Bài tập thẩm định giá tài sản có lời giải

BÀI TẬP

PHẦN 1: BÀI TẬP MẪU

Bài tập mẫu chương 2: PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN


Bài 1: Phương pháp so sánh

I. Tài sản cần thẩm định giá là một ngôi nhà A tại đường K3 Cầu Diễn Hà Nội có diện tích 70m2 và hợp pháp về quyền đối với bất động sản.

Qua thu thập thông tin bằng các phiếu điều tra thị trường trong vòng 6 tháng so với ngày thẩm định giá ở khu vực này, có 2 ngôi nhà được giao dịch thành công và có các yếu tố so sánh gần tương tự với ngôi nhà cần thẩm định giá. Cụ thể như sau:

- Ngôi nhà B trên cùng mặt đường với ngôi nhà A và có diện tích tương tự ngôi nhà A nhưng có thêm phần sân vườn trị giá 50 triệu đồng, hợp pháp về quyền đối với bất động sản, vừa được bán với điều kiện: trả làm 3 đợt, mỗi đợt cách nhau 1 năm. Trong đó, trả ngay lần đầu 2.000 triệu đồng, đợt hai 1.000 triệu đồng và đợt ba là 800 triệu đồng.

- Ngôi nhà C có diện tích và vị trí tương tự ngôi nhà A, nhưng nội thất kém hơn 30 triệu đồng, không có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp vừa được bán với giá 2.000 triệu đồng.

II. Thông tin bổ sung: theo quy định hiện hành:

- Giá đất do Nhà nước quy định tại con đường này là 30 triệu đồng/m2.

- Hạn mức sử dụng đất theo quy hoạch là 50m2.

- Tiền thu về sử dụng đất phải nộp cho Nhà nước khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tính bằng 50% giá đất do Nhà nước quy định đối với diện tích đất trong hạn mức và 100% đối với diện tích đất vượt ngoài hạn mức.

- Lãi suất tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 1 năm là 8%, 2 năm là 9%, 3 năm là 10%.

- Các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá trị của BĐS coi như tương đồng.

III. Yêu cầu: Ước tính giá trị thị trường của ngôi nhà A



Lời giải

* Lựa chọn một số BĐS có thể so sánh thích hợp nhất.

Cả 2 BĐS B và C đều có thể so sánh thích hợp với BĐS A.



* Xác định yếu tố khác nhau giữa BĐS mục tiêu và so sánh. Sau đó tiến hành điều chỉnh chênh lệch.

a. Điều chỉnh giá ngôi nhà B

- Giá bán ngôi nhà B quy về điều kiện trả tiền ngay như sau:


2000

+

1000

+

800

=

3.600 triệu đồng

(1 + 8%)

(1 + 9%)2

- So với ngôi nhà A thì ngôi nhà B có thêm phần sân vườn trị giá 50triệu đồng. Đây là yếu tố được đánh giá tốt hơn BĐS mục tiêu nên điều chỉnh giảm giá trị của BĐS so sánh xuống.

Giá trị ngôi nhà B sau khi điều chỉnh chênh lệch về giá trị xây dựng so với ngôi nhà A là:

3.600 50 = 3.550 triệu đồng

b. Điều chỉnh ngôi nhà C

Ngôi nhà A và C có 2 yếu tố khác nhau: Tính pháp lý về quyền sử dụng đất

Giá trị nội thất bên trong

- Tính pháp lý về quyền sử dụng đất

BĐS C chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên tiền sử dụng đất phải nộp để hợp pháp hóa quyền sử dụng đất là:

50m2 × 30 triệu đồng/m2 × 50% + 20m2× 30 triệu đồng/m2 × 100% = 1.350 triệu đồng

Giá trị ngôi nhà C sau khi hoàn chỉnh thủ tục pháp lý về QSD đất là:

2.000 + 1.350 = 3.350 triệu đồng

- Giá trị nội thất bên trong

So với ngôi nhà A thì ngôi nhà C có nội thất kém hơn 30 triệu đồng. Đây là yếu tố được đánh giá kém hơn BĐS mục tiêu nên điều chỉnh tăng giá trị của BĐS so sánh lên.

Giá trị ngôi nhà C sau khi điều chỉnh phần chênh lệch về pháp lý quyền sử dụng đất và giá xây dựng so với ngôi nhà A là:

3.350 + 30 = 3.380 triệu đồng

* Ước tính giá trị của BĐS mục tiêu trên cơ sở giá của các BĐS đã điều chỉnh.

Giá trị của BĐS mục tiêu được xác định bằng cách bình quân hóa giá trị của các BĐS so sánh:

(3.550 + 3.380) : 2 = 3.465 triệu đồng

Vậy giá trị của BĐS A cần thẩm định giá là 3.465 triệu đồng



Bài 2. Phương pháp thu nhập

Một căn nhà ở mặt tiền đường Hoàng Quốc Việt được xây để cho thuê. Hiện chủ nhà đang cho thuê toàn bộ căn nhà với giá 300 triệu đồng/ năm, chi phí tu bổ, sửa chữa hàng năm 10 triệu đồng, thuế 50 triệu đồng, tỷ suất vốn hóa qua điều tra thị trường cho thấy lãi suất kỳ vọng đối với hoạt động cho thuê nhà phổ biến trên thị trường là 12%/ năm

Yêu cầu: Anh/ Chị hãy xác định giá trị thị trường của căn nhà trên?

Lời giải

* Thu nhập hàng năm mà BĐS mang lại = Tiền thuê = 300 triệu đồng

* Tổng chi phí hàng năm vào BĐS = Chi phí tu bổ, sửa chữa + thuế

= 10 + 50 = 60 triệu đồng

* Thu nhập ròng hàng năm = Tổng thu nhập tổng chi phí

= 300 60 = 240 triệu đồng

* Tỷ suất chiết khấu = 12%

* Giá trị của căn nhà là:




240

=

2.000 triệu đồng

12%

Vậy giá trị thị trường của căn nhà cần định giá là 2.000 triệu đồng

Bài 3. Phương pháp chi phí

Ước tính giá trị của bất động sản X dựa trên các thông tin như sau:



I. Tài liệu về bất động sản X

- Diện tích đất 450 m2, có đầy đủ pháp lý về quyền sử dụng đất.

- Công trình xây dựng trên đất: nhà 2 tầng, kết cấu bê tông cốt thép, diện tích sàn xây dựng là 150 m2/sàn.

- Hao mòn của các kết cấu chính: móng 35%, tường 40%, trần 55%, mái 44%.

- Tỷ lệ giá trị các kết cấu chính trong tổng giá trị công trình: móng 5%, tường 20%, trần 15%, mái 11%

II. Các thông tin có liên quan:

- Có một thửa đất trống gần đó có diện tích 300 m2; không có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất, không thuộc diện lấn chiếm đất công, không có tranh chấp, hiện trạng đất đang sử dụng là đất ở, vừa được bán với giá là 2,72tỷ.

- Giá đất do Nhà nước quy định tại khu vực này là 2 triệu đồng/m2

- Hạn mức sử dụng đất theo quy hoạch là 200 m2

- Tiền thu về sử dụng đất phải nộp cho Nhà nước khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tính bằng 50% giá đất do Nhà nước quy định đối với diện tích đất trong hạn mức và 100% đối với diện tích đất vượt hạn mức.

- Đơn giá xây dựng mới nhà có kết cấu tương tự 2 triệu đồng/m2

- Chi phí làm lại nhà tắm và sửa bếp là 80 triệu đồng

- Chi phí khắc phục tình trạng lạc hậu về trang thiết bị phòng khách là 35 triệu đồng.



Lời giải:

* Ước tính giá trị của mảnh đất trống

- BĐS so sánh

+ Tiền sử dụng đất phải nộp

200m2 x 50% x 2 triệu đồng/m2 + 100m2 x 100% x 2 triệu đồng/m2 = 400 triệu đồng

+ Giá trị BĐS so sánh sau khi điều chỉnh chênh lệch về quyền sử dụng đất.

2.720 + 400 = 3.120 triệu đồng

+ Giá 1m2 đất: 3.120 triệu đồng/300 m2 = 10,4 triệu đồng/m2

- BĐS mục tiêu

Ước tính giá trị của mảnh đất trống:

450m2 x 10,4 triệu đồng/m2 = 4.680 triệu đồng

* Chi phí xây dựng mới hiện hành của công trình xây dựng

150 m2 x 2 tầng x 2 triệu đồng/m2 = 600 triệu đồng

* Ước tính mức giảm giá của công trình xây dựng

- Tỷ lệ hao mòn của công trình xây dựng


Tỷ lệ hao mòn của CTXD

=

35% x 5% + 40% x 20% + 55% x 15% + 44% x 11%

5% + 20% + 15% + 11%

= 44,78%

- Mức giảm giá của công trình xây dựng

600 x 44,78% + 80 + 35 = 383,68 triệu đồng

* Giá trị ước tính của công trình xây dựng

600 383,68 = 216,32 triệu đồng

* Giá trị ước tính của BĐS mục tiêu

4.680 + 216,32 = 4.896,32 triệu đồng

Vậy, giá trị ước tính của BĐS X là 4.896,32 triệu đồng

Bài 4. Phương pháp thặng dư

Một thửa đất có diện tích 1.500m2 dự định xây dựng 10 ngôi nhà, với diện tích xây dựng mỗi ngôi nhà là 350m2, các ngôi nhà này sau khi xây dựng sẽ được bán trên thị trường.

- Dự kiến giá bán mỗi ngôi nhà là 5.000 triệu đồng.

- Các chi phí pháp lý liên quan đến việc bán nhà là 100 triệu đồng/nhà.

- Chi phí quảng cáo, đại lý môi giới bán nhà là 250 triệu đồng.

- Chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật vào thửa đất là: 2 triệu đồng/m2..

- Chi phí xây dựng nhà tính bình quân trên 1m2 xây dựng là 5 triệu đồng.

- Chi phí xây dựng nhà được trang trải bằng vốn vay với lãi suất tiền vay 12%/năm.

- Lợi nhuận yêu cầu của nhà đầu tư là 900 triệu đồng/nhà.

Yêu cầu: Hãy ước tính giá trị của thửa đất trên. Biết, thời gian tính từ khi khởi công đến khi hoàn thành công việc xây dựng mất 1 năm.

Lời giải:

* Mục đích sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất của dự án: xây dựng 10 ngôi nhà để bán.

* Ước tính doanh thu thuần của sự phát triển

- Doanh thu của dự án phát triển: 5.000 x 10 ngôi nhà = 50.000 triệu đồng

- Chi phí liên quan đến việc bán:

+ Các chi phí pháp lý liên quan đến việc bán nhà:

100 triệu đồng/nhà x 10 ngôi nhà = 1.000 triệu đồng

+ Chi phí quảng cáo, đại lý môi giới bán nhà là 250 triệu đồng.

+ Chi phí liên quan đến việc bán: 1.000 + 250 = 1.250 triệu đồng

- Doanh thu thuần của dự án: 50.000 1.250 = 48.750 triệu đồng

* Ước tính tổng chi phí phát triển:

- Chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật: 1.500 m2 x 2 triệu đồng/m2 = 3.000 triệu đồng

- Chi phí xây dựng nhà: 5 triệu đồng/m2 x 350 m2 x 10 ngôi nhà = 17.500 triệu đồng

- Chi phí tài trợ: 17.500 triệu đồng x 12% = 2.100triệu đồng

- Lợi nhuận yêu cầu của nhà đầu tư: 10 ngôi nhà x 900 triệu đồng = 9.000 triệu đồng

- Tổng chi phí phát triển

3.000 + 17.500 + 2.100 + 9.000 = 31.600 triệu đồng

* Ước tính giá trị thặng dư cho đất

48.750 31.600 = 17.150 triệu đồng

* Ước tính giá trị thửa đất:

Giá trị ước tính của thửa đất = Giá trị thặng dư cho đất = 17.150 triệu đồng

Vậy, giá trị ước tính của thửa đất là 17.150 triệu đồng


Bài tập mẫu chương 3: ĐỊNH GIÁ MÁY, THIẾT BỊ


Bài 1. Phương pháp so sánh

Cần định giá cho mục đích bán một lô 100 máy xúc bánh lốp đã sử dụng của Nhật Bản hiệu Komatshu chế tạo năm 2009, dung tích gầu xúc 0,5; trọng lượng 15.000 kg, sức nén bơm thủy lực 350 kg/cm3; lực đào gầu xúc 5.000 kg. Qua thu thập thông tin thị trường tại thời điểm định giá (2010), có các thông tin cụ thể sau:

- So sánh 1: Máy bơm nước mới 100% của Nhật Bản, cùng nhãn mác, sản xuất năm 2010, dung tích gầu xúc 0,5; trọng lượng 13.000 kg, sức nén bơm thủy lực 350 kg/cm3, lực đào gầu xúc 5.500 kg, được bán với giá 620 triệu đồng/cái

- So sánh 2: Máy bơm nước cũ của Nhật Bản, cùng nhãn mác, sản xuất năm 2009, dung tích gầu xúc 0,5; trọng lượng 13.000 kg, sức nén bơm thủy lực 300 kg/cm3, lực đào gầu xúc 5.500 kg, được bán với giá 500 triệu đồng/cái

- So sánh 3: Máy bơm nước mới 100% của Nhật Bản, cùng nhãn mác, sản xuất năm 2009, dung tích gầu xúc 0,5; trọng lượng 15.000 kg, sức nén bơm thủy lực 300 kg/cm3, lực đào gầu xúc 5.000 kg, được bán với giá 550 triệu đồng/cái

Biết rằng: Giá thị trường của máy xúc bánh lốp như sau:



- Về năm sản xuất: sản xuất năm 2009 được đánh giá là 100%, sản xuất năm 2010 được đánh giá là 105%

- Về trọng lượng: Trọng lượng 15.000 kg được đánh giá là 100%, trọng lượng dưới 15.000 kg được đánh giá là 95%.

- Về sức nén của máy bơm: Sức nén 350 kg/cm3 được đánh giá là 100%, sức nén dưới 350 kg/cm3 được đánh giá là 90%.

- Về lực đào của gầu xúc: Lực đào của gầu xúc 5.000kg được đánh giá là 100%, lực đào gầu xúc trên 5.000 kg được đánh giá là 106%.

- Về chất lượng: Chất lượng còn lại của máy bơm nước sản xuất được sử dụng từ năm 2009 là 85%

Lời giải

* Bước 1: Tìm kiếm thông tin

Qua điều tra thị trường thì tìm được 3 máy xúc để so sánh. Thông tin thu thập được như sau:

Thông số so sánh

Máy bơm cần

định giá

So sánh 1

So sánh 2

So sánh 3

Giá bán (triệu đồng)

?

620

500

550

Năm sản xuất

2009

2010

2009

2009

Dung tích gầu xúc

0,5

0,5

0,5

0,5

Trọng lượng (kg)

15.000 kg

13.000

13.000

15.000

Sức nén bơm thủy lực (kg/cm3)

350

350

300

300

Lực đào gầu xúc

5.000

5.500

5.500

5.000

Chất lượng

85%

100%

85%

100%

* Bước 2: Kiểm tra thông tin về các máy xúc so sánh để xác định giá trị thị trường.

Ở đây giá trị thị trường của máy xúc chưa được xác định một cách cụ thể mà mới chỉ có các thông tin thị trường làm cơ sở để so sánh với máy bơm cần định giá.

* Bước 3: Trên cơ sở các thông tin thị trường, tiến hành phân tích và điều chỉnh các máy bơm so sánh.

- Phân tích:

Trong các thông số đưa ra thì có 5 thông số khác nhau: năm sản xuất, trọng lượng, sức nén bơm thủy lực, lực đào gầu xúc, chất lượng.

Ta có bảng phân tích sau đây:

Thông số so sánh

Máy bơm cần

định giá

So sánh 1

So sánh 2

So sánh 3

Năm sản xuất

100%

(xấu hơn)

105%

(tốt hơn)

100%

(xấu hơn)

100%

(xấu hơn)

Trọng lượng

100%

(Tốt hơn)

95%

(xấu hơn)

95%

(xấu hơn)

100%

(Tốt hơn)

Sức nén bơm thủ lực

100%

(Tốt hơn)

100%

(Tốt hơn)

90%

(xấu hơn)

90%

(xấu hơn)

Lực đào gầu xúc

100%

(xấu hơn)

106%

(Tốt hơn)

106%

(Tốt hơn)

100%

(xấu hơn)

Chất lượng

85%

(xấu hơn)

100%

(Tốt hơn)

85%

(xấu hơn)

100%

(Tốt hơn)

- Điều chỉnh:

Trên cơ sở các kết quả phân tích ở trên, tiến hành điều chỉnh tăng (giảm) giá dựa vào các thông số khác nhau.

Ta có bảng phân tích sau

Thông số so sánh

So sánh 1

So sánh 2

So sánh 3

Giá bán (triệu đồng)

620

500

550

Năm sản xuất

- 5%

0 %

0%

Trọng lượng (kg)

+ 5%

+ 5%

0 %

Sức nén bơm thủy lực (kg/cm3 )

0%

+ 10%

+ 10%

Lực đào gầu xúc

- 6%

- 6%

0%

Chất lượng

- 15%

0%

- 15%

Tổng thay đổi

- 21%

+ 9%

- 5%

+ Giá bán của máy xúc so sánh 1 sau khi điều chỉnh về giá:

620 triệu đồng × (100% - 21%) = 489,8 triệu đồng

+ Giá bán của máy xúc so sánh 2 sau khi điều chỉnh về giá:

500 triệu đồng × (100% + 9%) = 545 triệu đồng

+ Giá bán của máy xúc so sánh 3 sau khi điều chỉnh về giá:

550 triệu đồng × (100% - 5%) = 522,5 triệu đồng

* Bước 4: Từ các mức giá điều chỉnh trên ta có mức giá ước tính của máy xúc cần định giá là:

489,8 + 545 + 522,5

=

519,1 triệu đồng

3

Vậy, mức giá ước tính của máy xúc cần định giá là:

Bài 2. Phương pháp chi phí

Hãy xác định giá trị hiện tại của máy chế biến cà phê được nhập từ Malayxia được sản xuất từ năm 2009, đã qua sử dụng 3 năm. Biết thông tin về máy này như sau:

- Tại thời điểm mua, máy có giá CIF là 700 triệu đồng, thuế suất thế nhập khẩu là 20%, chi phí vận chuyển từ cảng Hải Phòng về là 10 triệu và chi phí lắp đặt, chạy thử là 15 triệu đồng.

- Tuổi thọ kinh tế dự kiến là 12 năm.

- Thuế VAT được tính theo phương pháp khấu trừ.

Bài giải


* Bước 1: Ước tính chi phí

Chi phí mua và đưa vào sử dụng một xe tương tự tại thời điểm mua là:

700 triệu đồng × (1 + 20%) + 10 triệu đồng + 15 triệu đồng = 990 triệu đồng

* Bước 2: Ước tính khấu hao lũy kế

- Số năm đã sử dụng : 3 năm

- Tuổi thọ kinh tế dự kiến là 12 năm.

- Tỷ lệ khấu hao: 3/12 × 100% = 25%

- Khấu hao lũy kế của máy chế biến cafe

990 triệu đồng × 25% = 247,5 triệu đồng

* Bước 3: Giá trị hiện tại của máy chế biến cafe

990 247,5 = 742,5 triệu đồng

Vậy, giá trị hiện tại của máy chế biến cafe là 742,5 triệu đồng


Bài tập mẫu chương 4: XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP


Bài 1: Phương pháp giá trị tài sản thuần

Công ty Mai Anh có tài liệu sau:

I. Trích Bảng cân đối kế toán của Công ty tại ngày 31/12/N như sau:

Đơn vị tính: triệu đồng


Tài sản

Số tiền

Nguồn vốn

Số tiền

A. Tài sản ngắn hạn

1. Tiền.


2. Chứng khoán ngắn hạn.

3. Các khoản phải thu.

4. Hàng tồn kho.

B. Tài sản dài hạn.

1. Giá trị còn lại

2. TSCĐ thuê tài chính.

3. Đầu tư chứng khoán vào công ty Bắc Âu: (5.000 cổ phiếu).

4. Góp vốn liên doanh.

5. TSCĐ cho thuê.



700

70

80



150

400


1.800

500


200

400


500

200


A. Nợ phải trả

1. Vay ngắn hạn.

2. Các khoản phải trả

3. Vay dài hạn.



B. Nguồn vốn chủ sở hữu.

1. Nguồn vốn kinh doanh.

2. Lãi chưa phân phối.


500

190


60

250


2.000

1.600


400

Tổng tài sản

2.500

Tổng nguồn vốn

2.500

II. Việc đánh giá lại toàn bộ tài sản của Công ty cho thấy những thay đổi sau:

1. Kiểm quỹ tiền mặt phát hiện thấy thiếu 10 triệu đồng

2. Một số khoản phải thu không có khả năng đòi được là 70 triệu đồng, số còn lại được xếp vào dạng khó đòi. Công ty mua bán nợ sẵn sàng mua lại 40 triệu đồng với số tiền bằng 40% giá trị, còn lại họ chỉ mua 20% giá trị

3. Nguyên vật liệu tồn kho hư hỏng 10 triệu đồng, kém phẩm chất theo kết quả đánh giá lại giảm 15 triệu đồng

4. TSCĐ hữu hình đánh giá lại theo giá thị trường tăng 300 triệu đồng

5. Công ty Mai Anh còn phải trả tiền thuê TSCĐ trong 10 năm, mỗi năm 26 triệu đồng. Muốn thuê một TSCĐ với những điều kiện tương tự như vậy tại thời điểm hiện hành thường phải trả 30 triệu đồng.

6. Giá chứng khoán của Công ty Bắc Âu tại SGDCK tại thời điểm đánh giá là 100.000 đồng/cổ phiếu.

7. Số vốn góp liên doanh được đánh giá lại giảm 50 triệu đồng

8. Theo hợp đồng thuê tài sản, người đi thuê còn phải trả dần trong 15 năm, mỗi năm trả một lượng tiền đều nhau là 30 triệu đồng.

9. Trong các khoản nợ phải trả có 30 triệu đồng là nợ vô chủ

III. Yêu cầu: Ước tính giá trị của doanh nghiệp theo phương pháp giá trị tài sản thuần, biết tỷ suất hiện tại hóa là 20%.

Lời giải

I. Đánh giá lại tài sản của doanh nghiệp

1. Kiểm quỹ tiền mặt thiếu 10 triệu đồng không rõ nguyên nhân

Tiền mặt giảm 10 triệu đồng

2. Các khoản phải thu

- Giá trị khoản phải thu được xếp vào dạng khó đòi là: 150 triệu đồng 70 triệu đồng = 80 triệu đồng

- Số tiền bán khoản phải thu khó đòi cho Công ty mua bán nợ là:

40 triệu đồng × 40% + 40 triệu đồng × 20% = 24 triệu đồng

Số khoản phải thu còn lại: 150 triệu đồng 24 triệu đồng = 126 triệu đồng

3. Nguyên vật liệu tồn kho giảm: 10 triệu đồng + 15 triệu đồng = 25 triệu đồng

4. TSCĐ hữu hình tăng 300 triệu đồng

5. Giá trị lợi thế của quyền thuê tài sản

Được tính bằng giá trị hiện tại của khoản tiền tiết kiệm được trong 10 năm. Sử dụng công thức tính giá trị của các khoản tiền đều nhau trong tương lai:


PV0

=

T

×

1 (1+i)-n

i

Trong đó:

PV0: Giá trị hiện tại của các khoản tiền đều nhau trong tương lai

T: Khoản tiền tiết kiệm được mỗi năm

i: Tỷ suất hiện tại hóa

n: Số năm nhận được khoản tiền

Khoản tiền tiết kiệm được mỗi năm: T= 30 triệu đồng 26triệu đồng = 4 triệu đồng

Với p = 20%, n= 10 năm tra bảng tính sẵn giá trị hiện tại của một khoản tiền ta có :


f(p, n)

=

f(20%, 10)

=

1 (1+20%)-10

=

4,1925

20%

Như vậy, giá trị lợi thế của quyền thuê tài sản là:

PV0 = 4 triệu đồng × 4,1925 = 16,77 triệu đồng

6. Giá trị của số chứng khoản đầu tư vào Công ty Bắc Âu

Giá trị thị trường của 5.000 cp đầu tư vào Công ty Bắc Âu được tính tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là: 5.000 cp × 100.000 đ/cp = 500 triệu đồng

Giá trị đầu tư chứng khoán tăng : 500 triệu đồng - 400 triệu đồng = 100 triệu đồng

7. Số vốn góp liên doanh giảm 50 triệu đồng

8. Giá trị số tài sản cho thuê theo hợp đồng

Được tính bằng giá trị hiện tại của các khoản tiền cố định hàng năm. Sử dụng công thức tính giá trị hiện tại của các khoản tiền đều nhau trong tương lai.



PV0

=

30

×

1 (1 + 20%)-15

=

140,26 triệu đồng

20%

Theo bài ra, giá trị còn lại trên sổ sách kế toán của tài sản cho thuê là 200 triệu đồng

Giá trị số tài sản cho thuê theo hợp đồng giảm: 200 140,26 = 59,74 triệu đồng

II. Tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp sau khi đánh giá lại là:

2.500 10 126 25 + 300 + 16,77 + 100- 50 - 59,74 = 2646,03 triệu đồng

III. Xác định giá trị các khoản nợ

Giá trị các khoản nợ: 500 30 = 470 triệu đồng

IV. Giá trị tài sản thuần:

Giá trị tài sản thuần: 2646,03 470 = 2176,03 triệu đồng

Vậy giá trị tài sản thuần của Công ty Mai Anh là 2176,03 triệu đồng

Bài 2. Phương pháp hiện tại hóa các nguồn tài chính tương lai

Doanh nghiệp A hiện tại có chính sách chi trả lợi tức cổ phần là 2000 đ/cp. Dự kiến 2 năm tới cổ tức của Công ty sẽ tăng ở mức 8%, sau đó sẽ tăng ở mức 6% và sau đó tăng trưởng ổn định với tỷ lệ 5% trong tương lai.

Yêu cầu: Ước tính giá trị thực của một cổ phiếu biết tỷ suất lợi tức yêu cầu là 10%/năm.

Lời giải

Ta có: D0 = 2.000 đ/cp

D1 = 2.000 × (1 + 8%) = 2.160 triệu đồng

D2 = 2.160 × (1 + 6%) = 2.289,6 triệu đồng

D3 = 2289,6 × (1 + 5%) = 2.404,08 triệu đồng


V2

=

2.404,08

=

48.081,6 triệu đồng

10% - 5%

Giá trị thực của cổ phiếu

PV0

=

2.160

+

2.289,6

+

48.081,6

=

43.592,73 triệu đồng

(1 + 10%)

(1 + 10%)2

(1 + 10%)2

Bài 3. Phương pháp định lượng Goodwill

Định giá doanh nghiệp X biết:

- Giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp X được đánh giá là 20 tỷ đồng

- Lợi nhuận thuần được điều chỉnh lại và tính theo phương pháp bình quân số học giản đơn của 3 năm gần nhất là 3 tỷ đồng, ước tính lợi nhuận thuần có thể tăng 10% mỗi năm trong 3 năm tới.

- Ước tính giá trị tài sản thuần có thể tăng hàng năm là 5%/năm

- Tỷ suất lợi nhuận trung bình của các DN có điều kiện SXKD tương tự là 12%. Lãi suất trái phiếu Chính phủ là 12%, tỷ lệ rủi ro trung bình trên thị trường chứng khoán là 3%



Lời giải

Tỷ suất chiết khấu: i = 12% + 3% = 15%

- Giá trị tài sản thuần : 20 tỷ

- Giá trị lợi thế thương mại:

Ta có bảng sau

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

0

1

2

3

1. Giá trị tài sản thuần (tăng 5%)

2. Lợi nhuần thuần (tăng 10%)

3. Lợi nhuận bình thường của tài sản: (3) = 12% × (1)

4. Siêu lợi nhuận: (4) = (2) (3)

5. Thừa số hiện tại hóa: f(15%, 3)

6. Giá trị hiện tại của siêu lợi nhuận: (6) = (4) × (5)



20

3

2,4



0,6

21

3,3


2,52

0,78


0,8696

0,68


22,05

3,63


2,646

0,984


0,7561

0,74


23,1525

3,993


2,7783

1,2147


0,6575

0,8


GW = 0,68 + 0,74 + 0,8 = 2,22 tỷ

- Giá trị doanh nghiệp = 20 tỷ + 2,22 tỷ = 22,22 tỷ



Bài 4. Phương pháp PER

Có tài liệu sau về công ty cổ phần X:

- Số lượng cổ phiếu đang lưu hành là 500.000 cổ phiếu

- Tỷ số giá lợi nhuận (PER) những năm gần đây là 25

- Giá bán trong phiên giao dịch vừa qua là 150.000 đ/cp

- Dự tính lợi nhuận ròng đạt được là 2.000 triệu đồng

Yêu cầu: Ước tính giá trị công ty X và cho nhận xét về mứcgiá thị trường đối với cổ phiếu của Công ty.

Lời giải

- Nếu trong quá khứ thị trường chứng khoán hoạt động tốt thì có thể sử dụng PER = 25 để ước tính giá trị doanh nghiệp.

- Giá trị doanh nghiệp: 2.000 × 25 = 50.000 triệu đồng

- Giá trị thực ước tính của một cổ phiếu là:



50.000.000.000

=

100.000 đ/cp

500.000

Giá trị thị trường hiện hành là 150.000 đ/cp đã đi quá xa giá trị thực. Vì vậy cần đánh giá lại động thái thị trường.


Каталог: books -> ke-toan-tai-chinh-thue -> tai-chinh-doanh-nghiep
ke-toan-tai-chinh-thue -> ChưƠng 1 TỔng quan về thuế
ke-toan-tai-chinh-thue -> Học viện ngân hàng khoa ngân hàng môn họC: tiền tệ ngân hàNG
tai-chinh-doanh-nghiep -> TrưỜng đẠi học kinh tế luật tphcm bộ MÔn kinh tế ĐỐi ngoại môn quản trị TÀi chính công ty đa quốc gia
ke-toan-tai-chinh-thue -> Khoa kế toáN TÀi chính giáo trình kế toán tài chính 3 Biên soạn
tai-chinh-doanh-nghiep -> Tp. Hcm, ngày 5 tháng năm 2010 LỜi mở ĐẦU
tai-chinh-doanh-nghiep -> ChưƠng I tổng quan về TÀi chính doanh nghiệp câu 1: Thông thường công ty cổ phần được sở hữu bởi
tai-chinh-doanh-nghiep -> Các công cụ TÀi chính phái sinh CÔng cụ quản lý RỦi ro tài chính mục tiêu giới thiệu chung về CÔng cụ TÀi chính phái sinh các công cụ phái sinh trên thị trưỜng ngoại hốI
tai-chinh-doanh-nghiep -> ĐỀ thi cuối kỳ MÔn tài chính doanh nghiệP
tai-chinh-doanh-nghiep -> TrưỜng đh sư phạm kỹ thuật tphcm

tải về 1.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
Bài tập thẩm định giá tài sản có lời giải
Bài tập thẩm định giá tài sản có lời giải
Bài tập thẩm định giá tài sản có lời giải
Bài tập thẩm định giá tài sản có lời giải
Bài tập thẩm định giá tài sản có lời giải
Bài tập thẩm định giá tài sản có lời giải
Bài tập thẩm định giá tài sản có lời giải
Bài tập thẩm định giá tài sản có lời giải