Thể dục thể thao góp phần giáo dục hình thành nhân cách học sinh như thế nào

Luyện tập TDTT góp phần hình thành nhân cách ở trẻ

23 Tháng Hai 2009 (GMT+7) 11953 Lượt xem
Danh mục: Thể thao quốc tế

1. Khái niệm về văn hóa

Muốn hiểu được TDTT (còn gọi là văn hóa thể chất), trước tiên cần hiểu đúng khái niệm văn hóa, một hệ thống tập hợp lớn hơn, bao gồm cả TDTT, mới có thể tạo cơ sở mở đầu chung về phương pháp luận để đi sâu vào TDTT, tìm ra những cái chung và riêng (ở mức cần thiết) so với các bộ phận văn hóa khác.

Ngay từ thời Phục hưng, thuật ngữ văn hóa đã được hiểu là một hoạt động, một lĩnh vực tồn tại thực sự của con người, mang “tính người”, đối lập với “tính tự nhiên”, “tính động vật”, phát triển phù hợp với bản chất của họ. Nó trước hết là tất cả tài sản, thành tựu về tinh thần và vật chất, kể cả thể chất của từng con người, của xã hội, xuất hiện trong quá trình phát triển lịch sử, được xác định như một “thiên nhiên thứ hai”, được cải biến, nhân hóa qua nhiều thế hệ. Trong quá trình này, con người vừa là chủ thể lẫn khách thể. Nói khái quát hơn, thuật ngữ này dùng chỉ đặc trưng vật chất và tinh thần của một thời đại (ví dụ như văn hóa cổ đại), của một dân tộc (như văn hóa Việt Nam), của một phạm vi hoạt động sinh sống hoặc sáng tạo (văn hóa lao động, văn hóa nghệ thuật, văn hóa thể chất – TDTT…). Văn hóa bao gồm những thành tựu vật chất của hoạt động con người (máy móc, công trình xây dựng, nhà thi đấu…), kết quả của nhận thức (tác phẩm nghệ thuật, chuẩn mực đạo đức, những luật lệ ngày càng chính xác, công bằng trong thi đấu thể thao…), những khả năng được hiện thực hóa trong đời sống (sự hiểu biết, tổ chức xã hội, phong tục, tập quán, trình độ thưởng thức, thành tích thể thao…). Mỗi một hình thái kinh tế xã hội được xác định bởi một kiểu văn hóa. Văn hóa thay đổi do sự chuyển đổi của một hình thái kinh tế – xã hội, đồng thời kế thừa nhiều giá trị văn hóa của quá khứ.

Trong điều kiện xã hội có giai cấp, song song với văn hóa của giai cấp thống trị, còn có văn hóa của những người lao động bị trị, mang những yếu tố dân chủ và nhân đạo. Ở Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám đến nay, chúng ta đang từng bước xây dựng nền văn hóa mới, có nội dung XHCN và tính chất dân tộc.

Tiếc rằng lâu nay, chúng ta thường chỉ chú ý nhiều đến văn hóa tinh thần (khoa học, nghệ thuật…) mà còn coi nhẹ văn hóa thể chất.

Phân tích vai trò của yếu tố giáo dục đối với sự hình thành phát triển nhân cách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.83 KB, 7 trang )

Phân tích vai trò của yếu tố giáo dục đối với sự hình thành phát triển
nhân cách
I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Khái niệm nhân cách
Định nghĩa: Hiện nay có nhiều định nghĩa về nhân cách nhưng nhìn chung, nhân
cách thường được xác định như là một hệ thống các quan hệ của con người đối với
thế giới xung quanh và đối với bản thân mình. Theo đó, “Nhân cách là tổ hợp
những thuộc tính tâm lý của cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người
ấy.”
Nhân cách không phải là tất cả các đặc điểm cá thể của con người mà chỉ bao hàm
những đặc điểm quy định con người như là một thành viên của xã hội, nói lên bộ
mặt tâm lý xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân. Tuy nhiên nhân
cách không phải là một nét, một phẩm chất tâm lý riêng lẻ mà là một cấu tạo tâm lý
mới. Do đó không phải con người sinh ra đã có nhân cách. Ngoài ra, nhân cách còn
quy định bản sắc, cái riêng của cá nhân trong sự thống nhất biện chứng với cái
chung, cái phổ biển của cộng đồng mà cá nhân đó là đại biểu. Ví dụ: mỗi sinh viên
Việt Nam đều là nhân cách duy nhất với tất cả những đặc điểm riêng biệt của mình,
song đều có cái chung của con người Việt Nam là tình yêu làng xóm, yêu quê
hương Việt Nam.
Qua những phân tích trên có thể thấy nhân cách có một số đặc điểm sau:
- Tính thống nhất: thống nhất giữa việc nói và việc làm, giữ ý thức và hành động,
giữa đức và tài..
- Tính ổn định: nhân cách con người là quá trình hình thành từ từ, nhân cách là tổ
hợp các thuộc tính ổn định, tiềm tàng của cá nhân, nó khó hình thành mà cũng khó
mất đi.


- Tính tích cực: nhân cách con người là chủ thể của hoạt động và giao lưu các mối
quan hệ giữa người này với người khác
- Tính giao lưu: Nhân cách chỉ có thể hình thành, phát triển, tồn tại và thể hiện trong
hoạt động và trong mối quan hệ giao tiếp với những cá nhân khác. Thông qua quan


hệ giao tiếp với người khác, con người gia nhập các quan hệ xã hội, lĩnh hội các
chuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị xã hội; được đánh giá, được nhìn nhận theo
quan hệ xã hội. Điều quan trọng là thông qua giao tiếp, con người còn đóng góp các
giá trị nhân cách của mình cho người khác, và cho xã hội.
Đó là bốn đặc điểm đối với nhân cách, nó rất quan trọng với đời sống con người.
2. Nhân tố giáo dục
Giáo dục là quá trình tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi
nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của ngời dạy và người học theo hướng tích
cực. nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý
thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các yêu cầu tồn tại và phát triển của con người
trong xã hội đương đại.
Theo nghĩa rộng, giáo dục là toàn bộ sự tác động của gia đình, nhà trường, xã hội
(bao gồm cả dạy học và các tác động giáo dục khác) đến con người.
Theo nghĩa hẹp, giáo dục có thể xe, như quá trình tác động đến tư tưởng, đạo đức,
hành vi con người ( giáo dục đạo đức, giáo dục lao động, giáo dục lối sống, hành vi)
II. VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
NHÂN CÁCH.
Vai trò chủ đạo của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách thể hiện:


1. Giáo dục định hướng và tổ chức dẫn dắt quá trình hình thành, phát triển nhân
cách của cá nhân
- Xác định mục đích giáo dục cho cả hệ thống, cho từng bậc học, cấp học, trường
học và từng hoạt động giáo dục cụ thể
- Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học và giáo dục, lựa chọn phương
pháp, phương tiện và hình thức giáo dục đáp ứng mục đích giáo dục, phù hợp với
nội dung và đối tượng, điều kiện giáo dục cụ thể.
- Tổ chức các hoạt động, giao lưu
- Đánh giá, điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức gíao dục...
Sự định hướng của giáo dục không chỉ thích ứng với những yêu cầu của xã hội hiện

tại mà còn phải thích hợp với yêu cầu phát triển của tương lai để thúc đẩy sự tiến bộ
của xã hội. Vì vậy, giáo dục phải đi trước, đón đầu sự phát triển. Muốn đi trước, đón
đầu sự phát triển, giáo dục căn cứ trên những dự báo về gia tốc phát triển của xã
hội, thiết kế nên mô hình nhân cách của con người thời đại với hệ thống định hướng
giá trị tương ứng.
2. Giáo dục can thiệp, điều chỉnh các yếu tố khác nhằm tạo sự thuận lợi cho quá
trình phát triển nhân cách
Các yếu tố bẩm sinh - di truyền, môi trường và hoạt động các nhân đều có ảnh
hưởng đến sự phát triển nhân cách ở các mức độ khác nhau, tuy nhiên yếu tố giáo
dục lại có thể tác động đến các yếu tố này để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát
triển nhân cách.
* Đối với di truyền


- Giáo dục tạo điều kiện thuận lợi để những mầm mống của con người có trong
chương trình gène được phát triển. Chẳng hạn, trẻ được di truyền cấu tạo cột sống,
bàn tay và thanh quản … nhưng nếu không được giáo dục thì trẻ khó có thể đi thẳng
đứng bằng hai chân, biết sử dụng công cụ hay phát triển ngôn ngữ…
- Giáo dục rèn luyện, thúc đẩy sự hoàn thiện của các giác quan và vận động cơ thể.
- Giáo dục phát hiện những tư chất của cá nhân và tạo điều kiện để phát huy năng
khiếu thành năng lực cụ thể.
- Giáo dục tìm cách khắc phục những khiếm khuyết cơ thể để hạn chế những khó
khăn của người khuyết tật trong sự phát triển nhân cách (phục hồi chức năng hoặc
hướng dẫn sử dụng công cụ hỗ trợ). Ngoài ra giáo dục còn góp phần tăng cường
nhận thức trong xã hội về trách nhiệm của cộng đồng đối với người khuyết tật và tổ
chức cho toàn xã hội chia sẻ, hỗ trợ người khuyết tật vượt qua khó khăn và sự bất
hạnh của mình.
* Đối với môi trường
- Giáo dục tác động đến môi trường tự nhiên qua việc trang bị kiến thức và ý thức
bảo vệ môi trường của con người, khắc phục được sự mất cân bằng sinh thái, làm

cho môi trường tự nhiên trở nên trong lành, đẹp đẽ hơn.
- Giáo dục tác động đến môi trường xã hội lớn thông qua các chức năng kinh tế - xã
hội, chức năng chính trị - xã hội, chức năng tư tưởng – văn hóa của giáo dục.
- Giáo dục còn làm thay đổi tính chất của môi trường xã hội nhỏ như gia đình, nhà
trường và các nhóm bạn bè, khu phố…, để các môi trường nhỏ tạo nên những tác
động lành mạnh. tích cực đến sự phát triển nhân cách con người. Hiện nay công tác
giáo dục xã hội đang chú tâm xây dựng gia đình là một mái ấm dân chủ, bình đẳng,


ấm no, hạnh phúc; nhà trường là một môi trường thân thiện đối với học sinh, cộng
đồng dân cư là khu vực văn hóa của một xã hội văn minh tiến bộ.
* Đối với hoạt động cá nhân
- Giáo dục tổ chức nhiều loại hình hoạt động giao tiếp bổ ích, lành mạnh nhằm phát
huy những phẩm chất và năng lực cá nhân (sân chơi ở các nhà văn hóa cho mọi lứa
tuổi, các câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc tại địa phương, …); xây dựng
những động cơ đúng đắn của cá nhân khi tham gia hoạt động, giao tiếp đồng thời
hướng dẫn cá nhân lựa chọn các hoạt động và giao tiếp phù hợp với khả năng của
bản thân. Đặc biệt công tác giáo dục luôn xây dựng các mối quan hệ giao tiếp tích
cực giữa thầy trò, giữa bạn bè với nhau đồng thời tổ chức và định hướng cho trẻ
tham gia vào các hoạt động chủ đạo ở từng giai đoạn lứa tuổi để thúc đẩy sự phát
triển nhân cách.
- Giáo dục tạo tiền đề cho tự giáo dục của cá nhân. Tự giáo dục thể hiện tính chủ thể
của cá nhân khi con người đáp ứng hoặc tự vận động nhằm chuyển hóa các yêu cầu
của giáo dục thành phẩm chất và năng lực của bản thân. Nếu cá nhân thiếu khả
năng tự giáo dục thì các phẩm chất và năng lực của họ sẽ hình thành ở mức độ thấp
hoặc thậm chí không thể hình thành. Trình độ, khả năng tự giáo dục của cá nhân
phần lớn bắt nguồn từ sự định hướng của giáo dục. Giáo dục đúng đắn và đầy đủ sẽ
giúp con người hình thành khả năng tự giáo dục, đề kháng trước những tác động
tiêu cực của xã hội để phát triển nhân cách mạnh mẽ. “Chỉ có những người biết tự
giáo dục mới là những người thực sự có giáo dục.”

III. LIÊN HỆ THỰC TẾ.
Giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc hành thành và phát triển nhân cách con
người. Giáo dục có tính tiên tiến và có thể đi trước vạch đường cho nhân cách do
vậy nếu được giáo dục một cách tốt nhất ngay từ trong nhà trường sẽ giúp cho thế


hệ trẻ có những định hướng giá trị nhân cách đúng đắn, có nhận thức và thái độ
hành vi hợp lý,..
Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do khuyết tật bẩm sinh hoặc bệnh tật đem
lại cho con người như trường hợp của thầy Nguyễn Ngọc Ký tuy không còn đôi tay
nhưng vẫn trở thành giáo viên, hay như nghệ sỹ ghi ta tài năng Văn Vượng bị mù từ
bé nhưng nhờ có phương pháp giáo dục đúng đắn mà trở thành tài năng ấm nhạc…
Đây là cơ sở để tổ chức các trường dạy trẻ em khuyết tật, trẻ em thiệt thòi … Ngoài
ra giáo dục còn giúp các e có tư chất tốt phát triển : như các trường năng khiếu,
trường đào tạo chất lượng cao…
Môi trường xã hội ngoài những ảnh hưởng tích cực, còn gây ra những tiêu cực.
Giáo dục có khả năng giúp học sinh phòng ngừa, loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực,
động viên được tính tự giác rèn luyện học tập của học sinh.
Giáo dục nhân cách không thể chỉ bằng lời nói mà phải bằng những công việc cụ
thể, mọi hành vi thái đọ, lối sống của người lớn có tác động trực tiếp đến hình thành
nhân cách trẻ nhỏ, từ đó ảnh hưởng tới tương lai. Do đó, ngoài giáo dục trong nhà
trường, giáo dục trong gia đình là rất cần thiết.
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Nhân cách là một vấn đề vô cùng phức tạp và rất khó lý giải nhưng nó lại hiện diện
quanh chúng ta từng ngày từng giờ. Trong thời kỳ phát triển hiện nay, khi mà một
bộ phận không nhỏ giới trẻ đang có những biểu hiện của việc suy thoái nhân cách
thì việc nghiên cứu, tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát
triển nhân cách của con người lại càng được quan tâm, chú trọng nhiều hơn.
Với vai trò chủ đạo trong việc hình thành nhân cách, giáo dục là phương pháp tốt
nhất giúp con người hướng đến những chuẩn mực đạo đức lối sống văn hó xã hội

của quê hương đất nước. Từ đó vấn đề giáo dục không chỉ đặt ra cho nhà trường mà


còn cả trong gia đình xã hội, để giáo dục nhân cách trẻ ngay từ lúc nhỏ, tương lai sẽ
là những trụ cột của đất nước.