Bọc sứ sinh học là gì

Bọc răng sứ liệu có cần thiết? Nhu cầu thẩm mỹ ngày càng tăng, dẫn đến các phục hồi thẩm mỹ nha khoa ngày càng thịnh hành. Nhưng trước khi quyết định điều trị, bạn nên tìm hiểu kỹ về thông tin để có được quyết định đúng đắn, đặc biệt làm răng sứ hay bọc răng sứ. Sức khỏe của răng và nướu sẽ bị ảnh hưởng không tốt, nếu quy trình thực hiện không đúng kỹ thuật và chỉ định.

Một số bệnh nhân đến với nha khoa vì nhận thấy xuất hiện đường viền đen nướu, ở những răng đã bọc răng sứ trước đó. Đường viền đen gây mất thẩm mỹ đó thực chất là ánh đen của kim loại hoặc do nướu bị nhiễm màu kim loại.

Khi được thực hiện ở vùng răng trước đòi hỏi thẩm mỹ cao, như: răng cửa, răng nanh, răng cối nhỏ; có thể dễ nhìn thấy đường viền đen phía nướu, nếu không làm đúng kĩ thuật; đặt biệt ở những bệnh nhân cười hở lợi, càng dễ nhìn thấy điểm mất thẩm mỹ của bọc răng sứ nơi nướu răng.

Bên cạnh đó, sâu tái phát diễn ra bên dưới răng bọc sứ, cũng có thể là nguyên nhân tạo nên màu đen dưới nướu do mô sâu.

Sâu răng ngay viền răng sứ thường do sự không khít sát.

Ở những răng đòi hỏi thẩm mỹ cao, thì răng sứ không có thành phần kim loại (răng toàn sứ) được khuyến khích, để không xảy ra tình trạng thấy đường viền đen phía nướu.

Bọc sứ sinh học là gì

2. Bọc răng sứ có cần lấy tủy răng không ?

Bệnh nhân thường đến nha khoa Eden với những cơn đau dai dẳng, hoặc sưng nướu chảy mủ, khi mão răng sứ trước đó ở nơi khác. Do bọc răng sứ không đúng kĩ thuật, hoặc điều trị lấy tủy không sạch, để lại tủy viêm gây nhiễm trùng về sau.

Một số nha khoa bọc răng sứ lấy tủy giá rẻ (thậm chí miễn phí), thường để lại hậu quả khôn lường, ảnh hưởng đến sự lành mạnh của răng và mô quanh răng, với các triệu chứng ê đau dai dẳng, thậm chí sưng đỏ nướu và chảy mủ.

Bọc sứ sinh học là gì
Lấy tuỷ răng là điều trị nội nha – một chuyên khoa sâu trong nha khoa -không đơn giản chỉ lấy bỏ phần tuỷ răng. Nha khoa EDEN

Lấy tuỷ răng là điều trị nội nha – một chuyên khoa sâu trong nha khoa -không đơn giản chỉ lấy bỏ phần tuỷ răng

Trước khi thực hiện, không nhất thiết là luôn luôn phải lấy tủy, tức là có thể gìn giữ sự lành mạnh của tủy răng.

Khi nào thì không cần lấy tủy răng khi mão răng?

  • Khi răng bạn gãy mẻ vỡ do chấn thương, hoặc bị phá hủy do sâu răng; nhưng những tổn thương này chưa ảnh hưởng đến tủy và không gây ê đau nhiều, nha sĩ có thể trám lại cho bạn mà không phải lấy tủy.
  • Trường hợp miếng trám phục hồi cho các răng này quá lớn, hoặc ở những vị trí dễ sút ra khi ăn nhai; nha sĩ sẽ tư vấn bọc răng sứ để giúp bảo vệ miếng trám, cũng như bảo vệ mô răng còn lại ổn định lâu dài hơn. Nếu bác sĩ đánh giá tuỷ răng nguyên vẹn và không có dấu hiệu nhiễm trùng, răng sẽ được bọc răng sứ mà không cần phải lấy tuỷ răng.

Bọc sứ sinh học là gì

  • Mão răng sứ trong các trường hợp như: muốn cải thiện màu răng xấu, không đáp ứng với thuốc tẩy trắng nha khoa; hoặc mất răng và muốn làm cầu răng sứ,… Với những trường hợp như vậy, răng cần mài làm răng sứ nếu đang lành mạnh và có hình dạng vị trí bình thường; thì nguy cơ lấy tuỷ răng là rất thấp nếu bác sĩ thực hiện đúng kỹ thuật.

Bọc sứ sinh học là gì

Khi nào cần lấy tủy răng:

  • Mô tủy của răng có dấu hiệu viêm nhiễm, ê đau nhiều không giảm do sâu răng/ tai nạn và được bác sĩ chẩn đoán chỉ định cần lấy tuỷ răng.
  • Răng ở những vị trí lệch lạc mà khi điều chỉnh mài nhỏ răng để đưa về hình dáng hài hòa với các răng còn lại, thì cần mài nhỏ răng nhiều ảnh hưởng tuỷ răng. Để giảm nguy cơ đau ê và nhiễm trùng thì quá trình lấy tủy sẽ được tiến hành với sự đồng ý của bệnh nhân trước khi mão răng.

Tại EDEN Dental, mài nhỏ răng lệch lạc và lấy tuỷ răng để bọc sứ đạt thẩm mỹ nụ cười không được khuyến cáo. Các bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân thực hiện các điều trị khác như niềng răng – chỉnh nha trước để đảm bảo sự sống tốt nhất cho các răng thật.

Bệnh nhân cần được thăm khám, chụp phim X-quang , đánh giá cẩn thận, để tránh nguy cơ lấy tủy răng không cần thiết, giúp giữ răng khỏe mạnh lâu dài hơn khi bọc răng sứ.

3. Có cần cắt nướu không ?

Đôi khi cần cắt nướu để có được thẩm mỹ, và sự lành mạnh cho mô nướu trước khi thực hiện.

Nướu cần phải cắt khi nào?

– Cười hở lợi hay cười lộ nướu

Răng sứ không thể thay đổi thẩm mỹ nướu (thẩm mỹ hồng) khi cười, cười lộ nướu có rất nhiều nguyên nhân nhưng không thể khắc phục được với cách bọc răng sứ đơn thuần.

Để khắc phục tình trạng cười hở lợi gây mất thẩm mỹ, nha sĩ có thể tư vấn điều trị cắt nướu và mài xương ổ bên dưới nướu, để khi cười không còn lộ nhiều nướu, tạo nên nụ cười thẩm mỹ hơn, mà vẫn đảm bảo được sự lành mạnh của nướu và xương nâng đỡ cho răng.

– Thân răng còn trên miệng quá ngắn

Nếu thân răng còn lại do sâu, tai nạn quá ngắn, sự lưu giữ mão răng kém thì ngoài cách làm dài thân răng bằng lực niềng răng, cắt nướu và gọt xương ổ cũng là giải pháp hiệu quả.

– Nướu triển dưỡng hoặc quá sản quanh thân răng cần làm răng sứ

Mô nướu lành mạnh không chỉ mang lại thẩm mỹ mà còn bảo vệ răng sứ sử dụng được lâu dài. Cắt các phần nướu bệnh lý quanh viền thân răng cần thiết trước khi thực hiện mão răng.

– Nướu phủ lên răng nhiều

Làm che lấp thân răng, làm răng có dáng vẻ ngắn hơn so với kích thước bình thường.

Nên cắt nướu để bọc lộ được hết chiều dài thân răng vốn có; cắt tỉa cho đường viền nướu đều đặn, hài hòa, để răng sứ có hình dáng thẩm mỹ hơn.

Bọc sứ sinh học là gì
Cắt nướu răng chỉ dành cho một số trường hợp cần thiết.

– Làm răng sứ không đúng kĩ thuật:

  • Thường gây nên tình trạng viêm nướu, nướu thường sưng đỏ, hay bị chảy máu khi đánh răng,… Đó là do bọc răng sứ xâm phạm vào khoảng sinh học của nướu, làm phá hủy sự lành mạnh của nướu.
  • Cắt nướu và điều chỉnh khoảng sinh học, bọc răng sứ lại tất cả các răng theo vị trí nướu mới là phương pháp dùng cho các trường hợp này.

Khoảng sinh học là gì?

Khoảng sinh học là hàng rào ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, giúp nướu lành mạnh, săn chắc.

Khi bọc răng sứ sai kĩ thuật, xâm lấn sâu xuống nướu nhiều, dễ gây tổn hại khoảng sinh học này, làm suy yếu hàng rào sinh học ngăn ngừa các yếu tố có hại, như: vi khuẩn,… dẫn đến nướu dễ bị viêm, sưng đỏ.

Bọc sứ sinh học là gì

Để khắc phục thất bại của răng sứ sai kĩ thuật này, có thể cần cắt nướu và điều chỉnh xương ổ bên dưới nướu, để tái lập lại khoảng sinh học bảo vệ nướu và xương bên dưới, khỏi các tác nhân có hại.

4. Những phương pháp nào thay thế việc làm răng sứ ?

Có những trường hợp bọc răng sứ là lựa chọn duy nhất, nhưng có những trường hợp có thể thay thế răng bọc sứ, bởi những phục hồi khác, giúp tiết kiệm được mô răng, ít xâm lấn, và giảm ảnh hưởng xấu đến tủy răng, như: veneer, inlay, onlay, overlay, endo-crown, occlusal veneer…

Bọc sứ sinh học là gì
Các phục hình dán hiện đại có giá thành cao hơn nhưng bảo vệ mô răng tốt hơn bọc răng sứ.

Bọc răng sứ: răng sứ có chiều dày từ 1,5-2 mm, tương ứng với mô cứng của các mặt răng sẽ bị mài bớt khoảng 1-2 mm, đến gần đường viền nướu .

Vậy so với bọc răng sứ, thì veneer và inlay, onlay có ưu điểm gì nổi bật hơn?

Veneer sứ

Veneer sứ là một lớp sứ mỏng, chiều dày của veneer sứ khoảng 0.3-1 mm, tương ứng phần mô cứng của răng được mài 0,3 – 0.7mm.

Veneer sứ được dán vào mặt ngoài của răng, để cải thiện thẩm mỹ và chức năng của răng.

Bọc sứ sinh học là gì

Veneer rõ ràng ít xâm lấn hơn bọc răng sứ. Nhưng chỉ định của veneer hạn chế hơn so với bọc răng sứ, nên bạn cần được đánh giá và tư vấn kĩ, trước khi đưa ra quyết định lựa chọn.

Inlay, onlay sứ

Inlay, onlay sứ là phần phục hồi bằng sứ, dán lên bề mặt răng, sau khi đã loại bỏ đi mô răng hư tổn, mà không cần phải mài hết tất cả các mặt của răng đến gần đường viền nướu, như đối với bọc răng sứ.

Với inlay hoặc onlay, nha sĩ chỉ mài sửa soạn những mô sâu, hay mô răng lởm chởm nơi gãy vỡ, để tạo nên mặt phẳng thuận lợi, để dán inlay hoặc onlay lên trên răng.

Bọc sứ sinh học là gì

Các vấn đề về răng sứ, hay các vật liệu thay thế sứ rất đa dạng. Để có được phục hồi chất lượng cho răng hư tổn, khôi phục chức năng và thẩm mỹ cho răng là điều quan trọng.

Để đưa ra quyết định, bạn nên chọn các nha khoa uy tín, chất lượng, đầy đủ các phương tiện hiện đại để kiểm tra, đánh giá và tư vấn kỹ càng.

5. Nên làm gì khi chúng bị rớt ra?

Nếu mão răng bị rớt ra khi đã được gắn vĩnh viễn, bạn giữ nguyên vẹn và đem lại nha sĩ sớm nhất có thể, để gắn lại cùng điều chỉnh.

Bọc răng sứ khi rớt ra, làm răng tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, nước uống nóng ,lạnh, hoặc chấn thương do ăn nhai đồ cứng. Điều này có thể làm răng bị ê buốt, đặt biệt ở răng còn tủy sống. Răng có thể gãy vỡ nếu ăn nhai đồ cứng khi chưa được gắn trở lại.

Vậy nên, bạn cần giữ gìn kĩ răng sứ bị rớt ra, và tới khám nha sĩ sớm nhất, để nha sĩ gắn lại nếu răng sứ và răng được bọc sứ sẽ không bị hư hỏng.

6. Hạn sử dụng bao lâu?

Bọc răng sứ có thể sử dụng từ 5-15 năm. Tùy thuộc vào tình trạng răng hư hỏng ban đầu, kĩ thuật thực hiện của nha sĩ, và thói quen vệ sinh răng miệng của bạn.

Nếu bạn được các bác sĩ kinh nghiệm và kỹ lượng thực hiện, một mão sứ có thể kéo dài 20-25 năm mà không cần phải thay thế.

7. Cách chăm sóc như thế nào?

Những hướng dẫn sau đây từ bác sĩ sẽ giúp bạn chăm sóc các răng mão sứ được khoẻ mạnh lâu dài:

  • Vệ sinh răng miệng thật tốt với chải răng ít nhất 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa.
  • Định kỳ thăm khám với bác sĩ nha khoa tổng quát và cạo vôi răng 6 tháng/lần.
  • Không nhai thức ăn quá cứng và không dùng răng sứ cắn vật khác (móng tay, hạt dưa, khui bia,..).
  • Sử dụng máng nhai hay máng bảo vệ ban đêm khi ngủ nếu bạn có tật nghiến răng.
  • Chụp phim kiểm tra định kỳ và thay thế hoặc sửa chữa sớm nếu có vấn đề.

Bọc sứ sinh học là gì

8. Răng mão sứ bị mẻ thì phải làm sao?

Răng bọc sứ có thể bị mẻ vỡ sứ trong quá trình ăn nhai, bạn nên đến tái khám sớm với bác sĩ. Nếu phần mẻ chỉ nhỏ thì có thể sửa chữa với composite dán, hoặc đánh bóng bề mặt.

Nếu phần tổn hại lớn hoặc ảnh hưởng chức năng thẩm mỹ, bác sĩ sẽ thay thế một mão răng sứ khác cho bạn.

Bọc sứ sinh học là gì

9. Cần tái khám khi nào?

Lúc mới mão răng sứ về bạn sẽ có 1 số khó chịu sau và có thể cần tái khám kiểm tra:

  • Ê buốt răng: ê buốt răng nhẹ là triệu chứng bình thường sau khi gắn răng sứ bằng keo vĩnh viễn. Triệu chứng này sẽ giảm dần và biến mất trong vòng 24h, nếu không thì hãy liên hệ bác sĩ để được tư vấn.
  • Đau nhức răng/ áp xe răng: sau khi gắn răng sứ, các triệu chứng này nếu có thì thường diễn tiến muộn hơn và tăng dần cho đến khi quá nặng và bạn cần gặp lại bác sĩ. Nếu có dấu hiệu bạn bên liên hệ bác sĩ ngay.
  • Cộm khớp – cao khớp/ ăn nhai khó khăn: nếu triệu chứng này không giảm sau 1-2 ngày thì bạn cũng nên tái khám sớm với bác sĩ.

10. Có bị đổi màu không ?

Răng bọc sứ vẫn có thể đổi màu nhẹ, nhưng chỉ do lớp vết dính và rất khó nhận ra. Nên chúng có thể trở nên hơi khác biệt với răng thật khác còn lại theo thời gian.

Đặc biệt lưu ý là phương pháp này thể tẩy trắng lên được, do đó nếu bạn tẩy trắng, sẽ có sự khác biệt màu các răng thật mới tẩy với răng sứ.

11. Bọc răng sứ có đau không?

Bọc răng sứ là 1 điều trị không đau (pain-free), có nghĩa nó không xâm lấn và không chảy máu (như nhổ răng). Tất cả quá trình thường thực hiện dưới sự gây tê tại chỗ nên bạn hầu như không thấy đau hay ê trong khi làm. Nhưng điều này cũng khác nhau tùy mỗi người, một số hoàn toàn không có gì khó chịu, một số nhạy cảm với nóng lạnh và ê buốt nhẹ.

Tốt hơn là bạn nên nói trước với bác sĩ về lo lắng này, và hãy chọn 1 bác sĩ giỏi vì thao tác chuyên nghiệp của họ khiến bạn thấy nhẹ nhàng hơn trong khi làm.

Xem thêm quy trình bọc răng sứ tại đây.