Hạch toán tiền chậm nộp thuế trên misa năm 2024

Mỗi doanh nghiệp đều có nghĩa vụ kê khai và nộp thuế. Nếu nộp chậm thì cần hạch toán tiền chậm nộp thuế đúng theo quy định.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, có những lúc phát sinh tiền thuế nhưng doanh nghiệp chưa đóng, dẫn đến việc cơ quan thuế ra quyết định phạt. Lúc này kế toán cần tiến hành hạch toán đúng theo quy định. Bạn đã biết cách hạch toán tiền chậm nộp thuế sao cho đúng luật chưa? Cùng MIFI tìm hiểu bài viết sau đây để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích bạn nhé.

Kế toán hạch toán tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật kế toán.

Sau khi nhận được thông báo xử phạt về việc chậm nộp thuế, kế toán doanh nghiệp cần tiến hành hạch toán tiền chậm nộp thuế như sau:

  • Nợ TK 811: Chi phí khác
  • Có TK 3339: Phí và lệ phí, các khoản phải nộp khác
  • Có TK 338: Chi phí phải nộp, phải trả khác.

Hạch toán tiền chậm nộp thuế trên misa năm 2024

Hạch toán tiền chậm nộp thuế

Khi nộp tiền phạt, hạch toán:

  • Nợ TK 3339, 338
  • Có TK 111, 112,. . .

Kết chuyển vào cuối kỳ kế toán:

  • Nợ TK 911: Xác định kết quả của hoạt động kinh doanh
  • Có TK 811: Chi phí khác.

2. Hướng dẫn hạch toán tiền thuế truy thu sau quyết toán?

Hạch toán tiền thuế truy thu sau quyết toán theo Công văn 13521/CT-TTHT. Theo đó, sau khi quyết toán thuế và nhận được thông báo về việc truy thu nộp thêm thuế thì kế toán cần hạch toán ngay tại thời điểm nhận được Quyết định xử lý truy thu như sau:

Hạch toán tiền truy thu thuế GTGT:

  • Nợ TK 4211: Lợi nhuận của năm trước chưa phân phối sau thuế.
  • Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp.

Hạch toán tiền chậm nộp thuế trên misa năm 2024

Nộp tiền truy thu thuế trong khi có quyết định xử lý truy thu

Hạch toán tiền truy thu thuế TNDN:

  • Nợ TK 4211: Lợi nhuận của năm trước chưa phân phối sau thuế.
  • Có TK 3334: Thuế TNDN phải nộp.

Tiến hành hạch toán truy thu thuế thu nhập cá nhân bằng cách khấu trừ vào tiền lương người lao động của kỳ này:

  • Nợ TK 334: Khoản phải trả cho NLĐ.
  • Có TK 3335: Thuế TNCN phải nộp.

Hạch toán tiền truy thu thuế TNCN trong trường hợp do công ty trả:

  • Nợ TK 4211: Lợi nhuận của năm trước chưa phân phối sau thuế.
  • Có TK 3335: Thuế TNCN phải nộp.
    \>> Xem bảng kế toán:
Hệ thống tài khoản kế toán theo thông tư 133 Hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 200

3. Tiền phạt chậm và truy thu thuế có tính vào chi phí doanh nghiệp?

Khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC thì các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính như vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ kế toán thống kê, tiền chậm nộp thuế và các vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, các khoản phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật sẽ bị loại trừ khỏi chi phí doanh nghiệp. Như vậy, hạch toán tiền chậm nộp thuế sẽ không được tính trong chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Hạch toán tiền chậm nộp thuế trên misa năm 2024

Tiền chậm nộp thuế không nằm trong chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

4. Tham khảo các mức phạt chậm nộp tờ khai thuế

Hạch toán tiền chậm nộp thuế trên misa năm 2024

Mức phạt chậm nộp tờ khai thuế được quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Mức phạt chậm nộp tờ khai thuế được quy định tại điều 13, Nghị định 125/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ như sau:

  • Phạt cảnh cáo: Phạt cảnh báo nếu quá thời hạn nộp hồ sơ khai thuế từ 1 ngày đến 5 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
  • Phạt tiền từ 2 triệu đến 5 triệu đồng: Đối với trường hợp quá thời hạn nộp hồ sơ khai từ 01 ngày đến 30 ngày và không có tình tiết giảm nhẹ.
  • Phạt tiền từ 5 triệu đến 8 triệu đồng: Với trường hợp quá thời hạn nộp hồ sơ khai thuế từ 31 ngày đến 60 ngày.
  • Phạt tiền từ 8 triệu đến 15 triệu đồng trong khi một trong các trường hợp sau xảy ra: quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày; không phát sinh số thuế phải nộp và quá thời hạn từ 91 ngày trở lên; không phát sinh số thuế phải nộp; không nộp các phụ lục về quản lý thuế có giao dịch liên kết cùng hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Phạt tiền từ 15 triệu đến 25 triệu đồng: đối với trường hợp quá thời hạn trên 90 ngày, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp trước thời điểm quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế được công bố hoặc trước thời điểm biên bản về việc chậm nộp hồ sơ khai thuế của cơ quan thuế được lập tại Điều 143 Luật Quản lý thuế. Nếu số tiền phạt lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa bằng số tiền thuế phát sinh và không được thấp hơn mức trung bình của khung phạt.

Bài viết trên đây tổng hợp các lưu ý quan trọng đối với hạch toán tiền chậm nộp thuế. MIFI hy vọng bài viết đem đến những thông tin hữu ích nhất giúp nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp trở nên thuận lợi và dễ dàng, đúng theo quy định.

Tiền lãi chậm nộp thuế hạch toán vào đầu?

– Tiền chậm nộp thuế được hạch toán vào Tài khoản 811.

Tiền phạt chậm nộp bảo hiểm hạch toán vào đầu?

Lãi chậm nộp bảo hiểm xã hội là một khoản chi của doanh nghiệp nhưng không liên quan đến mục đích sản xuất, bán hàng, quản lý DN… Hạch toán lãi chậm nộp bhxh vào tài khoản 811 (chi phí khác) để theo dõi và tính đúng lợi nhuận của DN.

Tiền phạt vi phạm hành chính hạch toán vào đầu?

Tiền thu phạt vi phạm hành chính được hạch toán vào Chương của cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt, Tiểu mục tương ứng theo quy định của Mục lục ngân sách nhà nước.

Phạt chậm nộp thuế GTGT bao nhiêu phần trăm?

Người nộp thuế có hành vi chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và bị xử phạt 0.05% mỗi ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp”.