Tại sao nước mắt lại tự chảy

Quá nhiều nước mắt sẽ tạo cảm giác chảy nước mắt hoặc dẫn tới nước mắt chảy xuống má

Sinh lý bệnh

Nước mắt được sản xuất trong tuyến nước mắt và chảy qua điểm lệ trên và dưới vào lệ quản và sau đó vào túi lệ và ống lệ mũixem Hình: Giải phẫu lệ bộ.). Sự tắc nghẽn đường dẫn nước mắt có thể dẫn đến tình trạng ứ đọng và nhiễm trùng. Nhiễm trùng túi lệ mãn tính (viêm túi lệ) thường lan rộng, nguy cơ dẫn đến viêm tổ chức hốc mắt.

Giải phẫu lệ bộ.

Tại sao nước mắt lại tự chảy

Nguyên nhân

Nhìn chung nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy nước mắt là

Viêm đường hô hấp trên

Viêm mũi dị ứng

Chảy nước mắt có thể do tăng tiết hoặc giảm thoát

Tăng tiết

Nguyên nhân phổ biến nhất là

Viêm đường hô hấp trên

Viêm mũi dị ứng

Viêm kết mạc dị ứng

Khô mắt (nước mắt phản xạ tiết ra để đáp ứng tình trạng khô của bề mặt nhãn cầu)

Lông xiêu

Bất kỳ rối loạn gây kích ứng kết mạc hoặc giác mạc có thể làm tăng tiết nước mắt (xem   Một số nguyên nhân gây chảy nước mắt). Tuy nhiên, hầu hết các bệnh nhân bị bệnh giác mạc gây tăng tiết nước mắt (ví dụ như trợt giác mạc, loét giác mạc, dị vật giác mạc, viêm giác mạc) hoặc với glôcôm góc đóng nguyên phát hoặc viêm màng bồ đào trước sẽ biểu hiện các triệu chứng khác hơn là chảy nước mắt đơn thuần (ví dụ đau mắt, đỏ mắt). Hầu hết những người đã khóc đều không biểu hiện để đánh giá tình trạng tiết nước mắt.

Giảm thoát qua đường lệ mũi

Nguyên nhân phổ biến nhất là

Bệnh tự phát liên quan đến tuổi hẹp ống lệ mũi

Viêm túi lệ

Ngửa mi

Tắc lệ quản có thể do hẹp, khối u, hoặc dị vật (ví dụ như đá, thường liên quan đến nhiễm trùng không biểu hiện trên lâm sàng bởi Actinomyces). Sự tắc nghẽn cũng có thể là dị tật bẩm sinh. Nhiều bệnh lý và thuốc có thể gây hẹp hoặc tắc nghẽn lệ đạo.

Các nguyên nhân khác gây hẹp hoặc tắc đường lệ gồm

Bỏng

Hóa chất

Thuốc nhỏ mắt (đặc biệt là iodide echothiophat, epinephrine, và pilocarpine)

Nhiễm trùng, bao gồm viêm lệ quản (ví dụ, do Staphylococcus aureus,Actinomyces,Streptococcus,Pseudomonas, vi rút herpes zoster, viêm kết mạc mụn rộp herpes simplex, mononucleosis truyền nhiễm, papillomavirus gây bệnh trên người, Ascaris, bệnh phong, lao)

Các bệnh gây viêm (sarcoidosis, viêm đa mạch [trước đây gọi là u hạt Wegener])

Chấn thương (như gãy xương mũi, mũi, hốc mắt hoặc phẫu thuật xoang nội soi)

Tắc lỗ đổ vào niêm mạc mũi mặc dù lệ bộ bình thường (ví dụ, viêm đường hô hấp trên, viêm mũi xoang dị ứng)

Xạ trị

Hội chứng Stevens - Johnson

Khối u ( ví dụ u túi lệ nguyên phát, u nhú lành tính, ung thư biểu mô tế bào vảy và tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp, u mạch máu, u tuyến trung gian, u lymphoma)

Đánh giá

Bệnh sử và tiền sử

Bệnh sử cần tiếp cận thời gian kéo dài, đặc điểm khởi phát, và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bao gồm cả biểu hiện chảy nước mắt xuống má (chảy nước mắt thực sự). Khẳng định ảnh hưởng của thời tiết, độ ẩm môi trường, và khói thuốc lá.

Đánh giá tổng thể triệu chứng nên tìm kiếm triệu chứng của các nguyên nhân có thể gồm ngứa, chảy nước mũi, hoặc hắt hơi, đặc biệt khi xảy ra liên tục hoặc sau khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng tiềm ẩn (tác nhân dị ứng); kích ứng hoặc đau mắt (viêm bờ mi, trợt giác mạc, hóa chất kích ứng); và đau ở góc trong mắt (viêm túi lệ). Các triệu chứng khác có độ nhạy thấp hơn nhưng nên được phát hiện gồm đau đầu tư thế, chảy mũi mủ, ho khan và sốt (viêm xoang, viêm đa mạch u hạt); phát ban (hội chứng Stevens-Johnson); ho, khó thở, và đau ngực (sarcoidosis); và đau thắt ngực, ho gà, đau đa cơ khớp (viêm đa mạch u hạt).

Tiền sử hỏi về các bệnh có thể gây chảy nước mắt, bao gồm viêm đa mạch u hạt, sarcoidosis, và ung thư đã hóa trị; các bệnh gây khô mắt (ví dụ, viêm khớp dạng thấp, sarcoidosis, hội chứng Sjögren); và dùng thuốc, như echothiophate, epinephrine, và pilocarpine. Khai thác tiền sử bệnh mắt và mũi, bao gồm nhiễm trùng, chấn thương, thủ thuật phẫu thuật và tia xạ.

Khám thực thể

Tập trung vào mắt và các cấu trúc xung quanh.

Kiểm tra thấy bất đối xứng vùng mặt gợi ý tắc đường lệ bẩm sinh hoặc mắc phải. Cần khám mắt bằng sinh hiển vi khi có sẵn thiết bị. Khám phát hiện tổn thương kết giác mạc bao gồm chấm nông bề mặt và cương tụ kết mạc. Giác mạc bắt màu fluorescein trên thăm khám. Lật mi để phát hiện dị vật. Cần khám mi mắt và điểm lệ để phát hiện dị vật, viêm bờ mi, lẹo, ngửa mi, quặm và lông xiêu. Sờ túi lệ (gần góc trong mắt) để phát hiện sưng nóng và tăng cảm giác da. Bất cứ biểu hiện sưng nề phát hiện trong quá trình thăm khám cũng phải được đánh giá tính liên tục và xem liệu có mủ ở trong không.

Khám mũi để kiểm tra nghẹt, chảy mủ và chảy máu.

Triệu chứng báo động

Sau đây là những phát hiện quan trọng:

Các đợt chảy nước mắt lặp lại không giải thích được.

Khối lớn trong hoặc gần các cấu trúc của lệ đạo

Giải thích các triệu chứng

Các triệu chứng gợi ý tắc đường lệ

Nước mắt chảy xuống má (chảy nước mắt thực sự)

Không có dấu hiệu của một nguyên nhân cụ thể

Thường tìm được nguyên nhân từ khám lâm sàng (xem Bảng: Một số nguyên nhân gây chảy nước mắt).

Xét nghiệm

Thường không cần xét nghiệm vì có thể chẩn đoán được trên lâm sàng.

Test Schirmer với một lượng lớn que thử ngấm nước mắt (ví dụ, > 25 mm) gợi ý tình trạng khô mắt do bốc hơi là nguyên nhân của chảy nước mắt. Test Schirmer với lượng nước mắt ngấm rất ít < 5,5 mm) gợi ý tình trạng khô mắt do thiếu nước mắt. Thông thường, bác sĩ mắt trực tiếp làm test Schirmer để đảm bảo test được thực hiện và phiên giải chính xác.

Thông lệ đạo và bơm thông lệ đạo có thể giúp phát hiện vị trí tắc nghẽn trên lệ quản. Bơm thông được thực hiện có và không có fluorescein. Phụt ngược qua lỗ lệ hoặc lệ quản đối diện là dấu hiệu của tắc; phụt ngược nhưng vẫn thoát xuống mũi là biểu hiện của hẹp Đây là khám nghiệm hỗ trợ và được thực hiện bởi các bác sĩ mắt.

Chẩn đoán hình ảnh (chụp túi lệ, CT, nội soi mũi xoang) đôi lúc rất có giá trị để mô tả bất thường giải phẫu khi cân nhắc phẫu thuật hoặc để phát hiện khối áp xe.

Điều trị

Điều trị các bệnh nền (ví dụ, dị ứng, dị vật, viêm kết mạc).

Cần dùng nước mắt nhân tạo khi khô mắt hoặc tổn thương biểu mô giác mạc là nguyên nhân.

Tắc lệ đạo bẩm sinh có thể tự khỏi Ở bệnh nhân < 1 tuổi, day vùng túi lệ 4 đến 5 lần mỗi ngày có thể giúp giải quyết tắc nghẽn. Sau 1 tuổi, có thể cần thông lệ đạo dưới mê. Nếu tắc tái phát, có thể cần phải đặt một ống thông tạm thời.

Trong tắc lệ đạo mắc phải, bơm thông có thể là giải phát khi bệnh nền không đáp ứng điều trị. Giải pháp cuối cùng là phẫu thuật nối thông lệ mũi.

Nong lỗ lệ hoặc lệ quản nếu có hẹp. Nếu hẹp lệ quản nặng và khó chịu, có thể cân nhắc phẫu thuật đặt một ống thủy tinh dẫn từ mào lệ và khoang mũi.

Người lớn tuổi

Tắc lệ đạo vô căn tuổi già là nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy nước mắt ở người già nhưng phải loại trừ cả trường hợp có u.

Những điểm chính

Nếu nước mắt không chảy xuống má, khô mắt là nguyên nhân.

Nếu nước mắt chảy xuống má, nhiều khả năng là tắc lệ đạo.

Xét nghiệm thường không quan trọng nhưng cần thiết trong các trường hợp viêm túi lệ nhiễm trùng tái phát dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm tổ chức hốc mắt.