Công trình theo tuyến trong đô thị là gì năm 2024

Công trình theo tuyến là một loại công trình xây dựng. Do đó, để hiểu được khái niệm Công trình theo tuyến là gì? chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm công trình xây dựng trước tiên.

Tại khoản 10 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014 về giải thích từ ngữ như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

10. Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác.”

Công trình theo tuyến trong đô thị là gì năm 2024
Tìm hiểu công trình theo tuyến là gì?

Theo quy định trên, có thể rút ra một số đặc điểm của công trình xây dựng theo tuyến là gì? như sau:

  • Thứ nhất: Công trình theo tuyến là một dạng công trình xây dựng.
  • Thứ hai: Công trình này được xây dựng theo hướng tuyến trong phạm vi một hoặc nhiều khu vực địa giới hành chính.
  • Thứ ba: Công trình theo tuyến có thể được tiến hành xây dựng ở các lĩnh vực nhỏ: đường bộ, đường sắt, đường dây tải điện, đường cáp viễn thông, đường ống dẫn dầu, dẫn khí, cấp thoát nước hay các công trình tương tự khác theo quy định.

Công trình theo tuyến khác gì với công trình không theo tuyến là gì?

Hiện nay trong các văn bản quy định của pháp luật mới chỉ đưa ra định nghĩa để giải thích công trình theo tuyến chứ chưa đưa ra khái niệm thế nào là công trình không theo tuyến.

Do đó, căn cứ theo quy định về công trình xây dựng theo tuyến thì công trình không theo tuyến là những công trình không được xây dựng theo hướng tuyến, tức là các công trình không thuộc một trong các loại công trình sau:

  • Đường bộ;
  • Đường sắt;
  • Đường dây tải điện;
  • Đường cáp viễn thông;
  • Đường ống dẫn dầu, dẫn khí, cấp thoát nước;
  • Các công trình tương tự các công trình trên.

Ví dụ: Đường tự mở không phải là đường theo tuyến

Đường tự mở là đường do dân mở tự phát, không nằm trong kế hoạch mở đường, làm đường của nhà nước và chính quyền địa phương. Đường tự mở là đường mở trên bất động sản liền kề phục vụ mục đích làm lối đi trong trường hợp chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không có lối đi ra đường công cộng( hay còn gọi là lối đi qua).

Công trình theo tuyến trong đô thị là gì năm 2024
Đường tự mở là không trình không theo tuyến

Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị là gì?

Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị vẫn được cấp giấy phép xây dựng nhưng phải thỏa mãn những điều kiện sau:

Theo khoản 2 điều 41 nghị định 15/2021/NĐ-CP

Đối với khu vực chưa có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn thì quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có liên quan hoặc quy chế quản lý kiến trúc hoặc văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về vị trí và tổng mặt bằng (đối với công trình không theo tuyến ngoài đô thị) là cơ sở để xem xét cấp giấy phép xây dựng.

Theo điều 92 của luật xây dựng. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến ngoài đô thị

  1. Phù hợp với vị trí và tổng mặt bằng của dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.
  2. Đáp ứng điều kiện quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 91 của Luật này.

Xem thêm:Luật xây dựng

Điều kiện để được cấp giấy phép công trình xây dựng theo tuyến

Việc hiểu rõ các điều kiện để được cấp giấy phép xây dựng công trình theo tuyến cũng quan trọng như hiểu về khái niệm Công trình theo tuyến là gì?.

Theo quy định pháp luật hiện hành, điều kiện để được cấp giấy phép công trình theo tuyến bao gồm:

– Phù hợp với quy hoạch xây dựng, mục đích sử dụng đất, mục tiêu đầu tư.

– Tùy thuộc vào quy mô, tính chất, địa điểm xây dựng, công trình được cấp giấy phép xây dựng phải: Tuân thủ các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; đảm bảo an toàn công trình và công trình lân cận và các yêu cầu về: Giới hạn tĩnh không, độ thông thuỷ, bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, phòng cháy chữa cháy (viết tắt là PCCC), hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước, viễn thông), hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hoá, di tích lịch sử – văn hóa và đảm bảo khoảng cách đến các công trình dễ cháy, nổ, độc hại, các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

– Hồ sơ thiết kế xây dựng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện; thiết kế phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định.

– Đối với công trình trong đô thị phải:

  • Phù hợp với: Quy hoạch chi tiết xây dựng, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết, thì phải phù hợp với Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
  • Công trình xây dựng dân dụng cấp đặc biệt, cấp I trong đô thị phải có thiết kế tầng hầm theo yêu cầu của đồ án quy hoạch đô thị và Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Qua bài viết trên, chúng tôi đã phân tích rõ khái niệm công trình theo tuyến là gì? cho bạn đọc tham khảo.

Chú ý: Các quy định pháp luật dưới đây được chúng tôi cập nhật tại thời điểm đăng bài và hệ thống lại để khách hàng dễ theo dõi. Mọi thông tin chỉ mang tính tham khảo, không có giá trị pháp lý.