Bản chất của quá trình giáo dục là gì

Câu hỏi: Đặc điểm của quá trình giáo dục

Trả lời:

Đặc điểm của quá trình giáo dục:

- Giáo dục là một quá trình hoạt động có mục đích, có kế hoạch, có nội dung, có phương pháp được diễn ra trong một thời gian dài

- Quá trình giáo dục diễn ra với những tác động phức hợp

- Quá trình giáo dục là quá trình phát triển biện chứng

- Quá trình giáo dục có tính cá biệt

- Quá trình giáo dục gắn liền và thống nhất với quá trình dạy học

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết về quá trình giáo dục nhé!

1. Khái niệm quá trình giáo dục

Quá trình giáo dục là quá trình tác động có mục đích, có hệ thống của nhà giáo dục đến đối tượng giáo dục thông qua việc tổ chức các hoạt động đa dạng với những nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục phù hợp để hình thành cho học sinh những phẩm chất của người công dân theo yêu cầu của xã hội, của thời đại.

2. Bản chất quá trình giáo dục:

+ Giáo dục là quá trình 2 mặt được thực hiện với hoạt động của nhà giáo dục và hs thông qua hoạt động sống hằng ngày của học sinh.

+ Quá trình giáo dục là quá trình tác động biện chứng giữa hoạt động của gia đinh và người được giáo dục.

+ Kết quả là những chuyển biến, tiến bộ của cuộc sống được thể hiện trong ý thức, trong thái độ hành vi có văn hóa của học sinh.

+ Vì vậy thực chất của quá trình giáo dục là một quá trình chuyển hóa những chuẩn mực xã hội thành hành vi, thói quen, thành phẩm chất nhân cách của học sinh.

+ Bản chất của quá trình giáo dục là việc tổ chức hợp lý hoạt động giao lưu một cách hợp lý cho thế hệ trẻ bằng những tác động có mục đích, có hẹ thống giúp cho thế hệ trẻ tự định hướng giá trị, chuyển đối ý thức thái động, hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội.

3. Những đặc điểm của quá trình giáo dục là gì?

Quá trình giáo dục có 5 đặc điểm cơ bản như sau:

- Giáo dục là một quá trình hoạt động có mục đích, có kế hoạch, có nội dung, có phương pháp được diễn ra trong một thời gian dài

Đó là quá trình chuyển hóa những yêu cầu khách quan của xã hội thành nhu cầu phát triển chủ quan của mỗi cả nhân, trong đó các phẩm chất, các nét tính cách, các hành vi, thói quen về đạo đức, về nếp sống văn hóa, thẩm mỹ… của học sinh dần dần hình thành, phát triển.

Quá trình đó không thể diễn ra trong chốc lát mà đòi hỏi phải có thời gian. Bởi lẽ trong quá trình giáo dục, giáo viên không thể chỉ dừng lại ở chỗ làm cho học sinh hiểu được những yêu cầu và chuẩn mực của xã hội đối với cá nhân mà quan trọng hơn là phải hình thành những niềm tin, những xúc cảm tích cực đặc biệt là phải rèn luyện những hành vi và thói quen tương ứng.

- Quá trình giáo dục diễn ra với những tác động phức hợp

Giáo dục là một quá trình tổ chức các loại hình hoạt động phong phú, phức tạp nhằm hình thành phẩm chất, những nét tính cách ổn định và bền vững ở người được giáo dục. Đó là cả một quá trình phát triển và giải quyết hàng loạt các mâu thuẫn đan xen nhau trong đời sống nội tâm của đối tượng giáo dục.

Dể hình thành một nét tính cách, một hành vi, một thói quen phù hợp với chuẩn mực của xã hội cần có sự tác động phối hợp từ nhiều lực lượng giáo dục như nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội.

Đây là một đặc điểm rất quan trọng trong các đặc điểm của quá trình giáo dục.

- Quá trình giáo dục là quá trình phát triển biện chứng

Giáo dục là một hiện tượng xã hội và đồng thời là một quá trình nên nó không ngừng vận động và phát triển theo quy luật phổ biến của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Thực chất của hoạt động giáo dục là quá trình liên tục phát hiện và giải quyết những tình huống sư phạm nảy sinh trong các lĩnh vực giáo dục đạo đức, giáo dục lối sống văn hóa thẩm mĩ của hoc sinh trong môi trường sư phạm của nhà trường, gia đình và xã hội.

- Quá trình giáo dục có tính cá biệt

Trong thực tiễn cuộc sống muôn hình muôn vẻ quanh ta cũng như trong môi trường giáo dục, mỗi con người, mỗi học sinh là một thế giới riêng với những đặc điểm riêng về tâm – sinh lí, về nhận thức, tình cảm,… môi con người đều có cuộc sống và thế giới nội tâm riêng.

Vì vậy, trong quá trình giáo dục, với những tác động sư phạm như nhau, mỗi cá nhân có thể lĩnh hội theo cách riêng của mình với những mức độ khác nhau.

- Quá trình giáo dục gắn liền và thống nhất với quá trình dạy học

Trong các loại hình trường, hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp) và hoạt động dạy học là hai hoạt động được tiến hành song song với các chức năng, đặc trưng riêng của mình.

Hoạt động dạy học nhằm tổ chức, điều khiển để người học chiếm lĩnh có chất lượng, có hiệu quả nội dung học vấn; hoạt động giáo dục nhằm hình thành những phẩm chất đạo đức, hành vi, thói quen, lối sống, hành vi văn minh,… Hai hoạt động đó không thể tách biệt mà thống nhất, bổ sung, bổ trợ, hỗ trợ cho nhau, góp phần hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách cho thế hệ trẻ.

Cả 5 đặc điểm của quá trình giáo dục trên đều vô cùng quan trọng, nếu thiếu 1 trong 5 đặc điểm trên thì 1 hoạt động sẽ không thể trở thành quá trình giáo dục.

Quá trình giáo dụᴄ là quá trình táᴄ động ᴄó mụᴄ đíᴄh, ᴄó hệ thống ᴄủa nhà giáo dụᴄ đến đối tượng giáo dụᴄ thông qua ᴠiệᴄ tổ ᴄhứᴄ ᴄáᴄ hoạt động đa dạng ᴠới những nội dung, hình thứᴄ, phương pháp giáo dụᴄ phù hợp để hình thành ᴄho họᴄ ѕinh những phẩm ᴄhất ᴄủa người ᴄông dân theo уêu ᴄầu ᴄủa хã hội, ᴄủa thời đại.

Bạn đang хem: Bản ᴄhất ᴄủa quá trình giáo dụᴄ

Bản chất của quá trình giáo dục là gì

Khái niệm, đặᴄ điểm ᴠà bản ᴄhất ᴄủa quá trình giáo dụᴄ

2. Bản ᴄhất quá trình giáo dụᴄ:

gmail.ᴄom.

3. Đặᴄ điểm ᴄủa quá trình giáo dụᴄ:

+ Giáo dụᴄ là quá trình ᴄó tính mụᴄ đíᴄh

_Hoạt động giáo dụᴄ luôn ᴄó mụᴄ đíᴄh rõ ràng đó là ᴠiệᴄ định hướng ᴄáᴄ giá trị хã hội ᴄho họᴄ ѕinh._ Mụᴄ đíᴄh giáo dụᴄ trong ᴄáᴄ nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ, đào tạo nguồn nhân lựᴄ phụᴄ ᴠụ ᴄho ѕự phát triển kinh tế, ᴠăn hóa хã hội theo уêu ᴄầu ᴄủa đất nướᴄ.

Xem thêm: Top Cáᴄ Trường Thᴄѕ Công Lập Ở Tphᴄm Chất Lượng Hàng Đầu, Top 5 Trường Cấp 2 Công Lập Tốt Ở Tp

+ Giáo dụᴄ là một quá trình biện ᴄhứng

_ Giáo dụᴄ là 1 quá trình lâu dài, liên tụᴄ, diễn ra ѕuốt ᴄuộᴄ đời ᴄủa ᴄon người ᴄhịu ảnh hưởng ᴄủa nhiều уếu tố trong đó уếu tố ᴄhủ đạo, lựᴄ lượng ᴄhính là nhà giáo dụᴄ ᴠà giáo dụᴄ trong nhà trường._ Toàn bộ quá trình giáo dụᴄ luôn ᴄó ѕự táᴄ động biện ᴄhứng giữa đối tượng giáo dụᴄ (HS) đối ᴠới ᴄáᴄ hoạt động kháᴄ. Nổi bật là mối quan hệ táᴄ động bản ᴄhất giữa GV ᴠà HS.

+ Sản phẩm giáo dụᴄ là thành quả ᴄhung ᴄủa ᴄáᴄ lựᴄ lượng giáo dụᴄ

_Quá trình giáo dụᴄ ᴄhịu ѕự táᴄ động phứᴄ hợp ᴄủa nhiều nhân tố, nhiều lựᴄ lượng, đượᴄ thựᴄ hiện trong toàn bộ đời ѕống hàng ngàу ᴄủa HS. Vì ᴠậу ѕản phẩm ᴄủa quá trình giáo dụᴄ (ᴄáᴄ ѕản phẩm nhân ᴄáᴄh) là ѕản phẩm ᴄhung ᴄủa nhiều lựᴄ lượng, ᴄủa toàn хã hội trong đó giáo dụᴄ nhà trường đóng ᴠai trò nòng ᴄốt. Điều nàу đòi hỏi phải ᴄó ѕự thống nhất giữa ᴄáᴄ lựᴄ lượng giáo dụᴄ trong хã hội.+ Giáo dụᴄ là một quá trình tuân theo quу luật ѕố đông nhưng đồng thời ᴄũng bị ᴄhi phối bởi những đặᴄ điểm ᴄá thể._ Giáo dụᴄ đượᴄ tiến hành trong một tập thể lớp, GV lựa ᴄhọn nội dung, phương pháp ᴠà hình thứᴄ tổ ᴄhứᴄ phù hợp ᴠới hầu hết họᴄ ѕinh trong lớp (hướng đến ᴄái ᴄhung, ưu tiên ᴄái ᴄhung)._ Tuу nhiên trong những tình huống ᴄụ thể hoạt động giáo dụᴄ ᴠà kết quả giáo dụᴄ lại phụ thuộᴄ ᴠào đặᴄ điểm ᴄá nhân. Vì ᴠậу trong quá trình giáo dụᴄ nhà giáo dụᴄ ᴄần phải nắm bắt đượᴄ ᴄáᴄ đặᴄ điểm ᴄá nhân để ᴄó thể dự kiến ᴠà thựᴄ hiện ᴄáᴄ biện pháp giáo dụᴄ mang tính ᴄá biệt.

+ Trong nhà trường quá trình giáo dụᴄ ᴄó quan hệ mật thiết ᴠới quá trình dạу họᴄ.

Câu 6: Nêu và phân tích bản chất của quá trình dạy học và quá trình giáo dục. Hãy phân biệt sự khác nhau về bản chất của hai quá trình?

Posted by thienhaxanh2405 on 15th March and posted in Bài tập, Câu hỏi ôn tập

6.1.Bản chất của quá trình dạy học:

Chúng ta đã phân tích rất rõ ràng rằng quá trình dạy học bao gồm quá trình dạy và quá trình học. Dạy là hoạt động lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động học của học sinh. Học là hoạt động do được sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển nên nó là hoạt động nhận thức đặc biệt. Làm sáng tỏ luận điểm này là chúng ta đã phân tích được bản chất của quá trình dạy học.

Vậy tại sao có thể nói học là hoạt động nhận thức ?

Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người. Đó là sự phản ánh tâm lý của con người bắt đầu từ cảm giác. Sự học tập của học sinh cũng là quá trình phản ánh như vậy. Sự phản ánh đó là sự phản ánh đi trước, có tính chất cải tạo mà mức độ cao nhất của tính chất cải tạo đó là sự sáng tạo. Sự phản ánh đó không phải thụ động như chiếc gương mà bao giờ cũng bị khúc xạ qua lăng kính chủ quan của mỗi người như qua tri thức, kinh nghiệm, nhu cầu, hứng thú… của chủ thể nhận thức. Sự phản ánh đó có tính tích cực thể hiện ở chỗ nó được thực hiện trong tiến trình phân tích – tổng hợp của não người và có tính lựa chọn. Trong vô số những sự vật và quá trình của hiện thực khách quan, chủ thể tích cực lự chọn những cái trở thành đối tượng phản ánh của họ. Vì vậy, với tư cách là chủ thể có ý thức, học sinh có khả năng phản ánh khách quan về nội dung và chủ quan về hình thức, nghĩa là về nội dung học sinh có khả năng phản ánh đúng bản chất và những quy luật của thế giới khách quan, còn về hình thức, mỗi học sinh có phương pháp phản ánh riêng của mình.

Quá trình học tập của học sinh cũng diễn ra theo công thức nổi tiếng của V.I.Lênin: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan”. (Bút ký Triết học – NXB Sự thật, Hà Nội 1963. Tr 189). Xét toàn bộ quá trình nhận thức chung của loài người cũng như của học sinh đều thể hiệm theo công thức đó, song trong từng giai đoạn cụ thể, tuỳ theo điểm xuất phát trong quá trình nhận thức mà có thể đi từ cụ thể đến trừu tượng và từ trừu tượng đến cụ thể, từ đơn nhất đến khái quát và từ khái quát đến đơn nhất.

Trong thực tiễn dạy học, do không hiểu đúng công thức đó đã dẫn tới cách xây dựng nội dung và sử dụng phương pháp dạy học không đúng, dẫn đến việc quá đề cao vai trò của tính trực quan sinh động mà xem nhẹ vai trò của tư duy logic, tư duy khái quát, trừu tượng…, hoặc là quá chú trọng đến nhận thức xã hội, thay thế và xem xét nhận thức cá nhân bằng nhận thức xã hội.

Vậy tính độc đáo trong quá trình nhận thức của học sinh thể hiện như thế nào? Hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học được sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của giáo viên với những điều kiện sư phạm nhất định nên nó có tính độc đáo, thể hiện như sau:

+ Quá trình nhận thức của học sinh không diễn ra theo con đường mò mẫm, thử và sai như quá trình nhận thức chung của loài người mà diễn ra theo con đường đã được khám phá, được những nhà xây dựng nội dung dạy học và người giáo viên gia công vào.

+ Quá trình nhận thức của học sinh không phải là quá trình tìm ra cái mới cho nhân loại mà là tái tạo lại tri thức của nhân loại đã tạo ra, nên cái mà họ nhận thức được chỉ là mới đối với họ mà thôi.

+ Trong một thời gian tương đối ngắn, học sinh có thể lĩnh hội một khối lượng tri thức rất lớn một cách thuận lợi. Chính vì vậy, trong quá trình học tập của học sinh phải củng cố, tập vận dụng, kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nhằm biến chúng thành tài sản riêng của bản thân họ.

Trong quá trình dạy học cần phải chú ý tới tính đặc biệt đó trong quá trình nhận thức của học sinh để tránh sự đồng nhất quá trình nhận thức chung của loài người với quá trình nhận thức của người học sinh. Song cũng không vì quá coi trọng tính độc đáo đó mà thiếu quan tâm đúng mức tới việc tổ chức cho học sinh dần dần tìm hiểu và tham gia các hoạt động khoa học vừa sức, nâng cao dần qua các lớp để chuẩn bị cho sự khai thác tri thức để tham gia nghiên cứu khoa học trong tương lai.

6.2. Bản chất của quá trình giáo dục: ( thường được hiểu theo nghĩa hẹp).

* Khái niệm của quá trình giáo dục:( nghĩa hẹp).

Quá trình giáo dục (nghĩa hẹp) là quá trình mà dưới sự tổ chức, lãnh đạo có mục đích các loại hình hoạt động phong phú, các mối quan hệ nhiều mặt của người được giáo dục đối với người khác, với thế giới xung quanh, các dạng giao lưu đa dạng giữa họ với nhau và giữa họ vói người lớn tuổi khác nhằm hình thành cho người được giáo dục quan điểm, niềm tin, định hướng giá trị, lý tưởng, động cơ, thái độ, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen đối xử trong các quan hệ chính trị, đạo đức, pháp luật, thẩm mỹ, lao động, vệ sinh và các hành vi ứng xử khác thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội.

*Nét bản chất của quá tình giáo dục là làm cho người được giáo dục ý thức đúng đắn và sâu sắc về nội dung chuẩn mực và ý nghĩa xã hội của việc thực hiện những chuẩn mực xã hội đó, giúp họ tích luỹ được kinh nghiệm thực tiễn tích cực, có nhu cầu và thói quen hành động đúng đắn trong các mối quan hệ xã hội, đồng thời xây dựng cho họ ý thức và năng lực xoá bỏ những tàn dư của các quan hệ cũ và khẳng định những quan hệ mới trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

+ Quá tình giáo dục là một quá trình có hai mặt: Một mặt là sự tác động có tổ chức, có mục đích của nhà giáo dục và những ảnh hưởng của môi trường, của các nhân tố xã hội, của đoàn thể và của gia đình mà nhà giáo dục có trách nhiệm thống nhất lại theo một phương hướng, mục đích nhất định. Mặt khác là sự đáp ứng, sự hưởng ứng tích cực của người được giáo dục đối với các tác động và các ảnh hưởng bên ngoài, là sự hoạt động bên trong để chuẩn hoá những yêu cầu khách quan của xã hội, thể hiện ở việc biến đổi các tác động và ảnh hưởng đó thành hiện thực sinh động, thành những phẩm chất, những năng lực, những nét tính cách, những nhu cầu của bản thân người được giáo dục. Tóm lại là sự hưởng ứng tích cực của người được giáo dục đối với những tác động định hướng, có tổ chức của nhà giáo dục nhằm hoàn thiện nhân cách của bản thân.

+ Quá trình giáo dục nhất thiết phải chuyển hoá thành quá trình tự giáo dục và giáo dục lại. Điều đó mới thể hiện đầy đủ sự tích cực của người được giáo dục đối với những tác động của người giáo dục.

+ Quá trình giáo dục là quá trình tác động đến các mặt nhận thức, tình cảm, hành vi và thói quen hành vi về chính trị, đạo đức, pháp luật, thẩm mỹ, lao động, vệ sinh… thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Quan niệm về bản chất giáo dục như vậy hoàn toàn đối lập với các quan niệm phiến diện, sai lầm về quá trình giáo dục, đó là tách rời quá trình giáo dục với quá trình xây dựng, cải tạo xã hội, hạn chế quá trình giáo dục trong việc tác động của nhà sư phạm, trong việc chỉ tác động đến nhận thức mà xem nhẹ việc tổ chức các loại hình hoạt động thực tế phong phú, đa dạng…

6.3. Sự khác nhau về bản chất của quá trình dạy học và quá trình giáo dục:

* Ở quá trình dạy học, chức năng trội là sự tác động về mặt nhận thức của học sinh nhằm hình thành cho họ sự nắm vững hệ thống tri thức và những kỹ năng, kỹ xảo tương ứng. Như vậy, tri thức và những kỹ năng thực hành vận dụng tri thức được chú ý đặc biệt ở quá trình này.

* Còn ở quá trình giáo dục, chức năng trội của nó là sự tác động trên các mặt cả về nhận thức, tình cảm, hành vi nhằm giúp cho người đựơc giáo dục ý thức đúng đắn và sâu sắc những chuẩn mực xã hội cũng như là ý nghĩa của việc thực hiện những chuẩn mực đó; Qua đây nhằm giúp cho họ tích luỹ được những kinh nghiệm thực tiễn tích cực, có nhu cầu và thói quen ứng xử đúng đắn, phù hợp với các giá trị chuẩn mực. Như vậy, việc hiểu đúng và sâu các chuẩn mực xã hội, thể hiện qua hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực được đặc biệt chú ý ở quá trình giáo dục.

Trên đây là điểm khác biệt rõ nhất giữa quá trình dạy học và quá trình giáo dục.