So sánh các loại card màn hình

Danh sách này bao gồm những card màn hình mạnh nhất để chơi game, làm các công việc đồ họa. Để tiện so sánh thì chiếc card mạnh nhất sẽ là 100%, và được sử dụng để tham chiếu cho những card còn lại.

Card màn hình là gì?

Graphics Card tạm dịch ra là card đồ họa hoặc card màn hình. Đây là bộ phận chuyên xử lý các thông tin về đồ họa trong máy tính, bao gồm: xử lý màu sắc, các thông tin đồ họa, đường nét và hình ảnh mà chúng ta thường thấy trên màn hình của laptop hay PC. Chất lượng hình ảnh có chân thực sắc nét, có sống động hay không khi chơi game hay xem phim sẽ được quyết định bởi card màn hình.

Trong một chiếc card màn hình, sức mạnh của chúng sẽ phụ thuộc vào GPU – Graphic Processing Unit (tạm dịch: bộ xử lý đồ hoạ). Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm để xử lý mọi vấn đề liên quan đến đồ hoạ/ hình ảnh của máy tính.

Xem thêm: Cách chọn card màn hình phù hợp với mainboard và PC của bạn

Bảng xếp hạng card màn hình

Được biết, tom’s HARDWARE đã cải tiến quá trình kiểm tra GPU của họ và cập nhật tất cả các điểm benchmark cho năm 2022 và gần như hoàn thành việc kiểm tra lại mọi card đồ họa từ nhiều thế hệ trước. Trang này đã hoàn tất quá trình kiểm tra GPU AMD RDNA 2 và Nvidia Ampere thế hệ hiện tại, dòng Turing và RDNA cũng như nhiều thế hệ khác.

Dưới đây là bảng xếp hạng card màn hình mạnh nhất theo điểm chuẩn chơi game dựa trên hiệu suất GPU ở mức setting 1080p "ultra". Các yếu tố bao gồm giá bán, mức tiêu thụ điện năng, hiệu năng tổng thể và các tính năng khác không được tính vào bảng xếp hạng ở đây. CPU được sử dụng trong các bài test hiệu năng là Alder Lake Core i9-12900K mới.

Còn dưới đây là bảng xếp hạng card màn hình mạnh nhất được đưa ra dựa trên kết quả bao gồm 9 game chạy ở thiết lập medium và ultra với độ phân giải 1080p, 1440p, và 4K.

Kết quả cho thấy 9/10 card mạnh nhất trong danh sách này thuộc dòng NVIDIA RTX 30 series hoặc AMD RX 6000 series. Vị trí còn lại thuộc về Titan RTX.

Chi tiết bảng xếp hạng card màn hình mạnh nhất hiện nay, được xếp hạng từ mạnh nhất. Để tiện so sánh thì chiếc card mạnh nhất sẽ là 100%, và được sử dụng để tham chiếu cho những card còn lại.

Như bạn có thể thấy, Nvidia GeForce RTX 3090 Ti hiện đang thống trị bảng xếp hạng card màn hình mạnh nhất hiện nay, cả về hiệu năng, mức tiêu thụ năng lượng cũng như giá bán. Card đồ họa này có giá gấp đôi so với RX 6900 XT và sử dụng nhiều năng lượng hơn 50%. Ở các vị trí tiếp theo, Nvidia GeForce RTX 3090 và 3080 12GB xếp ngay trước 6800 XT, tiếp theo là 3080 Ti. RX 6800 cũng đánh bại RTX 3070 Ti, trong khi RTX 3070 và RX 6700 XT không thể chen chân vào top 10.

Chuyển sang các GPU thế hệ trước, chip RTX 20-series và GTX 16-series cuối cùng nằm rải rác trong bảng xếp hạng cùng với RX 5000-series.

Xem thêm:

Top các hãng sản xuất card màn hình chất lượng nhất hiện nay

VGA OC là gì? Công dụng của việc ép xung card đồ họa

So sánh card đồ họa Quadro và GeForce GTX: Nên chọn loại nào?

Theo: tomshardwar

Card màn hình (VGA) và các thông số quan trọng thường gặp

So sánh các loại card màn hình

>>>Xem thêm: Các thế hệ của Chip Intel Core i và cách phân biệt chúng

>>>Xem thêm: CPU và các thông số quan trọng thường gặp

>>>Xem thêm: Bàn phím cơ là gì ? Vì sao bạn nên mua bàn phím cơ ?

Khi mua card đồ họa rời, chúng ta sẽ thường thấy các thông số sau đây:

 GPU  NVIDIA® GeForce® GTX 1060 
 Core speed/clock  1506 MHz
 Boost speed  1708 MHz
 CUDA Cores  1280
 Video Memory  6GB
 Memory Type  GDDR5
 Memory Speed  8Gbps
 Memory Bus Width  192-bit
 Memory Bandwidth  192GB/s

GPU(Graphics processing unit) – Đơn vị xử lí đồ hoạ: Là con chip cốt lõi được sử dụng trong card màn hình. Là thành phần quan trọng nhất trong một chiếc card.

So sánh các loại card màn hình

Bộ vi xử lí GPU trên card đồ họa

Core Speed: Còn được gọi là xung nhịp, là tốc độ xử lí lệnh của GPU được tính bằng MHz. Nhưng không phải lúc nào 2 con GPU có cùng Core Speed cũng sẽ cho ra tốc độ như nhau tại cùng thời điểm. Vẫn có nhiều thứ khác quyết định hiệu năng của một chiếc card như số lượng cores, dung lượng/loại bộ nhớ, kiến trúc,… cũng đóng vai trò rất quan trọng.

So sánh các loại card màn hình

MSI AFTERBURNER - Phần mềm chỉnh Core Clock và các thông số khác

Boost Speed: Thông số này xuất hiện ở rất nhiều ở các VGA đời mới và nó khá giống với công nghệ Turbo Boost của Intel. Hiểu một cách đơn giản, Xung boost giúp card chạy ở mức xung nhịp cao hơn mức xung cơ bản, tất nhiên là điện năng tiêu thụ sẽ tăng theo. Tuy nhiên sẽ không lúc nào nó cũng chạy ở mức xung cao nhất được vì có một sự giới hạn về điện năng và ngưỡng nhiệt độ an toàn.

CUDA Core - Kiến trúc thiết bị tính toán hợp nhất: Là một kiến trúc tính toán song song do NVIDIA phát triển, giống như lõi kép, lõi tứ ở CPU. GPU của NVIDIA có thể chứa hàng trăm, thậm chí hàng ngàn CUDA Core. Những CUDA Core này sẽ chịu trách nhiệm xử lí tất cả dữ liệu đi vào và đi ra GPU.

So sánh các loại card màn hình

Video Memory – Bộ nhớ đồ hoạ: Là dung lượng bộ nhớ tạm thời của VGA, khá giống với RAM trên PC. Bộ nhớ càng nhiều thì sẽ càng tốt vì các phần mềm và game sẽ có thêm nhiều không gian để bung hiệu năng. Thông thường các nhà sản xuất card màn hình sẽ sử dụng bộ nhớ RAM vừa thích hợp với sức mạnh của card, nhưng đôi khi sẽ có nhiều phiên bản trên cùng một đời VGA (VD: GTX 960 2G/960 4G, 1060 3G/1060 6G). Lưu ý rằng nếu sử dụng đa màn hình hoặc các chương trình đồ hoạ chuyên nghiệp thì Video Memory cao sẽ có lợi thế hơn rất nhiều.

So sánh các loại card màn hình
Chơi càng nhiều màn hình thì VRAM cao sẽ có lợi thế hơn

Memory Type – Loại bộ nhớ: Đây là loại bộ nhớ được dùng trong card màn hình. Bộ nhớ thường được sử dụng trên VGA thường là GDDRx. Các thế hệ bộ nhớ về sau sẽ tốt hơn trước với tốc độ và băng thông được cải thiện. Lưu ý thông số này không liên quan đến bộ nhớ DDR của RAM.

So sánh các loại card màn hình

Bộ nhớ đồ họa 

Memory Speed – Tốc độ bộ nhớ: Là tốc độ bộ nhớ RAM của card được tính bằng MHz, hiểu đơn giản là tốc độ mà card có thể truy cập dữ liệu được lưu trữ trên RAM.

Memory Bus Width – Bus bộ nhớ: Bus bộ nhớ là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hiệu năng của VGA. Tốc độ của bộ nhớ nhanh thì rất quan trọng, nhưng ngoài ra card đồ hoạ còn phải đáp ứng đủ “tải trọng” để đưa đủ thông tin. Về mặt kỹ thuật, Bus bộ nhớ càng cao thì lượng dữ liệu được card đồ hoạ truyền tải trong một chu kỳ sẽ càng lớn. Ví dụ, 1 card sử dụng bus 128 bits có thể truyền tải nhiều dữ liệu gấp đôi so với 1 card màn hình chỉ có 64 bits.

So sánh các loại card màn hình

Bus bộ nhớ

Memory Bandwidth – Băng thông bộ nhớ: Là khả năng truyền tải dữ liệu của bộ nhớ. Chỉ số này càng cao thì hiệu năng của card sẽ được nâng cao hơn.

So sánh các loại card màn hình

Các đời bộ nhớ

SLI (NVIDIA) / Crossfire (AMD): Là khả năng ghép 2 hoặc nhiều card màn hình cùng loại chạy song song, nhờ đó hiệu năng sẽ nâng cao đáng kể.

So sánh các loại card màn hình

VR (Virtual Reality) Ready – Thực tế ảo: Công nghệ giúp người dùng nhập vai hoàn toàn bằng các giác quan vào thế giới ảo. Hứa hẹn sẽ bùng nổ trong thời gian tới

So sánh các loại card màn hình

Virtual Reality - Thực tế ảo

Cổng kết nối: Là loại khe cắm mà các nhà sản xuất đã thiết kế để cắm vào. Đa số các loại card hiện nay đã sử dụng cổng PCI Express 3.0 x16 hoặc PCI Expresss 2.0 x16.

So sánh các loại card màn hình

Các cổng PCI-E được bọc thép

Ngoài ra các bạn cũng nên để ý đến kích cỡ của card màn hình. Các card màn hình phổ thông chỉ cần cắm vào 1-2 cổng PCI-e, nhưng có các loại card xôi thịt lại chiếm đến 3 cổng nên sẽ hạn chế các thiết bị khác gắn vào. Đặc biệt có một số loại card màn hình có 3 fan tản nhiệt rất dài, một số loại case nhỏ sẽ có khả năng gắn không vừa.

So sánh các loại card màn hình

Quá đắng lòng!

>>>Xem thêm: Các thế hệ của Chip Intel Core i và cách phân biệt chúng

>>>Xem thêm: CPU và các thông số quan trọng thường gặp

>>>Xem thêm: Bàn phím cơ là gì?