Sử dụng phương pháp đánh giá bằng quan sát trong dạy học như thế nào

Phương pháp quan sát trong dạy học môn tự nhiên và xã hội

Đọc bài Lưu
Phương pháp quan sát là phương pháp trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh sử dụng các giác quan để quan sát đối với các đối tượng trong tự nhiên và xã hội.
PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT

TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

Phương pháp quan sát là phương pháp trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh sử dụng các giác quan để quan sát đối với các đối tượng trong tự nhiên và xã hội.

Đối với môn Tự nhiên và xã hội đối tượng quan sát của học sinh không chỉ là tranh ảnh, mẫu vật, mô hình mà còn là khung cảnh gia đình, lớp học. cây cối, con người và một số sự vật, hiện tượng diễn ra hằng ngày trong tự nhiên và xã hội ... Vì vậy giáo viên có thể tổ chức cho học sinh quan sát ở trong lớp học hay ngoài lớp ( sân trường, vườn trường, các địa điểm xung quanh trường ...).

Để khắc phục việc học sinh thường chỉ sử dụng thị giác để quan sát, cần hướng dẫn các em huy động tối đa tất cả các giác quan để quan sát ( trong trường hợp cụ thể ). Như vậy học sinh mới nhớ bài lâu và có những biểu tượng chính xác về các sự vật, hiện tượng.

Lần lượt thực hiện các bước :

Bước 1: Lựa chọn đối tượng quan sát.

Tùy theo nội dung học tập giáo viên sẽ chọn đối tượng quan sát phù hợp với trình độ học sinh và điều kiện địa phương.

Bước 2: Xác định mục đích quan sát.

Trong quá trình quan sát không phải lúc nào học sinh cũng rút ra được những đặc điểm của đối tượng. Vì vậy, với mỗi đối tượng giáo viên cần xác định mục đích của việc quan sát .

Bước 3: Tổ chức và hướng dẫn học sinh quan sát.

Có thể tổ chức cho học sinh quan sát cá nhân, quan sát theo nhóm hoặc cả lớp . Điều đó phụ thuộc vào số đồ dùng chuẩn bị được và năng lực quản lý của giáo viên.

Sử dụng những câu hỏi nhằm hướng dẫn học sinh :

- Quan sát tổng thể rồi mới đi đến bộ phận, chi tiết .

- Quan sát từ bên ngoài rồi mới đi vào bên trong.

- So sánh với các đối tượng cùng loại ( mà các em đã biết ) để tìm ra những đặc điểm giống nhau và khác nhau.

Bước 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả quan sát được về đối tượng.

Ví dụ minh họa : Lớp 1 :

Quan sát bầu trời -Bài 31 ( Sách GK môn Tự nhiên và Xã hội 1)

Bước 1: Học sinh quan sát bầu trời.

Bước 2: Sau khi quan sát học sinh nhận xét bầu trời tại thời điểm quan sát và biết mô tả bầu trời bằng vốn từ của mình.

Bước 3: Giáo viên tổ chức cho học sinh ra sân trường để các em quan sát bầu trời theo các câu hỏi gợi ý sau :

- Nhìn lên bầu trời, các em có thấy những khoảng trời xanh và mặt trời không ?

- Trời hôm nay nhiều mây hay ít mây ?

- Những đám mây có màu gì ?

- Chúng đứng im hay chuyển động ?

- Em cóthấy ánh nắng vàng chiếu xuống hoặc những giọt mưa rơi không?

- Nhìn xung quanh các em thấy sân trường, cây cối, mọi vật lúc này khô ráo hay ướt?

Bước 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả quan sát và mô tả bầu trời./.


Nguồn:pgddtphuhoa.phuyen.edu.vn Copy link
Nguồn: http://pgddtphuhoa.phuyen.edu.vn/newsdetail.php?id=6&id1=26
Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 7 đánh giá
Click để đánh giá bài viết