Giấy chứng nhận vietgap là gì năm 2024

Chứng nhận VIETGAP do Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và ban hành nhằm đưa ra những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất áp dụng trong chăn nuôi.

1. VietGAP chăn nuôi là gì?

VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.

Tiêu chuẩn VietGAP chăn nuôi bao gồm tiêu chuẩn/quy phạm quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp chăn nuôi ở Việt Nam; bao gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Tiêu chuẩn VietGAP chăn nuôi được biên soạn dựa trên quy định của luật pháp Việt Nam (Luật an toàn thực phẩm, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước,...), hướng dẫn của FAO và tham khảo quy định tại các tiêu chuẩn AseanGAP, GlobalGAP, EurepGAP.

Giấy chứng nhận vietgap là gì năm 2024

Doanh nghiệp sơ chế thực phẩm theo quy trình VietGAP

✍ Xem thêm: Chứng nhận HALAL là gì? Tư vấn tiêu chuẩn thực phẩm Hồi giáo

2. Chứng nhận VietGAP chăn nuôi là gì?

Chứng nhận VietGAP chăn nuôi là mẫu giấy chứng nhận chứng minh cho tổ chức, doanh nghiệp đã áp dụng thành công tiêu chuẩn VietGAP về yêu cầu chất lượng, kỹ thuật sản xuất, nguồn gốc thực phẩm và an toàn thực phẩm.

Danh mục chứng nhận VietGAP chăn nuôi bao gồm: Bò sữa, bò thịt, dê, lợn, gà, ngan, vịt, ong,… Tổ chức Vinacontrol CE được sự cấp phép của Cục Chăn Nuôi Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thông chỉ định thực hiện đánh giá cấp chứng nhận VietGAP lĩnh vực chăn nuôi trên cả nước.

Giấy chứng nhận vietgap là gì năm 2024

Đảm bảo chất lượng thực phẩm chăn nuôi khi áp dụng VietGAP hiệu quả

3. Mục tiêu chứng nhận VietGAP chăn nuôi

Mục tiêu chứng nhận VietGAP chăn nuôi tập trung vào 05 tiêu chí:

  • Đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật trong chăn nuôi, nuôi trồng;
  • Nâng cao chất lượng và hiệu quả cho thực phẩm tại Việt Nam
  • Đảm bảo an toàn thực phẩm – không gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng;
  • Bảo vệ môi trường làm việc: an toàn sinh học cho con người, gia súc, hệ sinh thái xung quanh;
  • Đảm bảo truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
    ✍ Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký mã vạch cho sản phẩm

4. Lợi ích khi chứng nhận VietGAP chăn nuôi?

Chăn nuôi theo VietGAP mang lại nhiều lợi ích vô cùng to lớn cho con người, xã hội:

  • Tạo ra sản phẩm an toàn chất lượng;
  • Sản phẩm dễ dàng được lưu thông trên thị trường khi có chứng nhận để tiêu thụ trong các siêu thị, tiến xa hơn là xuất khẩu vào các thị trường nước ngoài;
  • Người tiêu dùng trong nước được sử dụng nguồn sản phẩm an toàn được cung cấp từ các trang trại chăn nuôi tập trung và được quản lý giám sát chặt chẽ;
  • Chăn nuôi theo VIETGAHP hạn chế các tác động tiêu cực từ sản xuất đến môi trường…

► Đối với xã hội

Nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội

Vì đây là căn cứ để khẳng định tên tuổi và chất lượng của các sản phẩm được sản xuất ra dưới sự quản lý giám sát chặt chẽ. Do vậy, vượt qua được các rào cản kỹ thuật, không vi phạm các quy định, yêu cầu về chất lượng của các đơn vị thu mua hoặc các nước nhập khẩu.

Áp dụng VietGAP làm thay đổi tập quán sản xuất manh mún tự phát, nhỏ lẻ như hiện nay và người tiêu dùng đưỡ sử dụng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, có thể truy soát được nguồn gốc.

►Đối với sản xuất

Giúp nhà sản xuất nắm thế chủ động trong sản xuất thông qua việc kiểm soát sản xuất trong tất cả các khâu từ dưới cơ sở tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định.

Những cơ sở sản xuất áp dụng quy trình và được cấp chứng chỉ VietGAP sẽ mang lại lòng tin cho đơn vị thu mua, người tiêu dùng và cơ quan quản lý.

Chứng chỉ VietGAP chăn nuôi giúp người sản xuất xây dựng được thương hiệu sản phẩm và tạo ra thị trường tiêu thụ ổn định tiến tới sản xuất theo chuỗi khép kín, nâng cao giá trị sản phẩm cũng như chất lượng của thương hiệu.

►Đối với doanh nghiệp chế biến xuất khẩu

Các doanh nghiệp có thể giảm bớt chi phí và thời gian cho việc kiểm soát đầu vào. Giữ được uy tín với khách hàng và nâng cao doanh thu.

Do nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng nên sẽ đảm bảo đầu ra ổn định của sản phẩm.

►Đối với người tiêu dùng

Mục tiêu chính và lợi ích lớn nhất mà VietGAP mang lại là người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản phẩm có chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và dễ dàng nhận biết được sản phẩm đã đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị trường khi thấy có chứng nhận hoặc dấu chứng nhận sản phẩm VietGAP.

Khi người chăn nuôi áp dụng tiêu chuẩn VietGAP vào sản xuất chăn nuôi nhằm tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực, lâu dài và bền vững cho người chăn nuôi, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, phân phối sản phẩm. Nhất là lợi ích đối với người tiêu dùng vì được sử dụng những sản phẩm có chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và truy suất nguồn gốc.

Đó chính là mục tiêu và lợi ích lớn nhất mà VietGAP mang lại.

.jpg)

Ứng dụng thành công tiêu chuẩn VietGAP trong lĩnh vực chăn nuôi

✍ Xem thêm: Chứng nhận nông nghiệp hữu cơ cho sản phẩm | Tư vấn áp dụng hiệu quả

5. Các nguyên tắc trong VietGAP chăn nuôi

Nguyên tắc “4 An”:

  • An toàn thực phẩm;
  • An toàn sinh học và môi trường;
  • An toàn lao động cho người sản xuất;
  • An tâm truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Nguyên tắc “4 Đúng”:

  • Đúng điều kiện vệ sinh: Các điều kiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng cần được kiểm soát để tiêu diệt các mầm bệnh và ngừa dịch bệnh xâm nhập, lây lan;
  • Đúng loại: Các loại thuốc thú y, kháng sinh, vắc xin và thức ăn sử dụng chăn nuôi phải trong danh mục được phép sử dụng, lưu hành;
  • Đúng cách: Việc sử dụng vắc xin, kháng sinh, thuốc thú y phải theo đúng liều lượng va đúng lúc, đúng hướng dẫn để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa, điều trị bệnh động vật và an toàn khi vật nuôi được sử dụng làm thực phẩm cho người ăn;
  • Đúng thời gian cách ly: Đảm bảo thời gian cách ly vật nuôi không sử dụng thuốc thú y hoặc kháng sinh trước khi xuất bán để đảm bảo không còn tồn dư dư lượng kháng sinh hoặc thuốc thú y trên sản phẩm chăn nuôi cho người ăn.

6. Năng lực chứng nhận VietGAP chăn nuôi

Công ty CP Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol được Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ định là tổ chức chứng nhận VIETGAP chăn nuôi theo Quyết định số 172/QĐ-CN-GSN.