Nhức đầu chóng mặt là triệu chứng của bệnh gì năm 2024

Đau đầu chóng mặt là những triệu chứng mà hầu như ai cũng đã từng trải qua một hoặc nhiều lần trong đời. Cơn đau đầu, chóng mặt xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân, từ căng thẳng thông thường cho đến rối loạn tuần hoàn máu, não mất nước, nhiễm trùng hay thậm chí là đột quỵ. Mỗi nguyên nhân ứng với từng triệu chứng và gây ra cơn đau đầu khác nhau.

Đau đầu chóng mặt khá phổ biến, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một tình trạng nguy hiểm, nên được cấp cứu y tế để điều trị ngay lập tức.

Nhức đầu chóng mặt là triệu chứng của bệnh gì năm 2024

Các nguyên nhân gây đau đầu chóng mặt

Đau nửa đầu (Đau đầu Migraine)

Đau nửa đầu xảy ra dữ dội ở một hoặc cả hai bên đầu. Chứng đau nửa đầu có thể đi kèm với chóng mặt, buồn nôn, nhạy cảm với tiếng ồn và ánh sáng.

“Tuy nhiên, trong số những bệnh nhân bị đau đầu, đau nửa đầu, đa phần đều chịu đựng để cơn đau tự hết hoặc mua thuốc giảm đau “hòa hoãn”. Chính điều này khiến những cơn đau đầu cấp thường xuyên tái diễn và dần trở thành mãn tính, khó cải thiện.” ThS. Lâm Văn Chế, khoa Nội thần kinh – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cho biết thêm.

Mặc dù hiện nay chứng đau nửa đầu chưa có cách chữa trị dứt điểm nhưng có thể áp dụng một số biện pháp làm giảm và ngăn ngừa triệu chứng mỗi khi tái phát. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp nào để chữa trị còn tùy thuộc vào phác đồ mà bác sĩ sắp xếp cho từng tình trạng bệnh.

Phình động mạch não

Phình động mạch não là sự phình to bất thường một phần thành mạch máu não tại nơi thành mạch bị yếu, chịu nhiều áp lực mạnh. Chứng phình động mạch này thường không có dấu hiệu báo trước cho đến khi chúng phình to quá thể và bị vỡ ra. Khi mạch máu vỡ ra, dấu hiệu đầu tiên thường là đau đầu, chóng mặt, rối loạn ý thức, hôn mê, thậm chí là tử vong.

Đột quỵ

Đột quỵ xảy ra khi có tác nhân làm gián đoạn dòng máu lên não, khiến não bị cắt đứt nguồn cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết để hoạt động. Nếu không cải thiện tình trạng này kịp thời, các tế bào não sẽ chết trong vài phút sau đó. Bệnh nhân có thể bị liệt, hôn mê thậm chí là tử vong tùy vào mức độ tổn thương của não.

Giống như chứng phình động mạch não, đột quỵ có thể gây đau đầu dữ dội và kèm theo chóng mặt đột ngột. Đột quỵ cần được điều trị nhanh chóng để tránh các biến chứng kéo dài, vì vậy hãy đi cấp cứu ngay khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của đột quỵ.

Chấn thương đầu

Chấn thương đầu xảy ra do có va chạm/ tác động ở da đầu, hộp sọ, nhu mô não. Chấn thương ở đầu có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng, có thể gây chấn động hoặc bất tỉnh, tử vong. Nếu chỉ bị chấn động nhẹ, các triệu chứng thường gặp là đau đầu chóng mặt, buồn nôn, buồn ngủ.

Chấn thương sọ não

Chấn thương sọ não (TBIs) thường do một cú va chạm vào đầu hoặc rung lắc dữ dội. Chấn thương có thể xảy ra do tai nạn xe cộ, ngã mạnh hoặc chơi các môn thể thao tiếp xúc. Chấn động não làm não bị dịch chuyển và va chạm vào xương sọ, xương mặt, có thể gây bầm tím và đau đầu, chóng mặt, buồn nôn đều là những biểu hiện phổ biến của chấn thương sọ não ở cả thể nhẹ và nặng.

Nếu bạn nghĩ rằng bản thân hoặc ai đó có thể bị chấn thương sọ não, cần ngay lập tức liên hệ với bác sĩ hoặc cơ sở y tế. Bất kỳ dạng chấn thương sọ não nào cũng có thể tiến triển theo chiều hướng xấu, nhất là với các chấn thương kín và các dấu hiệu lâm sàng thường không đặc hiệu. Do đó, khi có chấn thương ở vùng đầu, tốt nhất nên đến thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa có khả năng chẩn đoán xác định bằng hình ảnh.

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn là tình trạng xuất hiện sau khi bị chấn động mạnh về thực thể, bị tai nạn, bị cơn đau khủng khiếp, dịch bệnh… Nhiều người có thể bị các triệu chứng liên quan đến tâm thần, trong đó có bị đau đầu, chóng mặt diễn ra trong vài tuần hoặc thậm chí vài tháng sau lần sang chấn. Những cơn đau đầu liên quan đến hội chứng rối loạn sau sang chấn thường có cảm giác tương tự như chứng đau nửa đầu hoặc đau đầu do căng thẳng.

Rối loạn sau sang chấn không phải là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị chấn thương cơ bản nghiêm trọng, nhưng nó có thể cản trở cuộc sống hàng ngày của bạn. Nếu bạn có các triệu chứng kéo dài sau một cơn chấn động, hãy nói chuyện với bác sĩ. Ngoài việc loại trừ bất kỳ chấn thương nào khác, họ có thể đưa ra kế hoạch điều trị để giúp kiểm soát các triệu chứng của bạn.

Nhiễm trùng do virus và vi khuẩn

Nếu bạn bị đau đầu kèm theo hiện tượng chóng mặt không do tác động ngoại lực, thì có thể bạn đang bị một loại virus hay vi khuẩn nào đó xâm nhập. Đau đầu, chóng mặt là hai triệu chứng phổ biến khi cơ thể bạn kiệt sức do đang cố gắng chống lại nhiễm trùng. Ngoài ra, tình trạng phù nề ở các mao mạch nhỏ ngày càng nhiều và kết hợp với việc uống thuốc cảm không kê đơn (OTC) cũng có thể gây đau đầu và chóng mặt ở một số người.

Nếu bạn không bắt đầu cảm thấy tốt hơn sau một vài ngày, hãy hẹn gặp bác sĩ. Bạn có thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn, chẳng hạn như viêm họng liên cầu khuẩn, cần dùng kháng sinh.

Mất nước

Tình trạng mất nước xảy ra khi cơ thể bị mất nhiều chất lỏng hơn lượng nước nạp vào. Nguyên nhân gây ra hiện tượng mất nước được biết là do thời tiết nóng nực làm đổ mồ hôi, nôn mửa, tiêu chảy, sốt, uống ít nước và dùng một số loại thuốc đều có thể gây ra tình trạng mất nước. Một cơn đau đầu, đặc biệt là đau đầu kèm theo chóng mặt là một trong những dấu hiệu nhận biết cơ thể bị mất nước.

Hầu hết các trường hợp mất nước nhẹ đều có thể điều trị được bằng cách bổ sung nhiều nước hơn. Tuy nhiên, những trường hợp nghiêm trọng hơn, bao gồm cả những trường hợp bạn không thể giữ được chất lỏng, có thể cần truyền dịch qua đường tĩnh mạch.

Hạ đường huyết

Hạ đường huyết xảy ra khi mức đường huyết trong cơ thể bạn giảm xuống dưới mức bình thường. Nếu không có đủ glucose, cơ thể bạn sẽ không thể hoạt động bình thường trở lại. Hạ đường huyết thường khiến người bệnh đau đầu, chóng mặt cùng với một số triệu chứng khác như mệt mỏi, da dẻ nhợt nhạt, đổ mồ hôi, ngứa xung quanh miệng…

Nếu bạn bị tiểu đường, lượng đường trong máu thấp có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn cần điều chỉnh mức insulin hoặc các thuốc trị tiểu đường đang dùng. Nếu bạn không bị tiểu đường, hãy thử uống thứ gì đó có một chút đường, chẳng hạn như nước hoa quả hoặc ăn một miếng bánh mì để cải thiện triệu chứng khi bị hạ đường huyết.

Rối loạn lo âu

Những người bị rối loạn lo âu thường trải qua nỗi sợ hãi hoặc lo lắng quá sức chịu đựng. Các triệu chứng của rối loạn lo âu thường khác nhau ở mỗi người nhưng triệu chứng này có thể ảnh hưởng cả tâm lý và thể chất. Đau đầu, chóng mặt là hai trong số các triệu chứng xuất hiện phổ biến khi bạn bị rối loạn lo âu, tiếp sau đó là cáu gắt, khó tập trung, căng cơ, buồn nôn…

Có một số cách để kiểm soát sự lo lắng, bao gồm liệu pháp hành vi nhận thức, sử dụng thuốc, tập thể dục và ngồi thiền. Bạn nên thảo luận với bác sĩ để đưa ra sự kết hợp giữa các phương pháp điều trị phù hợp với bạn. Bác sĩ cũng có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia sức khỏe tâm thần để giúp quá trình chữa trị hiệu quả hơn.

Viêm mê đạo tai

Labyrinthitis (hay còn được gọi là viêm mê đạo tai) là một bệnh nhiễm trùng tai trong gây ra triệu chứng chóng mặt. Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm mê đạo tai là do nhiễm vi-rút. Mê đạo là bộ phận giúp giữ thăng bằng, vì vậy khi bị viêm, ngoài việc bị nhức, còn khiến người bệnh gặp triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.

Thiếu máu

Thiếu máu là do cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, đặc biệt là não bộ một cách hiệu quả. Khi không có đủ oxy, cơ thể bạn sẽ nhanh chóng trở nên yếu ớt và mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt. Điều trị thiếu máu phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh, nhưng hầu hết các trường hợp đều cho đáp ứng tốt khi bổ sung lượng sắt, vitamin B12 và folate.

Mắt kém

Đôi khi, đau đầu và chóng mặt có thể chỉ là dấu hiệu cho biết mắt bạn cần sự hỗ trợ của kính đeo hoặc dùng thuốc để cải thiện tình trạng của mờ mắt, mắt kém. Nhức đầu là một dấu hiệu phổ biến cảnh báo mắt của bạn đang “quá tải”. Ngoài ra, đau đầu cùng với chóng mặt cũng là dấu hiệu nhận biết đôi mắt của bạn đang suy yếu, điều này khiến mắt gặp khó khăn trong việc điều chỉnh khoảng cách từ nhìn đồ vật ở xa sang vị trí gần hơn.

Nếu cơn đau đầu, chóng mặt của bạn có vẻ tồi tệ hơn sau khi bạn đọc hoặc sử dụng máy tính, hãy hẹn gặp bác sĩ nhãn khoa.

Bệnh tự miễn

Bệnh tự miễn là kết quả của phản ứng miễn dịch của cơ thể phản ứng lại các yếu tố tấn công cơ thể, khi phản ứng quá mức các kháng thể tự tấn công nhầm vào các mô khỏe mạnh. Có hơn 80 tình trạng tự miễn dịch có thể xảy ra ở cơ thể, mỗi bệnh có những triệu chứng đặc trưng riêng. Một số người thường chấp nhận “sống chung” với một vài triệu chứng, bao gồm đau đầu, chóng mặt thường xuyên.

Có nhiều phương pháp điều trị bệnh tự miễn dịch, nhưng điều quan trọng là cần chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra. Các bệnh tự miễn có thể được xét nghiệm máu cùng với các xét nghiệm khác, đặc biệt là xét nghiệm kháng thể.

Tác dụng phụ của thuốc

Đau đầu chóng mặt có thể là các tác dụng phụ của một số loại thuốc bạn đang dùng, thậm chí là do chính thuốc giảm đau đầu gây ra. Nếu các triệu chứng vẫn tiếp tục xuất hiện, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc điều chỉnh liều lượng thuốc hoặc sử dụng một loại thuốc mới. Không nên tự ý ngừng dùng thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ.

Điều trị đau đầu chóng mặt

Các phương pháp điều trị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn có thể dùng:

  • Thuốc điều trị cắt cơn hoặc thuốc điều trị dự phòng.
  • Kỹ thuật thư giãn
  • Phản hồi sinh học
  • Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học và thực hiện thường xuyên

Cơn đau đầu, chóng mặt thường xuất hiện đột ngột và ít có dấu hiệu báo trước, vì vậy chúng “cắt ngang” cuộc sống vốn đang diễn ra bình thường của bạn. Không chỉ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, cơn đau đầu, chóng mặt còn cản trở sinh hoạt bình thường, thậm chí là sinh ra bất thường cho các giác quan.

Nếu chóng mặt hoặc hoa mắt của bạn có liên quan đến tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như huyết áp thấp, bạn cần áp dụng các phương pháp điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Nếu đau đầu, chóng mặt do vận động có thể được giải quyết tốt nhất thông qua liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình, dựa trên các bài tập thể dục được thiết kế để giảm chóng mặt và mất thăng bằng.

Tuy nhiên, các nhà khoa học trên Thế giới còn phát hiện, nguồn gốc của những cơn đau đầu, chóng mặt là do gốc tự do tấn công tế bào. Giải thích thêm về mối tương quan giữa gốc tự do và hiện tượng đau đầu, chóng mặt, PGS.TS Vũ Anh Nhị chia sẻ: “Sự tấn công của gốc tự do được xem là nguồn gốc bệnh sinh của chứng đau đầu, đau nửa đầu. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, gốc tự do làm gia tăng hoạt động bạch cầu, khởi phát quá trình viêm và sản sinh chất gây giãn mạch. Tình trạng này xảy ra quá mức làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu dẫn đến những rối loạn vận mạch, khiến mạch máu não giãn nở, biến đổi bất thường và gây nên cơn đau ở đầu.” Do đó, để ngăn ngừa cơn đau đầu, chóng mặt cần tác động “trúng đích” đến nguồn gốc hình thành gốc tự do.

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học phát hiện tinh chất thiên nhiên từ Blueberry và Ginkgo Biloba (có trong OTiV) với kích thước phân tử nhỏ, dễ dàng vượt qua hàng rào máu não để hỗ trợ trung hòa gốc tự do. Từ đó, ngăn ngừa sự tấn công và tổn thương cấu trúc thành mạch, giúp chống viêm và đồng thời giúp tăng cường nuôi dưỡng mạch máu não, giúp hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện hiệu quả bệnh đau đầu, chóng mặt và các bệnh lý liên quan mạch máu não khác.

Nhức đầu chóng mặt là triệu chứng của bệnh gì năm 2024

OTiV chứa công thức vượt trội từ các tinh chất thiên nhiên giúp hỗ trợ chống gốc tự do, cải thiện đau đầu, chóng mặt từ gốc

Đau đầu chóng mặt là một tình trạng sức khỏe thường gặp, khiến đời sống tinh thần giảm sút. Nguy hiểm hơn, nếu kéo dài tình trạng này mà không có cách chữa trị hoặc can thiệp kịp thời, não bộ có thể gặp những tổn thương nghiêm trọng hơn như trầm cảm, suy giảm trí nhớ, thậm chí là đột quỵ. Do đó, ngay khi phát hiện cơ thể có bất thường, cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị đúng cách. Đồng thời, chủ động bổ sung mỗi ngày 1 viên OTiV để hỗ trợ chống lại sự tác động của gốc tự do, bảo vệ và tăng cường hoạt động của não bộ.

Bị đau đầu chóng mặt buồn nôn nên uống thuộc gì?

Việc điều trị buồn nôn đau đầu chóng mặt phụ thuộc vào nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng này. Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Các thuốc giảm đau như paracetamol (Hapacol) hoặc ibuprofen, có tác dụng giúp giảm triệu chứng đau đầu.

Chóng mặt buồn nôn là triệu chứng của bệnh gì?

Tình trạng đau đầu chóng mặt buồn nôn chính là triệu chứng của các căn bệnh thuộc nhóm thần kinh trung ương như: Các bệnh về tim mạch, tình trạng mất nước cơ thể, bệnh về nội tiết, các vấn đề rối loạn thần kinh,… thường là những bệnh lý có biểu hiện bị hạ huyết áp.

Chóng mặt nhức đầu là biểu hiện của bệnh gì?

Chóng mặt nhức đầu có thể là biểu hiện của những bệnh như: Huyết áp thấp, thiếu máu, thoái hóa đốt sống cổ, Xơ vữa động mạch dẫn máu lên não, rối loạn tiền đình... hoặc còn thể là biểu hiện của một số nguyên nhân khác như: Dị dạng mạch máu, khối u não, đau nửa đầu, tổn thương tai trong...

Chóng mặt do thiếu máu nên uống gì?

8 loại thuốc trị chóng mặt phổ biến.

Thuốc kháng Histamin. Thuốc kháng Histamin bao gồm các loại thuốc như Dimenhydrinate, Promethazine, Meclizine, Diphenhydramine… ... .

Thuốc kháng cholinergic. ... .

Thuốc chống nôn. ... .

Thuốc an thần. ... .

Thuốc chẹn Ca. ... .

Thuốc lợi tiểu. ... .

Thuốc Corticoid. ... .

Acetyl-leucine..