Người ta biểu diễn lực như thế nào

Nêu các yếu tố của lực và cách biểu diễn lực?

Hãy nêu cách biểu diễn lực.

Giải Vở Bài Tập Vật Lí 8 – Bài 4: Biểu diễn lực giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

Lời giải:

Nam châm hút sắt làm cho sắt gắn với xe chuyển động nhanh lên. Như vậy lực có tác dụng làm thay đổi vận tốc của chuyển động (nhanh dần về phía nam châm).

– Quả bóng đập vào vợt làm bóng và vợt cùng bị biến dạng. Như vậy lực có tác dụng làm vật bị biến dạng.

– Kết luận: Lực có thể làm biến dạng, thay đổi chuyển động của vật.

1. Lực là một đại lượng vectơ

Đặc điểm của đại lượng vectơ gồm:

    + Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.

    + Độ dài biểu thị độ lớn của vectơ.

2. Tóm tắt cách biểu diễn vectơ lực F

Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:

    + Gốc là điểm đặt của lực.

    + Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.

    + Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.

    + Kí hiệu của vectơ lực: F

    + Kí hiệu của cường độ lực: F.

Lời giải:

Biểu diễn những lực sau đây bằng vectơ lực:

– Trọng lực của một vật có khối lượng 5kg (tỉ xích 0,5 cm ứng với 10N).

Vật có khối lượng 5kg thì trọng lượng P là 50 N.

Lực P = 50N. (Tỉ xích 0,5 cm ứng với 10N).

Người ta biểu diễn lực như thế nào

– Lực kéo 15 000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải (tỉ xích lcm ứng với 5000N).

Người ta biểu diễn lực như thế nào

Người ta biểu diễn lực như thế nào

Lời giải:

Lực F1: Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, độ lớn 20N.

Lực F2: Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 30N.

Lực F3: Phương hợp với phương nằm ngang một góc 30o, chiều xiên lên từ trái sang phải, độ lớn 30N.

Ghi nhớ:

Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:

+ Gốc là điểm đặt của lực.

+ Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.

+ Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.

A. Vận tốc không thay đổi.

B. Vận tốc tăng dần.

C. Vận tốc giảm dần.

D. Có thể tăng dần và cũng có thể giảm dần.

Lời giải:

Chọn D.

Nếu lực tác dụng lên vật là lực kéo thì sẽ làm cho vận tốc của vật tăng dần, nhưng nếu là lực cản thì sẽ làm cho vận tốc của vật giảm dần.

Lời giải:

Ví dụ về lực làm tăng vận tốc: Một chiếc xe đang đổ dốc, nếu không có lúc hãm thì lực hút của Trái Đất sẽ làm tăng vận tốc của xe.

Ví dụ về lực làm giảm vận tốc: Xe đang chuyển động trên đoạn đường ngang, nếu không có lực tác động nữa, lực cản của không khí sẽ làm giảm tốc độ xe.

Lời giải:

Khi thả vật rơi, do sức hút của Trái Đất, vận tốc của vật tăng.

Khi quả bóng lăn vào bãi cát, do lực cản của cát nên vận tốc của bóng bị giảm.

Lời giải:

a)

Người ta biểu diễn lực như thế nào

Vật chịu tác dụng của hai lực: lực kéo Fk có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 5.50 = 250N. Lực cản Fc có phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái, cường độ 3.50 = 150N.

b)

Người ta biểu diễn lực như thế nào

Vật chịu tác dụng của hai lực: trọng lực P có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, cường độ 2.100 = 200N.

Lực kéo Fk nghiêng một góc 30o với phương nằm ngang, chiều hướng lên trên, cường độ 3.100 = 300N.

Lời giải:

a) Trọng lực của một vật là 1500N (tỉ lệ xích tùy chọn).

Người ta biểu diễn lực như thế nào

– Lực kéo của một xà lan là 2000N theo phương ngang, chiều từ trái sang phải, tỉ xích ứng với 500N.

Người ta biểu diễn lực như thế nào

Người ta biểu diễn lực như thế nào

Lời giải:

Đèn chịu tác dụng của 3 lực:

– Lực T1: Gốc là điểm O, phương nằm trùng với sợi dây OA, chiều từ O đến A và có độ lớn 10N.

– Lực T2: Gốc là điểm O, phương tạo với lực T1 góc 120o trùng với sợi dây OB, chiều từ O đến B và có độ lớn 10N.

– Trọng lực P: Gốc là điểm O, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới và có độ lớn P = 10.m = 10.1 = 10N.

Người ta biểu diễn lực như thế nào

Lời giải:

Người ta biểu diễn lực như thế nào

Vật chịu tác dụng của 3 lực:

– Lực kéo Fk: Gốc là điểm O, phương nằm ngang, chiều sang phải và có độ lớn 40N.

– Lực cản Fc: Gốc là điểm O, phương nằm ngang, chiều sang trái và có độ lớn 20N.

– Trọng lực P: Gốc là điểm O, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới và có độ lớn P = 30N.

Giới thiệu bài học

Bài giảng Biểu diễn lực sẽ giúp các em nắm được những kiến thức quan trọng nhất:

- Định nghĩa và cách biểu diễn lực

- Các yếu tố về phương, chiều và độ lớn của lực

Nội dung bài học

I. Tóm tắt lý thuyết trong bài giảng

1. Khái niệm lực

* Lớp 6: Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực

Kết quả: Lực có thể làm biến dạng, thay đổi chuyển động của vật.

Ví dụ:

+ Lực làm vật biến dạng:

+ Lực làm vật thay đổi chuyển động:

2. Biểu diễn lực

Ở lớp 6 chúng ta đã biết: Mỗi lực đều có độ lớn, có phương và chiều xác định

Ví dụ:

Một đại lượng vừa có độ lớn, vừa có phương và chiều là một đại lượng vectơ. Như vậy lực là một đại lượng vectơ.

* Cách biểu diễn lực:

Biểu diễn lực người ta dùng 1 mũi tên:

+ Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật (điểm đặt của lực)

+ Phương và chiều mũi tên là phương và chiều của lực

+ Độ dài biễu diễn độ lớn của lực theo một tỉ xích cho trước.

* Kí hiệu vectơ lực:

Vectơ lực được kí hiệu bằng chữ F có mũi tên ở trên: \[\overrightarrow{F}\]

Độ lớn của lực được kí hiệu bằng chữ F không có mũi tên ở trên.

Ví dụ: Lực tác dụng vào vật có phương ngang, chiều từ trái sang phải và có độ lớn bằng 15N (tỉ xích: 1cm ứng với 5N)

Người ta biểu diễn lực như thế nào

+ Điểm đặt: tại điểm O

+ Phương ngang, chiều từ trái sang phải

+ Độ lớn của lực F=15N ứng với độ dài đoạn mũi tên là 3cm

II. Ví dụ trong bài giảng

Câu 1: Biểu diễn các lực sau

a. Trọng lực của vật có khối lượng 10kg

b. Lực kéo 20000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.

Lời giải:

a. Trọng lực của vật:

P = 10.10 = 100 N

+ Điểm đặt: tâm của vật

+ Phương: thẳng đứng

+ Chiều: từ trên xuống dưới

Người ta biểu diễn lực như thế nào

+ Tỉ xích: 1cm ứng với 50N                               

b. Lực kéo F = 20000N

+ Điểm đặt: tại vật

+ Phương: nằm ngang

+ Chiều: từ trái sang phải

Người ta biểu diễn lực như thế nào

+ Tỉ xích: 1cm ứng với 5000N                                                                              

Câu 2: Diễn tả bằng lời các yếu tố của lực trên hình vẽ:\

Người ta biểu diễn lực như thế nào

Lời giải:

+ Điểm đặt: điểm C trên vật

+ Phương, chiều: hợp với phương ngang góc 30o hướng từ dưới lên trên

+ Độ lớn: 10.3 = 30N

Câu 3: Biểu diễn các vecto lực tác dụng lên vật được treo bởi hai dây giống hệ nhau như hình vẽ. Biết sức căng của các dây bằng nhau và bằng trọng lượng của vật là 20N. Chọn tỉ xích 1cm ứng với 10N?

Lời giải:

Các vectơ lực được biểu diễn như hình vẽ

Người ta biểu diễn lực như thế nào

+ \[\overrightarrow{P}\] - trọnglực tác dụng lên vật

+\[\overrightarrow{{{T}_{1}}}\],\[\overrightarrow{{{T}_{2}}}\] - lực căng của dây tác dụng lên vật