Version 3 trong kđcl cơ sở gd đh là gì năm 2024

Các bước đánh giá ngoài cơ sở giáo dục đại học bao gồm những bước nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Bảo Long hiện đang sống và làm việc tại Kiên Giang. Tôi đang tìm hiểu về việc đánh ngoài cơ sở giáo dục đại học. Tôi có thắc mắc mong được Ban biên tập giải đáp. Tôi muốn biết các bước đánh giá ngoài cơ sở giáo dục đại học bao gồm những bước nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn.

Các bước đánh giá ngoài cơ sở giáo dục đại học được quy định tại ' onclick="vbclick('55587', '192047');" target='_blank'>Quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, theo đó:

1. Nghiên cứu hồ sơ tự đánh giá:

Đoàn đánh giá ngoài nghiên cứu báo cáo tự đánh giá và hồ sơ liên quan của cơ sở giáo dục; thu thập, xử lý các thông tin, minh chứng liên quan đến các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục.

2. Khảo sát sơ bộ tại cơ sở giáo dục.

3. Khảo sát chính thức tại cơ sở giáo dục.

4. Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, gửi cho cơ sở giáo dục để tham khảo ý kiến:

  1. Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài phải được ít nhất là 2/3 số thành viên của đoàn nhất trí thông qua;
  1. Đoàn đánh giá ngoài thông qua tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục gửi dự thảo báo cáo đánh giá ngoài cho cơ sở giáo dục để tham khảo ý kiến trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ sở giáo dục nhận được dự thảo báo cáo.

5. Hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài:

  1. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến phản hồi của cơ sở giáo dục hoặc kể từ ngày hết thời hạn cơ sở giáo dục trả lời ý kiến, đoàn đánh giá ngoài thông qua tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục gửi văn bản thông báo cho cơ sở giáo dục biết những ý kiến đã được tiếp thu hoặc bảo lưu. Trường hợp bảo lưu ý kiến phải nêu rõ lý do;
  1. Đoàn đánh giá ngoài hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài và nộp báo cáo đánh giá ngoài cùng các hồ sơ liên quan (nếu có) cho Giám đốc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục chính thức gửi báo cáo đánh giá ngoài cho cơ sở giáo dục và đề nghị thanh lý hợp đồng;
  1. Các thành viên đoàn đánh giá ngoài không được tự ý cung cấp các thông tin liên quan đến nội dung công việc và kết quả đánh giá của đoàn đánh giá ngoài khi chưa được phép của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hoặc của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy theo quy định trên đây chúng tôi sẽ nêu cụ thể để bạn hiểu rõ vấn đề cần giải đáp. Các bước đánh giá ngoài cơ sở giáo dục đại học bao gồm:

- Nghiên cứu hồ sơ tự đánh giá.

- Khảo sát sơ bộ tại cơ sở giáo dục.

- Khảo sát chính thức tại cơ sở giáo dục.

- Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, gửi cho cơ sở giáo dục để tham khảo ý kiến.

- Hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài.

Trên đây là tư vấn về các bước đánh giá ngoài cơ sở giáo dục đại học. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

Ðể từng bước nâng cao chất lượng, giáo dục hiện đại ngày nay có rất nhiều giải pháp nhằm đưa ra những kết quả tin cậy bằng cách kiểm soát các điều kiện, quá trình tổ chức giáo dục thông qua những tiêu chuẩn, tiêu chí, những chỉ số ở các lĩnh vực.

Version 3 trong kđcl cơ sở gd đh là gì năm 2024

Mô hình trường chuẩn quốc gia hay hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông (KÐCLGDPT) là những giải pháp quản lý như thế.

Khác với kiểm định chất lượng giáo dục đại học, KÐCLGDPT có đặc thù riêng gắn với đặc điểm ngành học, bậc học. KÐCLGD nói chung tập trung nhất vào quá trình giáo dục. Quá trình giáo dục bao gồm hai yếu tố: Chương trình giáo dục và tổ chức giáo dục. Nhưng ở ngành học phổ thông, yếu tố đánh giá chương trình phổ thông qua kiểm định không thể hiện rõ, vì chương trình do Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT) ban hành chung, và việc đánh giá chương trình lại thuộc chức năng của cơ quan có thẩm quyền khác...

Như vậy, thông thường hoạt động kiểm định giáo dục phổ thông tập trung ở quá trình tổ chức giảng dạy và ở "đầu ra". Quá trình tổ chức giảng dạy bao giờ cũng là khâu phản ánh rõ tính chủ động, năng lực giáo dục của các trường.

Cũng khác với ngành đại học, độ "lệch" giữa các trường đại học không quá lớn, cho nên các tiêu chí kiểm định trong ngành học này về cơ bản không có chuẩn thấp nhất, chuẩn cao nhất. Nhưng ở ngành học phổ thông, độ "lệch" có thể khá lớn, do có trường ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số khó khăn, bên cạnh những trường đóng ở trung tâm thủ đô, đô thị lớn, điều kiện giáo dục thuận lợi hơn rất nhiều.

Khắc phục thực trạng này, riêng bậc tiểu học có quy định mức "chuẩn" cho các trường tiểu học vùng khó khăn (thuộc Dự án trẻ tiểu học vùng khó khăn). Còn bậc trung học, không đặt ra những "chuẩn" mang tính đặc thù vùng miền...

Theo các chuyên gia giáo dục, với bảy tiêu chuẩn, hàng mấy chục tiêu chí đánh giá của các lĩnh vực, KÐCLGDPT là một công cụ nhằm mục đích xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn của cơ sở giáo dục, thông qua sự đánh giá tổng thể về tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng.

Kết quả kiểm định là thước đo cơ sở giáo dục trong chuẩn chất lượng, đạt được những gì, còn thiếu những gì để điều chỉnh, bổ sung các điều kiện và tổ chức giáo dục, nhằm đạt chuẩn chất lượng. Kết quả kiểm định sẽ được công khai trước cơ quan chức năng quản lý và cả xã hội. Ðó cũng là một cách làm thúc đẩy tích cực các cơ sở giáo dục phải tìm nhiều giải pháp, giải bài toán bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục.

Do kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông là một chủ trương mới (văn bản mới ban hành ngày 31-12-2008) cũng khác với kiểm định chất lượng giáo dục đại học, cơ quan chức năng (Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ GD và ÐT) tổ chức tập huấn trực tiếp cho các trường. Còn với hàng nghìn trường phổ thông trong cả nước, việc tổ chức tập huấn sẽ được phân định cụ thể theo hai bước. Bước một, ngành tổ chức tập huấn cho 64 sở GD và ÐT các tỉnh, thành phố. Bước hai, các sở trực tiếp tập huấn cho các phòng GD và ÐT, các trường THPT trực thuộc. Từ đó, các phòng GD và ÐT lại tiến hành tập huấn cho các trường THCS, tiểu học.

Một vấn đề đặt ra, cơ quan chức năng nào sẽ kiểm định chất lượng (đánh giá ngoài và công nhận chất lượng giáo dục đạt chuẩn) sau khi các trường tự đánh giá (đánh giá trong)? ở đại học, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục chỉ quản lý kết quả đánh giá, còn đánh giá ngoài do một tổ chức được ngành GD và ÐT thuê, để bảo đảm tính trung thực, khách quan. Còn ở giáo dục phổ thông, việc đánh giá ngoài sẽ do các sở GD và ÐT đảm nhiệm. Vì thế, đã có ý kiến cho rằng, với cơ chế đó, việc kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông dễ dàng rơi vào tình trạng "vừa đá bóng, vừa thổi còi". Kết quả kiểm định khó khách quan, trung thực, và tạo kẽ hở tiêu cực.

Tuy nhiên, theo các cán bộ quản lý ngành, ở giáo dục phổ thông, việc kiểm định cũng có phần phức tạp hơn do vấn đề quá mới mẻ, và cần có thời gian để ngành GD và ÐT từ thực tiễn, sẽ hình thành ý tưởng, điều chỉnh và hoàn thiện về cơ chế tổ chức đánh giá. Nên bước đầu, ngành chủ trương việc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông như sau: Trường phổ thông tự đánh giá theo các tiêu chuẩn, tiêu chí đã ban hành (đánh giá trong). Sau đánh giá trong, các trường lập báo cáo lên sở GD và ÐT (nếu là trường THPT), với phòng GD và ÐT (nếu là trường THCS, tiểu học). Sở và các phòng GD và ÐT tổ chức thẩm định báo cáo tự đánh giá đó, nếu kết quả thẩm định cho thấy bảo đảm các yêu cầu, tiêu chuẩn quy định, sẽ chuyển sang đánh giá ngoài. Lúc đó, sở GD và ÐT sẽ lập kế hoạch đánh giá ngoài.

Chưa triển khai kiểm định trong thực tiễn nhưng những khó khăn của công tác này đã hé lộ. Trước hết là nguồn tài chính hỗ trợ cho công tác kiểm định với các mức chi cho người đánh giá, triển khai hoạt động đánh giá... Thứ nữa, tâm lý không ít các trường học rất ngại việc kiểm định, bởi sẽ dễ dàng bộc lộ những yếu kém thực chất, ảnh hưởng "uy tín" và việc tuyển sinh của nhà trường.

Mặt khác, những tác động tiêu cực trong xã hội cũng khiến công tác KÐCLGDPT, nếu không có một cơ chế tổ chức chặt chẽ, độc lập, khó có kết quả kiểm định trung thực, khách quan như ngành GD và ÐT mong muốn. Nhưng một mục đích lâu dài mà các chuyên gia làm công tác KÐCLGDPT hướng tới, đó là từ nhận thức và ý thức về kiểm định chất lượng của các trường dần dần sẽ chuyển hóa, hình thành "văn hóa chất lượng" trong mỗi trường học, mỗi cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh.

Năm tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia (THPT)

  1. Tổ chức, chuyên môn, hành chính và quản trị.
  1. Cán bộ quản lý - giáo viên và nhân viên.
  1. Chất lượng giáo dục.
  1. Cơ sở vật chất và thiết bị.
  1. Công tác xã hội hóa giáo dục.

Bảy tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT

  1. Chiến lược phát triển của trường THPT.
  1. Tổ chức và quản lý nhà trường.
  1. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh.
  1. Thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục.
  1. Tài chính và cơ sở vật chất.
  1. Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
  1. Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.

Ở cả hai nội dung: Trường chuẩn quốc gia, và KÐCLGDPT, mỗi tiêu chuẩn đều có nhiều tiêu chí, đánh giá cụ thể, chi tiết theo từng lĩnh vực.

(Nguồn Bộ Giáo dục và Ðào tạo)

Chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông

+ Ðối với trường tiểu học, KÐCLGD là năm năm/lần.

+ Ðối với trường THCS, THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học và trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, KÐCLGD là bốn năm/lần.