Resolver encoder là gì

Tìm Hiểu Về Encoder Và Resolver

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây  (2.16 MB, 27 trang )

TRƯƠNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN ĐIỆN

TÌM HIỂU VỀ ENCODER VÀ
RESOLVER

HÀ NỘI, THÁNG 2/2016


I: ENCODER


1: Khái niệm Encoder


Encoder còn gọi là thiết bị mã hóa vòng - xung,
hay là thiết bị chuyển đổi vòng  xung.

Là thiết bị dùng để chuyển đổi từ số vòng quay
thành tín hiệu điện.

Encoder còn là một cảm biến vị trí, đưa ra thông
tin về góc quay dưới dạng số mà không cần bộ ADC.


2: Cấu tạo và nguyên lý của Encoder


Đĩa quay được xẻ rãnh
gắn vào trục.
Một nguồn sáng và


một tế bào quang điện
được bố trí thẳng hàng.
Mạch khuếch đại.


Nguyên lý cơ bản của Encoder


3: Phân loại Encoder
Absolute encoder
Incremental encoder
Gọi là encoder tuyệt
Gọi là encoder tương
đối.
đối ( tăng dần ).
Sử dụng theo mã nhị
Có tín hiệu tăng dần
phân, mã Gray, mã BCD
hoặc theo chu kỳ; theo
( dùng ở đĩa khắc vạch)
kiểu thẳng hoặc kiểu
quay.


a) Absolute encoder
*Absolute encoder là thiết bị chuyển đổi, áp dụng
kỹ thuật số để tạo ra một mã bằng số digital tương
ứng với một góc quay của trục.
Gồm 3 phần chính:
- Đĩa khắc mã vạch

- Bộ led thu phát hồng
ngoại
- Bộ giải mã


Đĩa khắc mã vạch trong absolute encoder
- Trong các absolute encoder, đĩa khắc vạch thường sử
dụng mã Gray hay nhị phân.
- Theo kỹ thuật số, mã Gray là loại mã có sự thay đổi
ít nhất giữa các bit khi chuyển trạng thái. Khi chuyển
đổi từ trạng thái này sang trạng thái kế tiếp chỉ có duy
nhất 1 bit trong nhóm mã thay đổi giá trị; còn gọi là
unweighted code.
- Mã Gray được sử dụng nhiều trong các áp dụng biến
đổi AD hay các thiết bị nhập khẩu đặc biệt trong lĩnh
vực điều khiển.


Đĩa khắc vạch theo mã Gray


Đĩa khắc vạch theo số nhị phân 4 bits


Đĩa khắc vạch theo mã Gray 4 bits


Khi sử dụng đĩa khắc vạch theo số nhị phân chúng
ta sẽ thấy khi đĩa quay đổi trạng thái từ sô 0111
sang sô 1000, nếu bít tại vị trí cao nhất (the most

significant bit) thay đổi giá trị sớm hơn các bit
khác, bộ đọc có thể ghi nhận giá trị là 1111.


Muốn tăng độ phân giải cho encoder các đĩa khắc
vạch mã Gray từ 12 bits lên 16 bits. Với trường hợp
sử dụng 12 bits (tương ứng với 4096 giá trị đọc),
chúng ta có thể xác định được vị trí góc quay chính
xác đến mức 0.09o. Tương tự, khi sử dụng 16 bits
(tương ứng với 65536 giá trị đọc), góc quay được xác
định chính xác đến 0.0055o.
Tuy nhiên khi sử dụng các encoder với đĩa khắc
có độ phân giải cao, chúng ta cần chú ý đến mạch
giải mã Gray để chuyển đổi các tín hiệu digital sang
analog (mạch DAC) và tốc độ đáp ứng của các mạch
đọc và giải mã khi vận hành ở tốc độ cao.


b) Incremental encoder
Incrementel encoder là loại encoder chỉ có 1,
2 hoặc tối đa là 3 vòng lỗ.
Cấu tạo cơ bản giống
với absolute encoder chỉ
khác nhau ở đĩa mã hóa.
Ở incremental encoder
đĩa mã hóa gồm 1 dải
băng tạo xung.


So sánh đĩa mã hóa trong các loại encoder



* Incremental encoder kiểu quay


Cách xác định chiều quay ?

Thấy rằng nếu khi xung A đang từ mức cao xuống
mức thấp, mà lúc đó B đang ở mức thấp, thì chúng ta
xác định được chiều chuyển động của encoder theo
chiều mũi tên màu cam. Nếu A đang từ mức cao
xuống mức thấp, B đang ở mức cao thì chúng ta biết
encoder đang quay theo chiều màu nâu.


* Incremental encoder kiểu thẳng
Kiểu này cũng có các thành
phần cơ bản và nguyên lý hoạt
động giống kiểu quay; chỉ khác
ở chổ đĩa mã hóa là một thước
thẳng, dùng để đo kích thước
thẳng. Chiều dài cần đo bằng
chiều dài thước.
Incremental encoder kiểu
thẳng đắt hơn nhiều so với kiểu
quay.


4: Ứng dụng
Trên máy CNC encoder được trang bị để đo và tìm được chính

xác vị trí các trục máy cũng như vị trí dao cắt. Nhờ đó quá
trình gia công thực hiện chính xác. Kết quả encoder đo được
sẽ gửi về để điều chỉnh lại vị trí của chi tiết hay dao cắt nhằm
sửa chữa lỗi và hạn chế phế phẩm.
Không thể thiếu trong robot công nghiệp. Nó dùng để quản lý
các cử động của khớp nối, cử động của cánh tay robot để đảm
bảo chính xác của các cử động.
Gắn trên xe hơi để báo vận tốc.
Được trang bị trên động cơ thang máy để biết được vị trí chính
xác của thang máy, đảm bảo thang máy sẽ dừng đúng ở cửa ra
vào.v.v.


II: RESOLVER
Resolver hay còn gọi là cảm biến đo góc tuyệt đối.
Là thiết bị đo kiểu tương tự, dùng để xác định vị trí
hoặc tốc độ dựa theo nguyên lý cảm ứng điện từ.
Điện áp tín hiệu vào tỷ lệ với vị trí góc hoặc tốc độ
trục của resolver.


1: Cấu tạo

Phần động: gắn liền với trục
của động cơ chứa cuộn sơ cấp
được kích thích bằng sóng
mang.
Phần tĩnh: có 2 dây cuấn thứ
cấp (cuộn sin và cuộn cos) đặt
lệch nhau 90o. Đầu ra của 2 dây

đó thu được 2 tín hiệu điều
biên V.sinwt.sin θ và
V.sinwt.cos θ chứa thông tin về
vị trí tuyệt đối của rotor máy
đo, tương ứng vị trí tuyệt đối
của rotor động cơ cần đo.


2: Nguyên lý đo
Lấy đạo hàm góc quay có tốc độ quay của động cơ.
Độ phân giải của máy đo phụ thuộc khả năng phân
giải của bộ chuyển đổi A/D mắc trong mạch đo.
Nhược điểm: hệ truyền động không đồng nhất do
phải tải thêm phần động của cảm biến.
Ứng dụng phương pháp không có cảm biến.
Đường bao của tín hiệu ra chứa thông tin tín hiệu
tuyệt đối (góc θ) của rotor máy đo, nghĩa là vị trí
tuyệt đối của rotor động cơ.


Sơ đồ quấn dây

S1-S3 = V.sinwt .sin θ
S2-S4 = Vsinwt .sin( +90) = Vsinwt.cos θ
θ: góc lệch tuyệt đối của rotor động cơ


Khi bộ đo góc tuyệt đối được sử dụng như một cảm biến vị trí thì một
cuộn dây của rotor được nối tắt.


Điện áp cuộn rotor có dạng E=Vsinwt còn điện áp ở 2
cuộn stator cũng có dạng hình sin nên có biên độ thay
đổi theo sin của góc dịch chuyển vị trí rotor.


3: Nguyên tắc hoạt động
Người ta đặt một điện áp xoay chiều vào cuộn dây
rotor của resolver khi rotor quay trên các cuộn dây
của stator sẽ xuất hiện các điện áp.
Vị trí 0: điện áp xoay chiều xuất hiện trên cuộn cosin.
Rời khỏi vị trí 0 đến vị trí 90: điện áp xuất hiện trên
cả 2 cuộn sin và cos.
Đến vị trí 90: không còn điện áp xuất hiện trên cuộn
cosin chỉ còn điện áp xuất hiện trên cuộn sin.
Tương tự ta xét cho các góc lớn hơn.