Operation manager tiếng viết là gì

1. Operation manager là gì?

Hiện nay, trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào thì yếu tố nhân sự được xem là chủ chốt giúp mang lại hiệu quả trong công việc. Và operation manager (quản trị vận hành) chính là những người sẽ chịu toàn bộ những hoạt động của doanh nghiệp đó. Đây là những người sẽ quản lý và xác định bối cảnh và hướng đi cho doanh nghiệp trên con đường phát triển.

Operation manager tiếng viết là gì
Operation manager là gì?

Operation managersẽ xác định cho doanh nghiệp những yếu tố cần thiết nhất cũng như kết nối toàn bộ các thành viên trong các bộ phận để có thể cùng nhau giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp. Operation manager được xem như một nhà tư tưởng, phê phán và có thể phần tích được các tình huống kinh doanh (business case), đưa ra các phương án tối ưu nhất để giải quyết, xử lý vấn đề và mang lại lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là operation manager cần phải giải quyết được những xung đột một cách nhanh chóng khi chúng phát sinh, những sự cố bất ngờ và thông thường sẽ liên quan đến các nhân viên, chính sách cùng những hướng dẫn để mọi người hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Việc làm

2. Vai trò của operation manager trong doanh nghiệp

2.1. Kiểm tra và giám sát toàn bộ thông tin về tài chính của doanh nghiệp

Operation manager có vai trò quan trọng trong việc kiểm tra và giám sát những vấn đề liên quan đến tài chính và tạo lập nguồn ngân sách cho doanh nghiệp, thường xuyên theo dõi những khoản thu, chi hay có phương án cắt giảm chi tiêu của doanh nghiệp cho phù hợp để doanh nghiệp có đủ ngân sách tiếp tục hoạt động cho các lĩnh vực khác. Họ là người sẽ trực tiếp tham gia và phân tích, đánh giá về các lợi ích của các chi phí đó, từ đó nghiên cứu và tìm kiếm các nguồn nguyên liệu phù hợp hơn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, operation manager cũng là người sẽ giám sát những phương thức trong hoạt động sản xuất để các sản phẩm khi ra mắt đạt chất lượng tốt nhất, thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng.

Operation manager tiếng viết là gì
Kiểm tra và giám sát toàn bộ thông tin về tài chính của doanh nghiệp

2.2. Quản lý những chuỗi cung ứng và hàng tồn kho

Operation manager là người chịu trách nhiệm trong việc quản lý điều hành, giám sát lượng hàng tồn kho và các chuỗi cung ứng của doanh nghiệp theo nhiều cách thức khác nhau. Thực tế có thể thấy, để quá trình sản xuất diễn ra hiệu quả thì điều đầu tiên là phải có nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng. Khi công việc hoàn thành thì sản phẩm sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng sau đó mới được gửi lên các chuỗi cung ứng cho các đại lý bán lẻ hay các đối tượng khách hàng trực tiếp. Mỗi nhân viên của các bộ phận sẽ thực hiện các công việc cụ thể được giao, còn các operation manager thì sẽ quản lý toàn bộ các hoạt động chung đó theo nhiều khía cạnh công việc khác nhau.

Tìm việc làm quản trị

2.3. Quản lý nhân sự trong doanh nghiệp

Operation manager tiếng viết là gì
Quản lý nhân sự trong doanh nghiệp

Nhân sự là yếu tố vô cùng quan trọng không thể thiếu của bất kỳ một doanh nghiệp nào và vấn đề quản lý bộ máy nhân sự cũng luôn cần được quan tâm, chú trọng. Và operation manager chính là người sẽ thực hiện công việc đó. Họ sẽ làm việc với bộ phận nhân sự để thuê cũng như đào tạo các nhân viên mới và xử lý toàn bộ các vấn đề liên quan đến quy định của doanh nghiệp. Operation manager là người nhận thức được những nhu cầu của từng bộ phận và có thể điều chỉnh được quy trình làm việc, đồng thời phân công cụ thể các nhiệm vụ của các bộ phận, cải thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Tố chất cần có của một operation manager chuyên nghiệp

3.1. Kiến thức chuyên môn cao

Operation manager đóng vai trò là người quản lý các hoạt động của một doanh nghiệp do đó cần phải có hiểu biết chuyên môn về lĩnh vực hoạt động, nắm được toàn bộ các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực của doanh nghiệp để từ đó có thể điều hướng hoạt động cho doanh nghiệp đó phát triển, đi lên. Chính vì vậy, kiến thức chuyên môn là yếu tố tuyệt đối không thể thiếu đối với một operation manager. Chỉ khi có kiến thức, họ mới có thể xây dựng được các dự án và chỉ đạo các bộ phận khác thực hiện theo định hướng của mình, hoàn thành tốt nhiệm vụ, mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh và phát triển doanh nghiệp bền vững.

3.2. Có kỹ năng lãnh đạo

Operation manager tiếng viết là gì
Có kỹ năng lãnh đạo

Đối với một người quản lý thì chắc chắn không thể thiếu được kỹ năng lãnh đạo bởi operation manager là người phải thực hiện điều phối cũng như tổ chức các bộ phận, phòng ban kết hợp với nhau để làm sao tạo ra hiệu quả tốt nhất cho công việc. Một nhà lãnh đạo giỏi và chuyên nghiệp là người có thể tạo được tiếng nói và thuyết phục được nhân viên nghe cũng như làm theo các yêu cầu đưa ra. Bên cạnh đó, operation manager còn phải thúc đẩy đội ngũ nhân viên của mình đáp ứng được những mục tiêu nghề nghiệp, đồng thời truyền cho họ cảm hứng để có thể phát triển và phát huy tốt năng lực của bản thân, tạo điều kiện để nhân viên có thể thăng tiến trên con đường sự nghiệp.

3.3. Có kỹ năng giao tiếp tốt

Đối với một nhà quản lý, nhà lãnh đạo, thường xuyên phải tiếp xúc với các nhà đầu tư, khách hàng cũng như là người liên lạc chính giữa các bộ phận với nhau, do đó kỹ năng giao tiếp là vô cùng quan trọng. Chỉ khi có khả năng giao tiếp tốt, họ mới có thể trình bày một cách chính xác, dễ hiểu về các dự án đến với các nhà đầu tư, các đối tượng khách hàng và thuyết phục họ hợp tác hay sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Khả năng giao tiếp và linh hoạt trong sử dụng ngôn từ có giúp các operation manager có thể khẳng định được bản thân và quản lý tốt toàn bộ các vấn đề của doanh nghiệp từ việc gắn kết bộ phận nhân sự, giải quyết xung đột trong nhóm làm việc khéo léo, xử lý khéo léo những vấn đề xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

3.4. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trong quá trình hoạt động chắc chắn sẽ không tránh khỏi việc gặp vấn đề, sự cố phát sinh và nhiệm vụ của một operation manager chính là phải bình tĩnh, tìm ra nguyên nhân của vấn đề và đưa ra phương án để giải quyết sao cho phù hợp nhất. Bên cạnh đó, một operation manager cũng cần đánh giá được những tác động của các tình huống một cách nhanh chóng, xây dựng nên các chiến lược để điều chỉnh sao cho ổn thỏa và làm hài lòng cho tất cả các bên có liên quan, giữ vững được uy tín và lòng tin của doanh nghiệp trong lòng khách hàng và các đối tác.

3.5. Khả năng làm việc nhóm

Operation manager tiếng viết là gì
Khả năng làm việc nhóm

Làm việc nhóm là kỹ năng cần thiết không thể thiếu đối với bất kỳ bộ phận nào trong doanh nghiệp. Và đối với một nhà quản lý thì cần phải biết kết nối đội ngũ nhân viên, tạo ra một tổ chức thống nhất để có thể cùng nhau thực hiện mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp. Một operation manager phải đánh giá được năng lực của các nhân viên và sắp xếp công việc sao cho phù hợp, khoa học nhất để vừa phát huy được năng lực của đội ngũ nhân viên, vừa hoàn thành được công việc đã đề ra và mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3.6. Khả năng định hướng và lập kế hoạch

Operation manager là người đứng đầu quản lýdoanh nghiệp, do đó họ cũng là người sẽ định hướng và đưa ra các kế hoạch cụ thể cho từng dự án bao gồm cả kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Ngoài ra, họ còn cần phải tính toán, lường trước được những yếu tố tiềm ẩn và có phương án để loại bỏ những vấn đề đó. Đồng thời họ cũng cần phải có khả năng sắp xếp và quản lýthời gian thực hiện cho các dự án làm sao để hiệu quả nhất, đảm bảo đáp ứng được theo đúng quy trình thực hiện mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Hy vọng với những thông tin trên đây của Timviec365.vn, các bạn sẽ hiểu về operation manager là gì và vai trò, tố chất cần có để trở thành một operation manager chuyên nghiệp cũng như lấy đó là động lực để phát triển bản thân hơn nữa trong tương lai nhé!