Sổ tiết kiệm có kỳ hạn là gì năm 2024

Hiểu rõ gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn, khách hàng sẽ chủ động phân bổ tài chính, vừa hưởng lãi suất cao, lại linh hoạt xoay vốn khi cần.

Tiền gửi có kỳ hạn là gì?

Tiền gửi là tiền của tổ chức, cá nhân gửi vào ngân hàng dưới hình thức: tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu... theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.

Tiền gửi có kỳ hạn là tiền gửi mà khách hàng gửi chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi nhất định theo thoả thuận với tổ chức nhận tiền gửi.

Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền được khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng theo nguyên tắc hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi theo thỏa thuận, ghi rõ trong sổ tiết kiệm.

Điểm giống nhau giữa gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn

Đối tượng áp dụng của hình thức gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn là khách hàng cá nhân, pháp nhân.

Hai hình thức này có thời hạn trả lãi định kỳ theo tháng, quý, năm. Nếu khách hàng có nhu cầu rút tiền gốc trước thời hạn, toàn bộ lãi sẽ tính theo mức không kỳ hạn.

Sổ tiết kiệm có kỳ hạn là gì năm 2024
Khách hàng cần phân biệt gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn để có quyết định đúng nhất khi gửi tiền. Ảnh: TTXVN

Điểm khác nhau giữa gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn

- Loại tiền

Với tiền gửi có kỳ hạn, khách hàng có thể gửi tiền bằng tiền VND, USD, EUR. Còn với gửi tiền tiết kiệm, khách hàng cũng có thể gửi bằng VND, USD, EUR, nhưng mệnh giá tối thiểu là 500.000 VND, 100 USD, 100 EUR.

- Lãi suất

Khi chọn loại hình tiền gửi có kỳ hạn, khách hàng nhận được lãi suất dựa trên cơ sở tính 1 năm (365 ngày), 1 tháng (30 ngày).

Còn gửi tiền tiết kiệm, khách hàng sẽ hưởng lãi suất tiết kiệm theo quy định hiện hành của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.

- Hình thức

Khách hàng chọn tiền gửi có kỳ hạn sẽ không nhận được sổ tiết kiệm, toàn bộ hoạt động gửi tiền sẽ được lưu lại trên hệ thống ngân hàng. Còn gửi tiền tiết kiệm, khách hàng nhận được sổ tiết kiệm.

Như vậy, có thể phân biệt đơn giản gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm là khách hàng phải mang tiền và chứng minh thư/ căn cước công dân ra trực tiếp phòng giao dịch ngân hàng để gửi.

Sau đó, khách hàng sẽ nhận được sổ tiết kiệm. Để đáo hạn sổ tiết kiệm hoặc rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn, khách hàng cũng phải giấy tờ tuỳ thân và sổ tiết kiệm ra phòng giao dịch để rút tiền.

Còn tiền gửi có kỳ hạn, khách hàng có thể gửi - rút tiền trực tuyến thông qua kênh ngân hàng điện tử, chỉ cần đăng ký Internet Banking, Mobile Banking...

Đáo hạn sổ tiết kiệm là thuật ngữ thường gặp trong quy trình gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ cách tính ngày đáo hạn và thủ tục thực hiện như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho quý khách, cùng tham khảo nhé!

1. Đáo hạn sổ tiết kiệm là gì?

Đáo hạn tiết kiệm là hình thức khi tới hết kỳ hạn gửi tiết kiệm, bạn vẫn chưa đến rút tiền. Lúc này ngân hàng sẽ tự động thực hiện đáo hạn tài khoản tiết kiệm với với kỳ hạn cũ, cùng với lãi suất tiết kiệm được áp dụng tại thời điểm đáo hạn.

\>> Xem thêm: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là gì? Các kỳ hạn gửi

2. Ngày đáo hạn sổ tiết kiệm là gì?

Ngày đáo hạn sổ tiết kiệm được hiểu là ngày cuối cùng của kỳ hạn gửi tiết kiệm còn hiệu lực. Lúc này, ngân hàng sẽ thực hiện tất toán và gửi cho khách hàng toàn bộ tiền gốc và lãi như đã thỏa thuận.

Cách tính ngày đáo hạn sổ tiết kiệm dựa trên công thức: Ngày bắt đầu mở sổ cộng với kỳ hạn gửi. Ví dụ, nếu quý khách mở tài khoản tiết kiệm vào ngày 20/06 với kỳ hạn gửi 6 tháng, thì ngày 20/12 sẽ đáo hạn sổ tiết kiệm. Thời gian đáo hạn sổ là 180 ngày.

Sổ tiết kiệm có kỳ hạn là gì năm 2024

Ngày đáo hạn của sổ tiết kiệm được tính từ ngày bắt đầu gửi tiền vào sổ cộng với kỳ hạn gửi mà khách hàng lựa chọn.

3. Hướng dẫn thủ tục đáo hạn sổ tiết kiệm

Để thực hiện đáo hạn tài khoản tiết kiệm tại Ngân hàng Hong Leong Việt Nam, quý khách có thể thực hiện theo 2 cách sau:

3.1 Đối với gửi tiết kiệm tại quầy

  • Khách hàng mang sổ tiết kiệm đã đến hạn tất toán kèm giấy tờ tùy thân đến quầy giao dịch Ngân hàng Hong Leong.
  • Xuất trình giấy tờ và làm theo hướng dẫn của giao dịch viên.
  • Nhận lại giấy tờ tùy thân và có thể nhận tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản thanh toán. (bao gồm tiền gốc và lãi).

\>> Tin liên quan: Sổ tiết kiệm có chuyển khoản được không?

3.2 Đối với gửi tiết kiệm online

Với hình thức gửi tiết kiệm trực tuyến, khi đến ngày đáo hạn sẽ có 3 trường hợp như sau:

  • Nếu Khách hàng chọn “Không đáo hạn tiền gửi”: Hệ thống sẽ tự động chuyển tiền vào tài khoản thanh toán bao gồm tiền gốc kèm lãi.
  • Nếu Khách hàng vẫn chọn “Quay vòng/đáo hạn tiền gửi”: Hệ thống sẽ tự động đáo hạn số tiền gốc và lãi với kỳ hạn như cũ, lãi suất được áp dụng tại thời điểm đáo hạn.
  • Trong trường hợp KH rút tiền trước hạn: Để thực hiện khách hàng nhấn mở app Hong Leong Bank Connect. Sau đó vào mục tài khoản tiết kiệm, chọn “Rút tài khoản tiết kiệm”. Số tiền gửi sẽ trả ngược về tài khoản thanh toán với lãi suất 0%.

4. Có thể tất toán sổ tiết kiệm trước ngày đáo hạn được không?

5. Quá ngày đáo hạn, khách hàng có tất toán sổ tiết kiệm được không?

Trên thực tế có nhiều trường hợp khách hàng quên ngày đáo hạn tiết kiệm, hoặc quá bận nên không thể làm thủ tục đáo hạn. Khi đó, ngân hàng sẽ tự động chuyển toàn bộ số dư tài khoản tiết kiệm cũ thành tài khoản tiết kiệm mới, với kỳ hạn tương đương kỳ hạn cũ nhưng áp dụng lãi suất mới (tại thời điểm tái tục). Một thời gian sau, khi đến thời điểm đáo hạn hợp đồng mới, thì khách hàng hoàn toàn được nhận lại toàn bộ vốn lẫn lãi từ ngân hàng (bao gồm khoản tiền của hợp đồng tiết kiệm ban đầu).

Nhìn chung, người gửi cần nắm rõ ngày đáo hạn sổ tiết kiệm để nhanh được tất toán, và có thể linh động trong việc sử dụng nguồn vốn của mình. Tốt hơn hết, để đảm bảo an toàn cho tài khoản tiết kiệm và hưởng mức lãi suất có lợi nhất, quý khách cần lựa chọn ngân hàng uy tín, dịch vụ tốt, hệ thống bảo mật cao.

\>> Thông tin thêm:

  • Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào có lợi nhất?
  • Mất sổ tiết kiệm phải làm sao? Rút tiền được không?

Với mục tiêu mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ gửi tiền tiết kiệm, Ngân hàng Hong Leong triển khai các gói gửi tiết kiệm với lãi suất ưu đãi, kỳ hạn đa dạng, quy trình đơn giản cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp sẽ giúp bạn xử lý nhanh những vấn đề liên quan đến đáo hạn sổ tiết kiệm. (Xem chi tiết)

Sổ tiết kiệm có kỳ hạn là gì năm 2024

Chọn gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Hong Leong, quý khách không chỉ thoải mái lựa chọn kỳ hạn gửi phù hợp nhu cầu, mà còn được hưởng lãi suất tốt nhất cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Để biết thêm thông tin về lãi suất cũng như các thủ tục khác về đáo hạn tài khoản tiết kiệm, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 1900 633 068 hoặc để lại thông tin để được hỗ trợ sớm nhất.

Kỳ hạn sổ tiết kiệm là gì?

Kỳ hạn gửi tiết kiệm là thời gian khách hàng gửi tiền tại ngân hàng được cam kết hưởng lãi suất sau theo quy định. Theo đó, ngân hàng thường đưa ra các kỳ hạn cho khách hàng lựa chọn, bao gồm: 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng,...

Tiền gửi có kỳ hạn là gì ví dụ?

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là khoản tiền được người gửi tiền gửi tại tổ chức tín dụng theo một thời hạn nhất định, thời hạn tiền gửi sẽ do bên tổ chức tín dụng đưa ra các khoảng thời gian cụ thể để khách hàng lựa chọn, ví dụ như: hạn gửi trong 6 tháng, 1 năm,...

Gửi tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng là gì?

- Kỳ hạn 1 - 3 tháng: Đây là kỳ hạn ngắn và linh hoạt, phù hợp với những người thường xuyên phải sử dụng và quay vòng vốn. Lãi suất gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn, cao nhất là 4.3%/năm. - Kỳ hạn 6 tháng: Tiền gửi có kỳ hạn 6 tháng có lãi suất từ 3,2% đến 6%/năm.

Tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn khác nhau như thế nào?

Tiền gửi có kỳ hạn là tiền gửi mà khách hàng gửi chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi nhất định theo thoả thuận với tổ chức nhận tiền gửi. Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền được khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng theo nguyên tắc hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi theo thỏa thuận, ghi rõ trong sổ tiết kiệm.