Tại sao môi bị bong da

Môi khô nứt nẻ khiến bạn khó chịu, thậm chí chảy máu. Nhiều người bị khô môi do thời tiết, một số khác do dùng nhầm son dưỡng, son môi

Tại sao môi bị bong da

Khô môi là tình trạng phổ biến xảy ra ở hầu hết mọi người tại một thời điểm nào đó. Làn da môi của chúng ta vừa mỏng vừa không chứa tuyến dầu như phần còn lại của làn da, nên môi đặc biệt dễ bị khô nứt. Một số nguyên nhân gây khô môi thường gặp bao gồm:

  • Nguyên nhân gây khô môi do thời tiết: Môi thiếu độ ẩm sẽ dẫn tới khô nứt. Thiếu độ ẩm có thể do thời tiết khô hanh vào mùa lạnh. Phơi mặt dưới ánh nắng quá lâu vào mùa hè cũng gây khô môi.
  • Thói quen liếm môi: Nước bọt từ lưỡi có thể rửa trôi độ ẩm trên môi, khiến môi càng liếm càng khô.
  • Do bạn đang uống thuốc trị bệnh dẫn đến tác dụng phụ là môi bị khô. Một số loại thuốc và thực phẩm chức năng có thể gây khô môi bao gồm: viên uống bổ sung vitamin A, thuốc chứa retinoids (Retin-A, Differin), lithium (trị rối loạn lưỡng cực), thuốc hóa trị, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng histamin, các loại kem trị mụn chứa salicylic acid và benzoyl peroxide.
  • Người có làn da khô thì cũng dễ bị khô môi.
  • Người thường xuyên bị mất nước, ít uống nước hoặc suy dinh dưỡng cũng dễ bị khô môi.
  • Nguyên nhân gây khô môi do viêm môi: Một số người có thể bị khô môi nặng nề hơn những người khác, lúc này có thể họ đã bị viêm môi (cheilitis). Viêm môi xảy ra do nhiễm khuẩn, khiến khóe môi nứt nẻ, đau rát, bong tróc và rỉ máu.
  • Nấm môi: Nếu bạn chảy dãi khi ngủ hoặc bị móm (tức hàm dưới quá xa so với hàm trên) thì môi bạn rất dễ bị nhiễm nấm, dẫn tới quanh miệng khô và bong tróc.

Làm sao để hết khô môi?

Tại sao môi bị bong da

Nên dùng son dưỡng thường xuyên kể cả khi ở nhà.

Bệnh khô môi có thể điều trị tại nhà. Nguyên tắc là đảm bảo môi luôn đủ độ ẩm. Để môi đủ độ ẩm, bạn nên:

  • Thoa son dưỡng môi cả ngày và trước khi đi ngủ. Bạn nên chọn loại son phù hợp, nếu cảm thấy môi châm chích bỏng rát, nghĩa là son có thành phần không phù hợp với môi của bạn thì nên thay loại khác. Thoa son dưỡng trước khi thoa son thường.
  • Nên tránh các son có thành phần dễ gây khô môi như: long não (camphor), khuynh diệp (eucalyptus), lanolin, menthol, phenol (phenyl), propyl gallate, salicylic acid, hương quế (cinnamon), cam chanh bưởi (citrus), bạc hà (mint, peppermint).
  • Nên chọn son có các thành phần dưỡng môi như dầu hạt thầu dầu (castor seed oil), ceramides, dimethicone, dầu hạt gai dầu (hemp seed oil), dầu khoáng (mineral oil, petrolatum hoặc white petroleum jelly), bơ hạt mỡ (shea butter). Bên cạnh đó là các thành phần chống nắng như oxit titan (titanium oxide) hay oxit kẽm (zinc oxide).
  • Nếu môi đặc biệt khô, bạn có thể thoa trực tiếp vaseline (white petroleum jelly), bơ ca cao, các kem dưỡng chứa sáp ong hoặc gốc dầu khoáng (petroleum).
  • Bạn có thể bị dị ứng với một số loại nước hoa, nước xả, xà phòng… Hãy ngừng sử dụng hoặc thay đổi sản phẩm phù hợp.
  • Uống nước thường xuyên. Hoa mắt, váng đầu cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu nước.
  • Dùng máy phun sương để tạo ẩm cho không gian sống và làm việc. Đặc biệt đối với những người ngủ hở miệng (thở bằng miệng) thì nên phun sương cho phòng ngủ.
  • Ngừng liếm, cắn, sờ vào môi. Nên chọn các loại son không mùi không vị vì chúng khiến bạn vô thức liếm môi.
  • Không ngậm vật làm từ kim loại, chẳng hạn kẹp giấy, trang sức, bút viết…
  • Khi gặp thời tiết lạnh hoặc nhiều gió, bạn nên đeo khẩu trang hoặc dùng khăn choàng che môi lại.
  • Không nên để môi tiếp xúc ánh sáng mặt trời. Trước khi ra ngoài, cần thoa son dưỡng có chỉ số SPF thấp nhất là 15. Cứ cách 2 giờ lại thoa son dưỡng 1 lần.
  • Nếu môi đang bị bong vảy thì bạn có thể dùng sugar scrub hoặc baking soda để tẩy tế bào chết cho môi mà không gây đau hay chảy máu.
  • Những người ăn kiêng hoặc chế độ ăn nghèo nàn có thể dẫn tới thiếu hụt vitamin và khoáng chất, suy dinh dưỡng. Bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn ăn uống phù hợp, cơ thể đủ chất thì môi có thể không bị khô nữa.
  • Hạn chế thực phẩm cay và nhiều muối, có thể khiến môi bị kích ứng, bong tróc và mất nước.
  • Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc để ngăn ngừa mất nước, là nguyên nhân gây khô môi.

Tại sao môi bị bong da

Ăn uống đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp môi tươi tắn.

Khi nào nên đi khám bác sỹ?

Nếu tình hình không cải thiện dù bạn đã chăm sóc dưỡng môi kỹ, vậy hãy đi khám bác sĩ da liễu. Bệnh viêm môi có thể cần thuốc đặc trị.

Bệnh viêm môi thường là nguyên nhân khiến môi bị khô nứt nặng. Không chỉ khóe miệng rách rát mà môi cũng luôn nứt và rỉ máu. Màu môi hồng sẫm hoặc đỏ sẫm, thô ráp, loét sưng, có bựa trắng.

Người mắc bệnh Crohn có khả năng bị viêm môi. Người mắc bệnh răng miệng hoặc tuyến nước bọt hoạt động quá công suất cũng khiến môi thường xuyên bị khô nứt. Vi khuẩn có thể thâm nhập vào những khe nứt gây viêm. Người thường xuyên đeo niềng răng, răng giả, trẻ em ngậm núm vú giả cũng dễ bị viêm môi.

Bác sĩ da liễu sẽ kê thuốc và hướng dẫn cách bảo dưỡng môi để chấm dứt tình trạng này. Đối với người bị nấm môi, nấm miệng thì bác sĩ cũng sẽ kê cho bạn thuốc trị nấm thích hợp.

Dưỡng môi ẩm với các liệu pháp tự nhiên

Tại sao môi bị bong da

Bạn có thể thoa dầu dừa để dưỡng ẩm môi.

Để xoa dịu làn môi khô nẻ, bạn có thể thoa trực tiếp các thành phần tự nhiên sau lên môi:

  • Lô hội: Gel lô hội chứa các vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa có đặc tính kháng viêm giúp tiếp nước cho làn môi.
  • Dầu dừa: Được chiết xuất từ cơm dừa, dầu dừa có khả năng chống lại vi khuẩn và có tác dụng làm mềm môi.
  • Mật ong: Là một chất dưỡng ẩm cực tốt, mật ong có đặc tính kháng khuẩn và chứa các thành phần chống oxy hóa, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm môi.
  • Dưa chuột: Loại thực phẩm mát lành này chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp cải thiện màu sắc và độ ẩm của môi.
  • Trà xanh: Bên cạnh khoáng chất và chất chống oxy hóa, trà xanh còn chứa polyphenol chống viêm nhiễm. Bạn nhúng một túi trà xanh vào nước ấm rồi nhẹ nhàng chà lên môi để loại bỏ da chết. Cách này còn nhẹ nhàng hơn những cách tẩy tế bào chết truyền thống.

Tóm lại, đối với những nguyên nhân gây khô môi thông thường, chỉ cần áp dụng những cách trên bạn sẽ thấy môi mềm mại hơn trong vòng 2-3 tuần. Khi môi đã cải thiện, bạn vẫn nên tuân thủ những nguyên tắc trên để môi luôn hồng hào mơn mởn, sắc môi ngày càng tươi tắn, trẻ trung.

>> Xem thêm: TOP 5 DẦU DƯỠNG MÔI (LIP OIL) CAO CẤP

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Phi kim là gì? Phi kim có trị được da mụn, nám, thâm, sẹo rỗ?
Chypre de Coty 1917: Mùi hương thay đổi ngành công nghiệp nước hoa
Họ hương nước hoa Chypre là gì mà được ưa chuộng đến thế?

2541478

Nguyên nhân môi bong vảy chưa được xác định rõ nhưng thường là biểu hiện của một bệnh nào đó bên trong cơ thể. Tùy vào mức độ bong vảy để xác định bệnh.

Môi bong vảy và cảnh báo bệnh 

Viêm nhẹ

Môi bong vảy nhẹ, hay tái đi tái lại. Khi vảy bong ta thấy bề mặt môi bị đỏ và hơi rát hoặc đau nhẹ. Trường hợp này không rõ nguyên nhân.

Viêm môi bong vảy mạn tính

  • Bệnh hay gặp hơn và thường là một trong các biểu hiện của một số bệnh về da.
  • Các bệnh hay gặp là viêm da dầu, viêm da cơ địa, vảy nến, bệnh nhân đang được điều trị bằng retinoid, mẫn cảm ánh nắng mặt trời, thói quen hay liếm môi.
  • Nhiều trường hợp viêm môi tróc vảy là do dị ứng với một số các chất như dị ứng với thành phần có trong son môi hoặc đôi khi các chất màu có trong son môi lại là tác nhân gây mẫn cảm ánh nắng mặt trời gây viêm, kem đánh răng, dung dịch súc miệng.
  • Các chất khác có thể gặp như son bôi móng tay, dung dịch cạo râu… Môi viêm đỏ vảy dày lên hết lớp này đến lớp khác làm thành những vảy to dày.
  • Nếu viêm kéo dài thì có thể gây nứt nẻ môi, chảy máu. Một số trường hợp viêm môi kèm theo nứt kẽ mép làm ảnh hưởng đến ăn uống, nói cười của bệnh nhân.
  • Bệnh nhân chú ý không liếm môi, bóc vảy trên môi.

Tại sao môi bị bong da

Điều trị môi bong vảy

Loại bỏ tất cả các nguyên nhân nghi ngờ gây viêm môi. Nếu là biểu hiện của bệnh da nào thì ta phải điều trị tích cực bệnh da đó.

Bôi các loại kem làm mềm da, ẩm da như cream vitamin E, kẽm oxyd, nitrat bạc. Có thể bôi một trong các chế phẩm có steroid hoạt phổ nhẹ như: eumovate, fobancort, fucicort, chlorocide H… ngày 2 lần trong 1- 2 tuần.

Trường hợp dai dẳng có thể chiếu một đợt laser helineon hoặc điều trị bằng thuốc tăng cường miễn dịch. Triderm là một thuốc bôi có chứa steroid hoạt phổ mạnh nên chỉ được bôi trong một thời gian ngắn 1 – 2 tuần.

Còn protopic có tác dụng tạm thời nên bệnh vẫn tái phát sau khi dừng bôi thuốc. Khi phản ứng viêm mạnh thì phải uống một đợt kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Có thể tăng cường một đợt vitamin nhóm B, C…

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/