Bài tập toán tư duy cho trẻ lớp 1 năm 2024

phù hợp nhất với trẻ thì hoàn toàn có thể tham khảo phương pháp Soroban dưới đây. Soroban là một phương pháp giúp trẻ học tính nhẩm vô cùng nhanh chóng và tối ưu. Ba mẹ hãy tham khảo nội dung dưới đây để có thể hướng dẫn các bé học dạng toán tư duy này một cách tốt nhất.

Các dạng bài toán Soroban lớp 1 cơ bản

Đối với những trẻ mới bắt đầu tiếp xúc với các bài toán tư duy lớp 1 về tính nhẩm thì bàn tính Soroban sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy với bé trong những chặng đường đầu tiên.

Bài tập toán tư duy cho trẻ lớp 1 năm 2024
Các bài toán tư duy lớp 1 sử dụng bàn tính Soroban

Làm quen với bàn tính Soroban

Bàn tính Soroban là một công cụ tính toán cổ xưa và rất được ưa chuộng trong xã hội Nhật Bản những năm 1600. Để bắt đầu làm quen với các bài toán tư duy lớp 1 theo phương pháp Soroban, trước tiên trẻ cần phải hiểu cách sử dụng để tính toán của bàn tính này.

Nhận biết các thành phần của bàn tính

Khung: Thường được làm bằng gỗ hoặc nhựa, có hình chữ nhật và chứa các thành phần khác của bàn tính.

Xà giữa (Thanh ngang): Thanh ngang chia bàn tính thành hai phần: phần trên và phần dưới.

Hạt tính:

  • Hạt trên: Mỗi cột có một hạt trên, đại diện cho giá trị 5.
  • Hạt dưới: Mỗi cột có bốn hạt dưới, mỗi hạt đại diện cho giá trị 1.

Cột: Các cột dọc chứa hạt tính, mỗi cột tương ứng với một hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, v.v.

Bài tập toán tư duy cho trẻ lớp 1 năm 2024
Quy tắc bàn tính Soroban

Ngoài ra, một số bàn tính Soroban có thể có thêm các thành phần khác như:

  • Điểm đơn vị: Một dấu chấm trên xà giữa để đánh dấu cột đơn vị.
  • Chân đế: Một số bàn tính có chân đế để giữ bàn tính ổn định trên mặt phẳng.
  • Nút reset: Một số bàn tính hiện đại có nút reset để đưa tất cả các hạt về vị trí ban đầu.

Cách đặt và đọc số trên bàn tính

Trong 1 cột dọc, hạt ở phía trên thanh xà giữa gấp 5 lần so với giá trị của hạt ở phía dưới. Ví dụ: tại cột đơn vị: hạt trên có giá trị là 5 và mỗi hạt dưới sẽ mang giá trị 1

Cột bên phải ngoài cùng là hàng đơn vị. Các cột bên cạnh sẽ có giá trị tăng dần từ hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn… Hiện nay, cũng xuất hiện các bàn tính có thể tính đến chữ số hàng triệu hoặc thập phân.

  • Các quy tắc cơ bản khi sử dụng bàn tính

Để sử dụng bàn tính Soroban, cha mẹ cần lưu ý cho trẻ một vài quy tắc khi sử dụng như sau:

  • Để thiết lập số, trẻ cần phải gạt hạt tính chạm vào xà giữa. Trẻ sử dụng ngón cái để gẩy hạt lên và ngón trỏ để đẩy hạt xuống
  • Trước khi thực hiện các phép tính, trẻ cần phải đưa bài tính về giá trị 0, tức là không có hạt nào chạm vào xà giữa.
  • Trẻ nên thao tác từ trái sang phải để tính toán chính xác và nhanh chóng.

Phép cộng trừ trong phạm vi 10

Phép cộng trừ trong phạm vi 10 là phép tính toán đơn giản nhất đối với các trẻ bắt đầu tiếp xúc với phương pháp toán tư duy lớp 1. Ở đây, chúng ta sẽ làm việc với các hạt ở cột hàng đơn vị và hàng chục.

Bài tập cộng trừ đơn giản với 1 hạt

Trước tiên, cha mẹ có thể cho bé làm quen với việc sử dụng bàn tính bằng cách thực hiện các bài toán thêm và bớt 1 hạt. Để thêm số, trẻ gẩy hạt từ dưới lên hoặc từ trên xuống để hạt chạm vào thanh ngang, đây sẽ là phép cộng. Ngược lại, nếu trẻ gẩy hạt ra xa thanh ngang thì đó sẽ là phép trừ.

Bài tập cộng trừ kết hợp nhiều hạt

Tiếp đó, trẻ sẽ tiếp tục làm quen với việc kết hợp nhiều hạt để tính toán các con số. Như đã nói ở trên, để cộng trừ thì bé sẽ gẩy hạt chạm vào xà giữa. Nhưng khác với việc gẩy từng hạt một, bé sẽ học cách kết hợp nhiều hạt cùng lúc để việc tính toán được thuận lợi hơn.

Ví dụ: Để +7, bé sẽ gảy cùng lúc 2 hạt dưới lên và 1 hạt trên xuống chạm vào xà giữa.

Bài tập cộng trừ có nhớ

Các bài tập cộng trừ có nhớ là một trong những bài toán giúp bé nâng cao khả năng áp dụng sử dụng bàn tính Soroban.

Đối với các bài toán dạng này, bé sẽ bắt đầu sử dụng các hạt ở cột hàng chục.

Ví dụ: Để giải phép toán 18+3 sử dụng bàn tính, bé sẽ cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Bé cần thiết lập con số 18 ở bảng tính.
    Bài tập toán tư duy cho trẻ lớp 1 năm 2024
    Thiết lập con số 18 ở bảng tính
  • Bước 2: 18 + 3 sẽ là -5 cột đơn vị và cộng 1 cột chục để ra được con số là 21
    Bài tập toán tư duy cho trẻ lớp 1 năm 2024
    Ra được kết quả là 21

Bài toán ứng dụng

Không chỉ vậy, các bài toán tư duy lớp 1 cũng được xây dựng sao cho bé có thể dễ dàng liên hệ với thực tế.

Bài toán đếm số lượng đồ vật

Những bài toán đến số lượng đồ vật là một dạng toán cơ bản trong các bài toán tư duy lớp 1. Ứng dụng bàn tính Soroban vào các bài tập này sẽ giúp trẻ phát triển khả năng quan sát, nhận biết số lượng, tư duy logic và tăng khả năng tính toán.

Bài tập toán tư duy cho trẻ lớp 1 năm 2024
Bài toán tư duy lớp 1 đếm số lượng đồ vật

Dưới đây là một vài đề bài điển hình của dạng toán này và các bước giải sử dụng bàn tính:

Ví dụ 1: Trong giỏ có 2 quả táo, 3 quả cam và 4 quả quýt. Hỏi trong giỏ có tổng cộng bao nhiêu quả?

  • Bước 1: Nhập 2 quả táo bằng cách
    Bài tập toán tư duy cho trẻ lớp 1 năm 2024
    Đẩy 2 hạt dưới ở cột đơn vị lên
  • Bước 2: Thêm 3 quả cam bằng cách
    Bài tập toán tư duy cho trẻ lớp 1 năm 2024
    Đẩy 2 hạt dưới xuống và đẩy 1 hạt trên cột đơn vị xuống thì ta sẽ có giá trị là 5 trên bản
  • Bước 3: Cộng thêm 4 quả quýt bằng cách gạt 4 hạt dưới lên.
    Bài tập toán tư duy cho trẻ lớp 1 năm 2024
    Ta có kết quả trên bàn tính Soroban là 9

Bài toán mua bán đơn giản

Để đơn giản hóa cho các bé, cha mẹ nên cho con tính theo đơn vị nghìn đồng. Một vài gợi ý cách giải cho những bài tập dạng này để các ba mẹ tham khảo:

Ví dụ 1: Hôm nay mẹ mua cho bé một hộp sữa 9 ngàn, một cái kẹo 3 ngàn và một cái bánh 7 ngàn. Hỏi tổng số tiền những đồ vật mẹ bé đã mua?

  • Bước 1: Ta sẽ thêm số 9 từ giá tiền của hộp sữa bằng cách gạt 4 hạt dưới và 1 hạt trên ở cột đơn vị.
    Bài tập toán tư duy cho trẻ lớp 1 năm 2024
    Gạt 4 hạt dưới và 1 hạt trên ở cột đơn vị
  • Bước 2: Thêm giá tiền của cái kẹo là 3. Khi này ta có tổng là 9 + 3 = 12, để bàn thể hiện kết quả là 12 thì ta -7 cột đơn vị và +10 ở hàng chục.
    Bài tập toán tư duy cho trẻ lớp 1 năm 2024
    -7 cột đơn vị và +10 ở hàng chục
  • Bước 3: Thêm cái bánh 7 ngàn thì khi này ta lại cộng thêm 7 ở cột đơn vị bằng việc gạt 1 hạt ở trên và 2 hạt ở dưới để ra được kết quả là 19 ( 19.000 nghìn đồng ).
    Bài tập toán tư duy cho trẻ lớp 1 năm 2024
    Cộng thêm 7 ở cột đơn vị bằng việc gạt 1 hạt ở trên và 2 hạt ở dưới để ra được kết quả là 19

Bài toán so sánh số lượng

Các bài toán dạng so sánh số lượng cũng là một lựa chọn không tồi cho các bé mới tiếp cận với các bài toán tư duy lớp 1. Với những dạng bài này, bé sẽ được nâng cao khả năng nhận biết, phân tích và so sánh, giúp tăng cường trí óc cho trẻ.

Dưới đây là ví dụ và cách giải những bài toán ứng dụng này:

Ví dụ 1: Cô giáo có 6 cái bút, bé Linh có 4 cái bút. Hỏi ai có nhiều bút hơn và nhiều hơn bao nhiêu cái?

  • Bước 1: Để so sánh hai số, ta sẽ sử dụng phép trừ.
    Bài tập toán tư duy cho trẻ lớp 1 năm 2024
    Nhập số bút của cô giáo là 6 trên bảng tính Soroban
  • Bước 2: Trừ 4 cái bút của bé Linh bằng cách bỏ hạt trên và thêm 1 hạt dưới.
    Bài tập toán tư duy cho trẻ lớp 1 năm 2024
    Ta có giá trị là 2
  • Bước 3: Từ kết quả 2, ta rút ra được rằng cô giáo có nhiều hơn bé Linh 2 cái bút.

Các dạng bài toán Soroban lớp 1 nâng cao

Để tăng cường khả năng tư duy của trẻ hơn nữa, cha mẹ có thể cho trẻ giải các bài toán Soroban lớp 1 dạng nâng cao. Những bài tập này sẽ có độ khó và phức tạp cao hơn, phù hợp cho các bé đã nắm vững các dạng toán tư duy lớp 1 cơ bản

Phép cộng trừ trong phạm vi 20, 100

Sau khi đã làm quen và thành thạo các phép tính cộng trừ trong phạm vi 10, các cha mẹ hãy dạy bé sử dụng các hạt ở cột số chục và cột số trăm trong bàn tính Soroban.

Bài tập cộng trừ với số lớn hơn 10

Bàn tính Soroban là một công cụ hữu ích để bé có thể thực hiện các phép tính cộng trừ với những con số lớn hơn 10. Bé cũng sẽ thành thạo dần với việc thao tác, thêm bớt các con số ở cột chục và thậm chí là cột trăm với những bài toán này.

Dưới đây là gợi ý cách giải các bài toán này sử dụng Soroban:

Ví dụ 1: 12+11=?

  • Bước 1: Nhập 12 bằng cách đẩy 1 hạt dưới cột chục và 2 hạt dưới cột đơn vị
  • Bước 2: Để thêm 11, ta đẩy thêm 1 hạt dưới cột chục và 1 hạt dưới cột đơn vị. Ta có kết quả là 23

Ví dụ 2: 17-12=?

  • Bước 1: Nhập 17 bằng cách đẩy 1 hạt dưới cột chục hạt trên và 2 hạt dưới cột đơn vị
  • Bước 2: Ta bớt đi 12 bằng cách bỏ hạt ở cột chục và 2 hạt dưới cột đơn vị. Ta có kết quả là 5

Bài tập cộng trừ nhiều số

Cha mẹ có thể tham khảo hướng dẫn giải dưới đây đối với các bài tập dạng này:

Ví dụ 1: 23+41-14=?

  • Bước 1: Nhập 23 bằng cách đẩy 2 hạt dưới cột chục và 3 hạt dưới cột đơn vị
  • Bước 2: Ta thêm 41, bỏ 1 hạt dưới cột chục và thêm 1 hạt trên và 1 hạt dưới cột đơn vị.
  • Bước 3: Để trừ đi 14, ta bỏ 1 hạt cột chục và 4 hạt cột đơn vị. Kết quả là 50.

Ví dụ 2: 60-30-27=?

  • Bước 1: Nhập 60 bằng cách đẩy 1 hạt dưới và 1 hạt trên cột số chục.
  • Bước 2: Ta trừ đi 30 bằng cách bỏ hạt trên và thêm 2 hạt dưới ở cột chục.
  • Bước 3: Để trừ 27, ta sẽ bỏ các hạt còn lại ở cột chục và thêm 3 hạt đơn vị. Ta có kết quả là 3

Bài toán tư duy logic

Áp dụng phương pháp Soroban vào các dạng bài toán tư duy logic dưới đây cũng là một cách tuyệt vời để giúp trẻ rèn luyện trí óc một cách toàn diện nhất.

Bài tập toán tư duy cho trẻ lớp 1 năm 2024
Giải các bài toán tư duy logic áp dụng bàn tính Soroban

Tìm số còn thiếu trong dãy số

Đây là một trong những bài toán tư duy lớp 1 điển hình để rèn luyện khả năng tư duy logic của trẻ. Để giải dạng toán này, bé sẽ nhập từng giá trị trong dãy số bằng cách thêm bớt các hạt trong bảng. Từ đó, trẻ sẽ rút ra được quy luật của dãy số và tìm ra con số còn thiếu trong đề bài.

Ví dụ : Cho dãy số 1,3,5,..,9. Tìm số còn thiếu trong dãy.

  • Bước 1: Để tìm số còn thiếu, ta cần tìm quy luật trong dãy. Ta sẽ bắt đầu nhập từng số trong dãy vào bảng. Bắt đầu từ số 1
  • Bước 2: Để ra số 3, ta thêm 2 hạt
  • Bước 3: Thêm 2 đơn vị là ra số 5, tức ta sẽ bỏ 3 hạt dới thêm 1 hạt trên. Từ đó ra rút ra quy luật là số trước +2 sẽ ra số sau.
  • Bước 4: Ta sẽ tìm số còn thiếu bằng cách thêm 2 hạt, kết quả là 7.

Tìm quy luật của dãy số

Cũng tương tự với dạng bài trên, trẻ cần phải tìm quy luật dãy số dựa trên những số liệu có trong dãy. Để xác định quy luật, bé có thể thực hiện các thao tác cộng trừ với các con số trong dãy giá trị để tìm ra đáp án đúng.

Ví dụ 1: Cho dãy số 1, 2, 3, 5, 8, 13. Tìm số còn thiếu trong dãy.

  • Bước 1: Ta sẽ bắt đầu nhập từng số trong dãy vào bảng. Bắt đầu từ số 1
  • Bước 2: Để ra số 2, ta thêm 1 hạt
  • Bước 3: Thêm 1 đơn vị là ra số 3
  • Bước 4: Thêm 2 đơn vị ta có sô 5.
  • Bước 5: Thêm 3 đơn vị ta sẽ có số 8.
  • Bước 6: Thêm 5 đơn vị ta sẽ có số 13, bỏ hạt trên và thêm hạt dưới cột đơn vị. Ta sẽ rút ra được quy luật rằng số sau sẽ bằng tổng 2 số trước

Giải các bài toán đố đơn giản

Dạy con giải các bài toán đố đơn giản cũng là một dạng bài toán tư duy lớp 1 phổ biến đối với những bậc phụ huynh muốn cho con tăng cường rèn luyện trí óc.

Một vài dạng đề bài cho các cha mẹ tham khảo:

Ví dụ : Trong tủ có 12 cái cốc xanh,15 cốc đỏ và 23 cái đĩa. Hỏi số đĩa hay số cốc nhiều hơn

  • Bước 1: Ta sẽ bắt đầu bằng cách tính tổng số cốc xanh và đỏ. Thêm 12 vào trong bảng tính
  • Bước 2: Ta cộng thêm 15 bằng cách thêm 1 hạt dưới cột chục và 1 hạt trên cột đơn vị. Ta có tổng là 27 cái cốc
  • Bước 3: So sánh số cốc và đĩa bằng cách lấy số cốc trừ đi số đĩa. Để trừ 23, ta cần bỏ 2 hạt cột chục và hạt trên cột đơn vị, sau đó thêm 2 hạt dưới cột đơn vị. Ta sẽ rút ra kết luận là số cốc nhiều hơn số đĩa là 4 cái.

Kết Luận

Qua bài viết này, chắc hẳn các bậc cha mẹ đã nắm rõ cách sử dụng bàn tính Soroban. Ngoài ra, phụ huynh có thể cho con thực hành theo các dạng bài