Đơn vị tiền tệ của việt nam là gì năm 2024

Ban biên tập hãy giải đáp giúp tôi thắc mắc sau đây: Đơn vị tiền tệ trong kế toán được sử dụng vào việc gì? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!

“Đơn vị tiền tệ trong kế toán” là Đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”; ký hiệu quốc tế là “VND”) được dùng để ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trường hợp đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ, đáp ứng được các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật thì được chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán.

Theo đó, tại Khoản 2 Điều 4Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp có quy định về việc sử dụng đơn vị tiền tệ trong kế toán như sau:

- Được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ của đơn vị, có ảnh hưởng lớn đến giá bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ và thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để niêm yết giá bán và được thanh toán; và

- Được sử dụng chủ yếu trong việc mua hàng hóa, dịch vụ, có ảnh hưởng lớn đến chi phí nhân công, nguyên vật liệu và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác, thông thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để thanh toán cho các chi phí đó.

Từ thế kỷ X, vua Đinh Tiên Hoàng đã cho đúc tiền Thái bình hưng bảo bằng đồng. Có ba loại đồng được đúc vào thời này với đường kính khác nhau, hiện không rõ mệnh giá. Đồng có hình tròn, đường kính trung bình 22 - 24mm. Có đồng có đường kính lên tới 25 - 26mm hoặc nhỏ hơn là 18 - 20mm. Mỗi đồng thường dẹt và dày khoảng 0,5mm, có đồng dày 1mm. Đồng được khoét một lỗ hình vuông ở giữa để tiện xâu lại (thường có cạnh 5mm). Một mặt của đồng thường có 4 chữ viết niên hiệu của đời vua và tên loại tiền (như Thái bình hưng bảo). Mặt còn lại thường không có chữ. Một số ít đồng trên mặt còn lại viết chữ nhỏ để chỉ: Nơi đúc, năm đúc, triều đại, khối lượng hay giá trị ấn định của tiền.

Từ thời vua Lý Thái Tổ trị vì (1009-1028), đồng đã được sử dụng rộng rãi cho việc chi trả lương bổng, tô thuế. Thời vua Lê Thái Tổ (1428 - 1433) quy định có ba đơn vị đếm trong tiền tệ là đồng, tiền và quan. Mỗi quan bằng 10 tiền, mỗi tiền (hay một xâu) bằng 50 đồng. Đến thời vua Lê Thái Tông (1433 - 1442) lại quy định mỗi tiền bằng 60 đồng. Từ thời nhà Mạc, năm 1528, đồng mới được đúc nhỏ hơn (gọi là tiền gián). Từ đó quy định mỗi tiền bằng 60 đồng mới và 36 đồng cũ. Đầu thế kỷ XIX, nhà Nguyễn có thêm tiền bằng kẽm tồn tại song hành với đồng. Ban đầu, kẽm đổi gần ngang bằng với đồng nhưng dần dần kẽm bị định giá thấp hơn, có lúc 10 kẽm đổi 1 đồng. Đến thời Pháp thuộc có thêm các đơn vị đếm là hào, xu, trinh, cắc. Mỗi đơn vị gấp 10 lần nhau, 1 đồng bằng 10 hào, 1 hào bằng 10 xu... Người Pháp cho đúc đồng bạc Đông Dương và tiền giấy.

Năm 1396, Hồ Quý Ly đã phát hành tiền giấy thay thế đồng nhằm thu kim loại về cho triều đình. Tiền giấy ra đời ở Việt Nam vào thời kỳ này là tương đối sớm so với nhiều nước trên thế giới. Tuy vậy, tiền giấy chỉ tồn tại đến thời Hậu Lê.

Tùy theo kích thước mà đồng có trọng lượng khác nhau. Thông thường mỗi đồng nặng 3,5-4g. Một số đồng đặc biệt được đúc bằng kim loại quý như bằng vàng hoặc bạc (ngân tiền) có khối lượng theo chỉ hay cây, dùng để vua ban thưởng. Một điều đặc biệt trong những đơn vị đo cổ của Việt Nam là không phải tất cả hai đơn vị liền kề đều gấp nhau 10 lần. Chẳng hạn ở đơn vị đo khối lượng thì một cân bằng 16 lạng, đơn vị đo tiền tệ thì mỗi tiền bằng 60 đồng.

Kết quả kỳ trước. 1 giạ gạo bằng 38,5 lít.

Kỳ này. Đổi 1 đồng sang cắc. Câu trả lời gửi về chuyên mục “Toán học, học mà chơi”, Tòa soạn Báo Hànộimới, 44 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, tiền được xem là một trong các loại tài sản của công dân.

Khoản 3 Điều 55 Hiến pháp 2013 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng quy định đơn vị tiền tệ quốc gia là Đồng Việt Nam. Nhà nước bảo đảm ổn định giá trị đồng tiền quốc gia.

Theo Điều 16 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, đơn vị tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là "Đồng", ký hiệu quốc gia là "đ", ký hiệu quốc tế là "VND", một đồng bằng mười hào, một hào bằng mười xu.

Đơn vị tiền tệ của việt nam là gì năm 2024

Đồng tiền Việt Nam là gì? Phát hiện tiền giả không báo bị xử lý thế nào? (Hình từ Internet)

2. Thế nào là tiền mẫu, tiền lưu niệm?

Điều 3 Quyết định 40/2012/QĐ-TTg ngày 05/10/2012 quy định về tiền mẫu, tiền lưu niệm của NHNN Việt Nam như sau:

- Tiền mẫu là tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành, có đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng như các loại tiền được Ngân hàng Nhà nước công bố lưu hành.

Tiền mẫu được dùng làm chuẩn để đối chứng trong nghiệp vụ phát hành tiền, được sử dụng cho mục đích nghiên cứu, bảo tàng, giới thiệu, sưu tập, lưu niệm và không có giá trị làm phương tiện thanh toán trong lưu thông.

- Tiền lưu niệm là đồng tiền tượng trưng không có giá trị làm phương tiện thanh toán, được phát hành cho mục đích sưu tập, lưu niệm.

3. Xử phạt vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam

Điều 31 Nghị định 88/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP) quy định mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam như sau:

- Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện tiền giả loại mới;

+ Không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện có dấu hiệu tàng trữ, lưu hành, vận chuyển tiền giả;

+ Bố trí người làm công tác thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả chưa qua tập huấn về kỹ năng nhận biết tiền thật, tiền giả hoặc chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ giám định tiền;

+ Không giao nộp tiền giả theo quy định của pháp luật.

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Phát hiện tiền giả nhưng không thu giữ;

+ Phát hiện tiền nghi giả nhưng không tạm giữ;

+ Không lập biên bản hoặc thu giữ tiền giả, không đóng dấu, bấm lỗ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả khi thu giữ tiền giả hoặc tạm giữ tiền nghi giả.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật.

- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sao chụp, in ấn, sử dụng bố cục, một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp luật.

Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt đối với tổ chức gấp 2 lần mức phạt đối với cá nhân.

Như Mai

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Đơn vị tiền tệ là gì?

Đơn vị tiền tệ, mệnh giá của tiền tệ là giá trị danh nghĩa của tiền kim loại, tiền giấy hoặc chứng khoán. Tiền giấy dự trữ Liên Bang, đồng tiền hợp pháp ở Hoa Kỳ được phát hành có giá trị từ $1 đến $100. Trái phiếu thường là $1,000 hoặc $5,000.

Việt Nam sử dụng tiền gì?

Đồng (đơn vị tiền tệ).

Việt Nam đang đứng bán vì tiền gì?

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đơn vị tiền tệ là “đồng”, ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là "VND".

Tiền giấy đầu tiền của Việt Nam tên là gì?

2. Đồng tiền giấy đầu tiên của nước ta có tên gọi là gì? Tháng 4/1396, nhà Hồ phát tiền giấy với tên gọi Thông bảo hội sao. Thể thức tiền giấy: Tờ 10 đồng vẽ rồng, tờ 30 đồng vẽ sóng, tờ 1 tiền vẽ mây, tờ 2 tiền vẽ rùa, tờ 3 tiền vẽ lân, tờ 1 quan vẽ rồng.