian, râu cọp rất độc, có thể bị kẻ xấu lấy dùng làm thuốc hại chết người.

Đi tìm dấu vết cửa Ba Thắc

Trong những chuyến phiêu du dọc ngang dòng Hậu Giang, len lỏi trong những con rạch, đường đê trên đất Cù Lao Dung... chúng tôi vẫn luôn chú tâm tìm đáp án cho câu hỏi “sông Ba Thắc” và “cửa Ba Thắc” vốn dĩ ở đâu? Sông Cửu Long có 9 cửa đổ ra Biển Đông, riêng dòng Hậu Giang đã ôm trọn 3 cửa: Định An, Ba Thắc và Trần Đề. Nhưng hiện nay, cửa Ba Thắc “bí ẩn” này ở đâu vẫn luôn là một câu hỏi thú vị cần lời giải đáp với ngay cả chính những cư dân nơi đây. Những người lớp trước giờ chẳng còn được mấy người, còn với những người trẻ thì đa phần “không rõ lắm”.

Lần theo dấu những người xưa, thật may mắn chúng tôi đã tìm được chú Ba Hưng (Lê Hoàng Hưng, 82 tuổi), một trong những người dân “cố cựu” ở Cù Lao Nai, nhà ngay đầu Khém Lớn (giờ thuộc ấp An Phú A, xã An Thạnh Tây). Từng ngược xuôi Cù Lao Dung, rồi vượt sông qua vùng Lịch Hội Thượng suốt từ thời kháng chiến chống Pháp rồi đến chống Mỹ... dù đi đâu, làm gì, ở đâu thì với chú Ba Hưng, đất cù lao luôn là “máu thịt”. Quanh câu chuyện với chú Ba Hưng, câu trả lời về con sông xưa và “cửa sông bí ẩn biến mất” đã dần được mở!

Tại sao râu hổ lại độc
Bác Ba Ngọ kể chuyện bẫy cọp ở Cù Lao Dung.

Chú Ba Hưng khẳng định: “Sông Ba Thắc xưa chính là sông An Thạnh Nhì ngày nay mà người dân ở đây vẫn gọi bằng cái tên quen thuộc là sông Cồn Tròn. Xưa sông này rất rộng lớn, đổ thẳng ra biển gọi là cửa Ba Thắc”. Theo lời kể của chú Ba Hưng, điểm bắt đầu để gọi là sông Ba Thắc chính là từ Cồn Bùn. Dấu tích cửa Ba Thắc là từ Rạch Tráng hiện nay, vòng ra Vàm Hồ. Nhưng bây giờ tất cả đang tiếp tục bị bồi lắng nên đã bít gần hết. “Cách đây chỉ chừng mươi, mười lăm năm, Vàm Hồ còn rộng mênh mông mà bây giờ ngay giữa đã “chình ình” cái đảo khỉ xanh mướt rồi!” – chú Ba Hưng giải thích thêm.

Dưới tác động của dòng chảy nơi gần cửa biển, Vàm Hồ giờ cũng bị chia ra thành Vàm Hồ lớn và Vàm Hồ nhỏ. Dọc theo đây có một cái miếu thờ cá ông. Theo lời kể của chú Ba Hưng, hồi đó có một lần cá ông vô tới trong sông này. Thấy cá “quợn” dữ quá nên người dân hò nhau chặt cây, sóc nọc để cản. Đến lúc nước rút, con cá mắc kẹt lại và chết. Lúc này người dân mới “tá hỏa” biết là cá ông nên đợi rục xác rồi vớt xương lên lập miếu thờ.

Lần theo thông tin mà chú Ba Hưng đã kể lại, chúng tôi lần tìm ra được một số bản đồ xưa từ Thư viện quốc gia Pháp online, những thông tin mà chú Ba Hưng kể lại “trùng khớp hoàn hảo” với bản đồ có ký hiệu “La_Cochinchine_française_en_1878_[...]Bigrel_Théophile_btv1b84450815”. về mảnh đất cù lao cuối nguồn sông Hậu. Sông An Thạnh Nhì, cửa Ba Thắc đã hiện ra trước mắt chúng tôi rồi theo dòng thời gian, theo sự “cần mẫn” của những hạt phù sa đã dần biến thành những ruộng mía, những vườn cây ăn trái, những cánh rừng ngút mắt...

Về Cù Lao Dung hôm nay du khách thật khó để mường tượng ra khung cảnh xưa, khi xứ cù lao điện lưới quốc gia đã phủ khắp, những con đường liên ấp, liên xã khang trang. Đất Cù Lao Dung giờ đã liền nhau xanh ngát giữa “Dáng nước mênh mông” đúng như mỹ tự “Dung Châu” mà người xưa đặt tên cho vùng đất ở điểm cuối của dòng Hậu Giang trước khi hòa vào biển lớn. Những hạt phù sa cần mẫn vẫn ngày đêm kéo Hổ Châu vươn ra biển. Cũng không còn xa nữa, khi dự án cầu Đại Ngãi hoàn thành, đường qua Cù Lao Dung sẽ không chỉ có những chuyến phà, chuyến đò. Huyện cù lao khi ấy sẽ chuyển mình để xứng danh “Đảo Ngọc”, một điểm đến khó phai trong những chuyến hành trình khám phá “Đất Chín Rồng”.