Quy trình đánh giá là gì

Đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết trong lớp học

Đánh giá là một chủ đề lớn bao gồm từ các bài kiểm tra nội bộ đến các bài kiểm tra chuẩn khu vực hoặc sơ bộ và các bài kiểm tra mỗi ngày trên lớp. Chúng ta có càng nhiều thông tin về học sinh, bức tranh về thành công mà chúng ta hình dung hoặc những bước chuyển biến sẽ hiện ra rõ hơn.

Các trường học luôn quan tâm học sinh ở mọi lĩnh vực học tập của họ. Có nhiều chiến thuật để thực hiện điều đó. Một chiến thuật như vậy, đó là các hội thảo do học sinh chủ trì. Là một giáo viên hoặc quản lí, bạn làm thế nào để bảo đảm rằng thông tin được chia sẻ trong cuộc hội thảo đó cung cấp bức tranh toàn diện về điểm mạnh và điểm yếu của học sinh? Câu trả lời đó là cân bằng cả sự thực hành đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết lớp học cũng như thông tin thu được từ việc học tập của học sinh.

Đánh giá là một chủ đề lớn bao gồm từ các bài kiểm tra nội bộ đến các bài kiểm tra chuẩn khu vực hoặc sơ bộ và các bài kiểm tra mỗi ngày trên lớp. Để tránh sự lạm dụng các bài kiểm tra, các nhà giáo dục nên xây dựng quan điểm về kiểm tra như là đánh giá và đánh giá đó là một thông tin. Chúng ta có càng nhiều thông tin về học sinh, bức tranh về thành công mà chúng ta hình dung hoặc những bước chuyển biến sẽ hiện ra rõ hơn.

Định nghĩa đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết

Các khái niệm quá trình và tổng kết không cần phải phức tạp nhưng chúng đã trở nên khó hiểu trong vài năm qua. Điều này đặc biệt đúng đối với đánh giá quá trình. Trong một hệ thống đánh giá cân bằng, cả đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết đều đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập thông tin. Nếu phụ thuộc quá nhiều vào một trong hai hình thức đánh giá, thực trạng quá trình tiến bộ của học sinh trở nên mơ hồ.

Đánh giá tổng kết được xác định một cách định kì vào một thời điểm cụ thể về những gì học sinh biết và không biết. Nhiều đánh giá tổng kết chỉ kết hợp với các bài kiểm tra chuẩn tuy nhiên, chúng cũng được sử dụng và là một phần quan trọng trong chương trình học của trường. Đánh giá tổng kết ở trường hoặc lớp học là một biện pháp để báo cáo, thường được sử dụng như là một phần của quá trình chấm điểm. Danh mục thì dài nhưng dưới đây là một số ví dụ về đánh giá tổng kết:

  • Đánh giá quy mô toàn bang
  • Kiểm tra chuẩn khu vực hoặc kiểm tra sơ bộ
  • Các đầu điểm được sử dụng để báo cáo dành cho trường học (báo cáo đầy đủ quá trình tiến bộ hàng năm) và học sinh (phiếu thành tích học tập)

Mấu chốt là coi đánh giá tổng kết như một phương tiện để đánh giá, tại một thời điểm cụ nhất định, việc học của học sinh liên quan đến các tiêu chuẩn về nội dung. Mặc dù thông tin thu thập từ loại đánh giá này là quan trọng, nó thể chỉ hỗ trợ việc đánh giá những khía cạnh nhất định của quá trình học tập. Bởi vì xuất hiện sau sự giảng dạy nhiều tuần, nhiều tháng hoặc một năm một lần, các đánh giá tổng kết là công cụ giúp định lượng mức độ hiệu quả của chương trình, các mục tiêu cải tiến trong trường học, điều chỉnh chương trình, hoặc sự sắp xếp học sinh trong các chương trình chuyên biệt. Đánh giá tổng kết xảy ra trong suốt quá trình học để cung cấp thông tin ở cấp lớp và điều chỉnh việc dạy cũng như can thiệp trong suốt tiến trình học. Việc này lại cần đánh giá quá trình mới hoàn thành được.

Đánh giá quá trình là một phần của tiến trình dạy học. Khi vận dụng vào thực hành trên lớp, hình thức đánh giá này cung cấp thông tin cần có để điều chỉnh việc dạy và học trong quá trình. Trong trường hợp này, sự đánh giá quá trình thông báo cho cả giáo viên lẫn học sinh về mức độ hiểu của học sinh ở một thời điểm mà sự điều chỉnh thời gian có thể được thực hiện. Những điều chỉnh này giúp đảm bảo học sinh đạt được các mục tiêu học tập dựa trên tiêu chuẩn trong một khoảng thời gian nhất định. Mặc dù các chiến thuật đánh giá quá trình xuất hiện dưới nhiều dạng thức, có nhiều cách khác nhau để phân biệt chúng với đánh giá tổng kết.

Một điểm khác biệt đó là coi đánh giá quá trình như sự thực hành. Chúng ta không bắt học sinh phải chịu trách nhiệm về các kĩ năng và nội dung (được liệt kê trong bộ sưu tập sổ điểm) mà họ mới được giới thiệu hoặc đang học. Chúng ta phải cho học sinh luyện tập đã. Đánh giá quá trình giúp giáo viên xác định các bước tiếp theo trong suốt tiến trình học tập trong khi việc giảng dạy tiếp cận đánh giá tổng kết về việc học của học sinh. Một sự so sánh tương đối cho việc này là bài kiểm tra lái xe cần có để nhận bằng lái. Điều gì sẽ xảy ra nếu trước khi có bằng lái, bạn nhận được một số điểm mỗi lần bạn ngồi sau vô lăng để tập lái? Điều gì sẽ xảy ra nếu điểm số cuối cùng trong bài kiểm tra lái xe  là điểm trung bình của tất cả các điểm luyện tập? Bởi vì những điểm thấp lúc đầu bạn nhận trong quá trình học lái, điểm số cuối cùng sẽ không phản ánh chính xác khả năng lái xe của bạn. Lúc bắt đầu học lái, bạn cảm thấy tự tin và có động lực học như thế nào? Có điểm số nào mà bạn nhận được kèm theo chỉ dẫn cần thiết cho lần tiếp theo để cải thiện kĩ năng lái xe của bạn? Bài kiểm tra lái xe cuối cùng, hay đánh giá tổng kết, sẽ là một thước đo mang tính hình thức quyết định bạn có hoặc không có các kĩ năng lái xe cần thiết đủ để được cấp bằng  không phải sự phản ánh toàn bộ quá trình luyện tập dẫn đến kết quả đó. Điều này cũng tương tự đối với việc dạy, việc học và đánh giá trên lớp.

Một điểm khác biệt nữa là cơ sở của sự đánh giá quá trình là sự tham gia của học sinh. Nếu học sinh không được tham gia vào tiến trình đánh giá, việc đánh giá quá trình không được thực hành hoặc hoàn thành với sự hiệu quả của nó. Học sinh cần được tham gia với tư cách người đánh giá quá trình học của bản thân cũng như là nguồn tư liệu đối với các học sinh khác. Có nhiều chiến thuật giáo viên có thể thực hiện để học sinh tham gia. Thực tế, nghiên cứu cho thấy sự tham gia và đóng góp sản phẩm của học sinh làm gia tăng động lực học tập. Điều này không có nghĩa là giáo viên không tham gia. Trái lại, giáo viên không thể thiếu trong việc xác định mục tiêu học tập, thiết lập các tiêu chuẩn rõ ràng cho sự thành công và thiết kế các nhiệm vụ đánh giá cung cấp bằng chứng cho quá trình học tập của học sinh.

Một trong những thành phần chính mà học sinh tham gia trong việc đánh giá quá trình học tập của bản thân đó là cung cấp phản hồi trong khi học. Thực tế, nghiên cứu cho thấy phản hồi là chiến thuật giảng dạy tuyệt vời nhất để thúc đẩy học sinh học tập. Phản hồi giúp học sinh biết họ đã làm tốt ở những phần nào, liên hệ đến việc học trên lớp và đưa ra những chỉ dẫn riêng về cách để đạt được bước tiếp theo trong quá trình học tập. Nói cách khác, phản hồi không phải là một điểm số, một hình dán hoặc một lời khen Tốt lắm. Một phần đáng chú ý trong nghiên cứu chỉ ra rằng những phản hồi có hạn như vậy không dẫn đến sự cải thiện quá trình học tập của học sinh.

Có nhiều chiến thuật giảng dạy trong lớp học góp phần cho quá trình dạy học hiệu quả. Khi giáo viên ứng dụng thực hành giảng dạy nhằm mục đích thu thập thông tin từ việc học của học sinh, họ đã đưa thông tin này vào một quá trình. Trong trường hợp này, đánh giá quá trình là một phương pháp dạy học và hiển nhiên không bị tách rời khỏi việc giảng dạy. Đó là việc mà các giáo viên tốt nên làm. Sự khác biệt chính ở chỗ giáo viên thực sự làm gì với những thông tin họ thu được. Chúng được sử dụng như thế nào để hỗ trợ việc giảng dạy? Chúng được chia sẻ như thế nào với sự tham gia của học sinh? Không chỉ là việc giáo viên thu thập thông tin/ hồ sơ từ quá trình học tập của học sinh; đó còn là những gì họ làm với thông tin đó.

Bạn có thể tham khảo một số chiến thuật dạy học dưới đây:

  • Thiết lập tiêu chí và mục tiêu với sự tham gia của học sinh trong việc giảng dạy và tiến trình dạy học bằng cách đưa ra kì vọng rõ ràng. Để thành công, học sinh cần phải hiểu và biết các mục tiêu học tập, tiêu chí để đạt được. Cùng với học sinh thiết lập và xác định sản phẩm có chất lượng, yêu cầu học sinh tham gia góp ý các hành vi phù hợp đối với văn hóa lớp học và định ra các tiêu chí về thành công. Đó là các ví dụ về chiến thuật này. Việc sử dụng sản phẩm của học sinh, bài kiểm tra trên lớp hoặc mẫu hình về điều được kì vọng giúp học sinh hiểu họ đang ở vị trí nào, họ cần trở thành như thế nào và một tiến trình hiệu quả cần đạt được ra sao.
  • Quan sát: Đi quanh lớp để xem học sinh đã bắt tay vào nhiệm vụ chưa hay còn cần làm rõ. Việc quan sát hỗ trợ giáo viên thu thập bằng chứng về quá trình học tập của họ để định hướng kế hoạch bài giảng. Bằng chứng này có thể được ghi lại và sử dụng như phản hồi cho học sinh về việc học của họ hoặc hồ sơ được đem ra chia sẻ với họ trong các buổi thảo luận.
  • Chiến thuật đặt câu hỏi nên được đưa vào kế hoạch bài giảng. Đặt những câu hỏi tốt hơn tạo cơ hội tư duy sâu hơn và cung cấp cho giáo viên góc nhìn sâu sắc đáng kể về mức độ và chiều sâu của sự hiểu biết. Các câu hỏi về bản chất này thu hút học sinh trong cuộc đối thoại lớp học mà cả hai đều khám phá và mở rộng việc học. Một cú hích vào cuối giờ học để xác định độ hiểu bài của học sinh hoặc kiểm tra nhanh trong quá trình dạy như là giơ ngón cái lên/ xuống, thẻ xanh  thẻ đỏ (thẻ dừng hoặc đi tiếp) cũng là những ví dụ cho chiến thuật đặt câu hỏi, đưa ra thông tin tức thời về việc học tập của học sinh. Giúp học sinh đặt câu hỏi tốt hơn là một khía cạnh khác của chiến thuật đánh giá quá trình này.
  • Đánh giá cá nhân và đánh giá bạn cùng lớp giúp tạo ra cộng đồng học tập trong lớp. Học sinh có thể phản hồi trong khi tham gia quá trình tư duy siêu nhận thức thì cũng đang chiêm nghiệm về việc học của bản thân. Khi học sinh tham gia thiết lập tiêu chí và mục tiêu, tự đánh giá là một bước tất yếu trong tiến trình học tập. Với sự đánh giá bạn cùng lớp, học sinh thấy nhau là những nguồn hiểu biết và kiểm tra chất lượng sản phẩm dựa trên tiêu chí đã được xác định trước đó.
  • Lưu trữ các ghi chép của học sinh giúp học sinh hiểu sâu hơn việc học của mình được minh chứng bằng sản phẩm trên lớp. Quá trình lưu giữ các ghi chép về sản phẩm của học sinh không chỉ buộc học sinh, nó cũng hỗ trợ học sinh, chú ý đến điểm số, để nhìn thấy nơi họ bắt đầu và sự tiến bộ họ tạo nên để đạt được mục tiêu học tập.

Tất cả những chiến thuật này rất quan trọng cho sự đánh giá quá trình và chúng được đề xuất dưới dạng các mẫu hình giảng dạy hiệu quả ở trường trung học.

Đánh giá cân bằng

Khi giáo viên thu thập thông tin/ hồ sơ về quá trình học tập của học sinh, rất nhiều tiêu chí có thể được đề cập đến. Để hiểu hơn về quá trình học của học sinh, giáo viên cần cân nhắc các thông tin về sản phẩm (viết tay hoặc các hình thức khác) mà học sinh làm và các bài kiểm tra, các ghi chép quan sát và sự phản hồi trong tập thể giữa giáo viên với học sinh và học sinh với nhau. Khi một chương trình đánh giá nhận thức cấp lớp cân bằng giữa thông tin tổng kết hoặc quá trình về thành quả/ học tập của học sinh, một bức tranh rõ nét về học sinh, có liên quan đến các mục tiêu và tiêu chuẩn học tập. Học sinh nên có khả năng trình bày thông tin được chia sẻ này về việc học tập của họ. Khi điều này xảy ra, các buổi thảo luận do học sinh chủ trì, một chiến thuật đánh giá quá trình, sẽ được thực hiện. Chúng ta càng biết nhiều về từng học sinh khi họ tham gia tiến trình học tập, chúng ta càng điều chỉnh việc giảng dạy tốt hơn để đảm bảo học sinh tiếp tục đạt được các bước tiến tiếp theo trong quá trình học tập.

TS. Catherine Garrison, TS. Michael Ehringhaus

Đặng Thanh Hiền dịch