Module 3 kiểm tra, đánh giá hs Tiểu học

BÀI THU HOẠCH BDTX TIỂU HỌC MODULE 3, 21, 25, 27

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.74 KB, 26 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ……….

BÀI THU HOẠCH
BDTX NỘI DUNG 3
(Mô đun TH )

GIÁO VIÊN: ……………………………..

Năm học:

1


PHÒNG GD&ĐT …….
TRƯỜNG TH …….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh Phúc

BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN …………..
Năm học
Họ và tên: ……………….
Đơn vị công tác: Trường tiểu học ………
Chức vụ : Giáo viên ………..
Căn cứ Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học ban
hành kèm theo Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ trưởng
Bộ giáo dục và Đào tạo; Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non,
phổ thông và giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư số
26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo;


Căn cứ chương trình năm học 201… – 201… của trường Tiểu học ….
Căn cứ quy chế nhiệm vụ năm học 201… - 201... của chuyên môn trường
Tiểu học ….
Căn cứ thực tế nhà trường, tổ khối lớp 1, cá nhân tôi BDTX năm học
201…. – 201…….. như sau:
( Modun TH 3) ĐẶC ĐIỂM CỦA HS CÁ BIỆT, HSG, HSY
ĐẶC ĐIỂM CỦA HS CÁ BIỆT, HSG, HSY
1/ Đặc điểm của Học sinh cá biệt :
Đối với những Học sinh cá biệt luôn luôn có tính hiếu động, thích tìm tòi
và luôn gây sự chú ý cho người khác ở bất kỳ nơi nào, thời điểm nào.
Trước hết chúng ta nên nói đến tính cách của trẻ là sự kết hợp độc đáo
giữa đặc điểm tâm sinh lý của trẻ với điều kiện hoàn cảnh sống nhất định.
Biểu hiện của trẻ là nhanh nhẹn , hoạt bát cùng với sự nghịch ngợm, bất
ổn định kèm theo , bên cạnh đó học tập có thể là học yếu hoặc trung bình, vì các
em đó trong lớp ít chú ý hoặc thậm chí không chú ý khi cô giáo giảng bài, luôn
quậy phá các bạn ngồi bên cạnh, gây mất trật tự trong lớp.
Biểu hiện về mặt thái độ của trẻ với chung quanh và bản thân, những đứa
trẻ hiếu động này thuộc kiểu thần kinh mạnh, cân bằng và linh hoạt. Biểu hiện
của trẻ là ham hoạt động, ham hiểu biết, linh hoạt, thường vui vẻ, vô tư , cảm
xúc của trẻ bất ổn định, rung cảm nhưng không sâu , nhanh nhớ, mau quên. Biểu
hiện rõ nét nhất của đặc tính này là bất cứ điều gì hấp dẫn , thích thú vừa sức thì
các em sẽ làm ngay, tập trung chú ý rất tích cực, càng trong học tập thì đòi hỏi
2


phải kiên trì, chịu khó động não để làm bài, chiếm lĩnh kiến thức thì các em đâm
ra chán nản, ít chú ý hoặc không chú ý nên kết quả học tập thấp.
* Biện pháp thực hiện :
Đối với những trẻ nghịch ngợm, hay nói chuyện riêng, sau mỗi lần giảng
bài xong, hoặc các em đã làm xong bài tập, các em không biết làm gì nên hay

trêu chọc các bạn gây mất trật tự trong lớp Cô giáo nói không nghe, theo tôi cần
giáo dục các em như sau :
+ Thường xuyên quan tâm sâu sát hoạt động của các em
+ Thường xuyên nhắc nhở động viên kịp thời
+ Khích lệ khi em có tinh thần tập thể và lòng vị tha
+ Không nên phê bình , trách phạt
+ Không nên sĩ nhục , xúc phạm đến các em
+ Tránh hình thức áp đặc doạ dẫm , buột các em phải làm theo … vì điều
đó sẽ không đem lại kết quả gì
+ đặc biệt Giáo viên không nên để các em có thời gian rỗi.
+ Kết hợp giữa ba môi trường Giáo dục Gia đình – Nhà trường và Xã hội
2. Tâm lý học sinh yếu – kém:
Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến yếu – kém trong học tập ở học sinh tiểu học
+ Do hoàn cảnh gia đình.
+ Do mất căn bản.
+ Chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập hay nói thông thường là học sinh lười
học, không chăm chỉ chuyên cần.
* Các biện pháp khắc phục - giúp đỡ học sinh yếu kém:
a. Xây dựng động cơ học tập cho học sinh yếu chính là xác định học sinh hiểu
học để làm gì? Vì sao phải học?
b. Người ta phân chia động cơ học tập của học sinh ra thành nhiều loại như sau:
+ Động cơ mang tính xã hội: học để sau này góp phần xây dựng đất nước,xây
dựng quê hương.
+ Động cơ mang tính cá nhân: học vì lợi ích riêng của mình ,muốn hơn người,
muốn sau này có vị trí cao trong xã hội…
+ Động cơ bên trong:xuất phát từ chính việc học, nghĩa là học để nắm được kiến
thức, vận dụng nó vào thực tế một cách khoa học.
+ Động cơ bên ngoài: Học vì muốn có điểm tốt ,muốn thầy cô và cha mẹ vui
lòng…
Có động cơ học tập đúng đắn nghĩa là động cơ xuất phát từ chính việc học,học

sinh học tập để có kết quả tốt . Do vậy sẽ tạo cho học sinh yêu thích việc học,có
hứng thú trong học tập.Động cơ tạo nên động lực học đó chính là thành tố quan
trọng trong cấu trúc hoạt động học tập của học sinh.
* Đối với học sinh yếu do hoàn cảnh gia đình
Gia đình là môi trường giáo dục có ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ.Trước tiên
là ảnh hưởng của cha mẹ rất sâu sắc. Vì vậy,giáo dục gia đình là một “điểm
mạnh”, là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp giáo dục trẻ. Song mỗi gia
đình có những điểm riêng của nó nên giáo viên phải biết phối hợp như thế nào
để đảm bảo được tính thống nhất, toàn vẹn trong quá trình giáo dục. Đồng thời
phát huy ảnh hưởng cùng nhà trường giáo dục học sinh đạt hiểu quả.
3


Trước những nguyên nhân xuất phát từ gia đình giáo viên cần:
- Tạo cơ hội để trao đổi trực tiếp với phụ huynh học sinh, nắm bắt cụ thể hướng
phấn đấu của em vì mục tiêu, kế hoạch chung của lớp,của trường…Thông qua
các buổi họp phụ huynh học sinh.
- Hợp tác giữa giáo viên và phụ huynh là điều cần thiết để học sinh học tập và
rèn luyện.Qua đó,giáo viên sẽ thông tin kịp thời đến phụ huynh về kết quả học
tập,hạnh kiểm,các mặt tham gia hoạt động …của con em mình thông qua sổ liên
lạc…Giáo viên và phụ huynh cần phải có sự liên kết hai chiều nhằm có biện
pháp tác động phù hợp.Động viên khuyến khích khi các em tiến bộ,nhắc nhở kịp
thời khi các em có biểu hiện cần uốn nắn.
- Giáo viên chỉ mời phụ huynh khi cần thiết để bàn bạc biện pháp giáo dục các
em. (không nên lạm dụng).
- Giáo viên tạo điều kiện tốt nhất về thời gian để học sinh có thể hoàn thành bài
học ngay lại lớp.
* Đối với học sinh yếu do mất căn bản:
Kiến thức luôn cần có sự xuyên suốt . Do mất căn bản học sinh khó mà có nền
tảng vững chắc để tiếp thu kiến thức mới . Để khắc phục tình trạng này, giáo

viên cần :
- Hệ thống kiến thức theo chương trình.
- Đưa ra nội dung bài tập phù hợp với kiến thức để học sinh có thể luyện tập
kiến thức mới và ôn lại kiến thức đã học.
- Phân hóa đối tượng học sinh.
- Quan sát và theo dõi từng hoạt động của các em,bằng nhiều hình thức tổ chức
(thi đua cá nhân,thi đua tổ nhóm,đố vui,giải trí,…). Kết hợp kiểm tra thường
xuyên việc học của các em mỗi ngày nhằm rèn thói quen học bài và làm bài,
kích thích hoạt động trí tuệ cho các em.
- Động viên, khích lệ, tuyên dương kịp thời với tác dụng :
• Xác nhận sự tiến bộ ở học sinh.
• Kích thích sự say mê,hứng thú học tập của học sinh .
• Thúc đẩy hành động theo chuẩn mực .
• Giúp học sinh tự tin là mình học được,mình có thể giỏi như các bạn…
• Sửa chữa hành vi sai lệch của học sinh.
• Kèm chế sự bộc phát,tập thói quen chu đáo và cẩn thận.
• Ngược lại nếu lạm dụng trách phạt sẽ hạn chế sự độc lập, sáng tạo của học
sinh.
Ta thấy rằng, con người luôn luôn có hai nhu cầu đối lập nhau là tự khẳng định
mình và đồng nhất mình với người khác. Do vậy, trong giảng dạy giáo viên cần
nắm vững đều này để kích thích học sinh hứng thú say mê học tập.
* Học sinh yếu do lười, học không chăm chỉ ,không chuyên cần hoặc chưa
nhận thức được nhiệm vụ học tập :
Những học sinh rơi vào tình trạng trên là do : không học bài , không làm bài
,thường xuyên để quen tập ở nhà, vừa học vừa chơi , không tập chung ,lo ra…
Để các em có hứng thú học tập , giáo viên phải nắm vững và phối hợp nhịp
nhàng các phương pháp dạy học,thay đổi bằng hình thức trò chơi, sử dụng
4



phong phú đồ dung học tập … Giúp các em hiểu bài ,tự bản thân mình giải
quyết các bài tập cô giao . Ngoài ra , giáo viên động viên các bạn trong tổ nhắc
nhở và giúp đỡ lẫn nhau mỗi khi các em vấp phải những lỗi trên. Chúng ta phải
hiểu ,một học sinh yếu – kém không đòi hỏi các em phải giỏi ngay được. Mà
điều ,chúng ta mong muốn là sự tiến bộ từng bước ở các em so với thời gian
trước.Phương pháp này không dùng để giáo dục học sinh yếu – kém do hoàn
cảnh
gia
đình
được.
Ngoài ra ,giáo viên cần phải trao đổi trực tiếp đến từng đối tượng học sinh bằng
lời nói , cử chỉ , mệnh lệnh thật thuyết phục đến các em.
Chính những tác động trực tiếp thường tạo ra dấu ấn tức thì về sự chuyển biến
tâm lí như thái độ, hành vi ,tình cảm…học sinh sẽ dần tiến bộ
3. Tâm lý của học sinh khá giỏi, học sinh năng khiếu:
a. Năng khiếu là gì?
-Theo từ điển Tâm lý học (Vũ Dũng chủ biên): năng khiếu là tập hợp
những tư chất bẩm sinh, nét đặc trưng và tính chất đặc thù làm tiền đề bẩm sinh
cho năng lực.
-Theo “Khơi dậy tiềm năng sáng tạo” (tác giả Nguyễn Cảnh Toàn) thì
năng khiếu là năng lực còn tiềm tàng về một hoạt động nào đó nhưng chưa bộc
lộ ở thành tích cao vì chưa qua tập dượt, rèn luyện nên còn thiếu hiểu biết và
chưa thành thạo trong lĩnh vực hoạt động đó.
-Tâm lý học nhân cách (Nguyễn Ngọc Bích): Năng khiếu là những tiền đề
bẩm sinh, những khuynh hướng đầu tiên tạo điều kiện cho năng lực và tài năng
phát sinh. Nó bao gồm những đặc điểm tâm sinh lý giải phẫu của hệ thống thần
kinh và khuynh hướng tâm lý đầu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển
một năng lực nào đó.
Năng khiếu tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành năng lực và tài năng.
Nghĩa là không phải trẻ nào có năng khiếu cũng là thiên tài. Một em có năng

khiếu đối với hoạt động nào đó không nhất thiết sẽ trở thành tài năng trong lĩnh
vực ấy và ngược lại.
*Nói tóm lại,Năng khiếu : Là mầm mống của tài năng , tương lai . Nếu được
phát hiện bồi dưỡng kịp thời có phương pháp và hệ thống thì năng khiếu được
phát triển và đạt tới đỉnh cao của năng lực, ngược lại thì năng khiếu sẽ bị thui
chột
Người có năng lực năng khiếu thì thị giác thính giác xúc giác vị giác khứu giác
có những cảm giác tri giác đặc biệt ( ngoại cảm )
Cảm giác , tri giác, ghi nhớ tưởng tượng và tư duy có chất lượng cao sẽ quyết
định năng khiếu và tài năng của mỗi con người .
b. Năng lực là gì?: Con người vốn có tiềm năng nội lực hoặc ở mặt này , mặt
khác kể cả những người có khuyết tật . Cần có điều kiện thích ứng để năng lực
được bộc lộ và hoàn thiện . Cho nên năng lực là những đặc điểm tâm lý cá biệt ở
mỗi người tạo thành chiều sâu cường độ lĩnh hội tri thức , hình thành kỹ năng kỹ
xảo để đáp ứng yêu cầu và hoàn thành xuất sắc một hoạt động nhất định
* Trình độ cao của năng lực:
Chính là tài năng ở trình độ tột đỉnh là thiên tài . Năng lực chỉ tồn tại trong quá
trình phát triển, vận động của một hoạt động tương ứng cụ thể . Năng lực là sản
5


phẩm của một hoạt động thực tiễn tích cực của con người không tách rời hoàn
cảnh xã hội và tham gia phục vụ cho sự phát triển xã hội
Lữ Khôn từng nói : Việc sắp xảy ra mà ngăn được
Việc đương xảy ra mà cứu được
Việc đã hỏng mà cứu vớt được . Đó là người có tài
Hay chưa có việc mà biết việc sẽ đến .
Mới có việc mà biết việc sau sẽ ra sao
Định việc mà đoán được việc diễn biến thế nào
Đó là người có tâm .

Vậy Năng lực vừa là trí ( Trí khôn , thông minh ) là tâm đức thống nhất trong
một cấu trúc thích ứng .
Gần đây theo điều tra về chỉ số trí tuệ của người Việt nam người ta thấy có từ 25 % là những người xuất sắc, Khoảng 25- 30 % là khá, Khoảng 25- 30% trung
bình yếu , 2- 5 % yếu . Số còn lại là Trung bình
Về học sinh : 3- 5 % là học sinh giỏi ( Trong 20 vạn học sinh )
Vì thế việc phát hiện bồi dưỡng sử dụng các năng khiếu và tài năng có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng đối với nhà trường và xã hội.
c. Thế nào là học sinh giỏi:
“HSG là học sinh chứng minh được trí tuệ ở trình độ cao/và có khả năng sáng
tạo, thể hiện một động cơ học tập mãnh liệt/và đạt xuất sắc trong lĩnh vực lý
thuyết/khoa học; người cần một sự giáo dục đặc biệt/ và sự phục vụ đặc biệt để
đạt được trình độ tương ứng với năng lực của người đó”. Đó là những học sinh
có khả năng thể hiện xuất sắc hoặc năng lực nổi trội trong các lĩnh vực trí tuệ, sự
sáng tạo, khả năng lãnh đạo, nghệ thuật, hoặc các lĩnh vực lí thuyết chuyên biệt.
Những HS này thể hiện tài năng đặc biệt của mình từ tất cả các bình diện xã hội,
văn hóa và kinh tế”. HSG là những đứa trẻ có năng lực trong các lĩnh vực trí tuệ,
sáng tạo, nghệ thuật và năng lực lãnh đạo hoặc lĩnh vực lí thuyết. Những học
sinh này cần có sự phục vụ và những hoạt động không theo những điều kiện
thông thường của nhà trường nhằm phát triển đầy đủ các năng lực vừa nêu
trên.
Dấu hiệu nhận biết trẻ có năng khiếu
1.- Em đó phải có óc suy nghĩ trừu tượng. Nghĩa là học sinh có khả năng nắm
bắt những khái niệm ngôn ngữ học và toán học cao hơn và có khả năng bàn luận
những vấn đề phức tạp như đạo đức học, luân lí và tôn giáo, gia đình. Em đó hay
hỏi kiểu : Mẹ ơi tại sao mào con gà trống lại có màu đỏ???
2. Học sinh đó có tài đặc biệt như khả năng thực hiện các phép tính toán học
trong đầu, hoặc hiểu được các khái niệm như toán nhân trước khi được dạy ở
trường. Có nghĩa là tiếp cận bài nhanh, học đâu hiểu đấy . Hay "nói leo" ra vẻ
biết trước một chút. Đôi khi có vẻ "tinh tướng" với bạn cùng lớp. Ta đây biết
trước nhá. Thưa các thầy cô và các bà mẹ đừng buồn vì điều này cho rằng cháu

không khiêm tốn. Hầu hết các em nhỏ ở tuổi này bộc lộ theo kiểu như vậy . Đôi
khi giáo viên như tôi thấy khó chịu nhưng vui vì đó là đặc điểm tâm lí lứa tuổi.
Khi sang cấp Trung học cái kiểu này tự mất đi.
3. Em đó phải có khả năng tập trung cao độ vào một hoạt động nào đó với thời
gian dài. Đại đa số trẻ cùng lứa khả năng của các em chú ý rất kém. Thường thì
6


các em chỉ tập trung trong vòng 20 phút trở về là tốt . Nhưng riêng các em kiểu
này có khả năng tập trung gấp đôi. Khi chú ý cái gì. Các em kiểu này rất say
sưa, cắn bút, làm mọi cách để ra kết quả. Dù kết quả đó có sai.
4. Các em dạng học sinh năng khiếu văn luôn có vốn từ phong phú và hiểu
được nhiều từ không đặc trưng dành cho những trẻ cùng tuổi. Do vậy những bài
văn của các em viết rất lạ. Ngay kể cả những em có năng khiếu Toán chẳng hạn,
tuy văn các em này viết không hay cho lắm nhưng rất chặt chẽ về dùng từ đặt
câu, về viết câu theo mẫu, cảm xúc, cách nghĩ khác người thì…. Thật độc
đáo..... Chỉ cần một vài câu văn hay là ta đã thấy em đó có năng khiếu rồi. Còn
hay hơn nữa thì cần vai trò của các cô thầy giáo dục và bồi dưỡng và phát triển.
Do vậy như tôi chả bao giờ dám cho các em này điểm tập làm văn dưới 7 cả.
5. Em đó thường là người đầu têu, bày trò, phân việc cho các cuộc chơi của bạn
bè em đó. Cứ quan sát các em chơi là biết. Em đó có khả năng lãnh đạo. Nghĩa
là em học sinh đó thường tổ chức các hoạt động nhóm trong giờ học, phân công
nhiệm vụ, bày trò chơi khi đi với các trẻ khác, thích báo cáo kết quả của nhóm.
6. Em đó cũng hay "bảo thủ", cứ cho là mình làm đúng. Thường tìm ra cách giải
khác hay hơn chẳng hạn, dài hơn , ngô nghê hơn cách giải thầy cô, sách giáo
khoa. Em đó luôn tin tưởng vào những ý kiến và các việc đã làm của mình. Điều
này rất quan trọng cho giáo viên khi đãi cát tìm vàng, lựa chọn đội ngũ học sinh
giỏi .Tố chất này tôi cho là cần phải có ở trẻ khi vào đội tuyển bồi dưỡng học
sinh giỏi. Vì đề thi, vấn đề cuộc sống luôn thay đổi em đó phải biết thích ứng.
7. Em đó luôn thực hiện tốt các môn học khác. Chả có cớ gì học sinh giỏi mà lại

không biết vẽ. Những năm qua, theo kinh nghiệm, hầu hết các em học sinh giỏi
đều hoàn thành tốt các môn học. ( Cái này nói ngoài: Bực cái , có học sinh năng
khiếu cô nào cũng tranh về câu lạc bộ , đội tuyển của mình mà bồi dưỡng vì em
đó vừa hát hay, vẽ đẹp , học giỏi,….Nhưng cũng cần để cho em đó chơi nhá.)
8. Em đó có tính sáng tạo; nghĩa là, thích kể chuyện, vẽ hoặc âm nhạc, văn nghệ.
9. Em đó cần có óc khôi hài và nhanh trí.
10. Em đó thích chơi và làm bạn với những trẻ lớn hơn Và thích nói chuyện với
người lớn. Nhạy cảm với tình cảm của người khác.
11. Em đó có khả năng ghi nhớ các sự việc một cách dễ dàng và có thể nhớ lại
và kể lại những sự việc đó vào những lúc thích hợp.
* Biện pháp với HS khá giỏi, năng khiếu.
- Rà soát Phát hiện đi đôi với bồi dưỡng. GV Theo dõi nắm bắt đối tượng
học sinh. Phân loại học sinh ngay trong tháng 8. Tập hợp và nắm số liệu học
sinh giỏi.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ đầu năm học.
- Việc bồi dưỡng phải được tiến hành thường xuyên trong mỗi bài, mỗi
chương.
- Với học sinh khá giỏi phải biết khơi dậy trong các em tính ham học,
thích tìm tòi, hiểu biết. Phải biết nắm chắc kiến thức cơ bản. Từ đó mà phát triển
nâng dần kiến thức cao hơn.
- Giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh khá giỏi cách học, phương pháp
học, chú trọng việc tự học, tự bồi dưỡng và ý thức tự giác học tập.
7


- Thường xuyên kiểm tra định kỳ. Qua kiểm tra để thấy được học sinh còn
hổng chỗ nào để kịp thời có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp.
- Kết hợp với phụ huynh để nâng cao chất lượng. Việc kết hợp giáo dục
giữa giáo viên và gia đình là một điều không thể thiếu trong việc nâng cao chất
lượng bồi dưỡng học sinh giỏi.

3. Phương pháp bồi dưỡng.
- Bồi dưỡng qua dự các lớp tập huấn do Sở Giáo dục; Phòng Giáo dục tổ chức.
- Bồi dưỡng thông qua dự các chuyên đề do tổ, trường tổ chức.
- Bồi dưỡng thông qua dự các chuyên đề liên trường, cụm trường.
- Bồi dưỡng qua việc tự học, tự nghiên cứu các văn bản, chỉ thị, nghị quyết, các
tạp chí, tập san, băng đĩa, tài liệu của ngành.
- Bồi dưỡng qua việc khai thác thông tin trên mạng…
4. Các điều kiện để thực hiện:
Về phía BGH nhà trường:
- SGK, tài liệu dành cho bồi dưỡng chưa có và chưa được thống nhất. Mọi nội
dung đều do GV tự tìm tòi qua các nguồn thông tin khác nhau. Do vậy, không
tránh khỏi những nguồn thông tin không chính thống.
- Về việc đánh giá thực hành các modun cho giáo viên căn cứ vào lí luận hay
thực tiễn dạy…
Về phía các giáo viên:
1- Là những người trực tiếp tham gia vào quá trình bồi dưỡng khi mà chưa có
nguồn tài liệu tham khảo. Mọi nội dung đều do bản thân mỗi giáo viên thấy
mình “cần”, mình “yếu” thì lập kế hoạch bồi dưỡng cho mình.
2- Lượng thời gian giáo viên dành cho nghiên cứu bồi dưỡng đều là” tranh
thủ”, có chăng chỉ được một khoảng thời gian hè là thật sự dành cho bồi dưỡng.
Do vậy, việc bồi dưỡng gặp rất nhiều khó khăn. Hoặc việc dạy thực hành áp
dụng kiến thức bồi dưỡng đó vào như thế nào là nỗi trăn trở của tôi khi thực hiện
chương trình bồi dưỡng
MÃ MÔ ĐUN TH 28
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CÁC MÔN HỌC BẰNG ĐIỂM SỐ
( KẾT HỢP VỚI NHẬN XÉT)
1. Đổi mới đánh giá kết quả học tập ở tiểu học thông qua đánh giá bằng
điểm số kết hợp với đánh giá bằng nhận xét:
1.1. Đánh giá bằng điểm số là gì? Sử dụng những mức điểm khác nhau trong 1
thang điểm để chỉ ra mức độ về kiến thức, kỹ năng mà HS đã thể hiện được qua

một hoạt động hoặc sản phẩm học tập. Trong thang điểm thì mỗi mức điểm đi
kèm theo là những tiêu chí tương ứng (đáp án, hướng dẫn chấm điểm ) và căn cứ
vào đó GV giải thích ý nghĩa của các điểm số và cho những nhận xét cụ thể về
bài làm của HS.
1.2. Giải thích ý nghĩa của điểm số: đây là một hoạt động phức tạp vì nó phản
ánh trình độ học lực và phẩm chất của HS. Người quản lý xem đó là chứng cứ
xác định trình độ học vấn của HS và khả năng giảng dạy của GV. Mặt khác giúp
8


GV và nhà quản lý nắm được chất lượng dạy – học một cách cụ thể hơn, từ đó
đưa ra những quyết sách phù hợp điều chỉnh quá trình dạy học. Bên cạnh đó
việc lý giải kiến thức, kỹ năng hay năng lực của HS thể hiện qua điểm số có tác
dụng thúc đẩy các em học tốt hơn.
1.3. Người GV cần làm gì để có thể diễn giải được ý nghĩa của điểm số tốt
hơn:
- Xác định mục tiêu của đánh giá: Kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực
cần đánh giá.
- Để có một sản phẩm giá trị làm căn cứ cho điểm và qua đó đánh giá
được trình độ của HS thì cần chuẩn bị thật kỹ bài kiểm tra cụ thể:
+ Trong nội dung của bài kiểm tra cần phải bao quát được nhiều mặt kiến thức,
kỹ năng mà HS đã học.
+ Mục tiêu của kế hoạch đã nêu ra trong tháng, trong học kỳ phải được đề cập
trong bài kiểm tra.
+ Xây dựng thang điểm. Có thể điều chỉnh trong quá trình chấm đối với những
bài làm, câu trả lời ngoài dự kiến.
+ Điều chỉnh các câu hỏi, bài tập nếu phát hiện thấy có sự không rõ ràng trong
đề kiểm tra.
+ Xác định ngưỡng đạt yêu cầu của bài kiểm tra.
+ Tập hợp nhiều kênh thông tin khác nhau từ việc học của HS để làm chứng cứ

hỗ trợ cho việc giải thích điểm số của HS.
1.4. Đánh giá bằng động viên: là động viên và khuyến khích sự tiến bộ
của HS khi kiểm tra đánh giá. Thông thường sử dụng bằng điểm số hay nhận xét
để kích thích tinh thần, cảm xúc của HS từ đó thôi thúc các em thực hiện các
nhiệm vụ tiếp theo tốt hơn với sự phấn đấu cao hơn.
1,5. Đánh giá bằng xếp loại: là tiến trình phân loại trình độ hay phẩm
chất năng lực của HS dựa trên cơ sở xem xét kết quả học tập đã thu thập được
qua quá trình kiểm tra liên tục và hệ thống. Kết quả học tập được ghi nhận bằng
điểm số hay bằng nhận xét. Kết quả xếp loại được dùng để đưa ra những quyết
định nào đó cho HS như chứng nhận trình độ, xét lên lớp, khen thưởng…nên nó
có ý nghĩa quan trọng về mặt quản lý.
1.
Yêu cầu, tiêu chí xây dựng đề kiểm tra, quy trình ra đề kiểm tra
học kỳ:
* Một số vấn đề về đánh giá , xếp loại: Mục đích , nguyên tắc của đánh giá , xếp
loại , hình thức đánh giá .
Yêu cầu , tiêu chí đề kiểm tra , quy trình ra đề kiểm tra học kì cấp Tiểu học:
a) Yêu cầu về đề kiểm tra học kì .
Nội dung bao quát chương trình đã học.
Đảm bảo tính chính xác , khoa học .
Đảm bảo mục tiêu dạy học , bám sát chuẩn kiến thức , kĩ năng và yêu cầu về thái
độ ở các mức độ được quy định trong chương trình cấp tiểu học .
Phù hợp với thời gian kiểm tra .
Góp phần đánh giá khách quan trình độ hs.
b) Tiêu chí để kiểm tra học kì.
-Nội dung không nằm ngoài chương trình học kì.
9


Có nhiều câu hỏi trong 1 đề , phân định tỉ lệ phù hợp giữa câu trắc nghiệm

khách quan và câu hỏi tự luận .
Tỉ lệ điểm dành cho các mức độ nhận thức so với tổng số điểm phù hợp với
chuẩn kiến thức ,kĩ năng và yêu cầu về thái độ của môn học : Nhận biết và thông
hiểu khoảng 80% , vận dụng 20%.
Các câu hỏi của đề phải được diễn đạt rõ , đơn nghĩa ,nêu đúng và đủ yêu cầu
của đề.
- Mỗi câu hỏi phải phù hợp với thời gian dự kiến trả lời và với số điểm dành cho
nó.
c)Quy trình ra đề kiểm tra học kì.
C1.Xác định mục tiêu mức độ,nộidung và hình thức ,kiểm tra.
C2.Thiết lập bảng hai chiều.
C3.Thiết kế câu hỏi theo bảng 2 chiều.
C4.Xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm.
* Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Chuẩn kiến thức ,kĩ năng
chương trình.
Chương trình Giáo dục phổ thông-cấp Tiểu học (ban hành kèm theo Quyết định
số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ Giáo dục và đào tạo) đã xác định
Chuẩn kiến thức ,kĩ năng và yêu cầu về thái độ của chương trình tiểu học là “
các yêu cầu cơ bản , tối thiểu về kiến thức,kĩ năng của môn học , hoạt động giáo
dục mà hs cần phải và có thể đạt được”. Dạy học trên cơ sở chuẩn kiến thức kĩ
năng là quá trình dạy đảm bảo mọi đối tượng học sinh đều đạt chuẩn kiến thức ,
kĩ năng cơ bản của môn học trong chương trình bằng sự nỗ lực đúng mức của
bản thân , đồng thời đáp ứng được nhu cầu phát triển năng lực riêng của từng
học sinh trong từng môn học hoặc trong từng chủ đề của từng môn học.
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức kĩ năng
chương trình được thực hiện theo các yêu cầu cơ bản dưới đây :
*/ Đối với các môn học đánh giá bằng điểm số :
-Khi xây dựng đề kiểm tra cần bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng và tham khảo
sách giáo viên. 80-90% trong chuẩn KT –KN và 10-20% vận dụng KT-KN trong
chuẩn để phát triển . Thời lương kiểm tra định kì khoảng 40 phút .

*/ Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét :
Giáo viên cần căn cứ vào tiêu chí đánh giá cuả từng môn học , từng học kì , từng
lớp( bám sát chuẩn KT-KN của môn học đẻ đánh giá xếp loại học sinh hoàn
thành (A,A+) hoặc chưa hoàn thành (B).Việc đánh giá cần nhẹ nhàng không tạo
áp lực cho cả GV và HS , cần khơi dậy tiềm năng học tập của học sinh.
2.
Đánh giá kết quả học tập ở các môn học bằng điểm số theo chuẩn kiến
thức kỹ năng của chương trình:Yêu cầu kiểm tra, đánh giá bám sát
Chuẩn kiến thức, kĩ năng
3.1. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra và đánh giá là hai khâu trong một quy trình thống nhất nhằm xác định
kết quả thực hiện mục tiêu dạy học. Kiểm tra là thu thập thông tin từ riêng lẻ đến
hệ thống về kết quả thực hiện mục tiêu dạy học. Đánh giá là xác định mức độ
đạt được về thực hiện mục tiêu dạy học.
10


Đánh giá kết quả học tập thực chất là việc xem xét mức độ đạt được của hoạt
động học của HS so với mục tiêu đề ra đối với từng môn học, từng lớp học, cấp
học. Mục tiêu của mỗi môn học được cụ thể hoá thành các chuẩn kiến thức, kĩ
năng. Từ các chuẩn này, khi tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn
học, cần phải thiết kế thành những tiêu chí nhằm kiểm tra được đầy đủ cả về
định tính và định lượng kết quả học tập của HS.
3.2. Hai chức năng cơ bản của kiểm tra, đánh giá
a) Chức năng xác định
- Xác định được mức độ cần đạt trong việc thực hiện mục tiêu dạy học, mức độ
thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục mà HS đạt được
khi kết thúc một giai đoạn học tập (kết thúc một bài, chương, chủ đề, chủ điểm,
mô đun, lớp học, cấp học).
- Xác định được tính chính xác, khách quan, công bằng trong kiểm tra, đánh giá.

b) Chức năng điều khiển : Phát hiện những mặt tốt, mặt chưa tốt, khó khăn,
vướng mắc và xác định nguyên nhân. Kết quả đánh giá là căn cứ để quyết định
giải pháp cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo
dục thông qua việc đổi mới, tối ưu hoá PPDH của GV và hướng dẫn HS biết tự
đánh giá để tối ưu hoá phương pháp học tập. Thông qua chức năng này, kiểm
tra, đánh giá sẽ là điều kiện cần thiết để:
- Giúp GV nắm được tình hình học tập, mức độ phân hoá về trình độ học lực của
HS trong lớp, từ đó có biện pháp giúp đỡ HS yếu kém và bồi dưỡng HS giỏi ;
giúp GV điều chỉnh, hoàn thiện PPDH ;
- Giúp HS biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu
của chương trình ; xác định nguyên nhân thành công cũng như chưa thành công,
từ đó điều chỉnh phương pháp học tập ; phát triển kĩ năng tự đánh giá ;
- Giúp cán bộ quản lí giáo dục đề ra giải pháp quản lí phù hợp để nâng cao chất
lượng giáo dục ;
- Giúp cha mẹ HS và cộng đồng biết được kết quả giáo dục của từng HS, từng
lớp và của cả cơ sở giáo dục.
3.3. Yêu cầu kiểm tra, đánh giá
a) Kiểm tra, đánh giá phải căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn
học ở từng lớp ; các yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt về kiến thức, kĩ năng của
HS sau mỗi giai đoạn, mỗi lớp, mỗi cấp học.
b) Kiểm tra, đánh thể hiện được vai trò chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chương
trình, kế hoạch giảng dạy, học tập của các nhà trường. Cần tăng cường đổi mới
khâu kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì; đảm bảo chất lượng kiểm tra,
đánh giá thường xuyên, định kì chính xác, khách quan, công bằng ; không hình
thức, đối phó nhưng cũng không gây áp lực nặng nề. Kiểm tra thường xuyên và
định kì theo hướng vừa đánh giá được đúng Chuẩn kiến thức, kĩ năng, vừa có
khả năng phân hoá cao ; kiểm tra kiến thức, kĩ năng cơ bản, năng lực vận dụng
kiến thức của người học, thay vì chỉ kiểm tra học thuộc lòng, nhớ máy móc kiến
thức.
c) áp dụng các phương pháp phân tích hiện đại để tăng cường tính tương đương

của các đề kiểm tra, thi. Kết hợp thật hợp lí các hình thức kiểm tra, thi vấn đáp,
11


tự luận và trắc nghiệm nhằm hạn chế lối học tủ, học lệch, học vẹt ; phát huy ưu
điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi hình thức.
d) Đánh giá chính xác, đúng thực trạng. Đánh giá thấp hơn thực tế sẽ triệt tiêu
động lực phấn đấu vươn lên ; ngược lại, đánh giá khắt khe quá mức hoặc thái độ
thiếu thân thiện, không thấy được sự tiến bộ, sẽ ức chế tình cảm, trí tuệ, giảm vai
trò tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.
e) Đánh giá kịp thời, có tác dụng giáo dục và động viên sự tiến bộ của HS, giúp
HS sửa chữa thiếu sót. Đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của HS, chú trọng
đánh giá hành động, tình cảm của HS : nghĩ và làm ; năng lực vận dụng vào thực
tiễn, thể hiện qua ứng xử, giao tiếp. Quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực,
chủ động của HS trong từng tiết học tiếp thu tri thức mới, ôn luyện cũng như các
tiết thực hành, thí nghiệm.
g) Đánh giá kết quả học tập, thành tích học tập của HS không chỉ đánh giá kết
quả cuối cùng, mà cần chú ý cả quá trình học tập. Cần tạo điều kiện cho HS
cùng tham gia xác định tiêu chí đánh giá kết quả học tập với yêu cầu không tập
trung vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức
trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp. Có nhiều hình thức và độ phân hoá
cao trong đánh giá.
h) Đánh giá hoạt động dạy học không chỉ đánh giá thành tích học tập của HS,
mà còn đánh giá cả quá trình dạy học nhằm cải tiến hoạt động dạy học. Chú
trọng phương pháp, kĩ thuật lấy thông tin phản hồi từ HS để đánh giá quá trình
dạy học.
i) Kết hợp thật hợp lí giữa đánh giá định tính và định lượng : Căn cứ vào đặc
điểm của từng môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp học, cấp học, quy định
đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét của GV hay đánh giá bằng nhận xét,
xếp loại của GV.

k) Kết hợp đánh giá trong và đánh giá ngoài.
Để có thêm các kênh thông tin phản hồi khách quan, cần kết hợp hài hoà giữa
đánh giá trong và đánh giá ngoài. Cụ thể là cần chú ý đến :
- Tự đánh giá của HS với đánh giá của bạn học, của GV, của cơ sở giáo dục, của
gia đình và cộng đồng.
- Tự đánh giá của GV với đánh giá của đồng nghiệp, của HS, gia đình HS, của
các cơ quan quản lí giáo dục và của cộng đồng.
- Tự đánh giá của cơ sở giáo dục với đánh giá của các cơ quan quản lí giáo dục
và của cộng đồng.
- Tự đánh giá của ngành Giáo dục với đánh giá của xã hội và đánh giá quốc tế.
l) Kiểm tra, đánh giá phải là động lực thúc đẩy đổi mới PPDH. Đổi mới kiểm
tra, đánh giá tạo điều kiện thúc đẩy và là động lực của đổi mới PPDH trong quá
trình dạy học, là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo chất lượng dạy học.
3.4. Các tiêu chí của kiểm tra, đánh giá
a) Đảm bảo tính toàn diện : Đánh giá được các mặt kiến thức, kĩ năng, năng lực,
ý thức, thái độ, hành vi của HS.
b) Đảm bảo độ tin cậy : chính xác, trung thực, minh bạch, khách quan, công
bằng trong đánh giá, phản ánh được chất lượng thực của HS, của các cơ sở giáo
dục.
12


c) Đảm bảo tính khả thi : Nội dung, hình thức, cách thức, phương tiện tổ chức
kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với điều kiện HS, cơ sở giáo dục, đặc biệt là
phù hợp với mục tiêu theo từng môn học.
d) Đảm bảo yêu cầu phân hoá: Phân loại được chính xác trình độ, mức độ, năng
lực nhận thức của học sinh, cơ sở giáo dục ; cần đảm bảo dải phân hoá rộng đủ
cho phân loại đối tượng.
e) Đảm bảo hiệu quả : Đánh giá được tất cả các lĩnh vực cần đánh giá HS, cơ sở
giáo dục ; thực hiện được đầy đủ các mục tiêu đề ra ; tạo động lực đổi mới

phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
NG DỤNG PHẦN MỀM TRÌNH DIỄN MICROSOFT POWERPOINT
TRONG DẠY HỌC
1.
Các tính năng cơ bản của phần mềm trình diễn Microsoft powerPoint.
Microsoft PowerPoint là một chương trình ứng dụng của bộ phần mềm văn
phòng Microsoft Officce. Microsoft Powerpoint có đầy đủ các tính năng để
người sử dụng có thể biên tập các trình diễn bằng văn bản, các biểu đồ số liệu,
các trình diễn bằng hình ảnh, âm thanh... Microsoft Powerpoint có các chức
năng cho phép người sử dụng chọn các kiểu mẫu trình diễn đã được thiết kế sẵn
hoặc tự thiết kế cho mình một kiểu trình diễn riêng tuỳ theo yêu cầu công việc
hoặc ý tưởng của người trình bày.
Một số tính năng thiết kế cơ bản
Sử dụng phần mềm thiết kế trình chiếu không phải là mục đích của giáo trình
này. Ở đây chỉ giới thiệu một số tính năng cơ bản nhất có thể khai thác nhằm
mục đích thiết kế bài thuyết trình khoa học. Để theo học phần này dễ dàng,
người học cần biết sử dụng ở mức độ căn bản một phần mềm thiết kế trình
chiếu. Các hướng dẫn sau đây là dành cho phần mềm Microsoft PowerPoint XP,
bản tiếng Anh, chạy dưới hệ điều hành Windows XP. Nhấn lên siêu liên kết để
xem hình minh hoạ.
Tạo hình nền
Hình nền là một yếu tố có thể tạo ra ấn tượng lâu dài cho người nghe, nếu sử
dụng đúng cách trong thiết kế. Thường hình nền là một hình ảnh có liên quan
chặt chẽ đến nội dung trọng tâm hoặc chủ đề của bài thuyết trình. Hình nền nên
có độ đồng đều về màu sắc để không ảnh hưởng đến độ rõ nét của các thành
phần nội dung khi thuyết trình. Nên cân nhắc về màu sắc giữa chữ viết và các
thành phần khác đối với hình nền sao cho phù hợp.
Các bước tạo hình nền như sau:
2.
vào trình đơnView. Master, chọnSlide Master(quản lí bản phim), nền bản

phim sẽ được hiện ra cùng với các thông số định dạng các thành phần;
3.
không thay đổi gì các thông số đó, vào trình đơnInsert. Picture,
chọnFrom File(chèn hình ảnh từ thư mục cá nhân);
4.
chọn đường dẫn về thư mục lưu hình ảnh cần lấy làm nền, chọn đúng tên
tập tin đó và nhấn nútInsert(chèn hình vào bản phim mẫu);

13


5.
thay đổi kích thước hình ảnh bằng cách dùng chuột nhấn và kéo các biên,
hoặc di chuyển hình ảnh đến đúng vị trí cần xuất hiện trong mỗi bản phim;
6.
thường hình nền được định dạng mờ để làm nổi bật nội dung, do đó nhấn
chuột phải lên hình và chọnFormat Picture(định dạng hình);
7.
chọn thẻPicture, mụcColor, chọnWashout(chế độ bóng);
8.
xong nhấn nútOKvà chọnClose Master Viewđể đóng cửa sổ quản lí bản
phim lại;
9.
tất cả các bản phim sẽ đều được chèn hình nền như đã thiết lập, nếu chưa
vừa ý thì có thể vào lạiView. Master > Slide. Masterđể chỉnh sửa.
Định dạng đầu và chân bản phim
Chức năng thông tin của bản phim trình chiếu không giống như của trang bài
viết, do đó không nên quá lạm dụng các định dạng đầu và chân bản phim. Thông
thường, trong bài thuyết trình khoa học chỉ nên để tối đa một số thông tin cơ bản
ở chân trang giúp người nghe định vị tốt, hoặc vài thông tin nhận diện nữa nếu

cần phân phát bản in.
Cách định dạng đầu và chân bản phim như sau:
10.

vào trình đơnView. Header and Footer(hiển thị công cụ định dạng đầu và
chân bản phim);
11.
trong thẻSlide, đánh dấu chọn mục Date and timenếu muốn cho hiển thị
ngày giờ trên bản phim,

chọnUpdate automaticallynếu muốn ngày giờ tự động thay đổi theo
ngày mở tập tin ra, với các lựa chọn kiểu ngày giờ và ngôn ngữ khác nhau,

chọnFixednếu muốn hiển thị một ngày giờ cố định, và phải nhập
trực tiếp chuỗi ngày giờ vào ô trống bên cạnh;
12. chọnSlide numbernếu muốn cho hiển thị số thứ tự bản phim;
13. chọnFooterđể cho hiển thị thông tin ở chân bản phim, và gõ chuỗi văn
bản trực tiếp vào ô trống bên cạnh;
14. nếu chọnDon't show on title slidethì phần thiết lập đầu và chân như trên sẽ
không áp dụng cho bản phim đầu tiên (dành cho tên bài thuyết trình);
15. nhấn nútApplyđể chỉ áp dụng cho bản phim đang xem xét, hoặc nútApply
to Allđể áp dụng cho tất cả các bản phim.
Định dạng phông nền
Nếu không sử dụng hình nền, việc định dạng phông nền có vai trò quan trọng
giúp trình bày nội dung thuyết trình được rõ ràng, dễ theo dõi. Các bước chèn
hình nền như sau:
16.
17.
14


vào trình đơnFormat. Background(định dạng phông nền);
nhấn lêndanh sách cuốn, chọn:


một màu (đồng nhất) trong danh sách các màu vừa sử dụng,

More Colorsđể chọn được nhiều màu khác (đồng nhất)

Fill Effectsđể chọn các kiểu phông nền không có màu đồng nhất
(nền kẻ ô, nền chấm, nền hoa văn,...);
18. nhấn nútApplyđể chỉ áp dụng cho bản phim đang xem xét, hoặc nútApply
to Allđể áp dụng cho tất cả các bản phim.


Sắp xếp các yếu tố trong bản phim
Các yếu tố sau khi được chèn vào bản phim có thể được sắp xếp theo những
cách khác nhau, phục vụ cho các ý tưởng trình bày cụ thể: nằm ở lớp trên hay
dưới, gom thành một nhóm hay tách rời một nhóm,...
19. Giống như trong văn bản, một bản phim có nhiều lớp song song với mặt
phẳng màn hình. Các yếu tố đặt trên cùng lớp sẽ được hiển thị ngang hàng nhau.
Hoặc nếu yếu tố A nằm ở lớp trên và yếu tố B ở lớp dưới, phần nào của B nằm
trong tầm che phủ của A thì sẽ bị che lấp, không thấy được trên văn bản.
Để thay đổi cách sắp xếp của một yếu tố, nhấn chuột phải lên biên của yếu tố đó,
để thay đổi một nhóm yếu tố,nhấn giữ phímShiftvàlần lượt chọn từng yếu tố, sau
đó:
20.

chọnGroupingnếu muốn gom hay tách nhóm:

chọnGroupđể gom lại thành một nhóm,


chọnUngroupđể tách các thành phần trong nhóm ra,

chọnRegroupnếu muốn các thành phần vừa tách được gom trở lại
thành nhóm;
21. chọnOrdernếu muốn thay đổi vị trí lớp hiển thị:

chọnBring to Frontđể cho hiển thị ở lớp trên cùng,

chọnSend to Backđể cho hiển thị ở lớp dưới cùng,

chọnBring Forwardđể đưa lên lớp liền trên,

chọnSend Backwardđể đưa xuống lớp liền dưới.

Chèn các yếu tố
Để trình bày bản phim, mọi yếu tố nội dung đều phải được chèn vào thông qua
trình đơnInsert. Các loại yếu tố có thể chèn vào bản phim đều được bố trí thành
một mục trong trình đơn này:Picture(hình ảnh),Diagram(sơ đồ),Text Box(khung
chữ),Movies and Sounds(các tập tin âm thanh và phim), Table(bảng),Chart(biểu
đồ),Object. Microsoft Equation 3.0(công thức toán học),Hyperlink(siêu liên kết
đến một tập tin khác, bản phim khác trong cùng bài, một địa chỉ thư điện tử hay
một địa chỉ mạng),...
Chèn các nút hành động
15


Khi đang trình bày, bài thuyết trình được chiếu lên máy chiếu ở chế độ chiếu,
chỉ có các hiệu ứng đã thiết lập hoạt động theo lệnh từ chuột hoặc bàn phím.
Nếu cần di chuyển đến một vị trí khác trong bài, hoặc nếu cần thêm một số hành

động khácmà không phải chờ trình diễn hết các yếu tố trong bản phim đang
chiếu, cũng không cắt ngang chế độ chiếu, thì công cụ hữu hiệu nhất là chèn các
nút hành động.
Các nút hành động đã được thiết kế sẵn trong phần mềm, chỉ cần chèn vào bằng
cách vào trình đơnSlide Show, chọnAction Buttons. Sau đó sẽ có một danh sách
mở ra để lựa chọn, chỉ cần rà chuột lên các nút để xem nhãn và chọn nút nào phù
hợp với nhu cầu:Home(về trang tiếp đón);Back or Previous(về bản phim
trước);Forward or Next(qua bản phim sau); Beginning(về bản phim đầu);End(về
bản phim cuối);Return(quay trở lại vị trí đang trình diễn);Sound(mở một tập tin
âm thanh);Movie(mở một tập tin phim),...
Áp dụng hiệu ứng động cho các yếu tố
Để lập hiệu ứng cho yếu tố nào, nhấp chọn yếu tố đó rồi vào trình đơnSlide
Show. Custom Animation, danh sách hiệu ứng sẽ xuất hiện ở cột bên phải màn
hình. ChọnAdd Effectcùng với một kiểu hiệu ứng nào mong muốn (cần thử
nhiều lần để tìm được hiệu ứng ưng ý).
Khi muốn điều chỉnh hiệu ứng đã áp dụng cho một hay nhiều yếu tố trong bản
phim, nhấp chọn hoặc cho con trỏ vào bên trong yếu tố đó, ở cột hiệu ứng bên
tay phải:
22.
23.

chọnRemoveđể bỏ hẳn hiệu ứng;
nếu muốn điều chỉnh, trong ôModifychọn:

Start: On Clickcho hiệu ứng trình diễn khi nhấp chuột (hoặc chọn
kiểu khác nếu muốn),

Direction. InhayOutcho hiệu ứnghướngvào tâm hay hướng ra bìa
của bản phim,


kiểu tốc độ trình diễn trongSpeed,

nút mũi tên lên hoặc xuống trong ôRe-Orderở cuối cột danh sách để
thay đổi thứ tự xuất hiện của các yếu tố trên màn hình khi thuyết trình.
Áp dụng cách chuyển tiếp bản phím
24.
Thực hành các tính năng cơ bản của phần mềm trình diễn Microsoft
powerPoint để xây dựng một tệp tin trình diễn phục vụ cho việc dạy học ở tiểu
học:
Trình chiếu PowerPoint
Trình chiếu PowerPoint là cho slide chạy trong chế độ “toàn màn hình”.
Thông qua màn hình đó tất cả những người trong nhóm có thể xem nội dung mà
bạn tạo một cách có thứ tự và để chạy bạn chỉ cần kích chuột hoặc hoặc ấn một
nút.
Để xem một Slide Show từ slide đầu tiên
16





- Từ menu View, kích vào Slide Show
Để xem một Slide Show từ slide hiện hành
- Kích vào biểu tượng Slide Show ở phía bên trái của màn hình PowerPoint
hoặc nhấn phím Shift + F5
Để chuyển sang một slide tiếp theo trong khi trình chiếu
- Ấn phím Enter
Để chuyển về một slide trước đó trong khi trình chiếu
- Ấn phím Backspace
Để chuyển đến một slide đặc biệt trong khi trình chiếu

- Kích chuột phải vào slide hiện hành và chọn Go to Slide
- Chọn slide bạn muốn
Tạm dừng trình chiếu Slide
- Kích chuột phải vào slide hiện hành (trong khi đang trình chiếu) và lựa
chọn Pause
Trở về một màn hình đen
- Kích chuột phải vào slide hiện hành (trong khi đang trình chiếu)
- Trỏ vào Screen và chọn Black Screen
Trở về một màn hình trắng
- Kích chuột phải vào sile hiện hành (trong khi đang trình chiếu)
- Trỏ vào Screen và chọn White Screen.
Các tùy chọn con trỏ
Automatic Pointer là con trỏ mặc định trong trình chiếu slide. Khi thiết lập tự
động, con trỏ sẽ biến mất sau 15 phút.
Sử dụng con trỏ mũi tên
- Con trỏ mũi tên (Arrow) luôn luôn hiển thị trong suốt quá trình trình chiếu
Lựa chọn con trỏ mũi tên
- Kích chuột phải vào slide hiện hành (trong khi đang trinh chiếu)
- Chọn Pointer Options và kich vào Arrow
Đổi con trỏ thành cái bút
Bằng cách đổi con trỏ thành cái bút, bạn có thể viết vào slide cả trong lúc trình
diễn slide
- Kớch chuột phải vào slide hiện hành (trong khi đang trình chiếu)
- Chọn Pointer Options và kích vào Pen
Thay đổi màu sắc bút
- Kích phải vào slide hiện hành (trong khi đang trình chiếu).
- Chọn Pointer Options và kích vào Ink Color
- Lựa chọn màu mà bạn muốn
Kích vào nút Apply to All Slides
MS PowerPoint: Mẹo hay làm slide trình diễn thêm phong phú

Với PowerPoint, bạn có thể dễ dàng trình bày ý tưởng của mình thông qua hình
ảnh, chữ viết và âm thanh.

17


MÔ ĐUN TH 25
KỸ THUẬT QUAN SÁT, KIỂM TRA MIỆNG, KIỂM TRA THỰC HÀNH
TRONG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Ở TIỂU HỌC
1. Kỹ thuật quan sát, phân loại các kiểu quan sát trong đánh giá giáo dục và
thực hành sử dụng cách thức quan sát và công cụ ghi nhận các quan sát:
1.1. Các kiểu quan sát trong đánh giá kết quả học tập: Quan sát là một
phương tiện đánh giá HS theo hướng định tính, cung cấp thông tin có tác dụng
hỗ trợ cho phương pháp đánh giá định lượng bằng các bài kiểm tra. Có 2 loại
quan sát:
a) Quan sát quá trình: là theo dõi hoặc lắng nghe HS đang thực hiện các hoạt
động học tập. Quan sát quá trình sẽ cho GV biết cách HS cư xử như thế nào
cách các em học cá nhân hay nhóm, biết các em đang làm gì, gặp những khó
khăn nào trong học tập.
b) Quan sát sản phẩm: là xem xét sản phẩm của HS sau một hoạt động. Sau
khi quan sát, GV cho nhận xét, đánh giá.
Một số mục tiêu có thể đánh giá bằng phương pháp quan sát trong dạy học như:
Lĩnh vực mục
tiêu
Các hành vi điển hình
Kỹ năng
Nói, viết, làm thí nghiệm, vẽ, hát, chơi nhạc cụ, thể dục…
Thói quen học Sắp xếp thời gian học tập, sử dụng phương tiện học tập, kiên
tập
trì, óc sáng tạo…

Quan tâm đến người khác, tôn trọng của công, pháp luật; có
mong muốn làm việc có tập thể, nhạy cảm với vấn đề xã hội,
Thái độ xã hội tôn trọng quyền sở hữu…
Sẵn sàng tiếp thu cái mới, có óc hoài nghi khoa học (hỏi, tự đặt
Thái độ học tập câu hỏi, tìm cách trả lời…)…
Yêu thích thiên nhiên, nghệ thuật, yêu thích môn học, có óc
Thái độ thẩm mỹ thẩm mỹ…
1.2. Các công cụ ghi nhận kết quả quan sát:
a) Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá HS.
b) Sổ Chủ nhiệm
c) Sổ nhật ký GV: Chẳng hạn: Ngày 14/3/2010. Toán bài 20 Nhận biết các số từ
1_20
Bạn A nhận biết số rất nhanh trong trò chơi
Bạn B hơi chậm khi ghép hình 15 con cá.
….
d) Bảng kiểm: là bảng liệt kê những hành vi, tính chất…kèm với yêu cầu xác
định và được dùng như bảng hướng dẫn theo dõi, xem xét, ghi nhận các quan
sát.
Ví dụ: Khoanh tròn C (CÓ) hoặc K (KHÔNG)
Ÿ Phát âm chuẩn
C
K
Ÿ Nói trôi chảy
C
K
18


Ÿ Liên quan đến bài học
C

K
Ÿ Thời gian không quá 3 phút
C
K
Ÿ…
đ) Thang mức độ: là phương cách tiện lợi để ghi nhận và báo cáo các vấn đề đã
quan sát trên một nội dung kiểm tra rộng lớn hay phức tạp. Thang mức độ
thường được xác lập với những mức độ có tính chất định tính hay miêu tả như
“Xuất sắc, Trung bình, thường xuyên, hiếm khí…” và nó có chức năng tương tự
như thang số.
Ví dụ: Khoanh tròn một trong các số dưới đây để chỉ mức độ HS đóng
góp vào buổi thảo luận. Điểm 5 Xuất sắc; 4 Khá; 3 Trung bình; 2 Yếu; 1 Kém.
i. HS tham gia vào buổi thảo luận ở mức độ nào?
1 2 3 4 5
ii. Các ý kiến trao đổi liên quan đến chủ đề thảo luận ở mức độ nào?
1 2 3 4 5
1.3. Tiến trình và cách thức ghi nhận các quan sát để cho nhận xét
a) Trước khi quan sát: Câu hỏi gợi ý giúp GV lập kế hoạch quan sát
-Sẽ tìm hiểu điều gì khi quan sát?
-HS nào sẽ được quan sát?
-Khi nào sẽ quan sát?
-Những thông tin nào cần được ghi nhận?
-Ghi nhận những thông tin đó như thế nào?
-Có điều gì ảnh hưởng đến việc quan sát không?
b) Trong khi quan sát:
-Sử dụng công cụ quan sát để theo dõi hoạt động học tập của HS
-Thu thập đầy đủ các dữ liệu, tránh định kiến.
-Đối chiếu với những kết quả trước đây mà HS đạt được để có thể nhận ra
sự tiến bộ của các em..
c) Sau khi quan sát: Căn cứ trên các ghi nhận GV đưa ra nhận xét nhằm phân

tích và đánh giá những kết quả mà HS đạt được cũng như cho HS hướng phát
huy hay điều chỉnh hoạt động học tập.
2. Kiểm tra miệng
– Khái niệm, tính chất và nguyên tắc kiểm tra miệng ở tiểu học:
2.1. Khái niệm Kiểm tra miệng (KTM): KTM là thuật ngữ chỉ hoạt
động đánh giá thường xuyên và trực tiếp đối mặt giữa GV và HS nhằm đo lường
một số hành vi thể hiện sự hiểu biết và khả năng ứng dụng những điều mà các
em đã học.
Lợi ích của KTM: theo dõi sự lĩnh hội và phát triển của HS một cách liên
tục trong học tập, nhờ vậy có những biện pháp điều chỉnh kịp thời quá trình dạy
học của mình. Bên cạnh đó GV có thể có những hình ảnh rõ nét về trình độ của
HS và từ đó động viên, khuyến khích hoặc giúp đỡ HS trong học tập.
2.2. Hình thức KTM ở tiểu học:
- Hỏi-đáp với những câu hỏi đóng hoặc mở (kiểu tự luận hạn chế)
- Hỏi-đáp với những câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
19


- Trò chơi/tình huống/thảo luận/trình bày.
- Bài tập thực hành.
2.3. Tính chất của KTM:
- Ghi nhớ - tái hiện đơn giản
- Ghi nhớ - tái hiện sáng tạo
- Ghi nhớ - vận dụng – giải quyết vấn đề
2.4. Nguyên tắc thực hiện:
- Nắm rõ nội dung cần kiểm tra (Kiến thức/kỹ năng/thái độ)
- Dựa vào nội dung kiểm tra đã xác lập GV thiết kế hay lựa chọn một vài hoạt
động để đánh giá HS.
- Nên sử dụng nhiều hình thức, kỹ thuật kiểm tra nhằm tránh sự đơn điệu, tránh
lặp lại nguyên văn những câu hỏi, những bài tập đã được dùng trong lúc giảng

dạy ở bài cũ.
- Ngoài kiểm tra ghi nhớ-tái hiện đơn giản, KTM cần tạo cơ hội cho các em áp
dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào đời sống hằng ngày và giải quyết vấn
đề, tạo cho các em có cơ hội được thể hiện, được diễn đạt, được trình bày.
3. Kiểm ta thực hành:
- Khái niệm thực hành và những kết quả học tập được đánh giá qua kiểm
tra thực hành
- Vận dụng các biện pháp kiểm tra thực hành
3.1. Khái niệm và những kết quả học tập được đánh giá qua bài thực hành
a) Bài thực hành là gì? Là một kỹ thuật đánh giá mà trong đó các hành vi của
HS sẽ được xem xét trong những tình huống cụ thể, nó đòi hỏi HS phải thể hiện
các kỹ năng bằng hành động thực tế. Bài thực hành liên quan đến LÀM hơn là
đến BIẾT. GV vừa đánh giá được phương pháp / tiến trình hoạt động mà HS
thực hiện vừa đánh giá được sản phẩm do HS tạo ra từ việc thực hiện ấy.
b) Những loại khả năng được kiểm tra trong bài thực hành:
- Khả năng ứng dụng.
- Khả năng nhận diện vấn đề, thu thập dữ liệu, tổ chức, tích hợp và đánh giá
thông tin và sáng tạo được nhấn mạnh
- Vẽ tranh, hát, động tác thể dụng hay trình bày miệng, sử dụng dụng cụ khoa
học…
3.2. Các loại bài thực hành:
a) Bài tập thực hành hạn chế: thường bắt đầu bằng những chỉ dẫn hạy động
lệnh trong đó nội dung và yêu cầu thực hiện được giới hạn trong một vài bài
hoặc trong nội dung chuyên biệt. Ví dụ Viết tên các nước vào những chỗ trống
thích hợp lên bản đồ Châu Mỹ; Ghép 4 hình tam giác (cho trước) để được một
hình vuông…
b) Bài tập thực hành mở rộng: đòi hỏi HS phải tìm kiếm thông tin từ nhiều
nguồn khác nhau vượt ra ngoài phạm vi những thông tin đã được cung cấp trong
chính bài tập đó hay vượt ra ngoài nội dung của một vài bài học. Ví dụ: Thực
hiện một cuộc khảo sát; Trình bày miệng kết hợp với minh họa bằng hình ảnh;

20


Cách sử dụng thư viện; Ghi nhận và phân tích các quan sát, thu thập và phân
tích dữ kiện trong thí nghiệm…
Cụ thể Môn TNXH lớp 2
i. Giúp HS vận dụng về kiến thức của những loại thân cây đã học để nhận
biết, miêu tả và nhận xét thân cây trong thực tế.
ii. Đóng vai nhà nghiên cứu khoa học, HS khảo sát, mô tả và phân loại các
thân cây có trong trường học hoặc nơi em đang sống.
iii. Yêu cầu HS nêu đặc điểm tương tự với những thân cây em đã học và chỉ
ra những loại thân cây chưa học.
iv. Hướng dẫn HS cách sử dụng sách báo có ở thư viện để tìm tư liệu
v. Chia tổ nhóm và nêu nhiệm vụ thực hiện cho các thành viên trong nhóm
vi. Nêu yêu cầu đánh giá kết quả thực hành.
3.3. Hạn chế của bài thực hành:
- Việc cho điểm cũng như nhận xét đánh giá có thể không tin cậy.
- Mất nhiều thời gian tiến hành, đặc biệt là bài thực hành mở rộng.
- Tính khái quát của việc đánh quá trình hoạt động trong các bài tập thực hành
thấp.
3.4. Cách xây dựng một bài thực hành:
Ÿ Bước 1: Tập trung vào những thành quả học tập đòi hỏi các kỹ năng nhận
thức và thực hành phức tạp. Từ đó, xác định các thành quả quan trọng cần đánh
giá bằng thực hành.
Ÿ Bước 2: Chọn và phát triên bài tập thể hiện đầy đủ cả nội dung kiến thức và
kỹ năng liên quan trực tiếp đến các thành quả học tập trọng tâm đã xác định ở
B1.
Ÿ Bước 3: Luôn tập trung vào ý định đánh giá
Ÿ Bước 4: Cung cấp hay gợi ý cho HS những hiểu biết cần thiết
Ÿ Bước 5: Xây dựng phương hướng và tiến trình thực hiện bài tập một cách rõ

ràng
Ÿ Bước 6: Cho HS biết các tiêu chí đánh giá các hoạt động trong khi làm và sản
phẩm sau khi làm.
3.5. Cách đánh giá các kỹ năng thực hành: Quan sát và ghi chép điều đã quan
sát được; Sử dụng bảng kiểm; thang mức độ…
4. Học sinh tự đánh giá:
Thực hành các biện pháp rèn kỹ năng tự đánh giá cho học sinh và
đánh giá lẫn nhau
VI. HỌC SINH TỰ ĐÁNH GIÁ
1. Tại sao cần rèn cho HS tiểu học kỹ năng tự đánh giá?
Tự đánh giá là hoạt động của HS đánh giá bản thân và đánh giá các bạn
học cùng lớp, thông qua đó hình thành rõ ràng hơn yêu cầu học tập, cách ứng xử
với người khác và từ đó các em điều chỉnh hay phát triển hành vi thái độ của bản
thân. Mặt khác nếu các em biết cách tự kiểm tra việc học, nhận thức được những
gì mà gia đình, nhà trường mong đợi ở mình, tự tin để đánh giá bản thân và qua
đó các em có thể kiểm soát được việc học của bản thân, lên kế hoạch để cải
21


thiện việc học của mình, cảm thấy thoải mái về những gì các em làm được và
dần dần lĩnh hội được cách tự học.
2. Các biện pháp giúp HS đạt được kỹ năng tự đánh giá
a) GV cần đặt câu hỏi giúp HS suy nghĩ về việc học của mình. Ví dụ: Em đã đọc
lại bản nháp và kiểm tra lỗi chính tả chưa? Em nghĩ em giỏi phần nào trong bộ
môn toán…
b) Hướng dẫn cho HS viết nhật ký học tập theo gợi ý của GV.Ví dụ: Những khó
khăn em thường gặp phải, những điểm mạnh mà em cảm thấy, ý kiến về chất
lượng làm bài của em…
c) Tổ chức hoạt động trao đổi về việc học tập và rèn luyện theo nhóm
trong các tiết sinh hoạt hay ngoại khóa

d) Đưa ra những giới hạn với những yêu cầu cụ thể làm căn cứ cho HS tự
đánh giá và đánh giá bạn trong các tiết học. Tránh đánh giá theo dạng chung
chung “đúng, rõ ràng, hay, tốt…”
e) Phối hợp với gia đình tạo cơ hội cho HS kể lại, nhận xét quá trình và
kết quả học tập của mình với cha mẹ; tạo cơ hội cho HS báo cáo với cha mẹ
mình trong các buổi họp đối mặt (cha, mẹ, GV chủ nhiệm và HS). Từ đó các em
có trách nhiệm hơn đối với việc học của mình, các em tự hào về bản thân mình
hơn, tạo mối quan hệ tích cực hơn đối với GV và xây dựng được một ý thức
cộng đồng trong lớp học đồng thời phát triển kỹ năng điều hành cho HS và mối
liên hệ giữa nhà trường với gia đình được phát triển chặt chẽ hơn.
f) Lập những phiếu để giúp HS dễ dàng thể hiện các nhận xét tự đánh giá.
Ví dụ:
+ Tên HS:…………….
lớp………. ngày……………………..
+ Ở trường em giỏi
về…………………………………………………………………..
+ Em nghĩ em cần giúp đỡ
về……………………………………………………………
+ Môn học em thích là………
bởi vì……………………………………..
+ Những điều em thấy khó khăn khi học
là……………………………………………..
BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
MODULE TH 27: PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ BẰNG NHẬN
XÉT
---------------* Đổi mới công tác đánh giá là một trong những đổi mới cần thiết của
Chương trình giáo dục phổ thông. Đổi mới đánh giá là kết hợp giữa tự đánh giá
của học sinh với đánh giá của giáo viên, kết hợp giữa đánh giá định lượng với
đánh giá bằng định tính, kết hợp giữa đánh giá thường xuyên trong cả quá trình
22



học tập và đánh giá định kỳ: giữa học kỳ, cuối học kỳ và cuối năm học. Trong
đổi mới công tác đánh giá, cần coi trọng vai trò tự đánh giá của học sinh, coi
trọng đánh giá thường xuyên trong suốt quá trình học tập của học sinh, nhằm có
được những thông tin đầy đủ nhất về tinh thần, thái độ học tập, kiến thức, kỹ
năng của học sinh so với Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình. Thông qua
đánh giá bằng nhận xét của giáo viên, học sinh biết mình đã đạt ở mức độ nào
của Chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học. Đánh giá bằng nhận xét một số môn
học đã góp phần tích cực đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá
kết quả học tập của học sinh ở tiểu học.
* Có hai hình thức đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học
- Đành giá bằng điểm số kết hợp với nhận xét đối với các môn: Toán, Tiếng
Việt, Khoa học, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ, Tiếng dân tôc, Tin học.
- Đành giá kết quả học tập bằng nhận xét đối với các môn: Đạo đức, Tự nhiên
- xã hội, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thủ công – Kỹ thuật, Thể dục.
1. Mục đích:
- Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học, đổi mới nội dung,
phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục tiểu học và đánh giá đầy
đủ, toàn diện kết quả học tập của học sinh thông qua những nhận xét của giáo
viên trong quá trình học tập của học sinh.
- Khuyến khích học sinh tiểu học học tập chuyên cần; phát huy tính tích cực,
năng động, sáng tạo, khả năng tự học; xây dựng niềm tin, rèn luyện đạo đức,
phát triển trì tuệ cho các em.
- Giúp cho quá trình đánh giá đơn giản và phù hợp với đặc điểm của một số
môn học.
2,. Đánh giá bằng nhận xét là:
Sử dụng các nhận xét được rút ra từ quan sát các hành vi hoặc sản phẩm học
tập của học sinh theo những chuẩn (tiêu chí) cho trước mà giáo viên đưa ra
những phân tích hay phán đoán về học lực, hạnh kiểm của các em.

Đánh giá bằng nhận xét là hình thức đánh giá dựa trên nhận xét của giáo
viên nói về mức độ thành công, chất lượng học tập đạt được của học sinh theo
các tiêu chí đã được xác định từ trước.
* Tác dụng của nhận xét đối với học sinh:
Động viên và hướng dẫn học sinh điều chỉnh việc học tập. Cụ thể:
- Phải thực tế; Phải cụ thể; Phải kịp thời và nói thẳng, không úp mở và cho
những ý kiến hay cảm nghỉ riêng thay vì những lời nhận định đầy quyền uy.
- Phải nhạy cảm đối với những quan tâm, mục đích hay cố gắng của học
sinh; không nên cho là học sinh sai hay không tốt mà cần cố gắng nhận biết mục
đích mà các em thực hiện.
- Khuyến khích những điều các em làm được với những chứng cứ cụ thể
- Hướng dẫn các em cách thức khắc phục những điều mà các em chưa đạt
cũng như cách thực hiện nhiệm vụ học tập kế tiếp tốt hơn.
3. Để có nhận xét tốt:
- GV cần thường xuyên tham khảo các tiêu chí (chứng cứ) đã được xác lập
đối với trường hợp nội dung quan sát nhỏ hẹp.
23


- Xây dựng bảng hướng dẫn đánh giá khi mà kết quả của nó sẽ được chính
thức sử dụng để xếp loại học sinh.
- Quan sát và ghi nhận các biểu hiện hành vi của các em theo tiêu chí đã
định.
- Thu thập thông tin đầy đủ, phù hợp và tránh định kiến.
- Trước khi đưa ra nhận xét cần xem xét:
+ Chứng cứ thu thập được có thích hợp không ?
+ Chứng cứ thu thập được đã đủ cho nhận xét về học sinh chưa ?
+ Xem xét những yếu tố nào khác ngoài bài kiểm tra hay thực hành có thể
ảnh hưởng đến kết quả thực hiện của học sinh không?
+ Viết nhận xét nào đó cần phải nêu rõ ràng những lí do của nhận xét ấy.

Tiêu chí là những diễn đạt bằng lời về một tiêu chuẩn nào đó thể hiện kết quả
học tập của học sinh. Chúng được sử dụng làm cơ sở so sánh để đánh giá những
thông tin đã thu được. Với các môn đánh giá bằng nhận xét ở tiểu học, các tiêu
chí chính là hệ thống các "nhận xét" và các "chứng cứ" của từng môn học được
in chi tiết trong "Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh".
+ Quan niệm về hình thức đánh giá: đánh giá kết quả học tập các môn Đạo
đức,Tự nhiên - xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục cần quan niệm
như sau: Đánh giá là sự khơi dậy tiềm năng của học sinh chứ không phải là sự
so sánh giữa các cá nhân học sinh với nhau; Cần đánh giá nhẹ nhàng không tạo
áp lực cho học sinh để tránh tình trạng học sinh tự ti mặc cảm, mất hứng thú
trong quá trình học tập; Đánh giá chú trọng đến đánh giá cả quá trình và hướng
tới từng cá nhân. Theo quan niệm trên, đánh giá kết quả học tập của học
sinh bằng hình thức nhận xét đối với các môn Đạo đức, Tự nhiên - xã hội, Âm
nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục ở lớp 1, 2, 3 là phù hợp. Tuy nhiên, cần phải
có những cải tiến để việc triển khai đánh giá bằng nhận xét không phức tạp và
khó thực hiện như hiện nay và đảm bảo đánh giá một cách khách quan, chính
xác
kết
quả
học
tập
của học
sinh.
+ Xếp loại học lực môn học kết hợp với nhận xét cụ thể: với quan niệm trên,
đánh giá là sự khơi dậy tiềm năng học tập của học sinh chứ không phải là sự so
sánh giữa các cá nhân học sinh với nhau nên việc xếp loại học lực những môn
học đánh giá bằng nhận xét chỉ để 2 mức độ: Loại Hoàn thành (A) và Loại Chưa
hoàn thành (B). Những học sinh đạt 100% số nhận xét trong từng học kỳ hay cả
năm học và có biểu hiện rõ về năng lực học tập môn học, được GV ghi nhận là
(A+)

để
nhà
trường

kế
hoạch
bồi
dưỡng.
+ Ngoài ra, khi đánh giá kết quả học tập môn học của học sinh vào cuối học
kì hay cuối năm, bên cạnh xếp loại học sinh đạt được (hoàn thành hay chưa hoàn
thành), giáo viên dựa vào các ghi nhận cụ thể có được trong năm, khái quát
những hành vi mà học sinh thường làm thành những nhận định tổng quát về
phẩm chất và năng lực của học sinh.
* Kết luận
Đánh giá kết quả học tập của học sinh là một quá trình thu thập, phân tích và
xử lí các thông tin về kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh theo mục tiêu môn
học (hoặc hoạt động) nhằm đề xuất các giải pháp để thực hiện mục tiêu của môn
học (hoặc hoạt động) đó.
24


Đánh giá bằng nhận xét là hình thức đánh giá dựa trên nhận xét của giáo
viên nói về mức độ thành công, chất lượng học tập đạt được của học sinh theo
các tiêu chí đã được xác định từ trước.
Tiêu chí là những diễn đạt bằng lời về một tiêu chuẩn nào đó thể hiện kết quả
học tập của học sinh. Chúng được sử dụng làm cơ sở so sánh để đánh giá những
thông tin đã thu được. Với các môn đánh giá bằng nhận xét ở tiểu học, các tiêu
chí chính là hệ thống các "nhận xét" và các "chứng cứ" của từng môn học được
in chi tiết trong "Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh".
Xu hướng mới trong đánh giá kết quả học tập trên thế giới:

- Từ giữa thập niên 80, trên thế giới đã bùng nổ một cuộc cách mạng thực sự
về kiểm tra, đánh giá với những thay đổi căn bản cả về triết lí, quan điểm,
phương pháp và các hoạt động cụ thể.
- Theo xu hướng này, có thể khẳng định về mặt lí luận đánh giá bằng nhận
xét có rất nhiều ưu điểm, phù hợp xu hướng phát triển của đánh giá hiện nay, đó
là đánh giá để phục vụ việc học tập của học sinh, có nghĩa là không chỉ đánh giá
kết quả cuối mà còn quan tâm đánh giá quá trình học tập của học sinh để lập kế
hoạch cho các bước học tập tiếp theo của học sinh một cách phù hợp và hiệu
quả.
Một số nguyên tắc cần đảm bảo trong đánh giá kết quả học tập:
- Nguyên tắc khách quan.
- Nguyên tắc công bằng.
- Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện.
- Nguyên tắc đảm bảo tính công khai.
- Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục.
- Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển.
Một số văn bản có liên quan đến vấn đề đánh giá kết quả học tập:
- Chương trình giáo dục phổ thông: theo chương trình tiểu học (Ban hành
kèm theo quyết định số 43/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 9 tháng 11 năm 2001),
việc đánh giá kết quả học tập của học sinh được quy định như sau: 1/Đánh giá
bằng điểm kết hợp với nhận xét của giáo viên đối với các môn học Tiếng Việt,
Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí; 2/Đánh giá chỉ bằng nhận xét của giáo
viên đối với các môn học và các hoạt động giáo dục khác.
- Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh: để ghi lại kết quả đánh giá
trong suốt năm học, Bộ Giao1 dục và Đào tạo đã ban hành. Trong đó :
+ Đối với mỗi môn đánh giá bằng nhận xét, ở các lớp 1 và 2, học sinh được
đánh giá bằng 8 nhận xét cho mỗi lớp, còn ở lớp 3 có 10 nhận xét.
+ Nội dung, sự sắp xếp các nhận xét được xây dựng dựa trên nội dung và
cách sắp xếp các chủ đề theo từng lớp của những môn học đánh giá bằng nhận
xét.

+ Ở tất cả các lớp tiểu học, với tất cả môn học, mỗi nhận xét đều có 3 – 4
chứng cứ. Các chứng cứ được xây dựng căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng
môn học.
Cách xếp loại học lực môn học theo học kì và cả năm như sau :
Lớp 1, 2
Xếp loại học lực
Học kì I
Học kì II (cả năm)
25


Đáp án câu hỏi tự luận Mô đun 3 Tiểu học

  • Đáp án tự luận Mô đun 3 môn Lịch sử - Địa lý
  • Đáp án tự luận Mô đun 3 môn Hoạt động trải nghiệm
  • Đáp án tự luận Mô đun 3 môn Tự nhiên xã hội
  • Đáp án tự luận Mô đun 3 môn Đạo đức
  • Đáp án tự luận Mô đun 3 môn Giáo dục thể chất
  • Đáp án tự luận Mô đun 3 môn Tin học
    • 1. Giới thiệu môn học
    • 2. Đặc điểm môn Tin học
    • 3. Khung năng lực Tin học ở cấp Tiểu học
    • 4. Định hướng đánh giá mục tiêu giáo dục
    • 5. Câu hỏi tương tác
    • 6. Định hướng SDKQĐG để đổi mới PPDH môn Tin học
    • 7. Các PP, KT đánh giá phổ biến của môn học
  • Đáp án tự luận Mô đun 3 môn Âm nhạc