Sự khác biệt giữa THCS và THPT

Sự khác biệt giữa Trung học cơ sở và Trung học phổ thông

Trung học cơ ở và trung học phổ thông Hệ thống trường học rất phổ biến ở thế giới phương Tây và cũng được ử dụng ở các nước thịnh vượng chung là hệ thống có ba giai

Sự khác biệt giữa THCS và THPT

So sánh sự khác nhau trong đánh giá học sinh THCS và THPT

Về đánh giá học sinh trung học, trong bốn năm học tiếp theo sẽ thực hiện song song các Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT; Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT và Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT, với một số điểm khác nhau, Cụ thể:

TT

Nội dung

Thông tư 58/2011 và 26/2020

Thông tư 22/2021

1

Kết quả hạnh kiểm (rèn luyện)

Xếp loại hạnh kiểm của theo 4 loại: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu.

* Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ vào xếp loại hạnh kiểm học kì 2 và sự tiến bộ của học sinh.

Đánh giá kết quả rèn luyện theo 4 mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.

* Điều kiện để xếp rèn luyện cả năm mức Tốt: học kì 2 mức Tốt, học kì 1 mức Khá trở lên.

* Điều kiện để xếp rèn luyện cả năm mức Khá:

- Học kì 2 mức Khá, học kì 1 từ mức Đạt trở lên.

- Học kì 2 mức Đạt, học kì 1 mức Tốt.

- Học kì 2 mức Tốt, học kì 1 mức Đạt hoặc Chưa đạt.

2

Đánh giá kết quả học tập

Đánh giá học lực qua 5 mức: Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém.

Đánh giá học lực qua 4 mức: Tốt, khá, đạt, chưa đạt (giảm 1 mức so với cũ)

3

Hình thức đánh giá các môn học

Đánh giá bằng nhận xét theo hai mức “Đạt” và “chưa Đạt” đối với môn: Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục.

Đánh giá bằng nhận xét theo hai mức “Đạt” và “chưa Đạt” đối với môn: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

4

Phương pháp và nội dung nhận xét học sinh

Giáo viên đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập trong quá trình học tập.

Giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập. Ngoài giáo viên, học sinh, phụ huynh, cơ quan, tổ chức hay cá nhân có tham gia vào quá trình giáo dục học sinh, cũng được tham gia vào quá trình nhận xét.

5

Đánh giá/xếp loại kết quả học tập

Gồm 5 loại

- Xếp loại “Giỏi”

+ ĐTB các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó ĐTB của 01 trong 02 môn Toán, Ngữ văn từ 8,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện ĐTB môn chuyên từ 8,0 trở lên.

+ Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5.

+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đạt.

Gồm 4 mức

- Mức “Tốt”

+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên.

+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.

5

Đánh giá/xếp loại kết quả học tập

- Xếp loại “Khá”

+ ĐTB các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó ĐTB của 01 trong 02 môn Toán, Ngữ văn từ 6,5 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện ĐTB môn chuyên từ 6,5 trở lên.

+ Không có môn học nào ĐTB dưới 5,0.

+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đạt.

- Mức “Khá”

+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 6,5 điểm trở lên.

+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.

- Xếp loại “Trung bình”

+ ĐTB các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó ĐTB của 01 trong 02 môn Toán, Ngữ văn từ 5,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện ĐTB môn chuyên từ 5,0 trở lên.

+ Không có môn học nào ĐTB dưới 3,5.

+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đạt.

- Mức “Đạt”

+ Có nhiều nhất 01 môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt.

+ Có ít nhất 06môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên; không có môn học nào có ĐTBmhk, ĐTBmcn dưới 3,5 điểm.

- Xếp loại “Yếu”

ĐTB các môn học từ 3,5 trở lên, không có môn học nào ĐTB dưới 2,0.

- Mức “Chưa đạt”: Các trường hợp còn lại.

Xếp loại "Kém": Các trường hợp còn lại.

- Không có mức 5.

6

Thời gian làm bài kiểm tra, đánh giá định kì

Thời gian làm bài kiểm tra đánh giá định kì: từ 45 đến 90 phút, môn chuyên tối đa 120 phút.

Thời gian làm bài kiểm tra đối với môn học (không tính số tiết của cụm chuyên đề học tập): Từ 70 tiết/năm học trở xuống là 45 phút; trên 70 tiết/năm học từ 60 phút đến 90 phút, môn chuyên tối đa 120 phút.

7

Điểm trung bình học kì và năm học

Cộng điểm trung bình tất cả môn học để cho ra mức điểm xếp loại học lực.

Tính điểm trung bình theo từng môn chứ không yêu cầu cộng điểm trung bình tất cả môn học để cho ra một mức điểm xếp loại học lực như trước, mà để nguyên bảng điểm có đủ các môn học.

8

Trường hợp được miễn học phần thực hành môn Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh

Không quy định rõ.

Học sinh khó khăn trong học tập do bị ốm đau, tai nạn, bệnh mãn tính, khuyết tật hoặc thương tật lâu dài.

9

Điều kiện được lên lớp của học sinh

Quy định về điều kiện học sinh được lên lớp như sau: Hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên; nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).

Quy định, học sinh có đủ các điều kiện sau đây thì được lên lớp hoặc được công nhận hoàn thành chương trình THCS, THPT gồm: Kết quả học tập và rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Đạt trở lên; nghỉ không quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình GDPT, bao gồm nghỉ có phép và không phép, nghỉ liên tục hoặc không liên tục).

10

Khen thưởng

Theo học kì, theo năm học.

Theo năm học, khen thưởng học sinh có thành tích đột xuất trong năm học.

11

Danh hiệu

- Có hai danh hiệu là "học sinh Giỏi" và "học sinh Tiên tiến":

+ Học sinh giỏi: có hạnh kiếm "Tốt", học lực "Giỏi".

+ Học sinh Tiên tiến: có hạnh kiểm và học lực đều từ loại khá trở lên.

Ngoài ra, học sinh đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong học tập, rèn luyện được Hiệu trưởng tặng giấy khen.

- Có hai danh hiệu là "học sinh Xuất sắc" và "học sinh Giỏi":

+ Học sinh Xuất sắc: có kết quả rèn luyện và học tập cả năm ờ mức "Tốt" và có ít nhất 06 môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số có ĐTBmcn đạt từ 9,0 điểm trở lên.

+ Học sinh Giỏi: có kết quả rèn luyện và học tập cả năm đạt mức "Tốt". Ngoài ra, học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.

Nguồn:

-Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT
-Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT

Tác giả: Nguyễn Hoàng Hải
Nguồn:Phòng GDTrH-TX&CN Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết