Tại sao nhâm hoàng khang bị đi tù

Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi có thông tin hacker Nhâm Hoàng Khang vừa bị bắt giữ. 

Cục Cảnh sát hình sự (C02) – Bộ Công an vừa khởi tố, bắt tạm giam Nhâm Hoàng Khang (ngụ quận Tân Bình) về hành vi “cưỡng đoạt tài sản”. Cơ quan chức năng bước đầu xác định, Nhâm Hoàng Khang đã dùng khả năng, hiểu biết công nghệ thông tin để thâm nhập vào một mạng máy tính có hoạt động cờ bạc. Sau đó, Nhâm Hoàng Khang đã tống tiền mạng máy tính này khoảng 400 triệu đồng.

Tại sao nhâm hoàng khang bị đi tù
Đối tượng Nhâm Hoàng Khang thời điểm bị bắt giữ. 

Thông tin trên đã gây sự chú ý đặc biệt từ dư luận bởi Nhâm Hoàng Khang là cái tên có liên hệ mật thiết với bà Nguyễn Phương Hằng - chủ khu du lịch Đại Nam. Nhâm Hoàng Khang từng được biết đến là người đã giúp bà Hằng có được những thông tin quan trọng về giới nghệ sĩ. 

Nhâm Hoàng Khang (34 tuổi) có nghề nghiệp chính là lập trình viên. Trong giới công nghệ, Khang được biết đến với khả năng tạo ra các phần mềm hỗ trợ trên điện thoại iPhone và máy tính bảng iPad. Không chỉ vậy, lập trình viên này còn thường xuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến việc mở khóa iPhone lock.

Thời gian gần đây, Nhâm Hoàng Khang được nhiều người gọi là hacker khi anh hay tham gia các vụ việc có yếu tố liên quan đến bảo mật. Tuy vậy, Nhâm Hoàng Khang chỉ thực sự được biết đến rộng rãi qua những clip livestream từng gây xôn xao dư luận của bà Nguyễn Phương Hằng. Trang Facebook của lập trình viên này cũng vì thế có lượng người quan tâm tăng lên rất nhanh với hơn 160.000 lượt theo dõi. 

Tại sao nhâm hoàng khang bị đi tù
Tên tuổi của Nhâm Hoàng Khang được biết đến rộng rãi sau vụ việc liên quan đến bà Nguyễn Phương Hằng. 

Mối liên hệ của anh chàng coder này với bà chủ khu du lịch Đại Nam bắt đầu từ việc bà Hằng từng treo thưởng 1 tỷ đồng cho người tìm ra danh tính một tài khoản Facebook ẩn danh thường xuyên bôi nhọ bà. 

Nhâm Hoàng Khang sau đó đã giúp bà Hằng tìm ra tài khoản nói trên và nhận được tiền thưởng. Trên trang cá nhân, Nhâm Hoàng Khang từng cho biết chỉ nhận 500 triệu đồng và một nửa số tiền còn lại được trả lại cho bà Hằng để làm từ thiện. 

Tại sao nhâm hoàng khang bị đi tù
Nhâm Hoàng Khang trước khi bị bắt. 

Sau vụ việc đó, Nhâm Hoàng Khang còn nhiều lần giúp bà Hằng khui ra những đoạn chat nhạy cảm của các nghệ sĩ nổi tiếng. Không chỉ vậy, anh chàng lập trình viên này còn dính vào nhiều vụ việc ồn ào liên quan đến các hoạt động làm từ thiện của giới nghệ sĩ. 

Từng rất thân thiết với bà Nguyễn Phương Hằng, thế nhưng thời gian gần đây mối quan hệ giữa Nhâm Hoàng Khang và bà chủ khu du lịch Đại Nam đã dần xấu đi. Không những thế, lập trình viên Nhâm Hoàng Khang còn không ít lần tung thông tin ám chỉ về các việc làm của bà Nguyễn Phương Hằng. 

Trọng Đạt

Tại sao nhâm hoàng khang bị đi tù

Nhâm Hoàng Khang nổi lên với danh xưng là “cậu IT” trong thời gian bà Nguyễn Phương Hằng gọi tên các nghệ sĩ trong các buổi livestream.

Ngày 5/10, thôn tin trên VOV cho biết, Cục Cảnh sát Hình sự (C02) đã tiến hành di lý bị can Nhâm Hoàng Khang (34 tuổi, trú Q.Tân Bình, TP.HCM) về trụ sở Bộ Công an phía Nam tại Quận 1 để tiếp tục tiến hành điều tra.

  • Tại sao nhâm hoàng khang bị đi tù

    Trước khi bị bắt, Nhâm Hoàng Khang từng khui vụ Hoài Linh giữ 14 tỷ, "cảnh báo" về nhóm từ thiện Giang Kim Cúc?

Nhâm Hoàng Khang (biệt danh "cậu IT") bị Cục cảnh sát hình sự (C02) - Bộ Công an ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam về hành vi Cưỡng đoạt tài sản. Hôm qua, ngày 04/10, cơ quan điều tra cũng có lệnh khám xét chỗ ở của Nhâm Hoàng Khang tại phường 8, quận Tân Bình, TPHCM và nhà của Khang tại TP Cần Thơ.

Theo thông tin trên Báo Lao Động, trước khi bị bắt hacker Nhâm Hoàng Khang từng đi tù 3 năm và chấp hành xong án phạt tại Trại giam Thủ Đức (tỉnh Bình Thuận) vào năm 2018. Được biết, thời điểm đó Nhâm Hoàng Khang bị bắt vì tội danh "Tàng trữ trái phép chất ma túy" và bị Tòa án tuyên phạt 3 năm tù giam.

Tại sao nhâm hoàng khang bị đi tù

Cậu IT Nhâm Hoàng Khang

Về vụ việc cưỡng đoạt tài sản, trên Báo Tuổi Trẻ cho hay với trình độ tin học cao, Nhâm Hoàng Khang đã đột nhập, nắm các dữ liệu, bằng chứng của một trang web liên quan đến cờ bạc. Sau khi hack được các bằng chứng, Khang quay sang đe dọa sẽ tố cáo các sai phạm của chủ trang web đến cơ quan chức năng.

"Cậu IT" Nhâm Hoàng Khang sau đó đã buộc chủ nhân website cờ bạc nói trên phải chuyển 500 triệu đồng vào tài khoản cho mình để giữ vụ việc trong im lặng. Sau nhiều lần bàn bạc, trao đổi qua lại, Nhâm Hoàng Khang đồng ý "hạ giá" nhận 400 triệu đồng và phía bị hại được cho đã chuyển tiền vào tài khoản.

Tội cưỡng đoạt tài sản mà Nhâm Hoàng Khang mới bị khởi tố:

1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

(Điều 170 BLHS 2015)

(Tổng hợp)

“Hacker” Nhâm Hoàng Khang đối mặt mức án nào?

(ĐCSVN) - Ngày 4/10, Cục Cảnh sát hình sự (C02) Bộ Công an vừa bắt giữ Nhâm Hoàng Khang (34 tuổi, ngụ quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh) trên địa bàn quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ, để điều tra làm rõ hành vi cưỡng đoạt tài sản và một số dấu hiệu tội phạm khác.

Trước đó, tháng 7/2021, C02 và Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao (A05), Bộ Công an phối hợp điều tra sau khi nhận được đơn tố cáo Khang, một lập trình viên nổi tiếng với biệt danh “Cậu IT”, đã đột nhập, nắm các dữ liệu, bằng chứng của trang web rồi quay sang đe dọa, tố cáo các sai phạm đến cơ quan điều tra. Khang buộc chủ nhân trang web sai phạm phải chuyển 500 triệu đồng vào tài khoản cho mình. Sau nhiều lần bàn bạc, Khang đồng ý nhận 400 triệu đồng và tiền đã chuyển thành công.

Nhâm Hoàng Khang được biết tới là người tiên phong đưa eSIM vào iPhone bản khóa mạng (Iphone Lock) ở Việt Nam. Cụ thể, đây là loại SIM điện tử, xu hướng sẽ thay thế cho SIM nhỏ bằng nhựa vẫn thường dùng trên các thiết bị di động hiện tại, được hàn vào bảng mạch của thiết bị khi sản xuất nhưng vẫn có chức năng đầy đủ như thẻ SIM thông thường.

Tại sao nhâm hoàng khang bị đi tù
Tại sao nhâm hoàng khang bị đi tù
Tại sao nhâm hoàng khang bị đi tù
Tại sao nhâm hoàng khang bị đi tù
Tại sao nhâm hoàng khang bị đi tù
Trước khi bị bắt, Nhâm Hoàng Khang từng đi tù 3 năm tội danh "Tàng trữ trái phép chất ma túy", chấp hành xong án phạt tại Trại giam Thủ Đức (đóng tại huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận) vào năm 2018.

Gần đây, anh ta gây thêm chú ý khi liên quan việc ồn ào trên mạng xã hội, với những tuyên bố lấy được sao kê tài khoản ngân hàng của các cá nhân, quỹ từ thiện.

Hiện lực lượng chức năng đang mở rộng điều tra hàng loạt dấu hiệu tội phạm khác của Khang và những người liên quan.

Xét về góc độ pháp lý, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Luật gia Lê Thị Thu Nga, Công ty Luật TNHH Trường Sơn (trụ sở tại thành phố Hà Nội) cho biết theo quy định của pháp luật, người nào bị tuyên án tội "Cưỡng đoạt tài sản" có thể bị phạt tù cao nhất là 15 năm.

Cụ thể, Điều 170 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về Tội cưỡng đoạt tài sản nêu rõ người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên; lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10-100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo Luật gia Lê Thị Thu Nga, trong thời đại 4.0 hiện nay, những tin tặc “hacker” với kiến thức và kinh nghiệm của mình về hệ thống máy tính, mạng máy tính, có thể viết hay chỉnh sửa phần mềm, phần cứng máy tính để làm thay đổi, chỉnh sửa nó với nhiều mục đích khác nhau. Do đó, họ nên có đạo đức, sử dụng những kỹ năng về lập trình, hiểu biết hệ thống để loại bỏ virus, giúp các tổ chức doanh nghiệp phát hiện ra lỗ hổng trong phần mềm, hệ thống và kịp thời khắc phục, giảm tối đa thiệt hại có thể xảy ra./.

Anh Tuấn