Chủ tịch tập đoàn tân hiệp phát là ai

Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh: Khát vọng xây doanh nghiệp trăm tuổi

Chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh cho biết, năm 2019, Tân Hiệp Phát đánh dấu tròn 25 năm hoạt động, thời gian cũng vừa đủ để khởi đầu cho hoài bão 100 năm. Theo ông Thanh, chấp nhận ra biển lớn là phải gặp sóng lớn và để xây doanh nghiệp trăm tuổi, yếu tố quan trọng nhất chính là xây dựng con người.

Chủ tịch tập đoàn tân hiệp phát là ai
Doanh nhân Trần Quí Thanh, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát.

Được biết, xây dựng và phát triển người lãnh đạo thế hệ mới (DDI) là chủ điểm ông trực tiếp lắng nghe, tham gia thảo luận với dàn lãnh đạo Tân Hiệp Phát. Xin ông chia sẻ định hướng, mong muốn mà ông muốn người Tân Hiệp Phát “ngấm” và thực thi để xứng đáng là người lãnh đạo thế hệ mới là gì?

Để đạt được mục tiêu dài hạn, sự gắn bó, trung thành của cán bộ, công nhân viên với tổ chức, chúng tôi đã đầu tư xây dựng Trung tâm Phát triển lãnh đạo, hợp tác - DDI (Development Dimensions International). Trung tâm nhằm phát triển 100% nhân viên về năng lực lãnh đạo bản thân đến năng lực lãnh đạo của tổ chức để cho mọi người trong Tập đoàn đều có cơ hội thành người lãnh đạo cấp cao như CEO một cách công bằng và bình đẳng.

Chúng tôi xây dựng chương trình này đi kèm theo một kế hoạch phát triển, lộ trình phát triển năng lực từng người một trong từng giai đoạn một cách rõ ràng, giúp nhân viên có thể tự đánh giá, xác định được những năng lực cần phát triển phù hợp với nhu cầu của tổ chức, để học hỏi nhằm đáp ứng và bàn giao được mục tiêu kinh doanh trong tương lai của Công ty.

Thực tế, một doanh nghiệp tồn tại được sau 5 năm là khó, 10 năm càng khó hơn, sau 20 năm, 30 năm là rất hiếm. Là người có nhiều trải nghiệm thương trường khi gây dựng Tân Hiệp Phát, xin ông cho biết, vì sao các doanh nghiệp lại khó trường tồn như vậy? Do môi trường kinh doanh biến động, hay do cái gốc của các doanh nghiệp không vững, không chuẩn, nên khó trường tồn?

Môi trường kinh doanh thường xuyên biến động, không phải chờ  tới 5 năm, 30 năm hay 50 năm mới biến động, mà có thể xảy ra ngay lập tức. Khi nói 30 năm hay 50 năm là ta đang nói về thời kỳ hay một giai đoạn doanh nghiệp phát triển, điều này độc lập với môi trường kinh doanh.

Một doanh nghiệp để trường tồn thì phải hội đủ và phải quản lý tốt rất nhiều yếu tố, từ con người cho tới tài chính, công nghệ, đối thủ cạnh tranh, quản lý rủi ro... Trong giai đoạn đầu, người sáng lập, người chủ doanh nghiệp phải làm tất cả mọi việc nên rủi ro sẽ ít hơn. Khi doanh nghiệp phát triển ngày càng lớn, phạm vi hoạt động được mở rộng và vươn xa, thì sẽ gặp phải nhiều vấn đề hơn, từ các vấn đề về nhân sự (nhân sự tự mãn, hài lòng với thành tích quá khứ và không có động lực tự thân để phát triển; nhân sự tách ra làm riêng, thậm chí giành giật khách hàng của chính tổ chức...), đến các vấn đề quản trị khác. Tất cả các yếu tố đó nếu quản lý không tốt sẽ gây ra trở ngại sau những năm tháng còn tồn tại, sau khi chúng ta thành công.

Chủ tịch tập đoàn tân hiệp phát là ai
Tân Hiệp Phát đặc biệt chú trọng xây dựng đội ngũ kế thừa đủ mạnh, đủ năng lực

Vậy theo ông, đâu là những yếu tố chính, quyết định sự trường tồn của một doanh nghiệp? Công nghệ, con người, thời thế hay những yếu tố nào khác, thưa ông?

Thời thế là không kiểm soát được vì luôn luôn biến động và trong biến động thời thế thì vẫn có những doanh nghiệp thành công hơn, chứ không phải tất cả mọi doanh nghiệp đều thất bại. Yếu tố chính quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp vẫn là con người.

Để doanh nghiệp trường tồn hàng trăm năm, điều quan trọng nhất chúng ta phải làm đó là tập trung xây dựng đội ngũ kế thừa đủ mạnh, đủ năng lực để thỏa mãn khách hàng, tiếp tục thực hiện hoài bão của nhà sáng lập với những định hướng, giá trị cốt lõi, hành vi ứng xử để duy trì sự phát triển của doanh nghiệp. Điều này đặc biệt quan trọng trong thời đại khủng hoảng và giành giật nhân tài, chảy máu chất xám.

Trong quan điểm của ông, thế nào là một doanh nghiệp thực thi tốt nghĩa vụ phát triển bền vững và đó có phải là yếu tố để doanh nghiệp tồn tại được lâu dài hơn trên thương trường?

Phát triển bền vững là yếu tố quan trọng để có một doanh nghiệp trường tồn. Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì không chỉ  thỏa mãn cho người chủ doanh nghiệp, cho cán bộ nhân viên mà phải thỏa mãn tất cả những người có nghĩa vụ liên quan trong cộng đồng, xã hội.

Một doanh nghiệp phát triển bền vững phải xác định được rõ mục tiêu, tầm nhìn của mình. Phải tập trung hoàn thiện mình, không ngừng đổi mới sáng tạo và đi lên về nhiều mặt, như doanh thu, lợi nhuận, con người, thị trường, tổ chức quản lý và quan trọng hơn cả là sự cống hiến cho xã hội ngày càng phải nhiều hơn.

Chủ tịch tập đoàn tân hiệp phát là ai
Với khát vọng tồn tại trăm năm, tôi muốn xây dựng đội ngũ kế thừa để tiếp tục hiện thực hóa mục tiêu của tổ chức, vượt qua giới hạn của một đời người.

- Doanh nhân Trần Quí Thanh, Chủ tịch Tân Hiệp Phát

Chủ tịch tập đoàn tân hiệp phát là ai

Sau 25 năm vươn lên mạnh mẽ trên thương trường, dư luận quan tâm đến thông điệp của Tân Hiệp Phát về khát vọng xây dựng doanh nghiệp trăm tuổi. Xin ông chia sẻ rõ hơn về việc này và cách mà Tân Hiệp Phát đã, đang, sẽ làm để thực thi mục tiêu khát vọng?

Tân Hiệp Phát đi được 25 năm vừa qua, thời gian cũng vừa đủ để khởi đầu cho hoài bão 100 năm. Dù gặp nhiều trở ngại, nhưng tôi thấy cũng… bình thường, mình chấp nhận ra biển lớn là phải có sóng lớn.

Là người sáng lập, tôi đã định hướng và hoạch định tầm nhìn cho Tập đoàn để nó có lý do tồn tại. Song song với đó là việc thiết lập một kế hoạch để đạt được tầm nhìn và  chiến lược marketing để làm được điều đó.

Như tôi đã chia sẻ, yếu tố quan trọng nhất để doanh nghiệp tồn tại trăm năm là con người. Với khát vọng trăm năm, tôi muốn xây dựng đội ngũ kế thừa để tiếp tục hiện thực hóa kế hoạch của tổ chức, vượt qua giới hạn của một đời người. Đó là lý do chúng tôi xây dựng DDI, làm thể nào để có lộ trình phát triển cho nhân viên, xây dựng đội ngũ kế thừa và tất cả nhân viên đều có thể trở thành lãnh đạo cao nhất trong Tập đoàn Tân Hiệp Phát.

Được thành lập từ năm 1994, Tập đoàn Tân Hiệp Phát là doanh nghiệp hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) cung cấp các sản phẩm nước giải khát có lợi cho sức khỏe. Hiện nay, sản phẩm của Tập đoàn đã có mặt khắp 63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam và vươn rộng ra hơn 20 quốc gia trên thế giới. 2002 - Sản phẩm Number 1 đạt top 10 nước giải khát Đông Nam Á2006 - Trở thành "Vua trà đóng chai" với sản phẩm Trà Xanh Không Độ2010 - Trở thành doanh nghiệp đứng đầu thị trường nước giải khát có lợi cho sức khỏe2014 - Đạt sản lượng 1 tỷ lít/năm2018 - Đạt Giải Vàng Chất lượng Quốc gia

2019 - Được Vinh danh Nơi làm việc tốt nhất châu Á.

Chủ tịch tập đoàn tân hiệp phát là ai

Your browser is no longer supported. Update it to get the best YouTube experience and our latest features. Learn more

  • Chủ tịch tập đoàn tân hiệp phát là ai
  • Chủ tịch tập đoàn tân hiệp phát là ai
  • Chủ tịch tập đoàn tân hiệp phát là ai
  • Chủ tịch tập đoàn tân hiệp phát là ai
Remind me later

Gia đình Chủ tịch Trần Qúy Thanh của Tập đoàn Tân Hiệp Phát (Tập đoàn nước giải khát hàng đầu Việt Nam) nổi tiếng có hai ái nữ xinh đẹp, tài ba đó là Trần Uyên Phương (SN 1981) và Trần Ngọc Bích (SN 1984). Cả hai đều là những nữ doanh nhân nổi tiếng thời 4.0.

Gia đình Chủ tịch Trần Qúy Thanh của Tập đoàn Tân Hiệp Phát (Tập đoàn nước giải khát hàng đầu Việt Nam) nổi tiếng có hai ái nữ xinh đẹp, tài ba đó là Trần Uyên Phương (SN 1981) và Trần Ngọc Bích (SN 1984). Cả hai đều là những nữ doanh nhân nổi tiếng thời 4.0.

Chủ tịch tập đoàn tân hiệp phát là ai
Chân dung hai doanh nhân Trần Uyên Phương (trái) và Trần Ngọc Bích (phải) của Tân Hiệp Phát  

Với định hướng kế thừa sản nghiệp gia đình, sau khi tốt nghiệp ở Singapore, bà Uyên Phương nhận được công việc đầu tiên ở Tân Hiệp Phát là Thư ký Giám đốc Marketing, rồi được thuyên chuyển làm nhân viên phiên dịch cho Giám đốc dự án ERP. Hiện bà đang giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc Tập đoàn. 

Bà Ngọc Bích tốt nghiệp ngành quản trị tài chính đại học Manchester (Anh Quốc). Bà hiện là Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tập Hiệp Phát đồng thời đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Công ty Number One Hà Nam.

Cho đến thời điểm này, nếu xét trên giấy tờ, ông Thanh không có nhiều cổ phần ở Tân Hiệp Phát. Cổ đông lớn nhất của Tân Hiệp Phát là bà Phạm Thị Nụ- vợ ông Thanh, sở hữu 54,4% vốn điều lệ. Phần còn lại thuộc về hai con gái Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích.

Tân Hiệp Phát hoạt động theo mô hình công ty gia đình với sở hữu 100% là các thành viên trong gia đình. Tập đoàn này cơ bản không huy động cổ phần từ bên ngoài, không niêm yết, huy động vốn trên các sàn chứng khoán. Với sản phẩm kinh doanh chính là nước giải khát sản xuất tại 4 nhà máy lớn, xuất khẩu đi 20 nước, ước tính mỗi năm gia đình ông Thanh thu về gần 1 tỷ USD.

Chủ tịch tập đoàn tân hiệp phát là ai
Gia đình ông Trần Quý Thanh  

Nếu như trước kia, trà thảo mộc Dr Thanh, C2, trà xanh 0 độ và Number One là những sản phẩm đem lại nguồn thu chính cho Tân Hiệp Phát, thì giờ đây danh mục sản phẩm được mở rộng hơn rất nhiều. 

Hai con gái của ông Trần Quý Thanh tấn công vào thị trường theo xu hướng mới là đồ uống có lợi cho sức khỏe và  bắt "trend" thành công trào lưu sống xanh mà thế giới đang theo đuổi.

Hiện tại, bà Trần Uyên Phương chủ yếu đảm nhận phát triển thị trường, đối ngoại, mở rộng xuất khẩu và bà Trần Ngọc Bích hoạt động tại mảng quản trị nhân sự, xây dựng văn hóa doanh nghiệp. 

Lý do đằng sau sự sắp xếp này là bởi bà Trần Ngọc Bích am hiểu rất sâu về quản trị điều hành, phụ trách xây dựng hệ thống kiểm soát, bộ khung hành chính cho doanh nghiệp. Còn bà Trần Uyên Phương lại thiên về mảng đối ngoại, quản trị rủi ro về truyền thông cho doanh nghiệp.

Chủ tịch tập đoàn tân hiệp phát là ai
Bà Trần Uyên Phương cùng chủ tịch Trần Quý Thanh tại nhà máy của Tân Hiệp Phát  

Khác với người cha thường tập trung vào các chiến lược kinh doanh lớn, hai ái nữ nhà chủ tịch Thanh dành nhiều thời gian xây dựng, hoàn thiện bộ máy tổ chức. Từ đó, họ xoá bỏ dần những vấn đề thường xảy ra ở một công ty gia đình. Bà Trần Uyên Phương khẳng định, doanh nghiệp nhà Dr Thanh không tuyển dụng, bổ nhiệm dựa vào quan hệ. Ứng viên phải hiểu được mong muốn, vị trí mà họ hướng đến.

Không chỉ dừng lại ở việc điều hành doanh nghiệp gia đình Tân Hiệp phát, bà Ngọc Bích còn được biết đến khi cùng mẹ (bà Phạm Thị Nụ) và chị gái là bà Trần Uyên Phương góp vốn thành lập 11 doanh nghiệp với vốn điều lệ lên đến hàng nghìn tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Trong khoảng vài năm trở lại đây, Tân Hiệp Phát bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực bất động sản và liên tiếp sở hữu nhiều khu đất có vị trí tuyệt đẹp.

Chủ tịch tập đoàn tân hiệp phát là ai
Gia đình Tân Hiệp Phát đầu tư mạnh vào mảng bất động sản từ năm 2018  

Bà Trần Uyên Phương trở thành gương mặt nổi bật và tích cực nhất của Tân Hiệp Phát trong việc khai phá lĩnh vực bất động sản. 

Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt công ty bất động sản liên tục được Tân Hiệp Phát thành lập như Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đầu tư Quang Vinh; CTCP Đầu tư Bất động sản Century Bay Đà Nẵng; Công ty TNHH Number One Quang Vinh; Công ty TNHH Mua bán nợ VNAMC; Công ty TNHH Phát triển Bất động sản Quang Vinh.

Không chỉ lấn sân sang lĩnh vực bất động sản, hồi tháng 2/2020 vừa qua, bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc đồng thời cũng là người kế nghiệp tại Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã mua gần 6,76 triệu cổ phiếu YEG, qua đó sở hữu 21,61% vốn của CTCP Tập đoàn Yeah1. Đây là bước tiến đáng kể của bà Phương trong hành trình "lấn sân" sang lĩnh vực truyền thông.

Chủ tịch tập đoàn tân hiệp phát là ai
Tân Hiệp Phát bắt tay cùng tập đoàn truyền thông Yeah1  

Bên cạnh đó, bà Trần Ngọc Bích và Trần Uyên Phương còn sở hữu tỷ lệ góp vốn 50% mỗi người tại công ty mua bán nợ VNAMC. Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty TNHH Mua bán nợ VNAMC thành lập vào tháng 3 năm 2018 với vốn điều lệ ban đầu 100 tỷ đồng.

Doanh nghiệp đăng ký hai ngành nghề kinh doanh chính là mua bán nợ và dịch vụ môi giới, tư vấn mua bán nợ. Cổ đông lớn của công ty là bà Trần Ngọc Bích và bà Trần Uyên Phương, mỗi người sở hữu tỷ lệ vốn góp 50%. Bà Bích là Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc.