So sánh đặc điểm loại hình tiếng Việt và tiếng Hàn

KẾT QUẢ CẦN ĐẠT Nắm được đặc điểm loại hình của tiếng Việt – một ngôn ngữ đơn lập – để học tập và sử dụng tiếng Việt tốt hơn.

I – LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ

Trên thế giới hiện có tới trên 5000 ngôn ngữ. Khi đi sâu nghiên cứu, qua đối chiếu so sánh, các nhà ngôn ngữ học thấy giữa một số ngôn ngữ có những nét chung do có cùng nguồn gốc và họ dựa vào đó để phân chia chúng thành một số ngữ hệ như: ngữ hệ Ấn – Âu (trong đó có tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga,...). Nhưng cũng qua đối chiếu so sánh, các nhà ngôn ngữ học thấy một số ngôn ngữ tuy không cùng nguồn gốc nhưng có những đặc trưng cơ bản (về các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) giống nhau. Dựa trên những sự giống nhau đó, các nhà ngôn ngữ học xếp các ngôn ngữ vào một số loại hình. Có hai loại hình ngôn ngữ khá quen thuộc với chúng ta là: loại hình ngôn ngữ đơn lập (như tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Hán,...) và loại hình ngôn ngữ hoà kết (như tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Anh,...).

II – ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT

Theo các nhà ngôn ngữ học, tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ đơn lập là: 1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết; về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ. Ví dụ:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
(Hàn Mặc Tử, Đây thôn Vĩ Dạ)
Câu thơ trên có bảy tiếng, cũng là bảy âm tiết, bảy từ, đọc và viết đều cách rời nhau. Mỗi tiếng trên cũng có thể là yếu tố cấu tạo từ. Ví dụ: trở về, ăn chơi, thôn xóm,... 2. Từ không biến đổi hình thái. Có thẻ thấy rõ đặc điểm này qua ví dụ sau đây:
Cười người(1) chớ vội cười lâu
Cười người(2) hôm trước, hôm sau người(3) cười.
Người(1) và người(2) là phụ ngữ (bổ ngữ) chỉ đối tượng của động từ cười. Người (3) là chủ ngữ chỉ chủ thể của động từ cười.
Xét về mặt ngữ âm và sự thể hiện bằng chữ viết, hoàn toàn không có sự đổi thay, khác biệt nào giữa người(3) – chủ ngữ và người(1), người(2) – phụ ngữ. Có thể nêu thêm một số ví dụ khác.
Tôi(1) tặng anh ấy(1) một cuốn sách, anh ấy(2) cho tôi(2) một quyển vở.
Tôi(1) là chủ ngữ. Tôi(2) là phụ ngữ chỉ đối tượng tiếp nhận của động từ cho. Xét về mặt ngữ âm và sự thể hiện bằng chữ viết, hoàn toàn không có sự khác biệt nào giữa tôi(1) và tôi (2). So sánh anh ấy(1) (phụ ngữ) và anh ấy(2) (chủ ngữ), chúng a cũng thấy như vậy. Các cặp từ ngữ đó chỉ khác nhau về vị trí so với động từ (vị ngữ). Tuy nhiên, nếu đem câu trên dịch ra tiếng Anh, chúng ta sẽ thấy tôi(1) phải dịch thành I (vì là chủ ngữ), tôi(2) phải dịch thành me (vì là phụ ngữ); anh ấy(1) phải dịch thành him (vì là phụ ngữ) và anh ấy(2) phải dịch thành he (vì là chủ ngữ). Qua sự phân tích trên, chúng ta thấy từ trong tiếng Việt không biến đổi hình thái khi cần biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Còn ở tiếng Anh, để biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau, từ thường phải biến đổi hình thái (biểu hiện trên mặt kết cấu ngữ âm và chữ viết). Tiếng Anh thuộc loại hình ngôn ngữ hoà kết (hoặc ngôn ngữ biến đổi hình thái). 3. Biện pháp chủ yếu để biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp là sặp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ. Thay đổi trật tự sắp đặt từ (hoặc thay đổi các hư từ được dùng) thì nghĩa của cụm từ, của câu sẽ đổi khác (hoặc trở thành vô nghĩa). Hãy quan sát các ví dụ sau: - Tôi ăn cơm. - Ăn cơm với tôi! /Ăn cơm cùng tôi! / Ăn phần cơm của tôi nhé! (với cùng, của là hư từ)

- Tôi đang ăn cơm. /Tôi đã ăn cơm rồi. /Tôi vừa ăn cơm xong. (đang, đã, vừa là hư từ).

Rõ ràng, trật tự sắp đặt từ ngữ và hư từ thay đổi thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi.

GHI NHỚ

Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập với các đặc điểm nổi bật là: đơn vị cơ sở của ngữ pháp là tiếng: từ không biến đổi hình thái; ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ.

LUYỆN TẬP

1. Hãy phân tích những ngữ liệu dưới đây về mặt từ ngữ (chú ý những từ ngữ in đậm) để chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.
Trèo lên cây bưởi hái hoa, Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân. Nụ tầm xuân nở ra cánh biếc, Em có chồng rồi anh tiếc em thay.

(Ca dao)

Thuyền ơi có nhớ bến chăng, Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

(Ca dao)

Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.
(Tục ngữ)
- Con đem con cá bống ấy về thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bữa, đáng ăn ba bát thì con ăn hai, còn một đem thả xuống cho bống...

Nói xong Bụt biến mất. Tấm làm theo lời Bụt thả bống xuống giếng. Rồi từ hôm đó trở đi, cứ sau bữa ăn, Tấm đều dành cơm, giấu đưa ra cho bống. Mỗi lần nghe lời Tấm gọi, bống lại ngoi lên mặt nước đớp những hạt cơm của Tấm ném xuống. Người và cá ngày một quen nhau, và bống ngày một lớn lên trông thấy.

2. Tìm một câu tiếng Anh (hoặc tiếng Pháp, tiếng Nga,...) đã học, đối chiếu với câu tự dịch ra tiếng Việt, so sánh, phân tích để đi đến kết luận: tiếng Anh (hoặc tiếng Pháp, tiếng Ngam,...) thuộc loại hình ngôn ngữ hoà kết, tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. 3. Xác định hư từ và phân tích tác dụng thể hiện ý nghĩa của chúng trong đoạn văn sau:
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà.

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập)

Từ vựng - 2021-03-30 19:21:32

Nhiều người khi nhìn vào bảng chữ cái đều thấy rõ sự khác biệt lớn giữa tiếng Hàn và tiếng Việt nên cho rằng việc học ngôn ngữ vì thế sẽ rất khó khăn. Nhưng có thật như vậy?

1.Nhìn lại về nguồn gốc nguyên thủy của ngôn ngữ

Theo nhiền nguồn tài liệu từ các nhà ngôn ngữ học, nhà sử gia, ngôn ngữ không xuất phát từ một nguồn gốc riêng biệt nào cả. Con người ở xã hội cổ đại ban đầu tạo ra ngôn ngữ biểu tượng vì mục đích ký hiệu phân biệt sự khác nhau cho các vật thể.

Ví dụ: Những người du mục ngày xưa vì muốn đánh dấu phân biệt giống đực, cái giữa các loài (cừu, dê, …) và họ bắt đầu sử dụng các kí hiệu nhận dạng cho chúng. Theo thời gian, ngôn ngữ phát triển vì mục đích giao tiếp giữa người với người. Khi ấy các kí hiệu, biểu tượng bắt đầu mang ý nghĩa riêng không chỉ giới hạn trong việc đánh dấu nữa. Do đó có thể nói ngôn ngữ là văn hóa lâu đời nhất của một quốc gia và thể hiện quá trình phát triển của nền văn minh đó.

2. Tiếng Hàn và tiếng Việt khác nhau như thế nào?

2.1. Rõ ràng khác biệt về chữ viết

Có lẽ về mặt chữ viết dễ dàng ai cũng nhận thấy Khi nhìn bảng chữ cái hệ thống trong tiếng Hàn và tiếng Việt sẽ nhận ra có sự khác biệt rõ rệt. Tiếng Việt sử dụng bảng chữ cái Latinh còn tiếng Hàn dùng bảng chữ cái riêng của họ gọi là bảng chữ "Hangul" tượng thanh, tượng hình.

2.2. Về cấu trúc câu có nét riêng biệt

Trật tự sắp xếp từ trong câu:

Cú pháp của câu vẫn luôn là một vấn đề khó khăn cho người học tiếng Hàn. Đối với tiếng Việt, cấu trúc câu thường tuân theo quy tắc: Chủ ngữ + động từ + tân ngữ. Tuy nhiên trong tiếng Hàn thì hoàn toàn ngược lại, động từ luôn phải nằm ở cuối câu và theo quy tắc: Chủ ngữ + tân ngữ + động từ. Ví dụ: "Tôi nghe nhạc." trong tiếng Việt thì khi chuyển sang tiếng Hàn sẽ thành:"Tôi nhạc nghe.", thứ tự của các chủ thể trong câu thay đổi một cách rõ rệt như thế.

2.3. Ngữ pháp được xem là yếu tố quan trọng không thua kém

Chia động từ:

Giống như tiếng Anh, động từ và tính từ trong tiếng Hàn cũng phải chia theo thì, và các cấu trúc ngữ pháp nhất định. Nếu như trong tiếng Việt ta chỉ cần thêm từ xác định thì của động từ như “đã” đặt trước động từ trong câu để nói về quá khứ, hay “đang” để chỉ hành động xảy ra ở hiện tại và "sẽ" dùng cho hành động diễn ra trong tương lai thì trong tiếng Hàn, động từ phải biến đổi theo thì. Điều này có đôi phần giống tiếng anh mà chúng ta đã học, nếu ai có vốn từ vựng tiếng anh phong phú thì sẽ càng cải thiện thêm cho quá trình học ngôn ngữ mới này.

Tuy nhiên, đặc biệt hơn nữa, động từ còn biến hóa theo cấp độ kính trọng của người nói đối với người đang giao tiếp. Tiếng Hàn có tới 7 cách biến đổi đuôi khác nhau cho mỗi động từ. Và điểm này vừa là thách thức cho người học vừa tạo nét thú vị cho tiếng Hàn.

2.4. Về mặt ngữ điệu trong câu

Tiếng Việt vốn được xem là một ngôn ngữ thanh điệu, các thanh âm huyền, sắc, ngã, hỏi, nặng của tiếng Việt trong bảng chữ cái tạo nên sự uyển chuyển, tinh tế ý nhị cho ngôn từ biểu đạt. Chính điều này đã tạo cho tiếng Việt có sự nhẹ nhàng, trầm bỗng khi phát âm. Cho nên khi phát âm một số từ Hàn Quốc thì bạn sẽ cảm thấy việc dùng dấu giúp bạn phát âm có phần thuận lợi hơn.

Nắm bắt được những sự khác nhau cơ bản giữa hai ngôn ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt sẽ giúp cho người đang học ngoại ngữ này có thêm được sự hiểu biết và đồng thời tự xây dựng chiến lược phù hợp cho mình để chinh phục tiếng Hàn thành công.

2.5. Từ vựng với sự đa dạng về từ lai và từ du nhập

Giống như Hán ngữ mà người Việt đã vay mượn, tiếng Hàn cũng sử dụng một số từ nước ngoài. Bên cạnh tiếng Trung Quốc, người Hàn có khi còn dùng từ "ngoại" nhiều hơn cả người Việt. Đặc biệt, trong các văn bản khoa học, người Hàn thường hay giữ nguyên các thuật ngữ tiếng nước ngoài (Anh, Pháp, Đức …) và giải thích nó chứ không chuyển nó hoàn toàn sang tiếng Hàn. Có thể vì họ cho rằng, việc này sẽ tạo thuận lợi cho học sinh, sinh viên Hàn Quốc làm quen với các thuật ngữ khoa học được dùng trên thế giới.

Với thông tin chúng tôi cung cấp về những điểm khác biệt giữa tiếng Hàn và tiếng Việt trong bài viết bạn có thể mường tượng ra tiếng Hàn là như thế nào từ những điều khác nhau đơn giản nhất.

Việc học vốn dĩ chưa bao giờ là dễ dàng cả, mỗi người đều có một mục tiêu riêng cho lựa chọn ngôn ngữ chuyên sâu của mình. Bạn hãy cân nhắc trước về mục tiêu mình sẽ đạt được và sau đó khi đã quyết định học thì hãy theo đuổi đến cùng.

Master Korean sẽ liên hệ ngay sau khi bạn hoàn tất thông tin đăng ký dưới đây.