Học bác sĩ nội trú có mặt tiền không

Bác sĩ Christina Nguyễn (Nguyễn Ngọc Trang) hiện là bác sĩ gia đình cho CommonSpirit, một trong những tổ chức y tế phi lợi nhuận hàng đầu tại Mỹ. Cô cũng hướng dẫn lâm sàng cho sinh viên y và là tác giả hai cuốn sách giúp học tiếng Anh và sử dụng tiếng Anh trong khám chữa bệnh.

Nữ bác sĩ gốc Huế sống ở bang Nebraska, tốt nghiệp loại ưu Đại học Creighton, sau đó tiếp tục học y và đào tạo nội trú tại University of Nebraska Medical Center. Trước khi trở thành bác sĩ gia đình, cô từng trải qua hơn chục năm học tập.

Ngoài công việc của một bác sĩ gia đình, Christina Nguyễn còn có kênh YouTube, trang riêng hướng dẫn học tiếng Anh và chia sẻ kinh nghiệm học, làm việc tại Mỹ. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Christina Nguyễn chia sẻ, tại Mỹ, trước khi học y, sinh viên cần hoàn tất một chương trình đại học và có bằng cử nhân. Sau đó, họ phải đăng ký các lớp theo yêu cầu (pre-requisites), ôn thi MCAT (Medical College Admission Test - bài thi chuẩn hóa đầu vào của trường y).

Các lớp được yêu cầu thuộc hệ đại học và cũng là những lớp cần thiết để tốt nghiệp cho sinh viên theo ngành sinh học, hoá học và sinh hoá học. Do đó, sinh viên theo học những ngành này sẽ thuận lợi hơn. Những cử nhân ngành khác cần sắp xếp học thêm các lớp yêu cầu nếu muốn ứng tuyển.

"Vì điều kiện này nên sinh viên ngành nào cũng có thể ứng tuyển vào trường y, miễn sao học đủ các lớp theo quy định", bác sĩ giải thích.

Theo Christina, sau khi được nhận, sinh viên nên xác định mình muốn theo chuyên ngành nào để có sự chuẩn bị cần thiết cho chương trình nội trú. Hồ sơ đăng ký nội trú sẽ thực hiện vào năm cuối. Tại Mỹ, để được hành nghề, tất cả bác sĩ cần qua đào tạo nội trú tại các chương trình được Tổ chức ACGME công nhận. ACGME chịu trách nhiệm công nhận các chương trình đào tạo y khoa sau đại học cho bác sĩ ở Mỹ.

Quá trình học nội trú diễn ra 3-7 năm tùy vào chuyên ngành. Sau đó, bác sĩ còn có thể đào tạo chuyên sâu hơn trong những chương trình Fellowship nếu muốn.

"Tổng thời gian, nếu các bạn học không bị gián đoạn, sẽ mất từ 11 đến 15 năm, hoặc hơn sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông", Christina Nguyễn nói.

Mức lương trung bình bác sĩ nội trú nhận được từng năm theo thống kê 2021của Medscape.

Theo cô, điều thú vị về chương trình đào tạo nội trú y khoa tại Mỹ chính là bác sĩ được xem như người lao động, không phải người học. Do đó, trong thời gian đào tạo nội trú, họ không cần đóng học phí, ngược lại còn được trả lương.

Bảng chế độ đãi ngộ của University of Nebraska Medical Center cho biết mức lương cho bác sĩ nội trú năm nhất là 59.570 USD, năm hai trên 61.000 USD. Ở năm thứ 10 (nội trú 6 năm, thêm bốn năm chuyên sâu), họ có mức lương trên 86.000 USD mỗi năm.

Thống kê năm 2021 từ Medscape, một tạp chí uy tín trong ngành y, cho thấy mức lương trung bình của bác sĩ nội trú là 64.000 USD một năm và sẽ được tăng lên theo thời gian. Năm thứ nhất trung bình 57.000 USD, năm hai khoảng 60.000 USD, năm ba 62.000 USD đến năm 6-8 là 70.300 USD.

Ngoài lương, người học còn được hưởng các lợi ích như nghỉ đi chơi (vacation), nghỉ sau sinh (maternity/paternity leave), bảo hiểm sức khỏe (health insurance), bảo hiểm thương tật (disability insurance), bảo hiểm nhân thọ (life insurance), tiền để dành về hưu (retirement plan), tiền phụ cấp ăn uống (meal allowance), theo website của University of Nebraska Medical Center.

Christina Nguyễn cho biết thêm đăng ký ứng tuyển vào nội trú y khoa Mỹ khá cạnh tranh, và ưu tiên cho những người học trường y tại Mỹ. Vì thế, để trở thành bác sĩ tại Mỹ, con đường ngắn và thuận lợi nhất cho các bạn trẻ là du học từ trung học hoặc ngay khi vào đại học.

Các bác sĩ học y ở Việt Nam và các nước khác muốn đăng ký vào nội trú y khoa Mỹ cần có giấy chứng nhận của ECFMG, để các chương trình nội trú có thể xác định bạn đã được đào tạo y khoa tương đương với tiêu chuẩn tại Mỹ.

ECFMG là ủy ban Giáo dục sinh viên y tế nước ngoài được ủy quyền để hướng dẫn và đánh giá trình độ của bác sĩ, sinh viên tốt nghiệp các trường y ngoài nước Mỹ.

"Con đường đăng ký nội trú y khoa Mỹ khá gian nan cho người học trường y ngoài nước Mỹ. Tuy nhiên, có một thể lệ hay, là họ có thể ứng tuyển lại nếu lần đầu tiên không thành công", cô chia sẻ.

Các chương trình nội trú đang có xu hướng ưu tiên các bác sĩ đăng ký trong vòng 5 năm kể từ ngày tốt nghiệp y khoa. Christina Nguyễn cho rằng đây là điều rất có lợi, vì có thể dành thời gian ôn luyện và đăng ký nhiều lần.

Số lượng chương trình đào tạo nội trú ở Mỹ rất nhiều. Nội tổng quát có hơn 400, bác sĩ gia đình trên 700 chương trình, do đó, bạn có nhiều lựa chọn và cơ hội để được nhận.

Christina Nguyễn hướng dẫn sinh viên thực tập tại phòng làm việc. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Bình Minh

  • Học ngành Y ra trường làm việc gì? Ở đâu?
  • Làm việc ngành Y sướng hay khổ?

Học bác sĩ nội trú có mặt tiền không

Bác sĩ nội trú phải ở trong bệnh viện 24/24

Thi vào Bác sĩ nội trú khó khăn hơn rất nhiều so với Cao học và Chuyên Khoa 1, chỉ có các sinh viên Y khoa chính quy mới được dự thi Bác sĩ nội trú và chỉ được thi duy nhất một lần. Hiện nay, sau khi hoàn tất chương trình đào tạo kéo dài 3 năm các Bác sĩ nội trú sẽ được cấp 3 bằng: Bằng Bác sĩ chuyên khoa I, bằng Thạc sĩ Y khoa, và bằng Bác sĩ nội trú. Chương trình học Bác sĩ nội trú rất vất vả, các Bác sĩ nội trú phải ở trong bệnh viện 24/24 vì mục tiêu là trở thành người Bác sĩ giỏi về lý thuyết lẫn thực hành lâm sàng. Các Giáo sư đầu ngành của Y học Việt Nam hầu hết xuất thân từ các Bác sĩ nội trú. Đây là nòng cốt cho nhân lực chất lượng cao cho các bệnh viện tuyến Trung Ương, các Trường Đại học Y…

Bác sĩ nội trú cần được Chính phủ có những chính sách hỗ trợ hợp lý hơn?

Phát biểu ý kiến tại buổi lễ Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, cho biết hiện nay có nhiều cơ chế, chính sách đối với Bác sĩ Nội trú còn bất bập cần được tháo gỡ. Như khi ra trường, lương khởi điểm của Bs.Nội trú không khác gì một người học Đại học bốn năm, mặc dù thời gian học gấp ba lần trường Đại học khác.

Học bác sĩ nội trú có mặt tiền không

Thời gian Đào tạo Bác sĩ nội trú dài gấp 3 lần học Đại học ngành khác

Đáng chú ý, 13 năm nay Bs.Nội trú không được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận là Thạc sĩ, mặc dù so với Đào tạo Cao học, thi tuyển đầu vào Bs.Nội trú khó hơn, thời gian học lâu hơn, chi phí đào tạo tốn kém hơn… Khi học tiếp lên nghiên cứu sinh thì chỉ được tính đầu vào như bằng Đại học.

Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết thời gian tới Bộ Y tế sẽ đề xuất Chính phủ có những chính sách hợp lý hơn với nhóm các Bs.Nội trú như thay đổi về cách tính lương khởi điểm, thâm niên, chế độ bảo hiểm…

Đồng thời tăng cường đào tạo cả về chỉ tiêu Bs.Nội trú cũng như quy trình, chất lượng đào tạo để đáp ứng nhu cầu nhân lực chuyên môn cao cho Ngành Y tế trong công tác chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho người bệnh hiện nay.

GS.Hồ Đắc Di là người Việt Nam đầu tiên đỗ Bác sĩ Nội trú tại Pháp

Cuộc thi Bác sĩ Nội trú đầu tiên trên thế giới được ghi nhận năm 1802 tại Paris (Pháp), được coi là khai sinh ra hệ Đào tạo Bác sĩ Nội trú các bệnh viện trên thế giới. GS Hồ Đắc Di là người Việt Nam đầu tiên đỗ Bs.Nội trú khi ông theo học Y khoa tại Pháp (1918 – 1931). Đây là trường hợp hiếm hoi lúc bấy giờ do sự kỳ thị và cản trở của chính quyền Pháp đối với người dân ở nước thuộc địa.

Học bác sĩ nội trú có mặt tiền không

Từ trái sang phải: GS Hồ Đắc Di, GS Tôn Thất Tùng và Bộ trưởng Y tế Phạm Ngọc Thạch

Trường Đại học Y Hà Nội là cơ sở đào tạo sau Đại học sớm nhất trong hệ thống Giáo dục Đại học nói chung và trong Ngành Y tế nói riêng. Đây là đơn vị tiến hành đào tạo Bác sĩ chuyên khoa II được thực hiện từ năm 1972, đặt nền móng cho việc mở rộng các loại hình đào tạo sau Đại học khác.

PGS,TS Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng Trường đại học Y Hà Nội, khóa Đào tạo Bs.Nội trú đầu tiên của Trường đại học Y Hà Nội được tổ chức năm 1974 gồm 15 học viên thuộc sáu chuyên ngành: ngoại khoa, nội khoa, nhãn khoa, tai mũi họng, thần kinh, truyền nhiễm. Tính đến nay đã có 40 khóa Bs.Nội trú được đào tạo với tổng cộng 1.983 học viên thuộc 35 chuyên ngành lâm sàng, cận lâm sàng và Y học dự phòng. Trong số này, hàng trăm Bs.Nội trú có học hàm giáo sư, phó giáo sư; giữ các vị trí chủ chốt của ngành Y tế và các khoa, bộ môn thuộc các bệnh viện… và có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Trích nguồn : Báo Nhân Dân