Phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa quảng cáo và quan hệ công chúng

Phân tích sự giống và khác nhua giữa quảng cáo và quan hệ công chúng (PR). Các công cụ pr phổ biến. Những lợi ích mà hoạt động tổ chức sự kiện mang lại cho các bên tham gia.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.26 KB, 26 trang )

Lời mở đầu
Ngày nay, có nhiều phương tiện truyền thông để những người làm công tác
marketing tiếp cận với khách hàng: phương tiện điện tử (truyền hình và radio), báo
chí, thư chào hàng trực tiếp, bán hàng qua điện thoại, bán hàng cá nhân và trang
web. Thậm chí quan hệ công chúng (PR) cũng là một phương tiện giao tiếp với
khách hàng hiện tại và tiềm năng. Gần đây, mọi người nhắc nhiều đến quan hệ
công chúng (PR), có lúc PR được đánh giá rất cao trong quảng cáo, tiếp thị và phát
triển thương hiệu. Thậm chí, nhiều nhà nghiên cứu thị trường và marketing đã từng
dự báo: PR sẽ lật đổ sự thống trị của quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại
chúng. Vào những năm 2000-2002, có thể họ đã có lý khi đưa ra những dự đoán
như vậy. Bởi vì, khi đó, các doanh nghiệp tiến hành quảng cáo quá rầm rộ với tần
suất dày đặc khiến chúng trở nên nhàm chán và mất đi sự tín nhiệm đối với khách
hàng . Trong khi đó, khái niệm PR khá mới mẻ và được xem như một công cụ
tương đối hiệu quả để tạo dựng hình ảnh của doanh nghiệp trong lòng công chúng.
Hai từ khóa của PR là “hiểu biết lẫn nhau” và “công chúng”. Đây không chỉ là việc
doanh nghiệp truyền tới công chúng thông điệp của mình, mà còn bao gồm cả việc
doanh nghiệp lắng nghe tiếng nói của công chúng. Rất nhiều doanh nhân coi truyền
thông như một luồng thông tin một chiều phát ra từ họ, và quên mất việc lắng nghe
thị trường. Mặc dù, nếu đem so sánh với PR, quảng cáo trên các phương tiện thông
tin đại chúng đồng nghĩa với việc truyền thông tin một chiều từ phía các doanh
nghiệp, nhưng tầm quan trọng của nó nếu so sánh với PR cũng cần phải được xem
xét lại. vậy để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa PR và quảng cáo chúng ta hãy cũng
tìm hiểu đề tài “Phân tích sự giống và khác nhua giữa quảng cáo và quan hệ công
chúng (PR). Các công cụ pr phổ biến. Những lợi ích mà hoạt động tổ chức sự kiện
mang lại cho các bên tham gia. Cho biết những yêu cầu để một chương trình tổ


chức sự kiện thành công. Liên hệ thực tế hoạt động tổ chức sự kiện của một doanh
nghiệp cụ thể”.
I.Lý thuyết
1.1 Giới thiệu về quảng váo và quan hệ công chúng


1.1.1 Quảng cáo
- Quảng cáo (advertising) là hoạt động truyền thông mang tính phi cá nhân về sản
phẩm hoặc ý tưởng do chủ quảng cáo trả tiền nhằm thuyết phục hoặc ảnh hưởng
đến hành vi của một nhóm người nào đó.
Đặc điểm:
+ Hoạt động truyền thông
+ Tính chất phi cá nhân
+ Bên thuê mua xác định
+ Thuyết phục, gây ảnh hưởng
- Quảng cáo quốc tế là quảng cáo nhắm vào khán giả sinh sống tại 2 hoặc
nhiều quốc gia khác nhau . Hoạt động quảng cáo vượt ra khỏi phạm vi quốc gia,
khu vực địa lý có nhiều phân khúc văn hóa khác nhau.
- Trong luật Quảng cáo Việt Nam, Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện
nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi
hoặc sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi ; tổ chức, cá nhân kinh doanh
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu; trừ tin thời sự, chính sách xã hội,
thông tin cá nhân.
- Quảng cáo gồm 2 loại: Quảng cáo thương mại và Quảng cáo phi thương mại
Ví dụ: Quảng cáo phi lợi nhuận: Quảng cáo hưởng ứng ngày Thế giới không
hút thuốc lá 31/5
- Vai trò cơ bản của quảng cáo:


+ Xây dựng và gia tăng nhận biết về sản phẩm và doanh nghiệp
+ Phân biệt sản phẩm với đối thủ cạnh tranh
+ Khuyến khích sử dụng sản phẩm

Vai trò quan trọng: Tạo ra năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Quảng cáo tác động đến 2 đối tượng khán giả:
+ Người tiêu dùng

+ Tổ chức: thương mại, chuyên nghiệp, công nghiệp và nông nghiệp
1.1.2 Quan hệ công chúng ( Public Relations)
Quan hệ công chúng là những hoạt động truyền thông giao tiếp của công ty
nhằm xác định và đánh thái độ của các nhóm công chúng có liên quan, các yêu tố
ảnh hưởng đến lợi ích của các nhóm này, thực hiện các chương trình hành động
nhằm giành được sự hiểu biết và tin tưởng của công chúng đối với hoạt động kinh
doanh của công ty.

Là hoạt động xây dựng các mối quan hệ của doanh nghiệp với các
nhóm công chúng khác.
- Chức năng QHCC:
+ Xây dựng và quản lý quan hệ
+ Đưa tin tức về sản phẩm, doanh nghiệp lên các phương tiện truyền thông
+ Quảng bá hình ảnh, uy tín của sản phẩm và của doanh nghiệp
+ Tạo thông tin truyền miệng tốt đẹp và tích cực về sản phẩm và doanh nghiệp
- Mục tiêu của QHCC:
+ Tiếp cận thị trường rộng hơn với ngân sách hiệu quả hơn
+ Làm thông điệp Quảng cáo trở nên tin cậy hơn
+ Giúp nâng cao uy tín nhờ sự chứng thực của bên thứ 3


+ Tạo được bầu không khí hấp dẫn và sôi động
+ Ảnh hưởng tích cực tới người dẫn dắt dư luận

Mục tiêu chính: Xây dựng và nâng cao hình ảnh tích cực về thương
hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp
VD: tã lót Huggies đang tổ chức một chương trình PR rộng rãi được quảng cáo
khá rầm rộ "Bé Huggies năng động", hoặc Unilever vận động chương trình "Gửi
tặng đồng phục đi học mà bạn không dùng nữa cho bột giặt OMO" cho các nữ sinh
ở các vùng xa. Chương trình này có tính từ thiện, phục vụ cho cộng đồng nên đã

tranh thủ được thiện cảm của công chúng.
1.2 Sự giống và khác nhau của quảng cáo và quan hệ công chúng
- Giống nhau:
+ Đều là quá trình truyền thông nhằm truyền tải thông tin đến khách hàng và
công chúng
+ Phải đảm nhiệm các chức năng, thông tin, thuyết phục,nhắc nhớ khách hàng
+ Dẫn dắt khách hàng đến các trạng thái sẵn sang mua cao hơn
- Khác nhau
Đặc điểm

Quảng Cáo

Quan hệ công chúng

Loại giao tiếp

1 chiều

Tương tác, đa chiều

Mức độ kiểm soát

Chặt chẽ

Thấp

Độ tin cậy

Thấp hơn


Cao hơn

Khả năng tiếp cận

Dễ đạt mục tiêu

Không xác định

Tần suất

Chủ động xếp lịch

Không xác định


Chi phí

Cụ thể/cao

Khó xác định/thấp

Tính linh hoạt

Cao

Thấp

Thời gian

Cụ thể và xác định


Dự kiến

1.3 Các công cụ PR
Hầu hết các doanh nghiệp lớn đều có bộ phận quan hệ công chúng để giám
sát thái độ của các nhóm công chúng quan trọng, tổ chức và truyền đạt những
thông tin liên lạc để xây dựng thiện chí và thái độ hợp tác. Gồm có: tuyên truyền,
tài trợ và tổ chức sự kiện, hoạt động cộng đồng, giải quyết khủng hoảng.
1.3.1 Tuyên truyền
Là các bản tin hay thông điệp mang tính thông tin mà công ty không phải trả
tiền thuê phương tiện, bản tin được phương tiện truyền thông xuất bản thay mặt
công ty.
- Chủ đề tuyên truyền:
+ Giới thiệu sản phẩm: Các ấn phẩm của những ngành công nghiệp thương
mại nhất định đều có những chuyên mục dành riêng cho các thông báo về sản
phẩm, công nghệ mới, mang đến cho độc giả hứng thú và hiếu kì đối với sản phẩm
mới, còn các biên tập viên thì khá thích thú khi đáp ứng nhu cầu này độc giả.
+ Hoạt động nhân sự: Việc tuyển dụng, thay đổi và thăng tiến của các nhân sự
quản lí trong công ty là những chủ đề tuyên truyền được sử dụng phổ biến. Các báo
địa phương hoặc một số trang mục đặc biệt của báo/tạp chí kinh doanh và thương
mại có thể đăng tải các nội dung nhân sự.
+ Hoạt động tài chính: Các báo cáo về hoạt động tài chính, doanh thu, lợi
nhuận hay thông báo về cổ tức hoặc phát hành cổ phiếu mới ...là một chủ đề tuyên
truyền thường được công ty sử dụng vừa dưới dạng tin tức cho một số đối tượng


chọn lọc, vừa dưới dạng nhắc nhở công chúng nói chung dưới dạng nhắc nhở công
chúng nói chung về sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
+ Sự kiện đặc biệt: Nhóm chủ đề này rất đa dạng và phong phú, bao gồm các
tin tức như việc công ty mua lại công ty khác, hay bán một cơ sở cũ và xây nhà

máy mới, liên doanh liên kết với công ty khác, trúng thầu công trình trọng điểm,
nhận danh hiệu huy chương về chất lượng tại hội chợ quốc gia/ quốc tế, nhận giải
thưởng doanh nghiệp xuất sắc,....
- Hình thức tuyên truyền
+ Bản tin: Đây là một bản thông báo dài 1-2 trang, có thể kèm theo hình ảnh
hoặc băng video về một sự kiện có giá trị thông tin, được phân phát rộng rãi tới tất
cả các phương tiện truyền thông mà công ty quan tâm. Đây là hình thức được sử
dụng khá phổ biến, thường xuyên
+ Họp báo: Hình thức này thường chỉ dùng khi có các thông báo trọng đại và
công ty cần công khai hóa những thông tin nhấ định(giới thiệu sản phẩm mới, xu
hướng phát triển đầu tư cho một giai đoạn quan trọng, giải pháp khắc phục khủng
hoảng...). Đây là hình thức tuyên truyền hiệu quả để tiếp cận những người có khả
năng tác động tới dư luận các phương tiện trong địa bàn lực chọn
+ Bài giới thiệu về công ty: là bài báo giới thiệu về tổng thể công ty hay về
một khía cạnh hoạt động của công ty(truyền thống thành tựu, tình hình kinh doanh,
các mốc lịch sử, những địa điểm nổi trộ của công nghệ mới, thuận lợi hay khó
khăn trong tương lai...)
+ Thư gửi ban biên tập: Bộ phận quan hệ công chúng có thể gửi thư tới ban
biên tập phụ trách chuyên mục để trao đổi về quan điểm và thái độ của công ty về
các vấn đề cộng đồng, địa phương hay các mối quan tâm khác của công ty.
- Quan hệ với truyền thông: gồm các nguyên tắc:
+ Nhanh chóng: Tôn trọng thời hạn bài viết. Liên lạc thường xuyên với
phóng viên.
+ Dữ liệu phong phú: Nắm vững các số liệu và làm chúng trở nên sinh
động.
+ Cởi mở: Hãy thẳng thắn và cởi mở. Đừng lừa gạt phóng viên.
+ Công bằng: công ty phải tỏ ra công bằng với tất cả các phóng viên.


+ Thân thiện: Giống như mọi người, phóng viên trân trọng tình bạn và phép

xã giao
VD: “Áo trắng ngời sáng tương lai” là một chương trình thường niên được tổ chức
từ năm 2001 đến năm 2005, dưới sự tài trợ của công ty Unilever – nhãn hàng Omo
phối hợp với hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN). Mục đích của chương trình là giúp đỡ
cũng như hỗ trợ những sinh viên, học sinh hoàn cảnh khó khăn có đồng phục đến
trường. Để thực hiện điều này, nhãn hàng Omo
cùng với hội LHPN đã phát động phong trào thu nhận những chiếc áo trắng cũ,
chọn lọc, giặt sạch, trao tặng cho những học sinh nghèo hiếu học trên khắp mọi
miền đất nước. Ngay từ khi bắt đầu, chương trình đã thực hiện rất tốt mục tiêu đề
ra, được sự hưởng ứng của đông đảo mọi người, nhất là các em học sinh; bên cạnh
đó, mục tiêu quảng bá và tuyên truyền hình ảnh tích cực cho công ty cũng đã đại
được nhiều thành công lớn
1.3.2 Tài trợ và tổ chức sự kiện
Tức là phải làm các công việc đánh giá các chương trình tài trợ, chuẩn bị hợp
đồng và các lễ kí, đảm bảo việc thực hiện hợp đồng đồng thời thông báo rộng rãi
về hoạt động tài trợ. Các hoạt động tài trợ thu hút được đông đảo công chúng
thường là tài trợ cho các chương trình giải trí trên truyền hình, radio, các quĩ học
bổng, quĩ cho người nghèo, các cuộc thi mang tính cộng đồng cao...
-Ví dụ:
+ Trên truyền hình, OMO khá nhanh chân khi giành phần tài trợ cho chương
trình "Chiếc nón kì diệu"một chương trình giải trí được coi là ăn khách nhất hiện
nay thể hiện bằng số lượng người tham gia và số lượng người xem chương trình.
+ Vinacafe(2007) ly cafe lớn nhất thế giới với 818 kg cafe hòa tan vào 3582 lit
nước được đun liên tục bằng 20 bình ga.(trong tuần lễ văn hóa cafe tại công viên
Tao Đàn, TP HCM)
+ các trường đại học trong và ngoài nước tham gia triển lãm "Ngày hội Đào tạo
& Việc làm" tại Khách sạn New World, do Sứ quán Pháp tài trợ kinh phí nhằm
mục đích tiếp cận với các đối tượng, quảng bá các chương trình đào tạo của họ. Tại



triển lãm này, chính hoạt động PR đã giúp cho các trường đại học chuyển tài nhiều
thông tin cụ thể đến các đối tượng có liên quan.
- Lợi ích việc tài trợ.
+ Tiếp cận thị trường trọng điểm một cách trực tiếp hoăc gián tiếp thông qua
hoạt động văn hóa- nghệ thuật- thể thao; hỗ trợ chương trình giới thiệu sản
phẩm/dịch vụ mới trên thị trường.
+ Tác động tích cực tới hình ảnh công ty, nâng cao mức độ nhận biết đối với
thương hiệu của công ty.
+ Thu hút giới truyền thông của công ty.
- Quan điểm chủ đạo trong tài trợ
Xuất hiện ở các chương trình lớn như nghệ thuật thể thao như: Plymphics,
World cup, hoặc các giải vô địch thế giới khác, một công ty phải có nhãn hiệu lớn
trên toàn cầu.
- Yêu cầu để một chương trình tài trợ thành công
+ Lựa chọn chương trình thích hợp:
o Các khán giả trùng khớp với thị trường mục tiêu;
o Thu hút được sự chú ý tích cực của khán giả;
o Độc đáo nhưng không có quá nhiều tài trợ;
o Phù hợp với các hoạt động marketing khác
o Phản ánh và củng cố cho hình ảnh thương hiệu và uy tín doanh nghiệp.
+ Thiết kế chương trình tài trợ tối ưu
o
o
o
o
o
o

Lựa chọn đơn vị tổ chức tốt
Tính ngân sách đầy đủ cho chương trình tài trợ

Tổ chức hoạt động marketing trong chương trình tài trợ đó
Đánh giá kết quả tài trợ
Đánh giá từ bên cung cấp chương trình
Đánh giá từ phía khán giả

1.3.2 Hoạt động cộng đồng
- Tiển lãm hội chợ


Đó là việc thiết kế và xây dựng các gian hàng trưng bày tại các cuộc triển lãm.
Ngoài việc phải làm thật bắt mắt,các doanh nghiệp cũng cần phải thổi được cái
hồn, triết lí kinh doanh cũng như thông điệp của mình tới khách hàng. Trong một
vài năm gần đây, người dân Việt Nam đã dần có được cái thói quen đi tới các cuộc
triển lãm, họ không những xem mà còn dùng thử và mua một lượng hàng hoá khá
lớn tại đây. Như vậy công cụ này đang có một điều kiện rất thuận lợi để Thành
công, các doanh nghiệp Việt Nam cần chớp ngay cơ hội sẵn có này.
- Các hoạt động hỗ trợ khác
Bao gồm việc thiết kế, viết và làm các tờ rơi các bản tin và các vật liệu quảng
cáo đặc biệt. Công việc này công ty nên thuê ngoài do sự cần thiết của tính chính
xác, chuyên nghiệp và chi phí cho nó không lớn lắm. ở trên, tôi đã có nói tới một
tổng công ty tự mình làm công việc PR (in sách giới thiệu) và kết quả là không thu
được hiệu quả do lỗi kĩ thuật. Công ty tuy đã nhận thu được tầm quan trọng của
công việc này nhưng do quá chủ quan vì nghĩ rằng quá dễ để làm nên mới phải
chịu thiệt hại (cả về vật chất, thời gian, công sức cũng như uy tín của công ty ) như
vậy.
- Dưới góc độ là một công cụ quảng bá thương hiệu, các chương trình cộng
đồng nhân đạo xã hội cần đáp ứng những yêu cầu sau:
+Nhất quán với mục tiêu và chương trình xúc tiến thương mại tổng thể của công ty.
+Tập tung vào một số lĩnh vực nhất định, không dàn trải.
Ví dụ : Honda với chương trình lái xe an toàn

+ Huy động nhiều nguồn lực, không chỉ tiền.
+ Cần tranh thủ được sự công nhận của xã hội về nỗ lực và đóng góp của doanh
nghiệp đối với cộng đồng.
+ Nên rà soát lại và đánh giá hiệu quả của chương trình từ thiện.
Ví dụ:
+ Công ty Hindustan Lever, một chi nhánh của tập đoàn Unilever tại Ấn Độ,
vào đầu những năm 70 chỉ hoạt động được với 50% công suất do thiếu nguồn cung


ứng sữa bò từ địa phương và do vậy, đã bị lỗ trầm trọng. Để giải quyết vấn đề này,
công ty đã thiết lập một chương trình tổng thể giúp nông dân tăng sản lượng sữa
bò. Chương trình này bao gồm đào tạo nông dân cách chăn nuôi, cải thiện cơ sở hạ
tầng cơ bản và thành lập một ủy ban điều phối những nhà cung cấp địa phương.
Nhờ đó, số lượng làng cung cấp sữa bò đã tăng từ 6 tới hơn 400, giúp cho công ty
hoạt động hết công suất và đã trở thành một trong những chi nhánh kinh doanh lãi
nhất tập đoàn
+ Khi đại lý quảng cáo Colle+McVoy, Minnesota, thực hiện các công việc xã
hội và quyên góp cho Quỹ môi trường tại St. Paul, Minnesota, hãng đã nhận được
ngày một nhiều hơn các hồi âm tích cực từ khía cộng đồng. Thậm chí hãng còn
được mời cộng tác với Văn phòng trợ giúp môi trường bang Minnesota
1.3.4 Giải quyết khủng hoảng
Chuẩn bị phương án dự phòng cho trường hợp xảy ra rủi ro và khủng hoảng.
Chuẩn bị những sổ tay đề phòng rủi ro - những biện pháp đối phó khi có rủi ro và
khủng hoảng, tổ chức các khoá học cho các nhà quản lý. Đặc biệt tự đề ra những
hỗ trợ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp.
 Khủng hoảng là sự cố bất thường có thể xảy ra, một tình hướng đã đạt được tới giai
đoạn nguy hiểm, gay cấn có tác động tiêu cực tới khách hàng đến công ty và các
nhóm công chúng có liên quan, có thể đe dọa đến hoạt động của doanh nghiệp và
uy tín của thương hiệu
Ví dụ:

+ sự cố hồi tháng 10/2003 về tin đồn thất thiệt cho rằng Tổng giám đốc ACB
bỏ trốn. Toàn bộ hoạt động của ACB đã bị đảo lộn; khách hàng nhốn nháo, lo sợ,
ùn ùn đi rút tiền; các nhà đầu tư tìm cách bán tống, bán tháo cổ phiếu. Hậu quả là
hơn 1.000 tỷ đồng ồ ạt ra đi khỏi ACB mặc dù ACB là ngân hàng lớn, có uy tín.
Đây là một ví dụ điển hình về khủng hoảng và giải quyết không tốt khủng hoảng.
ACB đã tỏ ra thụ động, tự xoay sở với tình huống
+ việc giải quyết khó khăn cho sản phẩm sữa Enfa Grow của công ty PR T&A
Việt Nam. Năm 2002, tất cả báo chí Việt Nam đều đưa tin về việc sản phẩm sữa


này có hàm lượng acid folic cao hơn mức cho phép. Lập tức, các khách hàng phản
ứng, nghi ngờ sản phẩm. Đây thực sự là một vấn đề nhạy cảm vì liên quan đến sức
khỏe trẻ nhỏ.
Các chuyên gia của T&A đã bắt tay vào tìm hiểu nguyên nhân thực sự và phát hiện
ra lỗi nằm ở khâu in bao bì chứ không phải sai sót của chính sản phẩm. Tất cả các
mẫu xét nghiệm về hàm lượng acid folic ở cả Việt Nam và nước ngoài chứng minh
sản phẩm không gây hại được gửi đến báo chí và công bố rộng rãi cho khách hàng.
Kết quả là sự việc được giải quyết tốt đẹp sau 10 ngày với kết luận về chất lượng
sữa bảo đảm của Bộ Y tế. Cho đến nay, sản phẩm Enfa Grow vẫn tiếp tục được lưu
hành rộng rãi tại thị trường Việt Nam.
+ Khi có tin về việc công ty sử dụng nguyên liệu không đủ tiêu chuẩn. Trong 7
ngày, Nutrifoods đã thành công trong việc tách vấn đề của mình với vấn đề của
Trung tâm dinh dưỡng, lấy được chứng nhận an toàn của Cục vệ sinh an toàn thực
phẩm, công bố điều này trong cuộc họp báo, khuyếch đại qua quảng cáo và bài viết
và lấy lại lòng tin của công chúng trong một thời gian ngắn sau đó.
- Nhiệm vụ của quan hệ công chúng với giải quyết khủng hoảng:
+Xác định rõ nguyên nhân và nguồn gốc của sự cố;
+Nếu thực là do lỗi của công ty thì cần xử lí quyết liệt và có trách nhiệm (thu hồi ,
đền bù....)
+Khi khủng hoảng xảy ra trước hết trách nhiệm thuộc về người quản lí cao nhất

trong doanh nghiệp.
- Nguyên tắc giải quyết:
+Củng cố các mối quan hệ hiện tại
+ Coi giới truyền thông là đồng minh
+ Nguyên tắc đặt uy tín lên hàng đầu
+ Nguyên tắc phản ứng nhanh
+ Nguyên tắc đầy đủ thông tin
+ Nguyên tắc nhất quán


1.3.5 một số công cụ khác
- Thương hiệu xuất hiện trên tình cờ trên điện ảnh, video, game..
+ Hài hòa giữa yếu tố nghệ thuật và lợi ích của khách hàng
+ Tính chyên nghiệp của việc lồng ghép
+ Tinh tế hay lộ liễu

-Vận động hành lang
Là sự ảnh hưởng, áp lực tới một số người (nhóm người) của một tổ chức hữu
quan đến việc thông qua một quyết định cần thiết của chính phủ
+ Liên quan đến hoạt động lập pháp trước khi ban hành
+ Thay đổi chính sách, quyết định
+ Cải thiện mối quan hệ với cá nhân hoặc cơ quan chính phủ
+ Đầu tư tốn kém, tính chuyên nghiệp, đạo đức…
1.4Phân tích hoạt động tổ chức sự kiện
Tuy là một nghề khá mới mẻ tại Việt Nam trong những năm gần đây, tổ chức
sự kiện đang phát triển với tốc độ nhanh chóng đi cùng nhu cầu quảng bá thương
hiệu và sản phẩm mới của các doanh nghiệp. Nhu cầu tổ chức những sự kiện khác
nhau như hội nghị khách hàng, ra mắt sản phẩm, lễ động thổ, lễ khánh thành, các
cuộc thi lớn (thi tiếng hát truyền hình, hội thao), hội thảo, triển lãm… gia tăng
càng cho thấy vai trò quan trọng của nghề tổ chức sự kiện đối với các tổ chức,

doanh nghiệp.
Vậy tổ chức sự kiện là gì?


1.4.1 Khái niệm
Tổ chức sự kiện (Event) là hoạt động góp phần “đánh bóng” cho thương hiệu
và sản phẩm của công ty thông qua những sự kiện
VD: Khi Nokia tung ra một sản phẩm điện thoại di động đời mới, công ty này
sẽ tổ chức một sự kiện công phu, mời các khách hàng thân thiết và tiềm năng cùng
báo giới đến tham gia sự kiện quan trọng này. Thông qua sự kiện, Nokia thông báo
đến khách hàng và báo giới về sản phẩm mới đồng thời ( điều này quan trọng hơn)
đánh bóng thương hiệu của Nokia, làm cho khách hàng nhớ và tiêu thụ sản phẩm
mới này. Đây còn là cơ hội để doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi và giao lưu với bạn
hàng, đối tác, các cơ quan công quyền, giúp thúc đẩy thông tin hai chiều và tang
cường quan hệ có lợi cho doanh nghiệp
1.4.1 Những yêu cầu để 1 chương trình tài trợ và tổ chức sự kiện thành công










Xác định mục đích của sự kiện: cần xác định mục đích của sự kiện sẽ tổ
chức là để làm gì: Ra mắt sản phẩm, hội nghị khách hàng, họp báo.... để có
sự chuẩn bị phù hợp và chính xác cho sự kiện của mình.
Xác định mục tiêu cần đạt được: Là mục tiêu đề ra và mong muốn gặt hái

sau sự kiện: Gia tăng doanh số, tìm kiếm khách hàng mục tiêu, mở rộng thị
trường, mở rộng mối quan hệ... Kế hoạch và ngân sách là căn cứ để chúng ta
đánh giá hiệu quả công việc.
Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu: Mức độ thành công của một sự
kiện được đánh giá thông qua số lượng và giá trị của những khách hàng mà
sự kiện đó thu hút được, kể cả khách hàng tiềm năng. Một sự kiện dù quy
mô tầm cỡ đến đâu, ấn tượng đến mức nào cũng sẽ trở thành vô nghĩa nếu
xác định sai đối tượng mục tiêu. Do đó phải xác định đúng đối tượng mục
tiêu để làm việc tập trung và mang lại hiệu quả hơn.
Xác định ngân sách: Giúp chúng ta có kế hoạch đúng đắn và các giải pháp
phù hợp hơn để không lãng phí và mang lại hiệu quả cao nhất trên ngân sách
bỏ ra.
Thiết lập sơ bộ về thời gian, thời lượng của chương trình:


Thiết lập nhóm làm việc:
-khảo sát chọn địa điểm
- Cần lựa chọn những nhân viên ưu tú nhất cho sự kiện tổ chức.
-Các yêu cầu chuẩn bị về nhân sự
-Mời báo chí, các cơ quan truyền thông:
-Các yêu cầu chuẩn bị về cơ sở vật chất, tài liệu
-Thông cáo báo chí, quảng cáo để đăng trên các báo, website tài trợ...
- Hệ thống âm thanh: (máy chiếu, nhạc chờ, micro, loa, ampli…)
- Ánh sáng: Khảo sát địa điểm. Độ chói, quá tối hoặc quá sáng khi cần điều chỉnh.
- Hình ảnh trình chiếu trước, trong và sau buổi sự kiện: Video, PowerPoint, Flash,
-thiết bị điều khiển từ xa.
-Trang trí: ( hoa, bangron, banner…)
- Chuẩn bị quà tặng đơn vị tài trợ, khách mời…
- Oder Running: Bảng kế hoạch thời gian chương trình.
- Bảng câu hỏi giao lưu dự kiến: Các tình huống phát sinh, người xử lý.

- Các yêu cầu chuẩn bị giấy phép có liên quan: (sở văn hóa du lịch, công an, cấp
cứu, cứu hỏa, dân phòng, công ty bảo vệ, ủy ban…)
- Báo cáo kết quả sự kiện


1.4.2 Các lợi ích mà hoạt động tổ chức sự kiện mang lại cho các bên tham gia
- Sự kiện được tổ chức sẽ đóng vai trò tất yếu chính là cầu nối để doanh nghiệp
giới thiệu sản phẩm, dịch vụ tới gần hơn với những người tiêu dùng và sử dụng
dịch vụ. Và đó cũng chính là cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận với những khách
hàng tiềm năng, các đối tác làm ăn quan trọng mở ra cơ hội đầu tư phát triển cho
doanh nghiệp.
-Tổ chức sự kiện sẽ tạo dựng được hình ảnh thương hiệu và nâng tầm doanh
nghiệp nên một tầm cao mới.
- Có thể xây dựng được những ý tưởng sáng tạo, phù hợp với không gian, diện tích
và mục đích sử dụng để tổ chức sự kiện.
-Lợi ích khác của tổ chức sự kiện chính là công việc mang lại nhiều doanh thu
cho nhà tổ chức, mang lại công ăn việc làm cho độ ngũ nhân viên, nhà tổ chức,
PG,… Công việc này đòi hỏi nhà tổ chức phải sáng tạo, năng động thường xuyên
làm mới để tránh hiện tượng trùng lặp giữa các khách hàng với nhau, tạo uy tín
cho công ty trong ngành nghề kinh doanh mới này.


-Thêm vào đó, đây là ngành công nghiệp mang lại sự nổi tiếng của nhiều sản
phẩm kèm theo, con người khi tham gia sự kiện. Như nhiều ngôi sao nổi tiếng
nhờ tham gia sự kiện mà họ có cơ hội lên mặt báo, phổ biến sự nổi tiếng của
mình trên các phương tiện truyền thông, ngoài ra nhờ họ mà công ty cũng mang
lại nhiều món lời từ việc mời người nổi tiếng.
.

II Liên hệ thực tế hoạt động tổ chức sự kiện cuả doanh nghiệp ccocacola

2.1. Giới thiệu về doanh nghiệp
2.1.1. Giới thiệu về công ty Cocacola Việt Nam
Coca-Cola (còn được gọi tắt là Coke) là nhãn hiệu nước ngọt được đăng ký
năm 1893 tại Mỹ. Cha đẻ của Coca-Cola là dược sĩ John Pemberton và theo cách
hiểu của người dân Mỹ thời kỳ đó Coke (Coca Cola) là một loại thuốc uống. Sau
này, khi mua lại Coca Cola, Asa Griggs Candler - Nhà lãnh đạo tài ba bậc nhất của
Coca Cola đã biến chuyển suy nghĩ của người dân nước Mỹ về hình ảnh của Coca
Cola. Ông cho những người tiêu dùng của mình hiểu thứ "thuốc uống" Coke là một
loại thức uống ngon lành và tươi mát. Cho đến ngày nay, Coca Cola vẫn trung
thành với tiêu chí này của hãng. Hình dạng chai Coca-Cola được đăng ký bảo hộ
năm 1960.
Lịch sử hình thành
- Năm 1960: Lần đầu tiên giới thiệu cocacola tại Việt Nam
- Năm 1994: Cocacola trở lại Việt Nam sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận
thương mại với Việt Nam.
- Năm 1998: Cocacola liên doanh với các công ty Việt Nam trở thành công ty
Cocacola Đông Dương ở miền Bắc, Cocacola Chương Dương ở miền Nam,
Cocacola Non Nước ở miền Trung.
- Năm 2001: Các công ty hợp nhất thành công ty Cocacola Việt Nam


- Năm 2004: Công ty chuyển giao cho Sabco, một trong những tập đoàn đóng
chai danh tiếng của Cocacola trên thế giới.

2.1.2. Định hướng
Mục tiêu hướng tới toàn bộ thị trường Việt Nam, phủ sóng toàn bộ vùng
miền, vùng sâu vùng xa, tuy nhiên phân đoạn thị trường chủ yếu là các thành phố
mật độ dân lớn, tần suất sử dụng cao, tập trung nhiều đối tượng trẻ năng động.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
A. Cơ cấu theo địa lý

Coca-Cola có 3 chi nhánh Bắc - Trung - Nam.
*Ưu điểm:
- Cung cấp cho các nhà quản trị bộ phận quyền tự chủ để ra quyết định nhanh
chóng, do đó công ti dễ dàng hơn cho việc đáp ứng nhu cầu của từng vùng miền
-Thu được kinh nghiệm quý giá, theo đó, dễ dàng thích nghi với từng vùng miền,
đáp ứng thị hiếu khác nhau của người tiêu dùng toàn cấu, đồng thời xây dựng được
hệ thống cạnh tranh mạnh mẽ
*Nhược điểm:
-Sản phẩm phải phù hợp thị hiếu của từng địa phương
-Phải chi phí gấp nhiều lần cho cơ sở vật chất kĩ thuật
-Khó có thể liên kết nhiều khu vực địa lí phân tán thành chiến lược tổng thể
-Các công ti nhờ vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các khu vực không
dễ dàng chấp nhận sản phẩm mới.
B. Cơ cấu theo tổ chức
Bộ máy tổ chức:
Cách tổ chức của Coca được phân theo cấu trúc Circle, gồm 5 bộ phận chính
• HR( Nguồn nhân lực): Recruitment-Tuyển dụng, Huấn luyện-Training, Quản trịAdmin
• Finance(Tài chính): Planning-Dự trù kinh phí, Accounting-Tổng chi phí
• Sales (Bán hàng): MDC – nhà phân phối, Key Account – siêu thị, nhà hàng
kháchsạn, trường học, công ty


• Marketing: Brand-Thương hiệu, Trade Marketing- Tiếp thị thương mại
• Production(Sản xuất):Product-Sản phẩm, Warehouse-Kho hàng,
Distributiontrucks-Phân phối)
2.1.4. Loại hình dịch vụ - Nước giải khát
- Gồm các sản phẩm:
+ Nước ngọt có gas Cocacola
+ Nước ngọt có gas Fanta
+ Nước khoáng đóng chai Dasani

+ Nước tăng lực Samurai
+ Bột trái cây Sunfill
+ Nước trái cây Minute Maid
+ Nước trái cây Splash
+ Sữa trái cây Nutri Boost
2.2 Các bước tổ chức sự kiện
2.2.1 Nghiên cứu tổ chức sự kiện đêm nhạc xanh - PR cho nước tinh khiết
Dasani
- Loại hình sự kiện sẽ tổ chức (họp báo, giới thiệu sản phẩm, talkshow, …)
Sự kiện diễn ra : đêm ca nhạc ngoài trời
- Mục tiêu khi tổ chức sự kiện
+ Mục tiêu về thái độ người tiêu dùng: Tăng tỷ lệ người thích nước uống tinh khiết
Dasani từ 20% trở lên
+ Mục tiêu về nhận thức của người tiêu dùng: Tăng 30% người tiêu dùng nhận
thức Dasani là sản phẩm thân thiện với môi trường ở khu vực thành phố tổ chức.
+ Mục tiêu về hành vi của người tiêu dùng: 1/6 dân thành phố tổ chức và biết đên
sự kiện quen chọn sản phẩm Dasani.


- Đối tượng hướng tới: Trọng tâm từ 15 đến 45 tuổi, ngoài ra là độ tuổi trên 45.
-.Về khách tham dự
Vì mục tiêu là hình ảnh vì môi trường, do đó, khách mời sẽ chú trọng vào Đại
diện Sở môi trường thành phố tổ chức, bác sĩ, chuyên gia, giới truyền thông có uy
tín. Thêm vào đó là giới nghệ sĩ được khán giả yêu thích, bởi hành vi của giới nghệ
sĩ lôi kéo theo hành động của người hâm mộ, đặc biệt là giớitrẻ.
- Địa điểm và nơi diễn ra sự kiện
+ Từ tháng 6/21012 đến tháng 6/2013
- Ngân sách dự tính: hơn 1 tỷ đồng cho toàn bộ sự kiện xanh.
- Sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty có những điểm đặc biệt:
+ Cocacola lên ý tưởng thiết kế chương trình kêu gọi mọi người cùng chung tay

bảo vệ môi trường nhằm xây dựng hình ảnh nhãn hiệu Dasani của Coca-Cola Việt
Nam vì môi trường.
Điểm đặc biệt:
+ Nước uống tinh khiết Dasani sản xuất theo công nghệ đạt chuẩn, chứng nhận bởi
Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, có lợi cho sức khỏe. Chai đóng sản xuất đạt chuẩn
không gây hại cho sức khỏe, không chế biến từ nhựa không rõ nguồn gốc.
+ Sản phẩm thân thiện với môi trường, gợi nhắc người tiêu dùng về “tiêu dùng
xanh”
2.2.2: Suy nghĩ ý tưởng.
Người tiêu dùng ngày càng không tin tưởng vào các sản phẩm nước đóng chai
và dần chuyển sang sử dụng nước sôi để nguội. Nhãn hiệu Dasani có ý tưởng độc
đáo cùng thông điệp ý nghĩa là hướng đến sự thân thiện với môi trường nhưng lại
không được nhiều người biết. Vì vậy, Coca Cola tổ chức sự kiện nhằm giúp người


tiêu dùng tin tưởng và đến gần hơn với nhãn hiệu nước tinh khiết Dasani của công
ty Coca-Cola Việt Nam, khẳng định sản phẩm Dasani là luôn thân thiện với môi
trường. Qua đó định vị nước uống tinh khiết Dasani là sản phẩm xanh và sạch, gắn
liền nhãn hiệu Dasani của Coca-Cola Việt Nam với ý thức bảo vệ môi trường.

2.2.3 Xây dựng, thiết kế tổ chức sự kiện
- Địa điểm tổ chức:chọn địa điểm rộng rãi nằm trong khu vực thành phố Hồ Chí
Minh có sức chứa lớn, gần trung tâm. Một số lựa chọn cụ thể: sân khấu nhạc Lan
Anh ; Sân khấu ca nhạc Trống Đồng…
- Thời gian tổ chức: vào 20 giờ, ngày 5-6-2013
- Chủ đề của chương trình: làm nổi bật thông điệp “Xoắn chai rỗng và giúp đưa
nước sạch về cộng đồng
- Thiết kế hình ảnh cho chương trình:
Coca-Cola muốn cam kết với người tiêu dùng về sản phẩm nước tinh khiết Dasani
là thân thiện với môi trường. Dasani đã có mặt trên thị trường với trọng lượng chai

nhựa rỗng siêu nhẹ độc đáo, thân thiện với môi trường và dễ dàng xoắn lại nhỏ gọn
trong lòng bàn tay sau khi sử dụng; màu xanh của nắp vặn và hình ảnh chiếc lá trên
thân chai gợi nhắc về xu hướng “tiêu dùng xanh” của người tiêu dùng. Một điều rất
thú vị mà Coca-Coca muốn mang đến cho người tiêu dùng là việc xoắn chai còn
được coi như một cách để giảm stress hiệu quả. Bên cạnh đó, hình ảnh chiếc chai
xoắn gọn còn được liên tưởng với một thân cây cung cấp nguồn sống cho những
chiếc lá xanh tươi tỏa ra xung quanh như nhắc nhở về một môi trường xanh trong
tương lai.
- Chi tiết các hoạt động diễn ra trong chương trình:


Trong tuần trước khi đêm nhạc diễn ra, Coca-Cola sẽ có chương trình đổi vé
vào cổng ( từ 19 đến 25-5-2013), với 5 vỏ chai Dasani xoắn lại là khán giả sẽ đổi
được 1 vé vào cổng, số lượng có giới hạn.
Đêm nhạc sẽ trình diễn, trưng bày và công bố người thắng giải trong các cuộc thi
do Coca-Cola tổ chức trước đó. với sự góp mặt của những ca sĩ nổi tiếng (Đàm
Vĩnh Hưng, Cẩm Ly, Thủy Tiên, Wanbi…), nhằm thu hút số lượng người xem và
thông qua giới nghệ sĩ tác động đến nhận thức và hành vi của người tiêu dùng. Đặc
biệt trong chương trình sẽ tổ chức bán đấu giá các sản phẩm của các hội thi do
Coca-Cola tổ chức như sản phẩm handmade, bộ sưu tập thời trang từ thiết kế
“Trang phục xanh”.
Tất cả lợi nhuận từ chương trình đấu giá, vé vào cổng…sẽ được Coca-Cola
thành lập quỹ “Dasani-luôn bên bạn vì môi trường”. Đêm nhạc sẽ được giới thiệu
rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng (tivi, báo, tạp chí, website,
forum) trước 3 tuần diễn ra
2.2.4 Lên kế hoạch tổ chức
- Ngân sách dự tính: 800 triệu đồng.
- Nguồn nhân lực thực hiện:Đêm nhạc do Công ty Coca-Cola Việt Nam cùng với
WWF - Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên, UN-HABITAT - Tổ chức Định cư Liên
Hợp Quốc và CEFACOM - Trung tâm Phát triển Sức khỏe Gia đình và Cộng đồng

kết hợp tổ chức.
- Nhà cung cấp dụng cụ thiết bị và vận chuyển:
Lựa chọn công ty có uy tín, thỏa thuận giá cả hợp lí đồng thời phải đáp ứng các
điều kiện:
- Thi công lắp đặt đúng thời gian quy định
- Chịu trách nhiệm về chất lượng và số lượng theo bảng danh mục thiết bị kèm
theo.
- Cử đội trưởng chỉ huy trực tiếp, thường xuyên liên lạc với bên tổ chức
- Nếu lắp đặt thiết bị không đúng số lượng theo hợp đồng sẽ được nghiệm thu và
thanh toán theo thực tế của thiết bị.
- Có trách nhiệm phối hợp với bên tổ chức để chương trình thành công tốt đẹp.


* Phân tích rủi ro có thể xảy ra:
-Về sản phẩm:
+Tâm lí người tiêu dùng luôn có thói quen dùng những nhãn hiêu mình hay sử
dụng, vì thế rất khó để có thể làm họ thay đổi những thói quen đó và chuyển sang
môt nhãn hiệu mới.
+ Nhận thức người tiêu dùng vẫn còn hoang mang, không phân biệt được nước
uống nào tốt hơn, luôn thay đổi trước sự choáng ngợp của hàng trăm loại nước giải
khát
+ Hiện tại trên thị trường nước uống đóng chai xuất hiện nhiều sản phẩm không
đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Điều này khiến
không ít người tiêu dùng dần mất lòng tin vào các sản phẩm nước đóng chai. Đó
chính là thách thức lớn cho ngành sản xuất nước uống đóng chai nói chung và nhãn
hiệu Dasani nói riêng.
+ Ngày càng xuất hiện nhiều nhãn hiệu nước uống đóng chai với giá thành rẻ tạo ra
áp lực cạnh tranh cho nhãn hiệu Dasani.

- Về đêm nhạc:

+ Thời gian tổ chức chương trình vào buổi tối với số lượng người tham gia đông
nên theo sát kiểm soát tình hình trong khi đêm nhạc diễn ra.
+ Sự góp mặt của người nổi tiếng sẽ tăng thêm sự thu hút cho chương trình song
lại gián tiếp làm giảm đi hiệu quả quảng bá sản phẩm.
+ Lượng khán giả đông đảo kèm theo nhu cầu ăn uống tăng cao. Thực trạng vứt rác
bừa bãi sau khi chương trình kết thúc là hình ảnh không tốt cho chiến dịch bảo vệ
môi trường mà công ty tham gia. Điều này có thể tạo hiệu ứng ngược, tác động xấu
tới hình ảnh sản phẩm và công ty.


2.2.5: Tiến hành thực hiện.
- Sự kiện “ Đêm nhạc-xanh DASANI” được tổ chức vào 20h ngày 5/6/2013 tại sân
khấu Lan Anh , chương trình đổi vé vào cổng tiến hành từ ngày 19/5 đến
25/5/2013.
- Mỗi sự kiện cần có khoảng 2 tuần để tiến hành thực hiện :
+ So sánh các địa điểm tổ chức( đã chuẩn bị ở phần lên kế hoạch), tìm ra địa điểm
phù hợp nhất.
+ Tìm kiếm các nhà cung cấp uy tín : chuẩn bị đồng phục cho nhân viên , in
Banner, lắp đặt standeer, sân khấu, âm thanh,…. Sau đó chọn ra nhà cung cấp phù
hợp, đáp ứng các yêu cầu của sự kiện : về giá cả, chất lượng dịch vụ.
+Thuê người lắp đặt: quan tâm tới các công ty chuyên cung cấp các dịch vụ liên
quan để tránh các sai sót không đáng có.
+ Liên lạc với các bên liên quan :
• Nhà cung cấp: thỏa thuận lần cuối về giá cả, thời gian thực hiện, yêu cầu về
chất lượng dịch vụ. Tiến hành ký kết hợp đồng.
• Quản lý địa điểm tổ chức: sân khấu Lan Anh là địa điểm được quyết định để
tổ chức sự kiện, cần liên lạc với ban quản lý sân khấu để thống nhất về thời
gian, giá cả và ký kết hợp đồng.
• Nhân vật nổi tiếng: liên hệ để mời người nổi tiếng tham gia sự kiện: Đàm
Vĩnh Hưng,Thủy Tiên, Cẩm Ly, Wanbi,…

• Liên hệ với các báo, các website nổi tiếng ( kênh 14, saostar.vn…) để đăng
bài .
• Liên hệ với các tổ chức từ thiện để quyên góp sau chương trình.

2.2.6: Dàn dựng chuẩn bị.
- Bắt tay vao dàn dựng vào ngày 3/6/2013 (trước 2 ngày diễn ra sự kiện ) tại sân
khấu Lan Anh.


- Người phụ trách sự kiện chuẩn bị bảng phân công công việc rõ ràng cụ thể để
tránh bỏ sót bất cứ khâu nào.
-Điều phối nhân lực hợp lý để chuẩn bị từng khâu theo kế hoạch đã đề ra từ trước.
-Thường xuyên liên hệ , tiến trình công việc của các nhà cung cấp, kiểm soát việc
vận chuyển, lắp đặt các thiết bị,sân khấu. Đặc biêt cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng:
+ Hệ thống âm thanh đạt chuẩn, chất lượng âm thanh tốt phục vụ cho hơn 500
khán giả, các nhà báo, khách mời,…
+ Cần có sàn catwalk phục vụ cho phần trình diễn các thiết kế “trang phục xanh”
- Kiểm soát được tình hình, sẵn sàng để giải quyết nhanh chóng các tình huống
phát sinh ngoài dự kiến.
2.3: Đánh giá kết quả tổng thể và rút bài học kinh nghiệm.
2.3.1: Đánh giá kết quả:
- Sau một chuỗi các hoạt động: “thiết kế trang phục xanh”, xây dựng ngôi nhà
xanh,…Cocacola đã tổ chức một đêm nhạc để tổng kết lại chuỗi hoạt động đầy ý
nghĩa nhằm quảng bá sản phẩm mới nước khoáng DASANI .Buổi ca nhạc diễn ra
thành công và đemlại nhiều ý nghĩa, lợi ích cho doanh nghiệp:
+ Đổi 5 chai xoắn DASANI lấy một vé vào cửa: vừa bảo vệ môi trường, thu hút
sự chú ý của công chúng, vừa thu hút người tiêu dùng dùng thử sản phẩm mới của
doanh nghiệp.
+ Tổng kết , nhắc nhở công chúng nhớ đến các chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa của
doanh nghiệp, nhấn mạnh doanh nghiệp luôn quan tâm, chú trọng bảo vệ môi

trường.
+ Thu hút hơn 500 khán giả- là khách hàng hiện tại hay tương lai của doanh
nghiệp,hơn 90% báo đài đưa tin, 10 website đăng tải bài, thu về hơn 400 triệu đóng
góp từ thiện, tạo nên hình ảnh tốt đẹp cho doanh nghiệp trong mắt công chúng.


Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, lên kế hoạch cụ thể, nắm bắt quy trình thực hiện sự
kiện một cách chuyên nghiệp, Coca –cola đã thành công trong việc đem Dasani
đến gần hơn với người tiêu dung, củng cố hình ảnh tốt đẹp của CoCa- cola trong
lòng khách hàng cũng như công chúng, đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
trong tương lai.
2.3.2: Rút bài học kinh nghiệm:
-Khi tổ chức bất kỳ một sự kiện nào đó cần lên kế hoạch thật kỹ lưỡng, đúng
quy trình: từ việc nghiên cứu, lên ý tưởng, xây dựng, thiết kế,…để có thể tránh
khỏi những sai sót không đáng có.
- Xem xét quy mô,lợi ích của sự kiện đem lại để quyết định mức đầu tư phù
hợp, tránh lãng phí tài sản của doanh nghiệp. Trong quá trình thực hiện cần quan
sát, xem xét, đánh giá các chi phí một cách chi tiết,chính xác, tìm ra những chi phí
không cần thiết , rút kinh nghiệm cho đợt tổ chức sự kiện tiếp theo.
- Khi có hoạt động quyên góp cần lựa chọn tổ chức từ thiện phù hợp, công
khai rõ ràng rõ số tiền, tránh gây hiểu lầm, ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh doanh
nghiệp.
- Giữ mối quan hệ tốt với báo chí, truyền thông sẽ đem lại cho doanh nghiệp
nhiều lợi ích về lâu dài.

III Một số giải pháp hoàn thiện quy trình tổ chức sự kiện của doanh nghiệp
3.1 Công tác truyền thông trước khi sự kiện diễn ra.
- Banner, Poster, Flyer, phướn dọc: Đây là một trong những công cụ cơ bản và
tiêu biểu nhất cho bất cứ chương trình, sự kiện nào. Hình ảnh thông tin được thể



hiện trên banner, poster flyer là hình ảnh cơ bản và thể hiện rõ nhất để đưa đến
công chúng. Tùy tính chất chương trình đối tượng mà khu vực địa điểm để treo,
dán phát banner poster và flyer sẽ khác nhau. In tên người dùng lên vỏ lon, bảo vệ
môi trường hay “Cuộc sống thứ hai”... tất cả những chiến dịch truyền thông của
Coca-Cola đều để lại thành công nhất định
- Phương tiện truyền thông đại chúng (Báo giấy, truyền hình, radio…): Đối
với báo giấy, để tiếp cận đúng khán giả mục tiêu và để đảm bảo hiệu quả của việc
truyền thông
- Phương tiện công nghệ số (báo điện tử, social media, tin nhắn nhanh, SMS
Marketing, Email Marketing…)
3.2 Công tác truyền thông sau sự kiện
Đây là một trong những thao tác nhằm đem hình ảnh của chương trình quảng
bá rộng rãi hơn từ đó tạo độ tin cậy về chương trình của cocacola và các công cụ
thường được sử dụng nhất là báo – truyền hình – internet. Một điều cần lưu ý là
nếu việc truyền thông trước sự kiện thường mang tính chất lôi kéo khách hàng mục
tiêu tham gia sự kiện thì việc truyền thông sau chương trình có nhiều mục đích
khác như khiến người xem nhớ đến và có ấn tượng sâu sắc hơn về chương trình, về
thông điệp cũng như thương hiệu của nhà tài trợ đối với người xem, người tham dự
và những người quan tâm. Vì vậy người tổ chức sự kiện cần lưu ý vấn đề này để
đưa tin lên các phương tiện truyền thông phù hợp với mục đích truyền thông sau sự
kiện. Chẳng hạn một chương trình văn nghệ lớn mang ý nghĩa cộng đồng, đối
tượng người tổ chức mong muốn tham dự sự kiện là những người có tấm lòng từ
thiện cho nên trước sự kiện họ có thể truyền thông rộng rãi qua các kênh truyền
thông có đối tượng đại chúng như HTV, báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên… để công
chúng biết đến và tham dự. Tuy nhiên, việc tổng kết lại sự kiện và đăng lên báo đài
sau chương trình có thể nhắm vào việc thông báo cho các đối tác, cổ đông của nhà
tài trợ biết rằng nhà tài trợ của chúng ta đang thực hiện một nghĩa cử có ích cho



Quảng cáo (Advertising)

Định nghĩa

Quảng cáo trong tiếng Anh thường gọi là Advertising. Quảng cáo là những hình thức truyền thông không trực tiếp, được thực hiện thông qua những phương tiện truyền thông phải trả tiền và xác định rõ nguồn gốc kinh phí.

Thuật ngữ liên quan

Quan hệ công chúng (PR)là công cụ dùng để truyền thông cho sản phẩm, con người, địa điểm, ý tưởng, hoạt động, tổ chức, và thậm chí là cả quốc gia. Người ta sử dụng PR để xây dựng những mối quan hệ tốt với khách hàng, nhà đầu tư, giới truyền thông và cộng đồng nơi doanh nghiệp hoạt động.

So sánh quảng cáo và quan hệ công chúng (PR)

Giống nhau

Quảng cáo và PR đều là một quá trình truyền thông đến công chúng nhằm giới thiệu về hàng hóa dịch vụ, hình ảnh của một tổ chức, doanh nghiệp; tạo nên tình cảm và ấn tượng tốt đẹp trong họ, củng cố niềm tin và thúc đẩy hành động có lợi cho người đưa thông tin.

Khác nhau

Một là:

- Quảng cáo chủ yếu là cách thức truyền tải thông tin từ nhà sản xuất, kinh doanh đến khách hàng mục tiêu. Quá trình thông tin này thường mang tính chất một chiều và áp đặt không có sự phản hồi ngay lập tức từ phía doanh nghiệp, tổ chức.

- Trong khi đó, PR là các thông tin liên quan đến toàn bộ hoạt động giao tiếp đối nội và đối ngoại của một tổ chức, có tầm bao quát rộng hơn và thông tin mang tính hai chiều.

Hai là:

- Quảng cáo là thông tin của chính các nhà kinh doanh nói về mình, mang tính thương mại.

- PR là thông tin của bên thứ ba, của giới truyền thông nói về tổ chức nên nó mang tính gián tiếp và phi thương mại.

Ba là:

- Mục tiêu của quảng cáo là kích thích tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa dịch vụ và tăng cường khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Mục tiêu của PR là xây dựng và bảo vệ danh tiếng, uy tín cho các tổ chức.

Bốn là:

- Quảng cáo là hình thức truyền thông phải trả tiền còn PR là hình thức truyền thông không phải trả tiền.

Năm là:

Quảng cáo có thể kiểm soát được các thông tin để đảm bảo có tính thống nhất khi truyền tin trên các phương tiện khác nhau.

PR không kiểm soát được nội dung và thời gian thông tin; mặt khác thông tin của PR thiếu nhất quán, do nhiều người tiếp cận thông tin theo góc độ và quan điểm khác nhau.

Sáu là:

- Quảng cáo được lặp lại nhiều lần nhằm tác động vào tâm , củng cố niềm tin, còn PR không lặp lại thông tin nên thiếu tính khắc họa.

Bảy là:

- Thông tin của quảng cáo hướng tới một nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể. Thông tin của PR lan tỏa đến nhiều nhóm công chúng rộng rãi (nhân viên, nhà đầu tư, nhà cung cấp, nhà phân phối, cộng đồng...).

Tám là:

- Chi phí cho hoạt động quảng cáo rất tốn kém (Quảng cáo thường hướng tới lượng khách hàng mục tiêu có giới hạn cụ thể, nên chi phí trên lượng khách hàng sẽ cao), chi phí cho PR đỡ tốn kém hơn (do PR có sức lan tỏa lớn, được nhiều người biết tới)

Chín là:

- Tính khách quan và độ tin cậy của công chúng vào quảng cáo thấp hơn PR (do quảng cáo là tự doanh nghiệp nói về mình, còn PR là hoạt động giới truyền thông nói về các doanh nghiệp, nên sẽ có được nhiều cảm tình của công chúng, tin tưởng vào thông tin được cung cấp).

Mười là:

- Hình thức chuyển tải thông tin của quảng cáo linh hoạt, đa dạng và rất phong phú thậm chí hài hước.

- Hình thức chuyển tải thông tin của PR nghiêm túc và chuẩn mực hơn.

Mười một là:

- Quảng cáo chủ yếu dành cho các doanh nghiệp, PR có thể sử dụng cho tất cả các tổ chức và cá nhân.

Mười hai là:

- PR khắc phục trở ngại của quảng cáo do hạn chế vùng phát sóng.

Mười ba là:

- PR truyền thông những nội dung không được quảng cáo.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quan hệ công chúng, NXB Tài chính)

Phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa quảng cáo và quan hệ công chúng
Hoạch định chiến lược PR (Strategic planning for Public Relations)
05-09-2019 PR nội bộ (Internal Public Relations) là gì? Vai trò của PR nội bộ
05-09-2019 Truyền thông nội bộ (Internal communications) là gì?

Sự khác biệt giữa Quảng cáo và Quan hệ Công chúng

Quảng cáo và Quan hệ công chúng Khi bạn đang kinh doanh, bạn biết rằng động cơ chính là tạo ra nhiều lợi nhuận hơn bằng cách tạo ra nhiều doanh ố hơn. Để đạt được m

Phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa quảng cáo và quan hệ công chúng

Sự khác biệt chính giữa Quảng cáo và Quan hệ công chúng

Sự khác biệt giữa quảng cáo và quan hệ công chúng có thể được rút ra rõ ràng dựa trên các lý do sau:

  1. Quảng cáo là một kỹ thuật thu hút sự chú ý của công chúng đối với các sản phẩm hoặc dịch vụ, chủ yếu thông qua các thông báo trả tiền. Quan hệ công chúng là một thực tiễn của truyền thông chiến lược nhằm xây dựng mối quan hệ cùng có lợi giữa công ty và công chúng.
  2. Quảng cáo là phương tiện được mua hoặc trả tiền, trong khi quan hệ công chúng là phương tiện kiếm được.
  3. Quảng cáo là một hoạt động độc thoại. Ngược lại, quan hệ công chúng là một quá trình giao tiếp hai chiều, trong đó công ty lắng nghe và phản hồi với công chúng.
  4. Quảng cáo được thực hiện để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ, với mục đích gây ra đối tượng dự định mua. Mặt khác, quan hệ công chúng nhằm duy trì hình ảnh tích cực của công ty trên các phương tiện truyền thông.
  5. Trong quảng cáo, nhà quảng cáo có toàn quyền kiểm soát quảng cáo, tức là khi nào, như thế nào và những gì sẽ được hiển thị cho mọi người. Trái ngược với quan hệ công chúng, nơi công ty có thể đưa ra câu chuyện, nhưng không kiểm soát được, phương tiện sử dụng hay không sử dụng phương tiện nào.
  6. Trong quảng cáo, vị trí của quảng cáo được đảm bảo, nhưng không có sự đảm bảo nào về vị trí đó trong trường hợp quan hệ công chúng.
  7. Trong quảng cáo, quảng cáo được xuất bản hoặc phát sóng miễn là bạn sẵn sàng trả tiền. Ngược lại, trong trường hợp quan hệ công chúng, câu chuyện chỉ được xuất bản một lần.
  8. Độ tin cậy trong quan hệ công chúng cao hơn trong quảng cáo vì trong trường hợp người tiêu dùng am hiểu quảng cáo, hãy biết rằng đó chỉ là một quảng cáo và không dễ tin, và vì vậy họ vẫn nghi ngờ. Không giống như Quan hệ công chúng, nơi xác nhận của bên thứ ba cải thiện độ tin cậy.

Phần kết luận

Quảng cáo và Quan hệ công chúng đều sử dụng các kênh truyền thông để thông báo và gây ảnh hưởng đến công chúng. Mặc dù quảng cáo là một công cụ tiếp thị rất tốn kém, bởi vì nó có thể tiếp cận một số lượng lớn người cùng một lúc. Quan hệ công chúng là miễn phí chứng thực ngụ ý cùng với xác nhận của bên thứ ba.

Kinh doanh