Nhóm máu b rh dương là gì năm 2024

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thú vị về các nhóm máu, sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc Nhóm máu nào là nhóm máu hiếm ở Việt Nam.

Nhóm máu b rh dương là gì năm 2024

1. Có bao nhiêu hệ nhóm máu?

Năm 1901, nhà bác học vĩ đại Karl Landsteiner đã phát hiện ra hệ nhóm máu ABO, mở ra kỷ nguyên mới trong thực hành truyền máu. Những năm sau đó, nhiều hệ nhóm máu hồng cầu khác đã được phát hiện như hệ nhóm máu Rh, Kell, Kidd, Duffy, Lewis, MNS…

Năm 2019, Hội Truyền máu quốc tế công nhận có tới 39 hệ nhóm máu hồng cầu với 367 kháng nguyên nhóm máu khác nhau; trong đó, hai hệ nhóm máu ABO và Rh là quan trọng nhất trong hoạt động truyền máu.

Mỗi hệ nhóm máu lại có các nhóm máu khác nhau do sự có mặt hay vắng mặt của kháng nguyên mang đặc tính di truyền trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết thanh của người đó. Hệ nhóm máu Rh có hệ kháng nguyên đa dạng và phức tạp nhất với hơn 50 kháng nguyên, trong đó kháng nguyên D là phổ biến nhất.

Ví dụ:

  • * Hệ ABO có 4 nhóm máu: A, B, AB và O
    • Hệ Rh có 2 nhóm máu thường gặp là Rh(D) dương và Rh(D) âm, hay còn gọi là Rh(D)+ và Rh(D)-

Chỉ tính riêng 2 hệ nhóm máu ABO và hệ Rh, đã có 8 nhóm máu phổ biến như: A+; A-; B+; B-; AB+; AB-; O+; O- (A+ nghĩa là người đó vừa có nhóm máu A thuộc hệ ABO vừa có nhóm máu Rh(D)+ thuộc hệ Rh).

2. Phân bố các nhóm máu tại Việt Nam?

  • Hệ nhóm máu ABO gồm 4 nhóm máu là A, B, O và AB với tỷ lệ phân bố trong cộng đồng khác nhau ở từng chủng tộc. Ở Việt Nam, tỷ lệ này là: nhóm O khoảng 45%, nhóm B khoảng 30%, nhóm A khoảng 20% và nhóm AB khoảng 5%.
  • Hệ Rh có 2 nhóm máu thường gặp là Rh(D) dương và Rh(D) âm, hay còn gọi là Rh(D)+ và Rh(D)-. Ở Việt Nam, những người có nhóm máu Rh(D) âm (bao gồm nhóm O-, A-, B-, AB-) ước tính chiếm khoảng 0,1% dân số (trong 1.000 người mới có 1 người), nên được coi là nhóm máu hiếm.

3. Nhóm máu nào là nhóm máu hiếm?

Kháng nguyên nhóm máu có tỷ lệ rất khác nhau tùy thuộc vào chủng tộc, quốc gia và các vùng địa lý. Theo quy ước của Hội Truyền máu quốc tế, nhóm máu có tỷ lệ dưới 0,1% trong quần thể được coi là hiếm và dưới 0,01% được coi là rất hiếm.

Ở Việt Nam, những người có nhóm máu Rh(D) âm (bao gồm nhóm O-, A-, B-, AB-) ước tính chiếm khoảng 0,1% dân số (trong 1.000 người mới có 1 người), nên được coi là nhóm máu hiếm.

Trong khi đó, ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc… tỷ lệ nhóm máu Rh(D) âm trong cộng đồng cao hơn nhiều, chiếm khoảng 15% – 40% dân số.

Nhóm máu hiếm Rh(D) âm như các nhóm máu khác; người có nhóm máu hiếm có cuộc sống sinh hoạt, học tập, lao động như tất cả những người mang nhóm máu Rh(D) dương (trên 99% người Việt Nam).

Nhóm máu của một người là do di truyền, được thừa hưởng từ cha mẹ. Việc xác định bản thân thuộc nhóm máu nào là điều vô cùng quan trọng khi truyền máu. Đặc biệt những người thuộc nhóm máu hiếm cần biết rõ đặc tính, quy tắc truyền máu, cũng như các yếu tố nguy cơ có thể xảy ra, để có biện pháp bảo vệ sức khoẻ.

Nhóm máu b rh dương là gì năm 2024

Những điều cần biết về nhóm máu

Nhóm máu của một người dựa trên việc họ có các phân tử hoặc protein nhất định hay không - được gọi là kháng nguyên - trên bề mặt tế bào hồng cầu của họ, theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ.

Hai trong số các kháng nguyên chính được sử dụng để xác định nhóm máu được gọi là "Kháng nguyên A" và "Kháng nguyên B". Những người có nhóm máu A chỉ có kháng nguyên A trên các tế bào hồng cầu của họ và những người có nhóm máu B chỉ có kháng nguyên B. Cá nhân thuộc nhóm máu AB thì có cả hai; còn những người có nhóm máu O thì không có.

Một protein khác, yếu tố Rh- còn được gọi là hệ thống "Rhesus" - cũng có mặt hoặc vắng mặt trên các tế bào hồng cầu. Nhóm máu của một người được chỉ định là "dương tính" nếu họ có protein Rh trên các tế bào hồng cầu và "âm tính" nếu họ không có protein này.

Những người âm tính Rh chỉ có thể nhận máu Rh âm, nhưng những người có Rh dương tính có thể nhận được máu Rh dương hoặc Rh âm.

Quy tắc cho nhận nhóm máu

Nhóm máu A Rh+: Có thể hiến máu cho nhóm máu A + và AB +. Có thể nhận được hiến máu từ các nhóm máu A +, A-, O + và O-.

Nhóm máu A Rh-: Có thể hiến máu cho các nhóm máu A +, A-, AB + và AB-. Có thể nhận được hiến máu từ nhóm máu A- và O-.

Nhóm máu B Rh+: Có thể hiến máu cho nhóm máu B + và AB +. Có thể nhận được hiến máu từ các nhóm máu B +, B-, O + và O-.

Nhóm máu B Rh-: Có thể hiến máu cho các nhóm máu B +, B-, AB + và AB-. Có thể nhận được hiến máu từ nhóm máu B- và O-.

Nhóm máu AB Rh+: Có thể hiến máu cho nhóm máu AB +. Có thể nhận được hiến máu từ tất cả tám lnhóm máu.

Nhóm máu AB Rh-: Có thể hiến máu cho nhóm máu AB + và AB-. Có thể nhận được hiến máu từ các nhóm máu AB-, A-, B- và O-.

Nhóm máu O Rh+: Có thể hiến máu cho các nhóm máu O +, A +, B + và AB +. Có thể nhận được hiến máu từ các nhóm máu O + và O-.

Nhóm máu O Rh-: Có thể hiến máu cho tất cả tám nhóm máu. Chỉ có thể nhận hiến máu từ nhóm máu O-.

Những người có nhóm máu O được gọi là "người hiến máu chung" vì nhóm máu này có thể được sử dụng cho bất kỳ bệnh nhân nào.

Nhóm máu O thường bị thiếu trong các bệnh viện, đặc biệt, nhóm máu O Rh- có nhu cầu cao vì đây là loại thường được sử dụng nhất cho các trường hợp khẩn cấp, khi không có thời gian để xác định nhóm máu của bệnh nhân.

Nhóm máu Rh- không nhận máu từ nhóm máu Rh+, ngoại trừ lần truyền máu đầu tiên, vì lúc này chưa có kháng thể xuất hiện chống Rh+.

Nhóm máu hiếm

Theo Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, nhóm máu có tỷ lệ như sau: nhóm máu O chiếm 42,1%, nhóm máu B chiếm khoảng 30,1%, nhóm máu chiếm A khoảng 21,2% và nhóm máu AB chiếm khoảng 6,6%.

Ở Việt Nam, nhóm máu Rh- chiếm tỷ lệ rất ít, khoảng từ 0,04% - 0,07% dân số, nên nhóm máu Rh- được gọi là nhóm máu hiếm.