Công thức tính độ bội giác của kính lúp

Bài viết dưới đây, HocThatGioi sẽ tổng hớp tất cả các công thức về số bội giác , góc trông của mắt, kính lúp, kính hiển vi và kính thiên văn có trong chương Mắt- Các dụng cụ quang học để các bạn tiện theo dõi và áp dụng vào giải toán nhé!

Dưới đây, một số công thức cần nhớ để làm bài trong bài toán sự điều tiết của mắt.

Công thức tính độ bội giác của kính lúp
Hình ảnh minh họa về các bài tập của mắt
  • Độ tụ của mắt khi quan sát trong trạng thái bất kì:

Độ tụ của mắt khi quan sát trong trạng thái bất kì:

D=\frac{1}{f}=\frac{1}{d}+\frac{1}{OV}

Độ biến thiên của độ tụ:

\Delta D= D_{max}- D_{min}

Trong đó:
D_{max}: khi mắt quan sát trong trạng thái điều tiết tối đa: d= OC_V
D_{min}: khi mắt quan sát trong trạng thái điều không điều tiết: d= OC_V (Mắt không có tật OC_V=\infty)

  • Góc trông của vật trực tiếp:

Công thức về trông của vật trực tiếp:

tan \alpha =\frac{AB}{d}

Công thức sửa tật cận thị ở mắt:

\left | f_K \right |+l=OC_V

  • Sửa tật viễn thị và lão thị

Công thức sửa tật viễn thị và lão thị ở mắt

d=25-l (1)
d’=-(OC_C-l) (2) Từ (1) và (2) ta có:

\Rightarrow f_K=\frac{d.d’}{d+d’}

Dưới đây là các công thức như số bội giác, góc trông … của kính lúp các bạn cần chú ý.

Công thức tính độ bội giác của kính lúp
Hình ảnh minh họa về các bài toán của kính lúp

Công thức khi ngắm chừng ở vô cực:

d_M= OC_C\rightarrow d’=l- OC_C
\Rightarrow d=\frac{d’.f}{d’-f}

Công thức ngắm chừng ở cực viễn:

d_M= OC_V \rightarrow d’=l-OC_V
\Rightarrow d=\frac{d’.f}{d’-f}

  • Góc trông ảnh tại điểm cực cận:

Công thức về góc trông ảnh ở cực cận của kíp lúp

\alpha _0\approx tan\alpha _0=\frac{AB}{OC_C}

  • Góc trông ảnh A_1B_1 tại điểm bất kì:

Góc trông ảnh tại điểm bất kì:

\alpha \approx =\frac{A_1B_1}{d_M}=\frac{k.AB}{d_M}=\frac{f-l+d_M}{f}.\frac{AB}{d_M}

  • Góc trông khi ngắm chừng ở vô cực:

Góc trông khi ngắm chừng ở vô cực:

\alpha \approx tan\alpha =\frac{AB}{f}

  • Số bội giác của kính lúp:

Công thức về số bội giác của kính lúp:

G=\frac{\alpha }{\alpha _0}\approx \frac{tan\alpha }{tan\alpha _0}=\frac{f-l+ d_M}{f}.\frac{OC_C}{d_M}

  • Số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực:

Công thức số bội giác ngắm chừng ở vô cực:

G_\infty =\frac{OC_C}{f}

Dưới đây, công thức về số bội giác, góc trông của kính hiển vi.

Công thức tính độ bội giác của kính lúp
Hình ảnh minh họa về các bài toán của kính hiển vi
  • Số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực:

Số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực:

G=\left | k_1 \right |G_2=\frac{\delta D}{f_1.f_2}

  • Số bôi giác tại điểm bất kì:

Công thức về số bội giác tại điểm bất kì:

G=\frac{\alpha }{\alpha _0}\approx \frac{tan\alpha }{tan\alpha _0}=\left | k_1.k_2 \right |\frac{OC_C}{d_M}

  • Góc trông ảnh tại điểm cực cận:

Góc trông ảnh tại điểm cực cận:

\alpha _0\approx tan\alpha _0=\frac{A_2B_2}{d_M}=\frac{\left | k_1k_2 \right |AB}{d_M}

  • Góc trông ảnh A_2B_2 tại điểm bất kì:

Góc trông ảnh tại điểm bất kì:

\alpha \approx tan\alpha =\frac{A_2B_2}{d_M}=\frac{\left | k_1k_2 \right |.AB}{d_M}

Công thức tính độ bội giác của kính lúp
Hình ảnh minh họa về các bài toán của kính thiên văn
  • Độ bội giác của kính thiên văn khi ngắm chức ở vô cực:

Công thức về độ bội giác khi ngắm chừng ở vô cực

G_\infty =\frac{f_1}{f_2}

Như vậy, bài viết về Tổng hợp các công thức về góc trông, số bội giác của Mắt- Các dụng cụ quang học đến đây đã hết. Qua bài viết, hi vọng các bạn sẽ tiếp thu được nhiều kiến thức hay bổ ích. Đừng quên Like và Share để HocThatGioi ngày càng phát triển. Cảm ơn các bạn đã theo dõi hết bài viết và chúc các bạn học tốt!

Bài viết khác liên quan đến Mắt và các dụng cụ quang học

Câu hỏi

Nhận biết

Công thức tính số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực là:


A.

B.

C.

Công thức tính độ bội giác của kính lúp

D.

Công thức tính độ bội giác của kính lúp

Tải trọn bộ tài liệu tự học tại đây

Kính lúp là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ. Kính lúp được cấu tạo bởi một thấu kính hội tụ (hay một hệ ghép tương đương với một thấu kính hội tụ) có tiêu cự nhỏ (vài centimét).
Công thức tính độ bội giác của kính lúp

1/ Số bội giác
Công thức tính độ bội giác của kính lúp

Góc trông (góc nhìn) αo vật trực tiếp

Công thức tính độ bội giác của kính lúp

Góc trông ảnh (góc nhìn ảnh) α qua thấu kính​

Số bội giác là đại lượng đặc trưng cho các dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt, được xác định bằng thương số giữa góc trông ảnh qua dụng cụ quang học và góc trông trực tiếp vật

\[G = \dfrac{\tan\alpha }{\tan\alpha_{o} }\]​

trong đó
  • α: góc trông ảnh qua dụng cụ quang học
  • αo: góc trông vật có giá trị lớn nhất được xác định trong từng trường hợp
  • Đối với góc trông nhỏ tan α ∼ α; tan αo ∼ αo

Sự tạo ảnh bởi kính lúp
  • Khi quan sát qua kính lúp mắt nhìn ảnh ảo của vật đó qua kính => phải đặt vật cần quan sát trong khoảng tiêu cự phía trước kính.
  • Ảnh thu được phải nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt => trong quá trình quan sát vật qua kính lúp ta phải điều chỉnh khoảng cách từ vật đến kính lúp sao cho thu được ảnh rõ nét.
  • Ngắm chừng: là động tác quan sát ảnh qua kính ở một vị trí xác định.
  • Để mắt không bị mỏi người ta thường thực hiện ngắm chừng ở điểm cực viễn của mắt.
Công thức tính độ bội giác của kính lúp

các ngắm chừng vật qua kính-lúp

Số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực (điểm cực viễn)

\[G_{\infty } = \dfrac{OC_{c}}{f}=\dfrac{Đ}{f}\]​

Trong đó
  • Đ=OC$_{c}$: khoảng cách từ quang tâm của thấu kính mắt đến điểm cực cận của mắt (Đối với mắt không có tật trong vật lí người ta thường lấy Đ = 25cm = 0,25m)
  • f: tiêu cự thấu kính hội tụ của kính lúp (m)

Trong quá trình sản xuất, trên kính lúp thường ghi các giá trị 3x; 5x; 8x ... sẽ có số bội giác tương ứng là 3; 5; 8 ... chúng có khả năng làm cho góc trông ảnh qua kính lớn hơn ba lần, năm lần, tám lần ... góc trông trực tiếp vật (Nói một cách ngắn gọn là tạo ảnh lớn gấp 3 lần, 5 lần, 8 lần vật ...)
Bài tập vận dụng:
Bài 1:
Một người có khoảng nhìn rõ từ 15cm đến ∞. Người đó quan sát vật nhỏ qua kính lúp tiêu cự 5cm.
a/ Xác định khoảng đặt vật trước kính
b/ Tính số bội giác của người đó khi ngắm chừng ở vô cực (ngắm chừng ở cực viến)
Khoảng đặt vật phía trước phải thỏa mãn điều kiện thu được ảnh qua kính nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt
=> d'1 = -OC$_{c}$ = -15cm => d1 = d'1f/(d'1-f) = 3,75cm
d'2 = -OC$_{v}$ = ∞ => d2= f = 5cm
=> khoảng đặt vật 3,75cm ≤ d ≤ 5cm
Số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực của người đó
G = Đ/f = 15/5= 3

Xem thêm:
Tổng hợp lý thuyết, bài tập vật lí lớp 11 chương mắt và các dụng cụ quang


nguồn: vật lí phổ thông trực tuyến​