Sở cảnh sát là gì

Thông tin tham khảo về mô hình tổ chức và công tác đào tạo, huấn luyện của Cảnh sát Nhật Bản

Trong khuôn khổ chương trình khóa tập huấn hàng năm về công tác quản lý dành cho sĩ quan Công an cấp cao do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp với Học viện Cảnh sát Quốc gia Nhật, Bộ Công an Việt Nam và cơ quan chức năng tương ứng của một số quốc gia đang phát triển tổ chức, các học viên tham dự đã được giới thiệu nghiên cứu về mô hình tổ chức bộ máy nói chung và công tác đào tạo, huấn luyện nói riêng của lực lượng cảnh sát Nhật.

1. Về tổ chức bộ máy, lực lượng cảnh sát Nhật được tổ chức ờ 02 cấp: cấp trung ương và cấp tỉnh (bao gồm thủ đô Tokyo):

- Tổ chức bộ máy ở cấp Trung ương

Tổ chức cảnh sát quốc gia Nhật ở cấp Trung ương gồm 02 cơ quan chủ chốt: Ủy ban Công an quốc gia (National Public Safety Commission NPSC) và Cơ quan Cảnh sát quốc gia (National Police Agency NPA).

Ủy ban Công an quốc gia là thiết chế được thành lập sau Thế Chiến II trong quá trình cải cách lực lượng cảnh sát Nhật nhằm đảm bảo tính chất dân chủ và trung lập chính trị (về hình thức) trong quản lý, giám sát hoạt động của lực lượng cảnh sát. Ủy ban Công an quốc gia có chức năng giám sát Cơ quan Cảnh sát quốc gia; hoạch định đường lối, chính sách, quy định hoạt động, điều phối công tác quản lý lực lượng Cảnh sát quốc gia và đặt ra những tiêu chuẩn chung trong công tác đào tạo, giao tiếp cộng đồng, thống kê hình sự, trang bị phương tiện thiết bị của lực lượng Cảnh sát. Đặc biệt, Ủy ban Công an quốc gia có thẩm quyền bổ nhiệm Tổng Tư lệnh Cơ quan Cảnh sát quốc gia (tương đương chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an của Việt Nam - với điều kiện được sự đồng thuận của Thủ tướng Nhật) và Giám đốc các Sở Cảnh sát cấp tỉnh (tương đương chức vụ Giám đốc Công an cấp tỉnh của Việt Nam - với sự đồng ý của Thống đốc cấp tỉnh/Thị trưởng Tokyo); gián tiếp giám sát hoạt động của lực lượng cảnh sát cấp tỉnh thông qua Cơ quan Cảnh sát quốc gia.

Ủy ban Công an quốc gia gồm 01 Chủ tịch và 05 thành viên do Thủ tướng bổ nhiệm với sự đồng ý của lưỡng viện (Quốc hội), thời hạn phục vụ theo nhiệm kỳ 05 năm. Để đảm bảo tính trung lập về chính trị, chỉ tối đa 02 thành viên của Ủy ban là thành viên cùng một đảng trong hệ thống các đảng chính trị Nhật Bản. Ủy ban họp định kỳ 01 tuần/lần, ngoài ra có thể tổ chức các cuộc họp đột xuất, bổ sung để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

Cơ quan Cảnh sát quốc gia (tương đương Bộ Công an của Việt Nam) là cơ quan nghiên cứu, hoạch định, xây dựng hệ thống và chính sách cảnh sát quốc gia; giám sát, điều phối các hoạt động của lực lượng cảnh sát toàn quốc trong những vụ việc liên quan đến an toàn công cộng quốc gia như các thảm họa quy mô lớn, các biện pháp đấu tranh với tội phạm liên tỉnh, thành hoặc tội phạm xuyên quốc gia; quản lý công tác đào tạo, huấn luyện, giao tiếp cộng đồng của lực lượng cảnh sát.

Đứng đầu Cơ quan Cảnh sát quốc gia là Tổng tư lệnh (tương đương Bộ trưởng Bộ Công an) do Ủy ban Công an quốc gia bổ nhiệm với sự đồng ý của Thủ tướng, có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động, bổ nhiệm nhân sự Cơ quan Cảnh sát quốc gia và quản lý các Sở Cảnh sát cấp tỉnh/thủ đô Tokyo.

Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia bao gồm nhiều đơn vị cấp Cục và tương đương (như: Văn phòng Tổng tư lệnh, Cục An toàn Cộng đồng, Cục Giao thông, Cục An ninh, Cục Thông tin liên lạc, Cục Điều tra Hình sự, Cục Vệ binh Hoàng gia, Học viện Cảnh sát quốc gia, Viện Nghiên cứu Quốc gia về Khoa học Cảnh sát). Ngoài ra còn có 07 Cục Cảnh sát vùng (tương ứng với 07 phân vùng địa lý hành chính của Nhật gồm: Tohoku, Kanto, Chubu, Kinki, Shikoku, Chugoku và Kyushu). Mỗi Cục Cảnh sát vùng phụ trách kiểm soát, giám sát, hỗ trợ hoạt động của các Sở Cảnh sát cấp tỉnh trong phạm vi vùng có thẩm quyền. Đứng đầu các Cục Cảnh sát vùng này là Cục trưởng, dưới quyền chỉ đạo trực tiếp của Tổng Tư lệnh Cơ quan Cảnh sát quốc gia. Tuy nhiên, do những đặc thù riêng nên Sở Cảnh sát Thủ đô Tokyo và Sở Cảnh sát tỉnh Hokkaido trực thuộc sự chỉ đạo, quản lý của Tổng Tư lệnh, không trong phạm vi thẩm quyền quản lý của các Cục Cảnh sát vùng nói trên.

- Tổ chức bộ máy ở cấp tỉnh

Nhật Bản có 47 đơn vị hành chính cấp tỉnh (bao gồm thủ đô Tokyo), tương ứng có 47 tổ chức Cảnh sát cấp tỉnh. Tổ chức Cảnh sát ở mỗi tỉnh cũng bao gồm 02 cơ quan chủ chốt: Ủy ban Công an cấp tỉnh/thủ đô và Sở Cảnh sát cấp tỉnh/thủ đô. Ủy ban Công an cấp tỉnh dưới quyền quản lý của thị trưởng/thống đốc cấp tỉnh, có chức năng giám sát lực lượng Cảnh sát tỉnh thông qua việc hoạch định các chính sách cơ bản trong hoạt động cảnh sát, ban hành các quy định liên quan đến an toàn công cộng Tuy nhiên, thị trưởng/thống đốc tỉnh cũng như Ủy ban Công an cấp tỉnh không có quyền can thiệp các hoạt động thực thi pháp luật trong các vụ việc cụ thể của lực lượng Cảnh sát tỉnh. Thành viên Ủy ban Công an cấp tỉnh gồm 03 hoặc 05 thành viên (tùy từng tỉnh có quy định khác nhau), do thị trưởng/thống đốc tỉnh bổ nhiệm với sự đồng ý của Hội đồng tỉnh, phục vụ theo nhiệm kỳ 03 năm với nguyên tắc đa số thành viên không cùng 01 đảng chính trị.

Sở Cảnh sát Thủ đô Tokyo và 46 Sở Cảnh sát cấp tỉnh trên toàn quốc có chức năng, nhiệm vụ tương tự nhau trong phạm vi thẩm quyền. Ủy ban Công an quốc gia bổ nhiệm Giám đốc các Sở Cảnh sát cấp tỉnh với sự đồng ý của Thống đốc tỉnh và Ủy ban Công an cấp tỉnh. Tuy nhiên, việc bổ nhiệm Giám đốc Sở Cảnh sát Thủ đô Tokyo còn phải có sự đồng ý của Thủ tướng Nhật.

Tổ chức bộ máy của Sở Cảnh sát Thủ đô và các tỉnh về cơ bản cũng bao gồm các đơn vị cấp Phòng, Ban, Trung tâm (như Phòng Quản lý Hành chính, Phòng An toàn Công cộng, Phòng Điều tra hình sự, Phòng Giao thông, Phòng An ninh, Trường Cảnh sát tỉnh, Trung tâm Liên lạc Chỉ huy) và các Đồn Cảnh sát cấp quận (tương ứng Công an quận, huyện của Việt Nam). Mỗi đồn cảnh sát cũng có tổ chức bộ máy gồm nhiều đơn vị cấp đội khác nhau (Đội Quản lý Hành chính, Đội Điều tra Hình sự, Đội Cảnh sát Giao thông, Đội Cảnh sát Cộng đồng) và hệ thống các Trạm Cảnh sát (tiếng Nhật gọi là Koban), Nhà Cảnh sát (tiếng Nhật gọi là Chuzaisho) ở cấp cơ sở cuối cùng. Các Trạm, Nhà Cảnh sát này là các đơn vị cảnh sát cơ sở đóng vai trò trọng yếu trong hoạt động của lực lượng Cảnh sát cộng đồng.Về mô hình Cảnh sát cộng đồng, trong tổ chức bộ máy lực lượng Cảnh sát của các Sở, Đồn Cảnh sát của Nhật có lực lượng Cảnh sát cộng đồng với vai trò, chức năng, nhiệm vụ gần giống với lực lượng Công an phường, xã, thị trấn, nhất là Cảnh sát khu vực của Việt Nam. Cụ thể, lực lượng Cảnh sát cộng đồng có mối quan hệ trực tiếp, thường xuyên với cộng đồng cư dân địa phương; có chức năng đảm bảo và duy trì an ninh, trật tự tại từng cộng đồng dân cư cụ thể thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý.

Để thực hiện chức năng này, Cảnh sát cộng đồng có các nhiệm vụ chủ yếu: Nắm tình hình an ninh, trật tự tại khu vực được phân công; thực thi hoạt động tuần tra kiểm soát, tuyên tuyền, giáo dục phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần cảnh giác của cộng đồng cư dân tại khu vực; hướng dẫn, tư vấn cho cư dân địa phương, khách du lịch, người già, trẻ em, người vị thành niên gặp khó khăn, vướng mắc cần giải quyết; tiến hành các hoạt động điều tra, xử lý ban đầu khi có vụ việc về an ninh trật tự xảy ra như tiếp cận, bảo vệ hiện trường, truy bắt thủ phạm, thu thập thông tin về vụ việc từ những người chứng kiến hoặc có liên quan.

Về tổ chức lực lượng, các Sở Cảnh sát cấp tỉnh/thủ đô Tokyo đều có Phòng Cảnh sát Cộng đồng. Phòng này có các đơn vị thuộc quyền là: Trung tâm liên lạc chỉ huy, Đội tuần tra di động; Cảnh sát đường sắt, Cảnh sát hàng không. Trong đó, Trung tâm liên lạc chỉ huy là đầu mối tiếp nhận, xử lý các cuộc gọi về số điện thoại khẩn cấp 110 của Sở Cảnh sát; điều hành, chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị cảnh sát đến hiện trường để giải quyết vụ việc. Đội tuần tra di động, Cảnh sát đường sắt, Cảnh sát hàng không là các đơn vị làm công tác tuần tra kiểm soát trên đường phố hoặc tại các ga tàu, sân bay hoặc trên các máy bay trực thăng để nắm tình hình, trực tiếp phát hiện và giải quyết xử lý các vụ việc xảy ra hoặc tham gia xử lý khi có yêu cầu từ Trung tâm liên lạc chỉ huy.

Ở các Đồn Cảnh sát cấp quận thuộc Sở Cảnh sát cấp tỉnh/thủ đô có Đội Cảnh sát Cộng đồng. Ngoài bộ phận điều hành quản lý, Đội này được tổ chức thành các đơn vị thuộc quyền gồm:

+ Trạm Cảnh sát (Koban): là một tổ gồm có từ 02 nhân viên cảnh sát trở lên, làm việc theo ca trong 01 văn phòng đặt tại một khu vực dân cư cố định, thực hiện các nhiệm vụ của cảnh sát cộng đồng trong khu vực được phân công. Thông thường, các Trạm Cảnh sát này thường được bố trí ở các khu vực nội đô có mật độ dân cư đông hoặc hay xảy ra các vụ việc về an ninh, trật tự hoặc tai nạn.

+ Nhà Cảnh sát (Chuzaisho): là các ngôi nhà xây dựng giữa 01 khu vực dân cư, trong đó bố trí 01 nhân viên cảnh sát vừa làm việc, vừa sống cùng với gia đình, thực hiện các nhiệm vụ của cảnh sát cộng đồng trong phạm vi khu vực, thường được bố trí ở các khu vực ngoại ô hoặc nông thôn, nơi có mật độ dân cư thấp, ít xảy ra các vụ việc về an ninh, trật tự hoặc tai nạn.

+ Tổ tuần tra di động: là các tổ thường gồm 02 nhân viên cảnh sát cộng đồng thực hiện nhiệm vụ thường xuyên tuần tra, kiểm soát trong 01 khu vực cư dân nhất định, có thể thẩm vấn, kiểm tra giấy tờ những người tình nghi; kiểm tra các địa điểm xảy ra các vụ việc an ninh, trật tự; hướng dẫn phòng chống tội phạm cho cư dân trong khu vực.

Tính trên phạm vi toàn quốc, Sở Cảnh sát 47 tỉnh, thành của Nhật hiện có 1.163 Đồn Cảnh sát, 6.256 Trạm Cảnh sát và 6.389 Nhà Cảnh sát. Các đơn vị này và nhân viên cảnh sát cộng đồng ở Nhật đều được trang bị tốt, có hệ thống thiết bị liên lạc hiện đại (bộ đàm, điện thoại bàn, điện thoại di động có định vị, máy tính cá nhân kết nối mạng nội bộ cảnh sát); vũ khí, công cụ hỗ trợ (súng ngắn, áo giáp nhẹ), phương tiện di chuyển, hệ thống thông tin để hỗ trợ lẫn nhau khá hiệu quả, nhanh chóng. Tính đến hết năm 2016, tổng biên chế nhân sự của toàn lực lượng Cảnh sát Nhật là 295.664 người, trong đó Cơ quan Cảnh sát quốc gia có 7,797 người (tỉ lệ 2,6%), các Sở Cảnh sát cấp tỉnh (gồm cả Thủ đô Tokyo) có 287,867 người (tỉ lệ 97,4%).

2. Ở Nhật có 02 dạng chương trình dành cho 02 nhóm đối tượng: chương trình đào tạo cơ bản dành cho nhân viên mới tuyển dụng và chương trình huấn luyện, bồi dưỡng nâng cao dành cho sĩ quan đương nhiệm hoặc mới được thăng chức.

- Chương trình đào tạo cơ bản

Nhật Bản không đào tạo bậc Đại học đối với lực lượng Cảnh sát. Học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc những người tốt nghiệp các trường Đại học có thể nộp đơn dự tuyển vào lực lượng Cảnh sát tại Phòng Nhân sự thuộc Sở Cảnh sát Thủ đô hoặc các tỉnh. Sau khi được tuyển dụng, nhân viên mới sẽ được đưa đi học tại các Trường Cảnh sát tỉnh hoặc Trường Cảnh sát Thủ đô Tokyo theo 02 ngạch chương trình: chương trình dành cho người tốt nghiệp phổ thông trung học được đào tạo trong 21 tháng; chương trình dành cho người tốt nghiệp các trường đại học đào tạo 15 tháng.

Về nội dung đào tạo, các chương trình dành cho nhân viên mới tuyển dụng tại các Trường Cảnh sát tỉnh hoặc Thủ đô có 05 nhóm nội dung cơ bản: Đạo đức nghề nghiệp Cảnh sát; kiến thức pháp luật; kiến thức nghiệp vụ cơ bản; chiến thuật, kỹ thuật chiến đấu, sơ cấp cứu; kiến thức, kỹ năng cần thiết khác như sử dụng hệ thống thông tin liên lạc, phân tích xử lý thông tin, kỹ năng giao tiếp

- Chương trình huấn luyện, bồi dưỡng nâng cao

Sau khi hoàn thành các chương trình huấn luyện cơ bản, học viên tốt nghiệp, ra trường đi làm tại các Trạm, Nhà, Đồn hoặc Sở Cảnh sát tùy theo phân công của Phòng Nhân sự thuộc Sở Cảnh sát Thủ đô và các tỉnh. Tùy theo vị trí công tác, thành tích cống hiến, sau khi được bổ nhiệm, phong hàm Sergeant (Trung úy) hoặc Inspector (Thanh tra Cảnh sát - tương đương Thượng úy, Đại úy) sẽ được cử tham dự các khóa học huấn luyện nâng cao tại một trong 07 Trường Cảnh sát Vùng (Regional Police Schools). Trong đó, chương trình huấn luyện nâng cao cho sĩ quan Trung úy dài 06 tuần; chương trình huấn luyện nâng cao cho sĩ quan Thanh tra dài 08 tuần. Nội dung huấn luyện nâng cao bao gồm về đạo đức nghề nghiệp, kiến thức pháp luật, nghiệp vụ cảnh sát, nghiệp vụ quản lý, nghiệp vụ chuyên ngành, võ thuật, kiến thức liên quan khác.

Sau khi được bổ nhiệm chức vụ, cấp bậc Chánh Thanh tra (tương đương Thiếu tá) hoặc Trưởng Đồn Cảnh sát, sĩ quan Cảnh sát sẽ được cử đến Học viện Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản để tham dự các khóa học huấn luyện nâng cao. Sĩ quan bổ nhiệm cấp bậc Chánh Thanh tra được bồi dưỡng, huấn luyện trong 03 tháng, sĩ quan bổ nhiệm chức vụ Trưởng Đồn Cảnh sát được bồi dưỡng, huấn luyện 03 tuần.

Ngoài các khóa học nêu trên, Học viện Cảnh sát Quốc gia còn tổ chức các khóa đào tạo nâng cao trong một số lĩnh vực chuyên ngành như: quản lý hành chính; điều tra hình sự quốc tế; điều tra tội phạm tài chính, tội phạm mạng, tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia Nhìn chung, các khóa học nâng cao chú trọng trang bị kiến thức và huấn luyện kỹ năng quản lý, lãnh đạo chỉ huy cho các sĩ quan cảnh sát cấp cao cũng như tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học. Ngoài ra tại Học viện còn mở các lớp dạy tiếng nước ngoài cho sĩ quan thuộc Sở Cảnh sát Thủ đô hoặc các tỉnh và các khóa huấn luyện hợp tác đào tạo quốc tế cho cảnh sát các nước đang phát triển.

Ngoài chương trình đào tạo cơ bản và huấn luyện bồi dưỡng nâng cao nêu trên, Sở Cảnh sát Thủ đô và các tỉnh ở Nhật cũng chú trọng thực hiện các chương trình huấn luyện tại chỗ cho sĩ quan cảnh sát đang làm nhiệm vụ thông qua các hoạt động như: trao đổi, hướng dẫn thông tin và huấn luyện nghiệp vụ trong công việc; hướng dẫn trực tiếp tại hiện trường; tổ chức các hội nghị, hội thảo hoặc thảo luận nhóm trong các đơn vị cảnh sát để tổng kết, rút kinh nghiệm chuyên môn; phân phát các tài liệu tuyên truyền, huấn luyện các kĩ năng nghề nghiệp.

Tóm lại, với những đặc thù về thể chế chính trị, trình độ phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn hóa xã hội, mô hình tổ chức hoạt động nói chung và công tác đào tạo, huấn luyện nói riêng của lực lượng cảnh sát Nhật cho thấy có những thành công, ưu điểm nhất định, nhưng cũng tồn tại những bất cập, khó khăn đặc thù như: nguồn và chất lượng nhân sự tuyển dụng có phần hạn chế (tỉ lệ già hóa dân số ở Nhật rất cao, nghề cảnh sát nhìn chung không thu hút nhiều sự quan tâm của giới trẻ, một bộ phận đăng ký vào ngành do không tìm được việc làm ổn định); hiệu quả đấu tranh với các băng nhóm tội phạm có tổ chức như mafia Nhật (Yakuza), tội phạm xuyên quốc gia chưa cao Tuy nhiên, việc lực lượng Cảnh sát Nhật nhìn chung đã duy trì tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự với tỉ lệ tội phạm luôn ở mức thấp, ý thức pháp luật của người dân Nhật khá cao là những thành công cơ bản cần được quan tâm nghiên cứu, tham khảo./.


Tác giả: Thượng tá, TS. Nguyễn Anh Dũng - Phó Trưởng khoa An ninh điều tra

Tin khác

Trao đổi một số vấn đề về thực tiễn áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp(20/10/2020)

Bài viết chỉ ra một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng biện pháp giữ khẩn cấp và một số biện pháp ngăn chặn có liên quan như tạm giữ, bắt người bị giữ khẩn cấp, đồng thời, đề xuất phương hướng khắc phục

Giới thiệu về Dự thảo Đề cương Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự(20/10/2020)

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự đã giảm số đầu mối cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; bổ sung trách nhiệm của Công an xã trong hoạt động điều tra...

Giới thiệu về Dự thảo Thông tư quy định trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân trong việc thực hiện một số trình tự, thủ tục tố tụng hình sự thân thiện trong quá trình điều tra vụ án xâm hại người dưới 18 tuổi(19/10/2020)

Dự thảo Thông tư gồm 03 chương, 26 Điều quy định cụ thể về trình tự, thủ tục từ khi tiếp nhận tố giác, tin báo về hành vi phạm tội xâm hại người dưới 18 tuổi, các biện pháp cấp bách, báo cáo kết quả giải quyết nguồn tin, mời người giám hộ...

Sở cảnh sát là gì

Sở cảnh sát là gì

Thư viện ảnh
  • Thư viện Ảnh

Sở cảnh sát là gì

Những hình ảnh Trường Đại học ANND (1989-1995), Phân hiệu Đại học ANND (1995-2001), Phân hiệu Học viện ANND (2001-2003)

Trường Đại học ANND (1989-1995), Phân hiệu Đại học ANND (1995-2001), Phân hiệu Học viện ANND (2001-2003)

Sở cảnh sát là gì

Lịch sử truyền thống Trường Đại học An ninh nhân dân giai đoạn 1984-1989

Giai đoạn 1984-1989: Trường Cao đẳng An ninh nhân dân II

Sở cảnh sát là gì

Lịch sử truyền thống Trường Đại học An ninh nhân dân giai đoạn 1976-1984

Giai đoạn 1976-1984: Trường Bổ túc sỹ quan Công an nhân dân

Sở cảnh sát là gì

Lịch sử truyền thống Trường Đại học An ninh nhân dân giai đoạn 1963-1976

Giai đoạn 1963-1976: Trường An ninh Trung ương cục miền Nam

Sở cảnh sát là gì

Sự ra đời của lực lượng CAND - Tất yếu của lịch sử

"Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nó biết tự bảo vệ". Thấm nhuần tư tưởng của Lênin trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang gồm Quân đội, Công an để bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân

href="http://dhannd.edu.vn/thu-vien-anh-883">

Thư viện Video
  • Thư viện Video

Sở cảnh sát là gì

videocam

Trường Đại học An ninh nhân dân - Nơi ươm mầm sĩ quan an ninh tương lai

Sở cảnh sát là gì

videocam

Phim Tư liệu: 75 năm - Một bản hùng ca

Phim Tư liệu 75 năm - một bản hùng ca góp phần ôn lại cũng như phát huy truyền thống anh hùng 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng An ninh nhân dân.

Sở cảnh sát là gì

videocam

Học viên Trường Đại học An ninh nhân dân đảm bảo trực tết và phòng chống dịch Covid-19

Học viên các Trường CAND tham gia lực lượng ứng trực đảm bảo trực tết và phòng chống Covid-19

Sở cảnh sát là gì

videocam

Hành trình gian nan đưa thi thể Đại úy Trương Văn Thắng về nơi an nghỉ

Hy sinh trong lúc ứng cứu người dân bị nước lũ cuốn trôi từ đêm ngày 17/10, tại xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, đến tối ngày 20/10 các đồng đội mới có thể đưa đồng chí Đại úy Trương Văn Thắng về nơi an nghỉ.

Sở cảnh sát là gì

videocam

Xây dựng Đảng bộ Công an Trung ương trong sạch, vững mạnh

Nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, xây dựng đảng bộ thực sự trong sạch vững mạnh, là đảng bộ kiểu mẫu, tiêu biểu về phẩm chất, năng lực lãnh đạo các mặt công tác công an.

href="http://dhannd.edu.vn/thu-vien-video">