Móng tay chân bị tím là bệnh gì năm 2024

Da xám, xanh hoặc tím có thể là dấu hiệu của tắc nghẽn mạch máu, móng tay có vệt đỏ, tím cho thấy khả năng cao bị nhiễm trùng tim.

Triệu chứng khó chịu ở ngực, buồn nôn, khó tiêu, mệt mỏi, dễ kiệt sức... báo hiệu vấn đề về tim. Tuy nhiên, không phải lúc nào sức khỏe tim suy giảm đều có biểu hiện rõ ràng. Dưới đây là một số dấu hiệu bệnh tim có thể nhìn thấy trên da, móng tay chân.

Da phát ban, nổi mụn: Nồng độ chất béo trung tính quá cao có thể khiến da nổi mụn quanh khớp ngón tay, ngón chân, ở mông. Nhiều chất béo trong máu có thể làm cứng động mạch, liên quan đến các tình trạng khác khiến cơ thể có nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Da hơi xanh hoặc tím: Nếu một người nhận thấy da có màu hơi xanh hoặc tím thì nên đi khám. Tình trạng này có thể là dấu hiệu của hội chứng thuyên tắc cholesterol, xảy ra khi các động mạch bị tắc nghẽn. Mỗi người không nên phớt lờ, cho rằng đây là nhiễm trùng hoặc phát ban.

Móng tay hình tròn và hình cầu: Thay đổi hình dạng của móng tay có liên quan đến mức cholesterol cao hơn. Biểu hiện này cũng được nhận biết khi mắc các bệnh về phổi, biến chứng tim.

Các đường màu đỏ, tím trên móng tay: Những đường màu đỏ hoặc tím dưới móng tay thường do bị chấn thương hoặc mài mòn. Nhưng nếu chúng xuất hiện không phải do thương tích thì có thể là dấu hiệu của bệnh tim hoặc nhiễm trùng tim, thường đi kèm biểu hiện sốt, tim đập yếu hoặc nhịp tim không đều.

Vết đen dưới móng tay: Nếu gần đây bạn không chấn thương hay tự làm đau ngón tay hoặc ngón chân của mình thì những chấm máu nhỏ bầm đen dưới móng tay có thể báo hiệu tình trạng nhiễm trùng trong niêm mạc tim, van tim. Ngoài là dấu hiệu nhận biết bệnh tim, vết đen ở móng tay cũng xuất hiện ở người bệnh tiểu đường. Những người mắc bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ cao gấp 2-4 lần.

Ngón tay và ngón chân có màu xanh hoặc xám: Tình trạng này có thể do máu lưu thông kém, thường là do khuyết tật tim bẩm sinh hoặc các mạch máu bị thu hẹp, tắc nghẽn. Những vết lốm đốm, màu tím xuất hiện khi các mảng cholesterol tích tụ bị vỡ ra, sau đó mắc kẹt trong các mạch máu nhỏ.

Sưng ở cẳng chân: Tình trạng xảy ra khi đứng hoặc ngồi trong một thời gian dài, xuất hiện phổ biến ở phụ nữ mang thai. Sự tích tụ chất lỏng cũng có thể xuất phát từ suy tim, máu lưu thông kém ở chân. Chân bị sưng có thể là do cục máu đông cản trở sự lưu thông máu từ chi dưới về tim. Nếu chân sưng lên đột ngột, người bệnh nên đi khám ngay.

Cơ thể con người có thể xem là một bộ máy hoàn chỉnh, phối hợp hoạt động nhịp nhàng, trong đó, các bộ phận có mối liên hệ mật thiết. Một số vấn đề sức khỏe có thể được thể hiện qua màu sắc của móng tay, móng chân. Vậy nếu móng tay bị tím có thể cảnh báo cho bệnh gì?

Khi móng tay bị tím bất thường và không mất đi trong một thời gian dài, có thể là dấu hiệu ung thư da. Lúc này, bên dưới móng sẽ có vết tím sẫm hoặc đốm đen. Hiện tượng này có thể gây nhầm lẫn với vết mực hoặc sơn. Ung thư da dưới móng tay thường có tỷ lệ mắc không cao và có thể chữa khỏi hoàn toàn.

🌳 Dấu hiệu cơ thể thiếu oxy do mắc bệnh Đây cũng là nguyên nhân khá phổ biến dẫn tới móng tay bị tím. Một số căn bệnh sau có thể dẫn tới việc cơ thể giảm khả năng trao đổi oxy, cụ thể là:

Móng tay chân bị tím là bệnh gì năm 2024

🌳 Bị bệnh về tim mạch Với các đường có màu tím hoặc đỏ trên móng tay. Đây là tình trạng xuất huyết dạng mảng và thường đi kèm với sốt, nhịp tim rối loạn hoặc đập yếu. Khi các vết tím đen tồn tại dưới dạng chấm nhỏ, giống như vết máu bầm mà không phải nguyên nhân va đập hay thời tiết, có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng van tim hoặc đái tháo đường.

Móng tay chân bị tím là bệnh gì năm 2024

Cũng liên quan tới bệnh về tim mạch, máu từ tim đi nuôi các vùng khác sẽ bị suy giảm, thiếu khiến cho các đầu ngón tay chân nhợt nhạt hoặc tím tái đi. Theo đó, móng tay cũng không còn hồng hào nữa. —------ 🍀🍀🍀 “ TRAO CHẤT LƯỢNG – GỬI NIỀM TIN ” 🍀🍀🍀 🌿🌿🌿🌿🌿🌿🌿🌿🌿🌿🌿 ☺️📲 Liên Hệ Với Quyên: 🏢Trụ Sở Chính: 203 TL 41, P. Thạnh Lộc, Quận 12, Hồ Chí Minh. 📧 E-mail: [email protected] 📞 Hotline 1 : (028).7109.8449 📱 Hotline 2 : 0976.840.449 - 0978.444.153 🌐 Zalo: https://zalo.me/2873592443853497451 🌐 Website: https://quyenbeauty.com/ 🌐Shopee: https://shopee.vn/myphamquyen.chinhhang

QuyênBeauty

Dụngcụchămsócmóngtay

LàmĐẹpMóngTay

CôngTyQuyênBeauty

Theo Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, nếu móng chân của bạn chuyển sang màu đen, rất có thể đó là do vết bầm tím dưới móng hay còn được gọi là tụ máu dưới móng.

Nguyên nhân có thể là do bị vấp ngón chân hoặc do giày dép quá chật làm chèn vào mũi chân. Vết bầm tím thường bắt đầu có màu đỏ, sau đó chuyển sang màu tím, nâu sẫm và cuối cùng là màu đen, khi máu bên dưới móng đọng lại và đóng cục.

Móng tay chân bị tím là bệnh gì năm 2024

Móng chân đen có thể là do bị vấp ngón chân hoặc do giày dép quá chật làm chèn vào mũi chân (Ảnh: Getty).

Nếu bạn không phải là vận động viên chạy bộ, giày của bạn rộng rãi và bạn chắc chắn rằng mình không bị đau ngón chân thì nên kiểm tra xem liệu có phải thuốc nhuộm đã bị bong ra khỏi một đôi giày hay không.

Nếu không, hãy đi khám bác sĩ. Nguyên nhân khiến móng chân màu đen có thể bắt nguồn từ một vài vấn đề sức khỏe hiếm gặp hơn, chẳng hạn như: Khối u ác tính, một dạng ung thư da, nhiễm trùng, nấm, móng mọc ngược mãn tính.

Móng chân màu vàng

Móng chân chuyển sang màu vàng thường do nấm.

Bạn có thể thử dùng kem chống nấm không kê đơn. Nếu móng có màu vàng và dày lên, hãy dũa nhẹ bề mặt để thuốc có thể đi đến các lớp sâu hơn. Nếu điều trị tại nhà không hiệu quả, bạn nên đi khám bác sĩ.

Móng chân màu xanh lá

Đây có lẽ là màu bạn không muốn nhìn thấy trên móng chân của mình, trừ khi bạn sơn móng chân.

Đó có thể là hội chứng móng xanh (chloronychia), do nhiễm trùng gây ra. Thủ phạm thường là vi khuẩn phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt.

Nguy cơ nhiễm trùng có thể đến từ bồn tắm nước nóng, miếng bọt biển, thậm chí cả đôi giày chật mà bạn đã mang trong một thời gian dài.

Màu xanh nằm bên dưới móng, do vậy bạn đừng cố tẩy sạch mà thay vào đó hãy đến gặp bác sĩ.

Móng chân có đốm màu xanh tím

Nếu bạn bị vấp và ngón chân chuyển sang màu xanh thì không cần quá lo lắng. Nhưng nếu bạn bị đốm xanh ở móng chân mà không có lý do rõ ràng thì hãy đến gặp bác sĩ.

Một đốm nhỏ dưới móng tay hay móng chân có thể là vô hại nhưng trong một số trường hợp những đốm màu xanh dưới móng này có thể trở thành ung thư, dù tỷ lệ này là rất hiếm.

Cả móng chân chuyển sang màu trắng

Móng tay chân bị tím là bệnh gì năm 2024

Bệnh nấm móng bề ngoài màu trắng có thể khiến toàn bộ móng trở nên sần sùi, dễ mủn, dễ gãy (Ảnh: Getty).

Nếu móng chân của bạn chuyển sang màu trắng hoặc có những mảng lớn màu trắng thì có thể bạn đã bị nhiễm nấm.

Bệnh nấm móng bề ngoài màu trắng có thể khiến toàn bộ móng trở nên sần sùi, dễ mủn, dễ gãy. Trong trường hợp này bạn nên đi khám bác sĩ ngay khi phát hiện ra dấu hiệu bất thường.

Móng chân xuất hiện mảng màu vàng ngả trắng

Móng nhiễm nấm sẽ xuất hiện một mảng màu trắng hơi vàng bắt đầu ở gốc móng chân, gần lớp biểu bì. Bệnh thường gặp ở người có hệ thống miễn dịch suy yếu.

Móng chân có sọc đỏ trắng

Khi móng chân có sọc đỏ và trắng thì nguyên nhân thường xuất phát từ các bộ phận khác của cơ thể.

Những đường sọc này kết hợp với các vết nứt hình chữ V ở đầu móng chân thường là dấu hiệu đặc trưng của bệnh Darier. Đây là một bệnh di truyền, chủ yếu ảnh hưởng đến da và gây ra các nốt mụn mủ có mùi hôi.

Móng chân có vệt nâu

Melanonychia là một thuật ngữ y học được sử dụng để mô tả sắc tố đen hoặc nâu của móng, thường là một dải sắc tố màu nâu đen chạy dọc theo chiều dài của móng.

Nguyên nhân có thể do: Chấn thương, khối u ác tính, tình trạng viêm nhiễm, nhiễm nấm, do một số loại thuốc.

Tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, tốt nhất bạn nên kiểm tra nếu phát hiện thấy các vệt màu nâu này trên móng chân.