Nguyên nhân dân tới cuộc cách mạng tư sản Anh là gì

1. Nguyên nhân bùng nổ của cuộc cách mạng tư sản Anh

a. Nguyên nhân sâu xa:

-Kinh tế:đầu thế kỷ XVII, nền kinh tế nước Anh phát triển nhất châu Âu.

+ Nông nghiệp: phương thức sản xuất tư bản thâm nhập vào nông nghiệp.

+ Thủ công nghiệp: Sản xuất công trường thủ công chiếm ưu thế hơn sản xuất của phường hội, số lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng tăng như: luyện kim, làm sứ, len dạ.

+ Ngoại thương phát triển mạnh mẽ, chủ yếu là bán len dạ và nuôi nô lệ da đen.

-Xã hội:Nhiều địa chủ vốn là quý tộc chuyển hướng kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa lấy lông cừu để cung cấp cho thị trường => giàu lên nhanh chóng, dần dần tư sản hóa và trở thành tầng lớp quý tộc mới.

-Chính trị:

+ Chế độ phong kiến kìm hãmlực lượng sản xuấttư bản chủ nghĩa. Nhiều thứ thuế được đặt ra, nhà nước nắm độc quyền thương mại và thu thuế thuyền bè. Duy trì nhiều đặc quyền phong kiến => đời sống nhân dân cơ cực.

- Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với phong kiến.

b. Nguyên nhân trựctiếp:xoay quanh vấn đề tài chính.

- Tháng 4-1640, Vua Saclơ I triệu tập quốc hội để tăng thuế nhằm đàn áp cuộc nổi dậy của người Xcốt-len.

- Quốc hội không phê duyệt, và công kích chính sách bạo ngược của nhà vua, đòi kiểm soát quân đội, tài chính và giáo hội.

- Saclơ I dùng vũ lực đàn áp Quốc hội, bị thất bại phải chạy lên phía BắcLuân Đôn chuẩn bị lực lượng phản công.

Nội dung lý thuyết cách mạng tư sản Anh

Nguyên nhân cách mạng tư sản Anh

Nguyên nhân diễn ra cuộc cách mạng tư sản Anh:

Nguyên nhân sâu xa

Về kinh tế, đầu thế kỷ XVII, nền kinh tế nước Anh phát triển nhất châu Âu.

  • Nông nghiệp: Phương thức sản xuất tư bản thâm nhập vào sản xuất nông nghiệp.
  • Thủ công nghiệp: Sản xuất công trường thủ công chiếm ưu thế hơn sản xuất của phường hội. Số lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng tăng lên như luyện kim, làm sứ, len dạ,…
  • Ngoại thương phát triển mạnh mẽ, chủ yếu là buôn bán len dạ và buôn nô lệ da đen.

Về xã hội, sự phân hóa tầng lớp nhân dân xuất hiện. Nhiều địa chủ vốn là quý tộc chuyển hướng kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa. Họ giàu lên nhanh chóng, dần dần tư sản hóa và trở thành tầng lớp quý tộc mới.

Về chính trị:

  • Chế độ phong kiến đã kìm hãm lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nhà nước nắm độc quyền thương mại. Rất nhiều thứ thuế được đặt ra, thu thuế thuyền bè.
  • Nhiều đặc quyền phong kiến được duy trì khiến cho đời sống nhân dân thêm cơ cực.

Trước tình hình đó, mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với phong kiến diễn ra gay gắt. Nguy cơ về một cuộc nội chiến sắp bùng nổ.

Nguyên nhân trực tiếp

Nguyên nhân trực tiếp là ngòi nổ chiến tranh xoay quanh vấn đề tài chính:

Tháng 4/1640, vua Sác-lơ I triệu tập quốc hội yêu cầu tăng thuế để đàn áp cuộc nổi dậy của người Xcốt-len ở miền Bắc nước Anh. Quốc hội không phê duyệt các khoản thuế mới, công kích chính sách bạo ngược của nhà vua và đòi quyền kiểm soát quân đội, tài chính và Giáo hội.

Sác-lơ I định dùng vũ lực đàn áp Quốc hội, song lại bị nhân dân phản đối. Bị thất bại, Sác-lơ I phải chạy lên phía Bắc Luân Đôn và chuẩn bị lực lượng để phản công.

Nguyên nhân dân tới cuộc cách mạng tư sản Anh là gì

Diễn biến của cách mạng

Sau đây là diễn biến của cuộc cách mạng tư sản Anh:

Tháng 8/1642, vua Sác-lơ Ituyên chiến với Quốc hội. Cuộc nội chiến chính thức bùng nổ, diễn ra từ năm 1642 – 1648. Phe Quốc hội được sự ủng hộ của nhân dân. Nhà vua có sự hỗ trợ từ quý tộc phong kiến và Giáo hội Anh.

Dưới áp lực của quần chúng, đầu năm 1949, Sác-lơ I bị xử tử. Anh trở thành nước cộng hòa do Crôm-oen (1599 – 1658) đứng đầu. Cuộc cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao.

Sau đó, Crôm-oen đưa quân đi đánh Ai-len và Xcốt-len. Để bảo vệ quyền lợi, tư sản và quý tộc mới đã trao trọng trách cho Crôm-oen với tước Bảo hộ công. Nền độc tài quân sự được thiết lập (1653).

Sau khi Crôm-oen qua đời năm 1658, chính trị nước Anh lâm vào tình trạng khủng hoảng. Quốc hội thỏa hiệp với lực lượng phong kiến cũ.

Tháng 12/1688, Quốc hội tiến hành chính biến đưa Vin-hem Ô-ran-giơ (quốc trưởng Hà Lan, con rể vua Anh) lên ngôi vua. Chế độ quân chủ lập hiến được xác lập.

Ý nghĩa cách mạng tư sản Anh

Cuộc cách mạng tư sản Anh đã lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Anh. Đây là một cuộc cách mạng tư sản có ý nghĩa quan trọng, mở ra thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến chuyển sang chế độ tư bản.

Xem thêm:

  • Cách mạng tư sản là gì? 6 cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu
  • Cách mạng tư sản Hà Lan và các câu hỏi liên quan Lịch sử 10

Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới bùng nổ cách mạng tư sản Anh ở thế kỉ XVII?


Câu 37531 Thông hiểu

Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới bùng nổ cách mạng tư sản Anh ở thế kỉ XVII?


Đáp án đúng: a


Phương pháp giải

Dựa vào tình hình kinh tế- xã hội Anh để suy luận trả lời.

...