Phán đoán điều kiện là gì

Phán Đoán Đơn - Phán Đoán - Logic Hình Thức

Phán đoán điều kiện là gì

Ở bài viết trước, mình đã giúp các bạn cách tiếp cận chuyên đề Khái niệm Mô hình hóa các khái niệm (https://ybox.vn/ky-nang/mo-hinh-hoa-cac-khai-niem-mot-so-cach-tiep-can-mon-logic-hinh-thuc-logic-hoc-dai-cuong-5c95ad2856a4f76263d22417). Hôm nay, chúng ta sẽ cùng chuyển sang một chuyên đề mới PHÁN ĐOÁN một trong những chuyên đề xuất hiện phổ biến trong các đề thi môn Logic học đại cương (Logic hình thức).Trước khi đi vào các dạng bài tập, mình xin làm rõ 1 số vấn đề để các bạn hiểu hơn về PHÁN ĐOÁN. (Vì dung lượng bài viết cho phép, nên mình xin đi sâu vào PHÁN ĐOÁN ĐƠN. Còn PHÁN ĐOÁN PHỨC mình sẽ tìm hiểu kĩ càng hơn ở bài viết tiếp theo)

Phán đoán điều kiện là gì

1. 1.Định nghĩa:

-Phán đoán là hình thức logic cơ bản của tư duy.Ở đó, người ta liên kết các KHÁI NIỆM với nhau.

VD:"Vận động là phương thức tồn tại của vật chất"-> đây là một phán đoán được liên kết bởi các khái niệm: vận động, vật chất, phương thức tồn tại.

Vậy chỉ cần hiểu và nhớ đơn giản như sau:

Phán đoán điều kiện là gì
2.Đặc điểm của phán đoán:

-đối tượng phản ánh xác định (sự vật, hiện tượng, quá trình,)

-nội dung phản ánh xác định (vd: đường ăn là chất dễ hòa tan)

-cấu trúc logic xác định

-Luôn mang 1 giá trị logic xác định

+ Giá trị = 1 -> Phán đoán chân thực

+ Giá trị = 0 -> Phán đoán giả dối

3.Phân loại phán đoán:

Dựa vào nội dung phản ánh ta chia như sau:

-Phán đoán đơn

-Phán đoán phức

3.1. Phán đoán đơn:

Phán đoán điều kiện là gì


*CẤU TẠO CỦA PHÁN ĐOÁN ĐƠN: bao gồm S, P, lượng từ, hệ từ.Trong đó:

+ Chủ từ (S) Đối tượng phản ánh của phán đoán

+ Vị từ (P) Nội dung phản ánh của phán đoán

+ Lượng từ: số lượng ngoại diên của S tham gia vào phán đoán(gồm toàn thể S (), bộ phận S ())

+ Hệ từ: bộ phận dùng để liên kết cho quan hệ giữa chủ từ và vị từ

VD: Mọi giáo sư đều là nhà khoa học

(lt) S (ht) P


*CÁC KIỂU PHÁN ĐOÁN ĐƠN: (A-E-I-O)

+ A (toàn thể khẳng định) : Mọi S là P (kí hiệu: S là P)

+ E (toàn thể phủ định) : Mọi S không là P (kí hiệu: S không là P)

+ I (bộ phận khẳng định) : Một số S là P (kí hiệu: S là P)

+ O (bộ phậnphủ định) : Một số S không là P (kí hiệu: S không là P)


*TÍNH CHU DIÊN:

Các bạn chỉ cần nhớ quy tắc sau :


+ Nếu trong phán đoán, thuật ngữ được đề cập HẾT thì nó CHU DIÊN (đánh dấu cộng).


+ Còn thuật ngữ KHÔNG được đề cập hết thì nó KHÔNG CHU DIÊN (đánh dấu trừ).


Ví dụ: Xác định tính chu diên của các thuật ngữ trong phán đoán sau: Mọi giáo sư đều là nhà khoa học

B1) Xác định kiểu phán đoán đơn

- Có lượng từ (lt) mọi => phán đoán toàn thể

- Có hệ từ (ht) => phán đoán khẳng định

=>Kiểu phán đoán đơn: toàn thể khẳng định (A)


B2) Xét tính chu diên bằng cách vẽ sơ đồ

Theo sơ đồ: ta nhìn thấy giáo sư được đề cập hết (mọi giáo sư) nên thuật ngữ chu diên do đó ta có S+còn nhà khoa học không được đề cập hết nên nó không chu diên P -

Phán đoán điều kiện là gì

Một số mẹo bỏ túi ngay khi xác định tính chu diên không cần phải nỗ lực nhiều :

- Chủ từ (S) của phán đoán toàn thể (cả toàn thể khẳng định và toàn thể phủ định) luôn chu diên: S +

- Chủ từ (S) của phán đoán bộ phận (cả bộ phận khẳng định và bộ phận phủ định) không chu diên: S -

- Vị từ (P) của phán đoán phủ định (dấu hiệu: cứ có hai cụm từ: không là) thì luôn chu diên: P +

- Vị từ (P) của phán đoán khẳng định nếu S P thì chu diên: P +

Phán đoán điều kiện là gì

*BÀI TẬP MINH HỌA:

Mô hình hóa khái niệm sau:Nhà khoa học, giáo sư, nhà sử học.Xây dựng các phán đoán đơn.

B1) Mô hình hóa các khái niệm trên

Thực hiện các bước như mình đã hướng dẫn ở link bài viết này: https://ybox.vn/ky-nang/mo-hinh-hoa-cac-khai-niem-mot-so-cach-tiep-can-mon-logic-hinh-thuc-logic-hoc-dai-cuong-5c95ad2856a4f76263d22417(xin được rút gọn các bước). Và ta có sơ đồ cuối cùng như sau:

Phán đoán điều kiện là gì

B2) Xây dựng các phán đoán đơn

Nhìn quan hệ giữa các khái niệm qua sơ đồ trên ta có thể xây dựng các phán đoán đơn như sau:

  • Toàn thể khẳng định A: giáo sưnhà khoa học

S+ P

Phán đoán điều kiện là gì

  • Toàn thể phủ định E: không thể xây dựng được

  • Bộ phận khẳng định I:nhà khoa họcnhà sử học

S - P +


  • Bộ phận phủ định O: nhà khoa học không làgiáo sư

S - P +


3.2. Phán đoán phức:

(Xin được chia sẻ kĩ hơn ở bài viết tiếp theo. LINK BÀI VIẾT MÌNH SẼ ĐỂ Ở DƯỚI COMMENT)

Ở trên là toàn bộ những gì liên quan đến phần lí thuyết của PHÁN ĐOÁN ĐƠN. Nếu mọi người quan tâm đến phần bài tập có hướng dẫn và giải chi tiết xin vui lòng để lại lời nhắn vào hòm thư: [emailprotected]

Phán đoán điều kiện là gì

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership