Tại sao độc quyền kìm hãm sự tiến bộ kỹ thuật

Phải nhìn nhận công bằng đóng góp khoa học xã hội nhân văn

Ngay sau khi nhận được gợi ý của Thủ tướng, đại diện các bộ, ngành, địa phương, nhà khoa học đã thẳng thắn nêu những điểm còn khó khăn để cùng nhau tìm giải pháp tháo gỡ, để khoa học và công nghệ (KHCN) thực sự trở thành động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Theo Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, GS.TS. Tạ Ngọc Tấn: Sau 30 năm đổi mới, tình hình đất nước có nhiều biến đổi sâu sắc. Với những thành tựu to lớn và rất quan trọng, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế, bước vào thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, thế và lực của Việt Nam lớn mạnh lên nhiều, mở ra nhưng cơ hội mới cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Những đổi thay trên đang đặt ra hàng loạt vấn đề mới, bức xúc, đòi hỏi khoa học xã hội và nhân văn phải đi sâu nghiên cứu, lý giải có căn cứ khoa học nhằm góp phần phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tại sao độc quyền kìm hãm sự tiến bộ kỹ thuật

Bộ trưởng Bộ KH - CN Chu Ngọc Anh thăm Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường 3 TP Hồ Chí Minh
Ảnh:Chí Tuấn

Tuy nhiên, theo GS.TS. Tạ Ngọc Tấn, vị thế và chức năng khoa học xã hội Việt Nam chưa được nhìn nhận một cách hợp lý. Trong con mắt của một số nhà lãnh đạo, kể cả một số nhà lãnh đạo khoa học, nói đến khoa học người ta thường quên mất khoa học xã hội và nhân văn. Ở không ít các dự án KT - XH, khoa học xã hội và nhân văn chỉ được tính đến khi các vấn đề xã hội, văn hóa, đạo đức, môi trường... đã trở nên bức xúc. Nhưng đó vẫn chưa là vấn đề lớn, khó khăn lớn nhất lại là vấn đề về thủ tục tài chính với những quy định không phù hợp thực tế, làm cho các nhà khoa học rất mệt mỏi khi làm thủ tục thanh toán. GS.TS. Tạ Ngọc Tấn cho rằng, đã đến lúc cần phải đổi mới cơ chế quản lý, phải nhìn nhận vị trí, vai trò khoa học xã hội nhân văn, đồng thời xây dựng một môi trường khoa học lành mạnh, thông thoáng, trong đó các nhà khoa học được phát huy tất cả tài năng, trí tuệ của mình, được tự do sáng tạo.

Đồng quan điểm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Bế Xuân Trường chia sẻ: Chủ trương của Đảng và Nhà nước lấy KHCN làm động lực phát triển, là then chốt đã được khẳng định từ Đại hội lần thứ IV và đến nay vẫn là hướng đi đúng đắn, thế nhưng việc triển khai lại chưa mang lại kết quả như mong muốn. Do đó, cần có cơ chế về tài chính làm động lực, khuyến khích và thu hút người tài về KHCN. Đào tạo ra những chuyên gia giỏi tập trung vào những lĩnh vực mà KT - XH đang cần thay vì dàn trải. Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường đề xuất: Thời gian tới đối với đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, ngành KHCN nên tập trung vào những mũi nhọn, khu vực có dư địa phát triển với tác dụng lan tỏa nhanh, kết quả tức thì như nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ…

Là ngành đối mặt với nhiều áp lực khi Việt Nam tham gia một loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTA), Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho rằng, chúng ta sẽ đối mặt với áp lực cạnh tranh rất lớn khi gia nhập các FTA với những hàng rào, tiêu chuẩn kỹ thuật cao. Do đó, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh kiến nghị ngành KHCN quan tâm vấn đề này để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời bảo vệ sản xuất trong nước.

Phải tách hoạt động khoa học ra khỏi hoạt động hành chính

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những kết quả ngành KHCN đã đạt được, đặc biệt là những thành tựu phát triển KT - XH thời gian qua có đóng góp quan trọng của KHCN. Cụ thể, xếp hạng về kinh tế của Việt Nam đứng trên 100 nhưng xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu đứng thứ 59. Trong đó, các nhóm chỉ tiêu đầu ra liên quan trực tiếp đến KHCN xếp dưới 50.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ rõ năng lực cạnh tranh của Việt Nam vẫn xếp thứ 56, chỉ số sẵn sàng công nghệ đứng thứ 92/140 quốc gia và vùng lãnh thổ. “Điều này không phải do các nhà khoa học gây ra mà do cơ chế của Nhà nước”.

Chính vì vậy, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, muốn phát triển KHCN thành công thì phải có 6 yếu tố là: Thể chế, cơ chế, môi trường; con người; nguồn lực; cơ sở hạ tầng; năng lực hội nhập; năng lực kiến tạo quản trị của Nhà nước cho KHCN. “Phải tách hoạt động khoa học ra khỏi hoạt động hành chính, tránh tình trạng hành chính hóa nghiên cứu khoa học. Nếu các nhà khoa học suốt ngày lo nghĩ thủ tục hành chính thì rơi rụng về am hiểu chuyên môn trong khi am hiểu về thủ tục hành chính lại tăng lên. Hãy làm quen với tư duy quản lý khoa học chỉ dựa vào kết quả chứ không nên dựa vào quá trình. Đừng để các nhà khoa học phải lo mua hóa đơn vất vả”.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu nghiên cứu KHCN phải gắn với thị trường trên cơ sở hiểu thị trường đang cần gì, sẽ cần gì để đưa ra hướng đi phù hợp nhất. Chất lượng, giá trị đem lại của sản phẩm công nghệ phải thực sự do thị trường đánh giá, quyết định. Cân nhắc hình thành một chợ giao dịch về công nghệ để ở đó, nhu cầu công nghệ và sản phẩm công nghệ có thể giao thoa với nhau.

Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập phải bảo đảm năng lực thực thi pháp luật trong việc bảo vệ quyền tài sản, quyền sở hữu trí tuệ, nếu không chúng ta khó có thể phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực. Không có tập đoàn quốc tế nào muốn đặt trung tâm nghiên cứu và thiết kế ở Việt Nam nếu họ e ngại về quyền sở hữu trí tuệ. Trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đòi hỏi Việt Nam phải đổi mới, kiến tạo nền hành chính để phát huy vai trò của KHCN, nhất là con người và thể chế. Tinh thần chung là khai phóng mọi nguồn nhân lực sáng tạo để đưa đất nước tiến lên vững vàng. Việc tháo gỡ thể chế nào kìm hãm sự phát triển của KHCN thì chính Bộ Khoa học và Công nghệ phải đề xuất lên Trung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

10 nhiệm vụ trọng tâm ngành KHCN:

Hoàn thiện chính sách pháp luật để thúc đẩy KHCN phát triển;

Tập trung triển khai có hiệu quả Chiến lược phát triển KHCN giai đoạn 2011 - 2020 và Đề án tái cơ cấu ngành KHCN đến năm 2020, tầm nhìn 2030 gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng;

Tăng cường ứng dụng tiến bộ KHCN vào việc nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm theo chuỗi giá trị, hỗ trợ DN xây dựng thương hiệu nông sản;

Tập trung triển khai các nhiệm vụ KHCN trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh;

Xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích DN đầu tư nghiên cứu phát triển, ứng dụng tiến bộ KHCN;

Triển khai các giải pháp để nâng cao năng lực hấp thụ và đổi mới công nghệ của DN trong nước, thúc đẩy chuyển giao công nghệ;

Phát triển DN KHCN thông qua thúc đẩy phát triển các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo DN KHCN;

Nghiên cứu các cơ hội, thách thức và đề xuất các giải pháp để tận dụng tối đa cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4;

Nâng cao hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng;

Tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế về KHCN…

Phó Vụ trưởng Chính sách thuế (Bộ Tài chính) Lưu Đức Huy cho biết, Bộ Tài chính nhận được công văn của Vinachem đề nghị tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón trong nước, đề xuất về điều chỉnh tăng thuế suất thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng phân bón. Với vai trò cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Tài chính thực hiện quy trình xây dựng chính sách, xin ý kiến các bộ, ngành liên quan. Đối với mặt hàng phân urê, mức thuế suất u-rê đã điều chỉnh tăng từ 0% lên 3% áp dụng từ đầu năm 2014 để khuyến khích sản xuất u-rê trong nước, góp phần làm giảm lượng nhập khẩu u-rê. Mặt hàng phân u-rê sản xuất trong nước đã đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong nước, cộng với lượng tồn kho lớn,... là những căn cứ để Bộ Tài chính xem xét, dự kiến điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu đối với u-rê và DAP lên 6% (bằng mức trần cam kết WTO), còn mặt hàng phân NPK hiện mức thuế nhập khẩu 6%, được coi là mức cao nhất theo cam kết WTO. Bộ Tài chính phân tích, tăng thuế phân DAP để khuyến khích sản xuất DAP trong nước, đồng thời hạn chế nhập khẩu DAP từ Trung Quốc, đặc biệt trong tình hình hiện nay.

Trong công văn, Vinachem lý giải, mặc dù đã chỉ đạo các đơn vị thành viên "đẩy mạnh sản xuất, tiết giảm chi phí, giảm hàng tồn kho", song các chỉ tiêu chính về sản xuất, doanh thu đều thấp, trong đó phân bón đạt thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Vinachem hiện đang tồn kho 685 nghìn tấn phân bón; trong đó, u-rê tồn kho 138 nghìn tấn (tăng gần 900%), NPK tồn kho 274 nghìn tấn (tăng 19%). Nguyên nhân do lượng phân urê và NPK nhập khẩu cuối năm 2013, đầu năm 2014 tăng mạnh so cùng kỳ, trong khi sản lượng u-rê của bốn nhà máy trong nước đã dư khoảng 300 nghìn tấn/năm. Do đó, Vinachem đề nghị tăng thuế nhập khẩu u-rê lên mức 7%, NPK và DAP lên 8%. Tuy nhiên, trái ngược với nhận định của Vinachem, rằng lượng phân u-rê nhập khẩu "tăng mạnh so cùng kỳ", theo số liệu của Tổng cục Hải quan, lượng phân u-rê trong hơn bốn tháng đầu năm là gần 30 nghìn tấn (kim ngạch 8,9 triệu USD), giảm 69% về lượng và 72% về giá trị so cùng kỳ 2013.

Điều mà cả Bộ Tài chính lẫn Vinachem không hề nhắc đến, là giá bán phân bón trong nước hiện đang cao hơn giá bán phân bón cùng loại nhập khẩu. Phân bón là sản phẩm đầu vào thiết yếu trong nông nghiệp, buộc phải sử dụng với số lượng lớn nhằm phục vụ sản xuất. Trước đề xuất của Vinachem và quan điểm của Bộ Tài chính, nhiều chuyên gia cho rằng, nếu như đồng thời với dự kiến tăng thuế nhập khẩu phân bón, các nhà quản lý cũng đề ra các giải pháp làm sao để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành phân bón sản xuất trong nước, đó mới vì lợi ích của nông dân. Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội phân bón Việt Nam Nguyễn Đình Hạc Thúy, hiện giá u-rê do các doanh nghiệp sản xuất trong nước bán ra dao động trong khoảng từ 7.500 đồng đến 8.000 đồng/kg, đắt hơn phân u-rê nhập khẩu khoảng 1.000 đồng/kg. Đây là nghịch lý lớn, mặc dù phân bón nhập khẩu phải chịu thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, cước phí vận chuyển, bảo hiểm,...nhưng giá bán vẫn thấp hơn phân bón trong nước. Vì thế, đề xuất tăng thuế nhập khẩu phân bón của Vinachem tại thời điểm này là không phù hợp.

Nhà máy Đạm Ninh Bình của Vinachem, tổng mức đầu tư hơn 11 nghìn tỷ đồng đã không đạt được kỳ vọng trở thành "quả đấm thép" trong việc chủ động nguồn phân bón sản xuất trong nước, do sử dụng công nghệ lạc hậu. Quá trình vận hành, sản xuất thường xuyên trục trặc, hiện nay công suất chỉ dao động khoảng 200 nghìn tấn/năm, không đạt yêu cầu. Từ khi đi vào hoạt động (đầu năm 2012), nhà máy liên tục thua lỗ: năm 2012, lỗ 75 tỷ đồng; năm 2013, lỗ 759 tỷ đồng; ước sáu tháng năm nay, lỗ 237 tỷ đồng. Lỗ lũy kế đến nay gần 1.100 tỷ đồng. Chắc chắn khi thuế nhập khẩu u-rê tăng lên, áp lực cạnh tranh và gánh nặng thua lỗ của Đạm Ninh Bình sẽ được "chuyển sang vai" người nông dân.

Theo Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện An Phú (An Giang) Ngô Văn Thi, nông dân luôn ủng hộ sử dụng phân bón sản xuất trong nước, nhằm nâng cao thị phần mặt hàng u-rê và DAP trong nước. Tuy nhiên, nếu tăng thuế, song song với đó phải nâng cao chất lượng phân bón trong nước. Sở dĩ nông dân vẫn sử dụng nhiều phân bón nhập khẩu vì phân nhập khẩu vẫn tốt hơn phân bón sản xuất trong nước. Đơn cử, 1.000 m 2 đất lúa, nếu bón phân nhập ngoại chỉ khoảng 30 kg, nhưng phân trong nước phải ngót nghét 50 đến 60 kg. Vả lại, nếu tăng thuế nhập khẩu, liệu các doanh nghiệp phân bón của Việt Nam với lợi thế cạnh tranh có "té nước theo mưa", độc quyền thị trường rồi nâng giá không? Nếu xảy ra tình trạng ấy, nông dân sẽ phải chịu cảnh "trăm dâu đổ đầu tằm". Anh Trần Văn Chặt, ở xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn (An Giang), canh tác 1,2 ha đất tại ấp Giồng Cát cũng tỏ ý băn khoăn: "Phân bón nhập khẩu lúc nào cũng có sẵn, còn phân trong nước cung ứng nhỏ giọt, cứ vào vụ lại rục rịch tăng giá. Nếu tăng thuế nhằm tăng số lượng tiêu thụ phân bón trong nước, nông dân chúng tôi sẵn sàng ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Song Nhà nước phải có cơ chế về giá đối với phân trong nước với giá cả nông sản đầu ra hợp lý. Nông dân sợ chuyện độc quyền các loại vật tư đầu vào sản xuất nông nghiệp lắm rồi!".

Theo một chủ đại lý kinh doanh vật tư nông nghiệp, trong thời gian qua, điều lạ là giá u-rê nhập khẩu biến động, giá u-rê trong nước cũng biến động theo. Vì thế, rất có khả năng giá u-rê trong nước tăng theo giá nhập khẩu trong trường hợp thuế nhập khẩu tăng.

Việc tăng thuế nhập khẩu để kéo giá phân bón ngoại bằng giá phân bón trong nước, sẽ phát sinh hệ quả trực tiếp khuyến khích doanh nghiệp phân bón trong nước duy trì chi phí sản xuất cao, giá thành sản phẩm cao, đi ngược các nguyên tắc thị trường và đẩy thiệt thòi về phía nông dân. Do đó, một số chuyên gia cho rằng cũng không quá lời khi nhận định đề xuất tăng thuế nhập khẩu phân bón của Bộ Tài chính và Vinachem có dấu hiệu của việc bảo vệ lợi ích nhóm.

Mặc dù đã được nhiều chính sách hỗ trợ, bảo vệ, nhưng thực tế, phân bón trong nước vẫn chưa vượt được phân bón nhập khẩu cả về giá lẫn chất lượng, cho thấy công tác quản trị doanh nghiệp, quản lý chi phí và giá thành của một số doanh nghiệp phân bón đang "có vấn đề". Hiện đại hóa sản xuất, quản lý, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng và kiểm soát chặt các khâu phân phối làm động lực phát triển thật sự, giúp nông dân yên tâm sản xuất mới thật sự là giải pháp mang tính căn cơ, lâu dài và bền vững của doanh nghiệp phân bón. Độc quyền sẽ dẫn tới kìm hãm sự phát triển là bài học đối với mọi chính sách thị trường, và bài toán thuế nhập khẩu phân bón cũng không ngoại lệ.

Tổng nhu cầu phân DAP trong nước hiện đạt khoảng 900 nghìn tấn/năm, trong khi sản xuất đã đạt hơn 300 nghìn tấn/năm, nếu không kiểm soát nhập khẩu có thể sẽ dư thừa. Việc tăng thuế để bảo vệ sản xuất phân bón trong nước là cần thiết nhưng không loại trừ khả năng doanh nghiệp có thể thao túng giá để tăng lợi nhuận. Vì vậy, nhà quản lý, điều hành chính sách phải cân nhắc thời điểm, bối cảnh như hiện nay, làm sao để bảo vệ người nông dân. Thời gian qua, xuất khẩu gạo giảm giá, Đảng, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ nông dân tạm trữ lúa gạo, nếu tăng thuế nhập khẩu phân bón sẽ càng đẩy nông dân vào chỗ khó khăn hơn.

Đại diện Công ty cổ phần Vật tư nông sản (Apromaco)

Bộ Tài chính khẳng định, không có chuyện đã tăng thuế nhập khẩu phân bón, hiện vẫn đang xin ý kiến các bộ, ngành và các hiệp hội liên quan đến sản xuất nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Việc điều hành chính sách thuế của Bộ luôn theo nguyên tắc: Bảo hộ sản xuất trong nước có chọn lọc, có điều kiện, có thời hạn, phù hợp cam kết quốc tế và bảo đảm hài hòa lợi ích, quyền lợi chung của người tiêu dùng, doanh nghiệp và Nhà nước chứ không vì một nhóm doanh nghiệp nào, bảo đảm thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

LƯU ĐỨC HUY

Phó Vụ trưởng Chính sách thuế (Bộ Tài chính)

NHÓM PHÓNG VIÊN