Phát triển kinh tế xã hội là gì năm 2024

Kinh tế xã hội (Social Economics) là một nhánh của kinh tế học tập trung vào mối quan hệ giữa hành vi xã hội và kinh tế. Kinh tế xã hội nghiên cứu cách các chuẩn mực xã hội, đạo đức, tình cảm đại chúng mới xuất hiện và các triết lí xã hội khác ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng và định hình xu hướng mua của công chúng.

Kinh tế xã hội sử dụng lịch sử, các sự kiện hiện tại, chính trị và các ngành khoa học xã hội khác để dự đoán kết quả tiềm năng từ những thay đổi đối với xã hội hoặc nền kinh tế.

Các lí thuyết kinh tế xã hội có thể khác với niềm tin thông thường về kinh tế. Các trường phái tư tưởng truyền thống thường cho rằng các các cá nhân có tính tư lợi và đưa ra quyết định hợp lí.

Các lí thuyết kinh tế xã hội thường xem xét vấn đề nằm ngoài trọng tâm của kinh tế học chính thống, bao gồm cả ảnh hưởng của môi trường và sinh thái đến tiêu dùng và sự giàu có.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo

Phát triển kinh tế xã hội là gì năm 2024

Kinh tế xã hội là gì? Mục tiêu tổng quát về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024 là gì? (Hình từ Internet)

Người lao động làm việc trong vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được về hưu sớm?

Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường như sau:

Nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường
Nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường của người lao động theo khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:
1. Người lao động thuộc các trường hợp dưới đây có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Điều 4 của Nghị định này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác:
a) Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
b) Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
...

Theo đó, cá nhân công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn có thể về hưu sớm thấp hơn tối đa 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường nếu đáp ứng được điều kiện sau:

Có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1/1/2021)

Mục tiêu tổng quát về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024 là gì?

Theo Nghị quyết 103/2023/QH15 thì mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế xã hội năm 2024 là:

- Tiếp tục ưu tiên tăng trưởng gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

- Đẩy mạnh, tạo chuyển biến tích cực hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và năng lực nội sinh của nền kinh tế.

- Tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, chính sách; khơi thông các nguồn lực; xử lý hiệu quả các vướng mắc để phát triển các loại thị trường ổn định, an toàn, lành mạnh, bền vững; nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện luật pháp, chính sách, thực thi công vụ.

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng chiến lược trọng điểm, quan trọng quốc gia.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tăng cường thu hút đầu tư toàn xã hội, hợp tác công tư; có cơ chế, chính sách đặc thù tạo độ

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là một bộ phận cấu thành của hệ thống kế hoạch hóa.

Phát triển kinh tế xã hội là gì năm 2024

Hình minh họa (Nguồn: Maksweden.mak.ac.ug)

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

Khái niệm

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội hay chiến lược phát triển trong tiếng Anh gọi là: Socio-economic development strategy.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội được hiểu đầy đủ là một hệ thống các phân tích, đánh giá và lựa chọn thể hiện những quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu của một quá trình phát triển mong muốn và sự nhất quán về con đường và các giải pháp cơ bản để thực hiện.

Bản chất và cũng là chức năng chính của chiến lược phát triển (so với các bộ phận khác trong hệ thống kế hoạch hóa phát triển) là sự lựa chọn hướng và cách đi tối ưu mang tính tổng thể trong lộ trình phát triển dài hạn.

Về hướng đi, chiến lược phát triển cung cấp "tầm nhìn" của một quá trình phát triển mong muốn, đó là một bức tranh thể hiện viễn cảnh mong muốn mà quá trình phát triển nhằm đạt tới.

Còn về cách đi, chiến lược phát triển thể hiện "đường đi nước bước" để đạt tới mục tiêu mong muốn, tức là vạch ra con đường (lộ trình) tổng thể cho việc đi tới đích cuối cùng là như thế nào, bao gồm mô hình phát triển, thể chế, cơ chế vận hành sự phát triển.

Trong hệ thống kế hoạch hóa phát triển, chiến lược phát triển có chức năng hướng dẫn tổng thể, làm cơ sở cho việc định hướng và xác định các nhiệm vụ mang tính từng mặt, từng thời điểm, từng khu vực đối với các văn bản qui hoạch, kế hoạch phát triển.

Chiến lược phát triển hướng dẫn các nhà hoạch địch chính sách trong việc huy động và phân bổ các nguồn lực theo đúng mục tiêu.

Các bộ phận chiến lược thuộc phạm vi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội xét trên phạm vi tổng thể quốc gia, bao gồm: chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân; chiến lược phát triển kinh tế- xã hội vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp hay chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp không thuộc phạm vi của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội xét trên phạm vi tổng thể quốc gia.

Đặc trưng cơ bản

- Tính chất dài hạn và sự tương đối trong phân đoạn thời gian;

- Tính chất định tính là chủ yếu;

- Tính hướng đích và thể hiện sự đột phá, ưu tiên.

(Tài liệu tham khảo: Kế hoạch hóa phát triển, GS.TS. Ngô Thắng Lợi, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2019)

Phát triển kinh tế có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội?

Phát triển kinh tế là một yếu tố quan trọng góp phần ổn định xã hội thông qua việc tăng cường sự đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng phát triển như sản xuất, dịch vụ và du lịch... Từ đó giúp người dân tìm được việc làm phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của mình, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp.

Phát triển kinh tế địa phương là gì?

Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới (WB, 2002) thì Phát triển kinh tế địa phương là quá trình trong đó các cơ quan nhà nước, đơn vị kinh doanh và các tổ chức phi Chính phủ cùng nhau phối hợp để tạo ra điều kiện tốt hơn cho quá trình tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm.

Xã hội phát triển như thế nào?

Phát triển xã hội thể hiện ở sự tiến bộ của xã hội, là quá trình con người (cá nhân, cộng đồng, tổ chức, nhà nước) có những hoạt động khác nhau để nâng cao và cải thiện không ngừng chất lượng cuộc sống và môi trường sống cho con người.

Kinh tế phát triển là như thế nào?

Nền kinh tế phát triển là đặc trưng của một quốc gia phát triển với mức độ tăng trưởng kinh tế và an ninh tương đối cao. Tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển của một quốc gia là thu nhập bình quân đầu người hoặc tổng sản phẩm quốc nội, mức độ công nghiệp hóa, mức sống cơ bản và cơ sở hạ tầng công nghệ.