Luận văn về bẫy thu nhập trung bình năm 2024

  • 1. viết tắt ADB Ngân hàng phát triển châu Á ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á PPP Ngang giá sức mua FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm nội địa GNI Tổng thu nhập quốc dân ICOR Hệ số lợi tức của vốn trên đơn vị sản lượng ICT Công nghệ thông tin và truyền thông IMF Quỹ tiền tệ quốc tế LM Trung bình thấp MENA Trung Đông và Bắc Phi MIE Nền kinh tế thu nhập trung bình MIT Bẫy thu nhập trung bình NC&PT Nghiên cứu và phát triển OPEC Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ TFP Năng suất yếu tố tổng hợp UM Trung bình cao WB Ngân hàng thế giới WEF Diễn đàn Kinh tế Thế giới
  • 2. sử phát triển, kinh tế các quốc gia trải qua một quá trình kéo dài từ thu nhập thấp (nước nghèo) đến thu nhập cao (nước giàu). Đây là quá trình phức hợp bao gồm các giai đoạn từ các hoạt động năng suất thấp (đặc trưng là nông nghiệp) sang các hoạt động năng suất cao hơn (công nghiệp và dịch vụ), từ tích lũy vốn đến công nghiệp hóa và chế tạo sản phẩm sử dụng các phương pháp sản xuất mới, dẫn đến đô thị hóa và những thay đổi về thể chế xã hội. Sự chuyển tiếp của một nền kinh tế từ vị thế thu nhập thấp lên thu nhập trung bình là một bước nhảy vọt lớn hướng tới vị thế thu nhập cao hơn và cuối cùng bắt kịp với những nước giàu nhất. Trong vòng hơn hai thập kỷ gần đây, các nhà kinh tế học thảo luận nhiều đến thực tế là một số nước đã có thể vượt qua được hàng rào thu nhập trung bình trong một giai đoạn dài nhưng vẫn chưa có khả năng để bước vào nhóm nước có thu nhập cao, trong khi một số nước khác đã làm được điều đó chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Nhiều nghiên cứu cho rằng các nước không thể chuyển tiếp lên ngưỡng thu nhập cao đang rơi vào "bẫy thu nhập trung bình". Câu hỏi về việc tại sao một số nước vượt qua được giai đoạn chuyển tiếp này nhanh hơn các nước khác luôn là vấn đề lý thú và thu hút được sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách. Với hy vọng có thể đáp ứng một phần đáp án cho câu hỏi trên, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia biên soạn tổng quan mang tựa đề: "Bẫy thu nhập trung bình: nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhập trung bình châu Á", tổng hợp từ các nghiên cứu phân tích của các tổ chức như Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng phát triển châu Á. Trong phần 1 của tổng quan đề cập đến phân loại của Ngân hàng Thế giới về nhóm nước theo thu nhập để từ đó đưa ra định nghĩa về "bẫy thu nhập trung bình". Phần 2 xem xét bẫy thu nhập trung bình như một trường hợp đặc biệt của tăng trưởng chậm, sự chệch hướng quỹ đạo tăng trưởng do tác động của một số yếu tố cơ bản như thể chế, đặc điểm dân số, cơ sở hạ tầng, môi trường kinh tế vĩ mô và cấu trúc nền kinh tế. Cuối cùng, dựa trên kinh nghiệm chuyển tiếp lên ngưỡng thu nhập cao của một số nền kinh tế Đông Á, tổng quan rút ra những bài học kinh nghiệm chính sách để tránh và thoát bẫy thu nhập trung bình, đặc biệt chú trọng đến các nền kinh tế thu nhập trung bình châu Á, trong đó có Việt Nam. Trân trọng giới thiệu cùng độc giả. CỤC THÔNG TIN KH&CN QUỐC GIA
  • 3. CÁC NHÓM NƯỚC THEO MỨC THU NHẬP VÀ ĐỊNH NGHĨA BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH 1.1. Phân loại nhóm nước theo mức thu nhập Phần này phân loại các nước trong bối cảnh thời gian cụ thể. Nếu chúng ta sử dụng mức sống hiện nay (gồm không chỉ mức thu nhập mà cả tỷ lệ đói nghèo, tử vong, giáo dục học đường…) làm mốc qui chiếu, thì có thể kết luận rằng, tất cả các nước trên thế giới đều có mức thu nhập thấp vào thời điểm đầu thế kỷ thứ 18. Theo ước tính của Angus Maddison (2010), Bảng 1 dưới đây cho thấy thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia trong giai đoạn từ năm thứ nhất sau Công nguyên đến năm 1870, được tính theo đồng đôla năm 1990 quy đổi theo sức mua (PPP). Trong suốt giai đoạn này, thu nhập thay đổi tương đối ít, trong khoảng từ 400 USD đến 809 USD vào năm thứ nhất sau Công nguyên; và từ 400-500 USD lên khoảng 2.000 USD vào năm 1820. Một số nước như Ấn Độ và Trung Quốc, thu nhập bình quân thay đổi không đáng kể trong giai đoạn kéo dài gần 1.900 năm này. Nước đầu tiên trong lịch sử đạt mốc thu nhập bình quân 2.000 USD là Hà Lan vào năm 1700. Trước đó, mức thu nhập bình quân của các quốc gia rất thấp, và tương đương với mức thu nhập của nhiều nước thu nhập thấp hiện nay. Sự khởi sắc phần nào có thể thấy vào cuối thế kỷ 19 (năm 1870) khi một số nước đạt mức thu nhập bình quân khoảng 2.000 USD hoặc cao hơn, Anh và Ôxtrâylia đạt 3.000 USD (gấp 6 lần thu nhập bình quân của Trung Quốc hoặc Ấn Độ) phản ánh cuộc sự hiện diện của Cách mạng công nghiệp. Rõ ràng là tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân trong gần 1.900 năm này rất thấp nếu so sánh với tốc độ tăng thu nhập gần đây. Bảng 1: GDP bình quân đầu người (USD năm 1990 theo PPP) vào năm thứ 1, 1000, 1500, 1600, 17000, 1820 và 1870 sau công nguyên Quốc gia 1 1000 1500 1600 1700 1820 1870 Ôxtrâylia 400 400 400 400 400 518 3.273 Áo 425 425 707 837 993 1.218 1.863 Bỉ 450 425 875 976 1.144 1.319 2.692 Canada 400 400 400 400 430 904 1.695 Trung Quốc 450 466 600 600 600 600 530 Đan Mạch 400 400 738 875 1.039 1.274 2.003 Ai cập 600 500 475 475 475 475 649 Phần Lan 400 400 453 538 638 781 1.140 Pháp 473 425 727 841 910 1.135 1.876 Đức 408 410 688 791 910 1.077 1.839 Hy Lạp 550 400 433 483 530 641 880 Ấn Độ 450 450 550 550 550 533 533 Italia 809 450 1.100 1.100 1.100 1.117 1.499 Nhật Bản 400 425 500 520 570 669 737
  • 4. 425 454 568 759 674 Marốc 450 430 430 430 430 430 563 Hà Lan 425 425 761 1.381 2.130 1.838 2.757 Na Uy 400 400 610 665 722 801 1.360 Bồ Đào Nha 450 425 606 740 819 923 975 Tây Ban Nha 498 450 661 853 853 1.008 1.207 Thụy Điển 400 400 651 700 750 819 1.359 Thụy Sỹ 425 410 632 750 890 1,090 2.102 Thổ Nhĩ Kỳ 550 600 600 600 600 643 825 Anh 400 400 714 974 1.250 1.706 3.190 Hoa Kỳ 400 400 400 400 527 1.257 2.445 Nguồn: Maddison (2010) Phân loại thu nhập của Ngân hàng thế giới được sử dụng phổ biến nhất để chia các quốc gia thành những nhóm thu nhập sau: thu nhập thấp, thu nhập trung bình thấp, thu nhập trung bình cao và thu nhập cao dựa vào Tổng thu nhập quốc dân (GNI) bình quân đầu người theo giá hiện hành. Ngân hàng thế giới đặt ra ngưỡng thu nhập bình quân gốc cho các nhóm thu nhập khác nhau bằng cách phân tích mối quan hệ giữa các số đo về phúc lợi, bao gồm cả tỷ lệ đói nghèo và tỷ lệ tử vong ở trẻ em với GNI bình quân. Nhờ tính đến các khía cạnh phi thu nhập (non-income) của phúc lợi, nên mỗi một hạng mục trong phân loại thu nhập của Ngân hàng thế giới đều phản ánh cả khía cạnh phúc lợi (không chỉ thu nhập) đặc trưng cho mỗi nhóm nước khi ngưỡng thu nhập bình quân gốc được thiết lập. Ngân hàng thế giới điều chỉnh ngưỡng thu nhập bình quân gốc theo lạm phát quốc tế, được tính theo tỷ lệ lạm phát trung bình của các nước Nhật Bản, Anh, Hoa Kỳ và khu vực đồng Euro. Vì thế, ngưỡng thu nhập bình quân gốc vẫn ổn định theo thời gian trong điều kiện thực tế. Sử dụng ngưỡng thu nhập bình quân gốc ổn định theo thời gian có nghĩa là vị thế của một nước hoàn toàn độc lập với vị thế của các nước khác. Điều đó có nghĩa là không có sự phân bố được sắp đặt trước quy định tỷ lệ các nước trong từng nhóm, có khả năng là tất cả các nước đều có thu nhập cao hay thu nhập trung bình hoặc thu nhập thấp. Ví dụ, do ngưỡng thu nhập được thiết lập dựa trên mức sống hiện nay, nên hầu hết các nước trong thế kỷ 19 đều thuộc loại "thu nhập thấp". Dựa trên các ước tính của Maddison (2010) về thu nhập bình quân và ngưỡng thu nhập, chỉ có Ôxtrâylia, Hà Lan và Anh là các nước đã đạt được thu nhập trung bình thấp vào nửa đầu thế kỷ 19. Số còn lại đều là nước thu nhập thấp. Xếp loại mới nhất của Ngân hàng thế giới với dữ liệu năm 2010 như sau: một nước được coi là thu nhập thấp nếu GNI bình quân đạt 1.005 USD hoặc thấp hơn, nước có thu nhập trung bình thấp nếu GNI bình quân dao động từ 1.006 - 3.975 USD, thu nhập trung bình cao nếu GNI bình quân rơi vào khoảng 3.976 - 12.275 USD và thu nhập cao nếu GNI bình quân ở mức trên 12.276 USD. Theo phân loại này, năm 2010, trong số 124 nước được đưa vào phân loại có 29 nước được coi là thu nhập thấp, 31 nước thu
  • 5. thấp, 30 nước thu nhập trung bình cao và 34 nước thu nhập cao (xem Phụ lục 1). Hình 1 thể hiện xếp loại 124 nước theo thu nhập với mốc thời gian cụ thể dựa vào ngưỡng thu nhập trung bình. Năm 1950, 82 nước (chiếm 66% tổng số) được xếp loại thu nhập thấp, 33 nước (27%) thu nhập trung bình thấp, 6 nước (5%) thu nhập trung bình cao và chỉ có 3 nước là Kuwait, Quatar và các tiểu Vương quốc Ả rập có thu nhập bình quân cao hơn ngưỡng thu nhập cao. Các ước tính thu nhập bình quân của Maddison (2010) của các quốc gia này vào năm 1950 tương ứng là 28.878 USD, 30.387 USD và 15.789 USD (USD năm 1990 theo PPP) . Hoa Kỳ đã đạt ngưỡng thu nhập cao năm 1944, nhưng lại tụt xuống mức thu nhập trung bình cao sau chiến tranh vào năm 1945 và chỉ đến năm 1962 mới trở lại mức thu nhập cao. Cùng với Hoa Kỳ, năm 1950, có 5 nước thu nhập trung bình cao khác là Ôxtrâylia, Canada, New Zealand, Thụy Sỹ và Venezuela. Hình 1: Phân loại theo thu nhập Nguồn: Levy Economics Institute, 2012 Hình 1 cho thấy số nước trong nhóm thu nhập thấp đã giảm theo thời gian từ 82 nước vào năm 1950 xuống còn 40 nước năm 2010. Nếu xét theo thập niên, những năm 1950 chứng kiến sự giảm mạnh nhất số nước thu nhập thấp khi 13 nước vươn lên nhóm thu nhập trung bình thấp. Đến thập niên 1960, có thêm 11 nước nữa và thập niên 1970 bổ sung thêm 11 nước. Tuy nhiên, từ năm 1980 đến đầu những năm 2000, có rất ít nước thu nhập thấp “thăng hạng”. Năm 2001, số nước có thu nhập thấp vẫn còn 48 nước (chiếm 39% tổng số) gần bằng năm 1980 (47 nước hay 38% tổng số). Con số này giảm dần sau năm 2001 khi 8 nước (Campuchia, cộng hòa Công-gô, Honduras, Ấn
  • 6. Pakistan và Việt Nam) được nâng lên mức thu nhập trung bình thấp. Gộp lại, có 42 trong số 82 nước thu nhập thấp vào năm 1950 thoát khỏi nhóm thu nhập thấp vào năm 2010. Theo vùng, trong số 42 nước có 14 nước nằm ở châu Á (cả Đông và Nam Á), 10 nước châu Mỹ Latinh, 9 nước Trung Đông và Bắc Mỹ, 5 nước châu Âu và 4 nước châu Phi cận Sahara. Ngoài ra, có 3 nước ra khỏi nhóm thu nhập thấp trong khoảng từ 1950-2010, nhưng lại bị rơi trở lại mức này vào năm 2010, đó là Cote d’Ivore, Irắc và Nicaragua. Có 37 nước nằm yên trong nhóm thu nhập thấp kể từ năm 1950, trong đó có 31 nước châu Phi cận Sahara, 5 nước châu Á và 1 nước ở vùng Caribê (xem Bảng 2). Vào năm 2010, thu nhập bình quân của hầu hết các nước này chỉ tương đương (thậm chí còn thấp hơn) thu nhập bình quân của các nước Tây Âu (và các nước khác có dữ liệu) vào thời điểm thế kỷ 18 hoặc trước đó. Ví dụ, nước Cộng hòa dân chủ Công-gô có thu nhập bình quân năm 2010 là 295 USD, thấp hơn nhiều so với các nước ở Bảng 1 vào năm thứ nhất sau công nguyên. Bảng 2: Các quốc gia ở nhóm thu nhập thấp trong suốt giai đoạn 1950-2010 Châu Á Afghanistan (1.068 USD) Băng la đét (1.250 USD) Lào (1.864 USD) Mông Cổ (1.015 USD) Nêpan (1.219 USD) Châu Phi cận Sahara Trung Phi (530 USD) Chad (708 USD) Cộng hòa dân chủ Công-gô (259 USD) Eritrea (866 USD) Gambia (1.099 USD) Ga-na (1.736 USD) Guinea (607 USD) Guinea Bissau (629 USD) Kê-nya (1.115 USD) Lesotho (1.987 USD) Libêri (806 USD) Madagascar (654 USD) Malawi (807 USD) Châu Phi cận Sahara Mali (1.185 USD) Mauritania (1.281 USD) Nigê (516 USD) Nigêria (1.674 USD) Rwanda (1.085 USD) Sê-nê-gal (1.479 USD) Sierra Leone (707 USD) Sudan (1.612 USD) Tanzania (813 USD) Togo (615 USD) Uganda (1.059 USD) Zambia (921 USD) Zimbabwe (900 USD) Caribê Haiti (664 USD) Châu Phi cận Sahara Ăng-gô-la (1.658 USD) Benin (1.387 USD) Burkina Faso (1.110 USD) Burundi (495 USD) Ca-mơ-run (1.208 USD) Chú thích: Số liệu trong ngoặc đơn là mức GDP bình quân năm 2010 (USD năm 1990 theo PPP). Nguồn: Levy Economics Institute, IMF (WEO, 4/2011) và Maddison (2010) Hình 1 thể hiện sự gia tăng mạnh mẽ số nước có thu nhập cao từ cuối những năm 1960 đến 1980, cũng như từ cuối những năm 1980 đến 2010. Giai đoạn từ năm 1960 đến 1980 trùng với giai đoạn được Maddison (2010) gọi là “Thời đại vàng” (1950- 1973), khi năng suất lao động gia tăng đáng kể. Giai đoạn sau (từ 1980 đến 2010) tương ứng với sự gia nhập của các nước không thuộc châu Âu vào nhóm nước thu nhập cao, đặc biệt là các nước và lãnh thổ Đông Á như Hàn Quốc, Singapo và Đài Loan (Trung Quốc) và các nước châu Mỹ La tinh như Achentina và Chilê. Số nước đạt
  • 7. cao tăng từ 4 nước gồm Cô-oét, Qatar, Thụy Sỹ và Các tiểu vương quốc Ả rập (3% tổng số) vào năm 1960 lên 21 nước (17%) năm 1980; và từ 23 nước (19%) năm 1990 lên 32 nước (26%) năm 2010. Tóm lại, vào năm 2010, theo ngưỡng thu nhập của Ngân hàng thế giới, 124 quốc gia được phân loại như sau: 40 nước được xếp loại thu nhập thấp, 38 nước thu nhập trung bình thấp, 14 nước thu nhập trung bình cao và 32 nước thu nhập cao (Danh sách 124 nước được liệt kê trong Phụ lục 1). Hình 2 dưới đây thể hiện độ chênh lệch về thu nhập bình quân của 124 quốc gia từ năm 1950-2010, cho thấy thu nhập bình quân của thế giới trở nên không đồng đều hơn nhiều so với 60 năm trước. Đó là kết quả của sự phát triển diễn ra không đồng đều giữa các quốc gia: một số nước phát triển nhanh trong khi các nước khác vẫn nghèo. Điều này thể hiện rõ ở châu Á. Độ chênh lệch về thu nhập bình quân đã tăng rất nhanh trong suốt những thập niên 1960, 1970, 1980 và mới hội tụ vào khoảng năm 1995 do sự phát triển nhanh của một nhóm nước ở Đông Á. Sự phân tán về thu nhập giữa các nhóm nước khác là nhỏ hơn nhiều. Hình 2: Độ chênh lệch về thu nhập bình quân Nguồn: Levy Economics Institute, IMF (WEO, 4/2011) và Maddison (2010) Một câu hỏi đặt ra đối với các nước đang bắt kịp, là liệu có thể thu hẹp khoảng cách (tuyệt đối) về thu nhập giữa thu nhập bình quân của một nước với thu nhập của nước dẫn đầu. Nói cách khác, dựa vào con số các nước thu nhập thấp đã giảm một nửa kể từ năm 1950, từ Hình 1 có thể suy luận rằng thế giới đang đuổi kịp nước dẫn đầu không? Cả Hồng Kông (Trung Quốc) và Singapo đã vượt mức thu nhập bình quân của Hoa Kỳ lần lượt vào các năm 2008 và 2010. Thu nhập bình quân của Na Uy bằng khoảng 90% của Hoa Kỳ vào năm 2010. Đây có phải là hiện tượng phổ biến không? Nhờ vào sự phổ biến công nghệ từ nền kinh tế dẫn đầu sang các nước đi sau và bằng các cơ chế khác, giả thuyết bắt kịp dự báo rằng, GDP bình quân của hầu hết các nước cuối cùng
  • 8. nước dẫn đầu. Gerschenkron (1962) lập luận rằng, sự phát triển đòi hỏi một số điều kiện tiên quyết ở tầm các chính sách chính phủ, nhưng có những động lực mà khi thiếu các điều kiện tiên quyết vẫn có thể hoạt động thay thế. Đặc biệt, ông đã đưa ra giả thuyết một nước càng lạc hậu, tốc độ công nghiệp hóa của nước đó càng nhanh. Ông gọi đó là “lợi thế của sự tụt hậu kinh tế”. Tương tự như vậy, trong khuôn khổ học thuyết tân cổ điển, các nước thu nhập thấp sẽ bắt kịp tốc độ của các nước phát triển vì: tỷ lệ lãi suất cao sẽ mang lại mức tiết kiệm nội địa cao; tốc độ tăng trưởng cao sẽ thu hút đầu tư nước ngoài; và năng suất biên của một đơn vị vốn đầu tư cao hơn. Bằng chứng cho thấy, các cơ chế này đã phát huy trong thời kỳ hậu chiến tranh thế giới thứ nhất và đã cho phép châu Âu và Nhật Bản đuổi kịp Hoa Kỳ. 1.2. Định nghĩa bẫy thu nhập trung bình Cho đến nay chưa có một định nghĩa chính xác về "bẫy thu nhập trung bình" (Middle-income Trap - MIT) và do đó khó thực hiện các thảo luận về chính sách tránh bẫy. Hầu hết các đề cập đến bẫy thu nhập trung bình đều dưới dạng mô tả những điểm đặc trưng của các nước được cho là đang rơi vào bẫy. Chẳng hạn, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB, 2011) đề cập đến các nước "không thể cạnh tranh với các nền kinh tế thu nhập thấp, lương thấp về xuất khẩu hàng chế tạo và với các nền kinh tế tiên tiến về đổi mới kỹ năng cao… thì các nước như vậy không thể thực hiện được sự chuyển tiếp kịp thời từ tăng trưởng dựa vào vốn và tài nguyên với lao động giá rẻ sang tăng trưởng dựa vào năng suất”. Spence (2011) đề cập đến giai đoạn chuyển tiếp thu nhập trung bình khi các nước có mức thu nhập bình quân dao động từ 5.000 - 10.000 USD. Ông lập luận rằng: “Tại thời điểm này, các ngành công nghiệp đã thúc đẩy tăng trưởng trong giai đoạn đầu, bắt đầu trở nên thiếu khả năng cạnh tranh toàn cầu do tiền lương tăng. Các ngành thâm dụng lao động này được chuyển sang các nước có mức lương thấp hơn và được thay thế bằng một loạt các ngành công nghiệp có hàm lượng vốn, nhân lực và tri thức cao hơn để tạo ra giá trị” (Spence 2011). Dưới đây là diễn giải của một số học giả về bẫy thu nhập trung bình: Theo Gill và Kharas (2007): Quan niệm cho rằng các nước thu nhập trung bình cần phải làm gì đó khác biệt nếu muốn phát triển thịnh vượng, phù hợp với phát hiện cho rằng các nước thu nhập trung bình tăng trưởng không nhanh bằng cả các nước giàu lẫn nước nghèo. Điều này được giải thích do thiếu sự hội tụ kinh tế (economic convergence) trên thế giới trong thế kỷ 20. Các nước thu nhập trung bình bị mắc kẹt giữa các đối thủ cạnh tranh là nước nghèo có mức lương thấp lại đang chiếm vị trí nổi trội về các ngành công nghiệp cũ và các nước cách tân đổi mới giàu có vượt trội về các ngành công nghiệp sử dụng các công nghệ tiên tiến đang thay đổi nhanh chóng. Theo Kenichi Ohno (2009): Nhiều nước nhận được quá ít đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực chế tạo, nên vẫn ở giai đoạn đầu. Thậm chí sau khi vươn lên giai đoạn 1, thì việc leo lên các nấc
  • 9. càng trở nên khó khăn. Nhóm nước khác bị mắc kẹt trong giai đoạn 2 vì họ thất bại trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đáng lưu ý, không có nước ASEAN nào, kể cả Thái Lan và Malaixia thành công trong việc phá vỡ “trần thủy tinh” (glass ceiling) vô hình trong ngành chế tạo nằm giữa giai đoạn 2 và giai đoạn 3. Đa số các nước châu Mỹ La tinh vẫn ở mức thu nhập trung bình, mặc dù các nước này đã đạt mức thu nhập tương đối cao từ thế kỷ 19. Hiện tượng này nhìn chung có thể gọi là bẫy thu nhập trung bình. Eichengreen (2011) cùng với các cộng sự đã nghiên cứu câu hỏi Khi nào thì các nền kinh tế tăng trưởng nhanh có tốc độ chậm lại?. Họ đã xem xét các nước thu nhập trung bình (với thu nhập bình quân đầu người đạt ít nhất 10.000 USD theo giá quốc tế cố định năm 2005) trong nửa thế kỷ qua đã đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân ít nhất 3,5% trong vài năm và định nghĩa sự tăng trưởng chậm là sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 7 năm, ít nhất là 2 điểm phần trăm. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng, các nước trải qua một sự suy giảm tốc độ tăng trưởng GDP ít nhất là 2% (nghĩa là tăng trưởng chậm lại) khi thu nhập bình quân đạt khoảng 17.000 USD. Họ còn phát hiện ra rằng, tốc độ tăng trưởng cao chậm lại khi tỷ lệ việc làm trong ngành chế tạo chiếm 23%; và khi thu nhập bình quân của quốc gia phát triển muộn đạt 57% mức thu nhập của nước tiên tiến về công nghệ. Thu nhập bình quân của Trung Quốc năm 2007 khoảng 8.500 USD, Braxin là 9.600 USD và Ấn Độ khoảng 3.800 USD. Các tác giả kết luận rằng, tốc độ tăng trưởng của các nước này không tránh khỏi sẽ giảm, khi thu nhập bình quân đạt ngưỡng ước tính. Do đó, có khả năng cuối cùng lại rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Các diễn giải trên không hoàn toàn là định nghĩa về bẫy thu nhập trung bình. Đúng ra, đó là những lý do hợp lý giải thích cho việc tại một thời điểm nào đó, một số nước có khả năng không thể vượt lên nhóm thu nhập cao. Do thiếu định nghĩa chính xác và cơ sở lý thuyết về bẫy thu nhập trung bình, các nhà phân tích đã áp dụng một phương pháp đơn giản, đó là xác định số năm tối thiểu cho một nước nằm trong nhóm thu nhập trung bình; nếu vượt ngưỡng về số năm này thì nước đó được coi là rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Việc xác định số năm được tiến hành bằng cách nghiên cứu kinh nghiệm lịch sử của các nước chuyển tiếp từ mức thu nhập trung bình thấp lên thu nhập trung bình cao và từ đó lên mức thu nhập cao, tức là các nước này đã có bao nhiêu năm ở trong 2 nhóm thu nhập trung bình này. Các nhà phân tích lập luận rằng, một nước hiện nay rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp hay cao nếu nước đó nằm trong nhóm thu nhập trung bình thấp hoặc cao lâu hơn số ngưỡng năm đặt ra. Vì thách thức chuyển tiếp lên nhóm thu nhập cao liên quan nhiều hơn đến các nước thu nhập trung bình cao, do đó cần nghiên cứu riêng biệt nhóm thu nhập trung bình thấp và nhóm thu nhập trung bình cao. 1.3. Xác định mốc năm rơi vào bẫy thu nhập trung bình Từ năm 1820 đến nay có 44 nước trong danh sách 124 nước đã chuyển tiếp từ thu nhập trung bình thấp lên thu nhập trung bình cao. Các nước này được phân thành 2
  • 10. trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp sau năm 1950 và 35 nước đã là nước có thu nhập trung bình thấp từ trước năm 1950 (Bảng 3). Phân chia này cho phép so sánh những chuyển đổi gần đây với những chuyển đổi trước đây. Các bảng nêu rõ năm các nước này đạt mức thu nhập trung bình thấp (LM); năm các nước đạt mức thu nhập trung bình cao (UM); số năm ở mức thu nhập trung bình thấp và tốc độ tăng trưởng bình quân trong quá trình chuyển đổi từ LM lên UM. Bảng 3: Các nền kinh tế thuộc nhóm thu nhập trung bình thấp sau năm 1950 và nâng lên mức thu nhập trung bình cao Quốc gia Khu vực Năm chuyển liên mức thu nhập trung bình thấp (YLM) Năm chuyển lên mức thu nhập trung bình cao (YUM) Số năm nằm trong nhóm thu nhập trung bình thấp Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người (%) (từ YLM sang YUM) Trung Quốc Châu Á 1992 2009 17 7,5 Malaixia Châu Á 1969 1996 27 5, Hàn Quốc Châu Á 1969 1988 19 7, Đài Loan (TQ) Châu Á 1967 1986 19 7,0 Thái Lan Châu Á 1976 2004 28 4,7 Bungari Châu Âu 1953 2006 53 2,5 Thổ Nhĩ Kỳ Châu Âu 1955* 2005 50 2,6 Costa Rica Châu Mỹ Latinh 1952* 2006 54 2,4 Oman Trung Đông 1968 2001** 33 2,7 Ghi chú: (*) Thổ Nhĩ Kỳ trở thành nước thu nhập trung bình thấp năm 1952, nhưng lại tụt xuống mức thu nhập thấp vào năm 1954. Costa Rica trở thành nước thu nhập trung bình thấp năm 1947, nhưng tụt xuống thu nhập thấp năm 1950. (**) Oman trở thành nước thu nhập trung bình cao năm 1997, nhưng lại xuống mức thu nhập trung bình thấp năm 1998. Nguồn: Levy Economics Institute, 2012 Thời gian 9 nước trong Bảng 3 nằm ở mức thu nhập trung bình thấp dao động từ 17 năm đối với Trung Quốc lên hơn 50 năm đối với Bungari, Thổ Nhĩ Kỳ và Costa Rica. Khoảng thời gian này đã ngắn hơn thời gian chuyển đổi của các nước ở mức thu nhập trung bình thấp trước năm 1950. Trong giai đoạn trước năm 1950, Venezuela đã mất 23 năm nằm trong nhóm thu nhập trung bình thấp (Phụ lục 2), thời kỳ này đối với Hà Lan kéo dài 128 năm (trong khi Trung Quốc chỉ mất 17 năm). Hà Lan là nước đầu tiên đạt mức thu nhập trung bình thấp (năm 1827, sớm hơn Nhật Bản 100 năm), nhưng lại nằm trong nhóm này đến năm 1955 tức là 128 năm. Hà Lan đã là nền kinh tế dẫn đầu trong những năm 1700, là nước giàu nhất vào thời gian đó cho đến khi bị Anh vượt vào cuối thế kỷ 18. Ngoài ra, Nhật Bản đứng sau so với các nước tiên tiến khác, nhưng
  • 11. đầu 4 con hổ châu Á (gồm Hồng Kông, Singapo, Hàn Quốc và Đài Loan), mất 35 năm là nước thu nhập trung bình thấp, dài hơn gấp 2 lần so với thời gian thu nhập trung bình thấp của Trung Quốc, Hàn Quốc hoặc Đài Loan (Trung Quốc). Ngưỡng xác định một nước rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp được tính bằng số năm trung bình các nước nêu trong Bảng 3 nằm trong nhóm này, trong trường hợp này là 28 năm. Trên cơ sở đó, các nhà phân tích kết luận rằng một nước rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp nếu nước này nằm trong nhóm đó ít nhất 28 năm. Tuy nhiên số ngưỡng năm rơi bẫy thu nhập này chỉ là tương đối, nhưng nó phù hợp với khái niệm bẫy thu nhập. Bởi khái niệm bẫy thu nhập trung bình mới được hình thành gần đây thông qua phân tích những kinh nghiệm phát triển mới đây, chứ không phải của thế kỷ 19 hoặc sớm hơn. Tình về thời gian trước năm 1950, số năm trung bình nằm ở mức thu nhập trung bình thấp của tất cả các nước trong Bảng 3 và Phụ lục 3 gộp lại là 58 năm. Nếu dùng con số này để làm mốc cho thời gian hiện nay, thì có rất ít nước rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp. Bảng 3 chỉ thể hiện 9 nước, là do trong 6 thập niên vừa qua, có rất ít nền kinh tế có khả năng chuyển tiếp từ thu nhập thấp lên thu nhập trung bình thấp và từ đó lên thu nhập trung bình cao. Có 29 nước nước nằm trong nhóm thu nhập trung bình cao trước khi chuyển sang thu nhập cao. Các nước này cũng được phân thành 2 nhóm: Nhóm 1 gồm các nước chuyển đổi từ thu nhập trung bình thấp sang thu nhập trung bình cao sau năm 1950 (23 nước, xem Bảng 4) và sau đó nâng lên mức thu nhập cao; Nhóm 2 gồm các nước chuyển đổi từ thu nhập trung bình thấp sang thu nhập trung bình cao trước năm 1950 (6 nước, xem Phụ lục 4). Bảng 4 cho thấy số năm các nước nằm trong nhóm thu nhập trung bình cao dao động từ 7 năm đối với Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), đến 40 năm đối với Áchentina, và từ 14 năm với Thụy Điển lên 32 năm đối với Anh trong các nước ở Phụ lục 4. Giữa 2 nhóm này, sự khác biệt về số năm tối đa mà một nước thu nhập trung bình cao trải qua trước khi nâng lên mức thu nhập cao ít hơn so với trường hợp nước thu nhập trung bình thấp chuyển tiếp lên nhóm thu nhập trung bình cao. Bảng 4: Các nền kinh tế ở nhóm thu nhập trung bình cao sau năm 1950 và chuyển sang nhóm thu nhập cao Quốc gia Khu vực Năm chuyển lên mức thu nhập trung bình cao Năm chuyển lên mức thu nhập cao Số năm nằm trong nhóm thu nhập trung bình cao Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người (%) Hồng Kông (TQ) Châu Á 1976 1983 7 5,9 Nhật Bản Châu Á 1968 1977 9 4,7
  • 12. Á 1988 1995 7 6,5 Singapo Châu Á 1978 1988 10 5,1 Đài Loan (TQ) Châu Á 1986 1993 7 6,9 Áo Châu Âu 1964 1976 12 4,1 Bỉ Châu Âu 1961 1973 12 4,4 Đan Mạch Châu Âu 1953 1968 15 3,3 Phần Lan Châu Âu 1964 1979 15 3,6 Pháp Châu Âu 1960 1971 11 4,4 CHLB Đức Châu Âu 1960 1973 13 3,4 Hy Lạp Châu Âu 1972 2000 28 1,8 Ailen Châu Âu 1975 1990 15 3,2 Italia Châu Âu 1963 1978 15 3,4 Hà Lan Châu Âu 1955 1970 15 3,3 Na Uy Châu Âu 1961 1975 14 3,5 Bồ Đào Nha Châu Âu 1978 1996 18 2,8 Tây Ban Nha Châu Âu 1973 1990 17 2,7 Thụy Điển Châu Âu 1954 1968 14 3,6 Áchentina Châu Mỹ Latinh 1970 2010 40 1,2 Chilê Châu Mỹ Latinh 1992 2005 13 3,7 Israel Trung Đông 1969 1986 17 2,6 Mauritius Châu Phi cận Sahara 1991 2003 12 4,0 Nguồn: Levy Economics Institute, 2012. Một điều ghi nhận là hơn một nửa số quốc gia trong Bảng 4 nằm ở châu Âu và 5 nước thuộc châu Á. Ngưỡng xác định một nước rơi vào bẫy thu nhập trung bình cao được tính bằng số năm trung bình các nước trong Bảng 4 đã trải qua trong nhóm này, con số này là 14 năm. Trên cơ sở đó các nhà phân tích kết luận rằng một nước rơi vào bẫy thu nhập trung bình cao nếu nước đó nằm trong nhóm này từ 14 năm trở lên. Các ngưỡng 28 năm và 14 năm tương ứng với bẫy thu nhập trung bình thấp và thu nhập trung bình cao, cho phép tính tỷ lệ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người cần thiết để tránh bẫy. Một nước đạt thu nhập bình quân 2.000 USD (theo PPP năm 1990), nghĩa là ngưỡng thu nhập trung bình thấp, thì cần duy trì tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người ít nhất 4,7%/năm trong vòng 28 năm để tránh bẫy thu nhập trung bình thấp. Tương tự, một nước có thu nhập bình quân 7.250 USD (theo PPP năm 1990), nghĩa là ngưỡng thu nhập trung bình cao, thì phải duy trì tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân ít nhất 3,5%/năm trong vòng 14 năm để tránh bẫy thu nhập trung bình cao. Các cột cuối của Bảng 3 và 4 (và của Phụ lục 3 và 4) cho thấy tốc độ tăng trưởng trung bình của các nước trong quá trình chuyển đổi từ thu nhập trung bình thấp sang thu nhập trung bình cao. Câu hỏi đặt ra là tại sao một số nước không thể thoát bẫy, cũng tương tự như câu hỏi tại sao một số nước không có khả năng tăng trưởng đủ
  • 13. trì tăng trưởng trong thời gian dài. Các nền kinh tế Đông Á (Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc)) là những ví dụ nổi bật, nhất là Trung Quốc. Nước này chỉ mất 17 năm trải qua nhóm thu nhập trung bình thấp. Trong thời gian này, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc đã tăng với tỷ lệ trung bình hơn 7%/năm. Những chuyển đổi của các nền kinh tế Hồng Kông (TQ), Hàn Quốc, Đài Loan (TQ) từ thu nhập trung bình cao sang thu nhập cao thậm chí còn nhanh hơn, chỉ mất 7 năm với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt gần 7%/năm. Tóm lại, các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận như sau: một nước rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp nếu là nước đó nằm trong nhóm nước thu nhập trung bình thấp ít nhất 28 năm. Và một nước rơi vào bẫy thu nhập trung bình cao nếu nước đó nằm trong nhóm nước có thu nhập trung bình cao từ 14 năm trở lên. 1.4. Đặc trưng của các quốc gia hiện đang rơi vào bẫy thu nhập trung bình Những nước hiện đang rơi vào bẫy thu nhập trung bình Theo số ngưỡng năm rơi bẫy đã nêu trên, có thể xác định được những quốc gia nào vào năm 2010 đang rơi vào bẫy thu nhập trung bình trong số 52 nước thu nhập trung bình (38 nước thu nhập trung bình thấp và 14 nước thu nhập trung bình cao); nước có nguy cơ “sập” bẫy và nước có khả năng tránh bẫy. Bảng 5 và 6 liệt kê các nước lần lượt nằm trong bẫy thu nhập trung bình thấp và thu nhập trung bình cao. Bảng 7 và 8 cho thấy danh sách các nước không nằm trong bẫy thu nhập trung bình vào thời điểm năm 2010. Trong số 52 nước, có 35 nước nằm trong bẫy thu nhập trung bình: 30 nước trong bẫy thu nhập trung bình thấp (trong đó có 9 nước có khả năng thoát bẫy trong gần 1 thập kỷ tới) và 5 nước trong bẫy thu nhập trung bình cao (2 nước có khả năng thoát bẫy trong khoảng 5 năm nữa). Ngoài ra, 8 trong số 17 nước thu nhập trung bình còn lại có nguy cơ mắc bẫy, nếu tiếp tục tăng trưởng với tốc độ hiện nay. Bảng 5 cho thấy số năm mỗi nước nằm trong nhóm thu nhập trung bình thấp, thu nhập bình quân đầu người hàng năm của quốc gia đó trong giai đoạn 2000-2010 và số năm từng nước sẽ bước vào ngưỡng thu nhập trung bình cao là 7.250 USD nếu quốc gia đó tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân như mức đạt được trong giai đoạn 2000-2010. Bảng 5: Các nền kinh tế trong bẫy thu nhập trung bình thấp năm 2010 Quốc gia Khu vực GDP bình quân năm 2010 (USD 1990 theo PPP) Số năm trải qua mức thu nhập trung bình thấp (tính đến 2010) Tỷ lệ tăng trưởng trung bình (%) giai đoạn 2000- 2010 Số năm còn lại để đạt 7.250 USD* Philippin Châu Á 3.054 34 2,5 35 Sri Lanka Châu Á 5.459 28 4,3 7 Albania Châu Âu 4.392 37 4,8 11 Rumani Châu Âu 4.507 49 4,1 12
  • 14. 45 1,8 49 Braxin Châu Mỹ Latinh&Caribê 6.737 53 2,0 4 Columbia Châu Mỹ Latinh&Caribê 6.542 61 2,6 5 Cộng hòa Dominica Châu Mỹ Latinh&Caribê 4.802 38 2,8 15 Ecuador Châu Mỹ Latinh&Caribê 4.010 58 2,2 27 El Salvador Châu Mỹ Latinh&Caribê 2.818 47 0,4 251 Guatemala Châu Mỹ Latinh&Caribê 4.381 60 1,1 47 Jamaica Châu Mỹ Latinh&Caribê 3.484 56 -0,3 - Panama Châu Mỹ Latinh&Caribê 7.146 56 2,4 1 Paraguay Châu Mỹ Latinh&Caribê 3.510 38 1,5 48 Pêru Châu Mỹ Latinh&Caribê 5.733 61 4,2 6 Algêri Trung Đông & Bắc Phi 3.552 42 2,2 34 Ai cập Trung Đông & Bắc Phi 3.936 31 3,0 21 Irắc Trung Đông & Bắc Phi 6.789 52 3,4 2 Jordan Trung Đông & Bắc Phi 5.752 55 3,5 7 Lebanon Trung Đông & Bắc Phi 5.061 58 4,1 10 Libi Trung Đông & Bắc Phi 2.924 43 2,4 39 Ma- rốc Trung Đông & Bắc Phi 3.672 34 3,3 21 Tunizi Trung Đông & Bắc Phi 6.389 39 3,5 4 Yemen Trung Đông & Bắc Phi 2.852 35 0,9 109 Botswana Châu phi cận Sahara 4.858 28 1,7 24 Cộng hòa Công-gô Châu phi cận Sahara 2.391 33 1,8 63 Gabon Châu phi cận Sahara 3.858 56 0,0 -
  • 15. cận Sahara 4.655 61 2,4 19 Nam Phi Châu phi cận Sahara 4.725 61 2,0 23 Swaziland Châu phi cận Sahara 3.270 41 2,2 37 Ghi chú: (*) Số năm đạt 7.250 USD = ln(7250/GDP 2010) / ln (1 + avegr) khi đó avegr là tốc độ tăng trung bình của thu nhập bình quân giai đoạn 2000-2010. Nguồn: Levy Economics Institute, 2012 30 nước nằm trong bẫy thu nhập trung bình thấp gồm 11 nước châu Mỹ Latinh; 9 nước Trung Đông và Bắc Phi; 6 nước châu Phi cận Sahara; 2 nước châu Âu và 2 nước châu Á. Điều này cho thấy, bẫy thu nhập trung bình thấp là một hiện tượng phổ biến ảnh hưởng đến hầu hết các nước châu Mỹ Latinh và châu Phi. Các quốc gia như Braxin, Columbia, Iran, Panama và Tuinizi gần ngưỡng thu nhập trung bình cao là 7.250 USD. Trái lại, El Salvador, Libi, Yemen và Cộng hòa Công-gô với thu nhập bình quân dưới 3.000 USD, vẫn rất thấp so với ngưỡng thu nhập trung bình cao. Đáng chú ý là có 19 nước gồm Columbia, Jamaica, Pêru, Jordan, Lebanon, Namibia, Nam Phi, Braxin hay Ecuador, là các nước có mức thu nhập trung bình thấp kéo dài hơn 4 thập kỷ. Rõ ràng là các nước này đang rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp. Mặt khác, Botswana và Sri Lanka nằm ở đường ranh giới, nhưng Botswana được dự báo sẽ vẫn nằm trong bẫy thu nhập trung bình thấp trong 2 thập kỷ tới. Một số quốc gia trong bẫy thu nhập trung bình thấp có nhiều khả năng thoát bẫy trong vài năm tới nếu duy trì thành tích tăng trưởng thu nhập bình quân gần đây. Tuy nhiên, hầu hết các nước có thể vẫn mắc bẫy trong thời gian dài (và một số nước thậm chí sẽ không bao giờ có thể thoát bẫy) nếu vẫn giữ tốc độ tăng trưởng mờ nhạt của những năm gần đây. Bảng 5 cho thấy Panama, Iran, Tunizi, Braxin, Columbia, Pêru, Iran, Jordan và Sri Lanka có thể thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình thấp trong gần 10 năm tới nếu thu nhập bình quân của các nước này tiếp tục tăng với tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2000-2010. Trái lại, El Salvador và Yemen vẫn sẽ nằm trong bẫy thu nhập trung bình thấp trong hơn 1 thế kỷ nữa (trường hợp của El Salvador là 2 thế kỷ) nếu thu nhập bình quân của 2 quốc gia này tiếp tục tăng với tỷ lệ gần 1%/năm. Các nước như Albania, Botswana, Ecuador và Philipin có thể sẽ nằm lại trong bẫy thu nhập trung bình thấp từ 2-3 thập kỷ nữa; còn Bolivia, Cộng hòa Công-gô và Paraguay là hơn 4 thập kỷ. Đặc biệt, các nước Gabon và Jamaica sẽ không bao giờ thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình nếu thu nhập bình quân của quốc gia tiếp tục trì trệ hoặc quá thấp. Bảng 6 thể hiện các nước rơi vào bẫy thu nhập trung bình cao, cũng như số năm các nước này trải qua nhóm thu nhập trung bình thấp và số năm kéo dài đến 2010 là nước thu nhập trung bình cao. Cột cuối của Bảng 6 còn cung cấp số năm mỗi nước sẽ mất để đạt ngưỡng thu nhập cao là 11.750 USD nếu thu nhập bình quân tiếp tục tăng với
  • 16. bình của giai đoạn 2000-2010. Bảng 6: Các nền kinh tế trong bẫy thu nhập trung bình cao năm 2010 Quốc gia Khu vực GDP bình quân 2010 (USD năm 1990 theo PPP) Số năm nằm trong nhóm thu nhập trung bình thấp Số năm nằm trong nhóm thu nhập trung bình cao tính đến năm 2010 Tăng trưởng bình quân (%) giai đoạn 2000-2010 Số năm còn lại để đạt 11.750 USD* Malaixia Châu Á 10.567 27 15 2,6 5 Uruguay Châu Mỹ Latinh 10.934 112 15 3,3 3 Vênêzuêla Châu Mỹ Latinh 9.662 23 60 1,4 15 Ảrập Xêút Trung Đông 8.396 20 32 0,9 37 Syri Trung Đông 8.717 46 15 1,7 18 Ghi chú: (*) Số năm còn lại để đạt 11.750 USD được tính theo công thức: ln(11.750/GDP 2010) / ln (1 + avegr) trong đó avegr là tốc độ tăng trung bình của thu nhập bình quân giai đoạn 2000-2010. Nguồn: Levy Economics Institute, 2012 Vênêzuêla và Ảrập Xêút hiện đang rơi vào bẫy thu nhập trung bình cao. Vênêzuêla đã ở nhóm thu nhập trung bình thấp 23 năm (Phụ lục 3), nhanh hơn nhiều so với các nước trở thành nước thu nhập trung bình thấp trước năm 1950. Ảrập Xêút là nước đạt thu nhập trung bình cao trong 32 năm. Cuối cùng, Malaixia, Uraguay và Syri là các trường hợp gần sát với ranh giới, thuộc nhóm thu nhập trung bình cao trong 15 năm. Syri và Uruguay trước đó đã từng ở trong nhóm thu nhập trung bình thấp trong thời gian dài, đối với Uruguay là hơn 1 thế kỷ. Đây là nước đầu tiên ở châu Mỹ Latinh đạt mức thu nhập trung bình thấp. Cột cuối cùng của Bảng 6 cho thấy chỉ còn vài năm nữa để Malaixia và Uruaguay đạt mức thu nhập cao, nếu thu nhập bình quân của các quốc gia này tiếp tục tăng với tốc độ khoảng 3%. Mặt khác, Vênêzuêla, Ảrập Xêút và Syri sẽ cần tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trung bình của giai đoạn 2000-2010 mới có thể đưa các nước này vào nhóm thu nhập cao sớm hơn. Tóm lại, 35 trong số 52 nước thu nhập trung bình hiện đang rơi vào bẫy thu nhập trung bình, trong đó có 30 nước ở bẫy thu nhập trung bình thấp và 5 nước ở bẫy thu nhập trung bình cao. Trong số 35 nước này, có 13 nước châu Mỹ Latinh, 11 nước Trung Đông và Bắc Phi, 6 nước châu Âu cận Sahara, 3 nước châu Á và 2 nước châu Âu. Các quốc gia không nằm trong bẫy thu nhập trung bình hiện nay Còn lại 17 nước thu nhập trung bình khác thì sao? Các nước này có tránh được bẫy hay có nguy cơ rơi vào bẫy? Bảng 7 và 8 liệt kê danh sách các nước này. Trong số 8 nước thu nhập trung bình thấp, không nằm trong bẫy vào thời điểm năm
  • 17. nước thuộc châu Á. Các nước châu Á này nằm trong nhóm thu nhập trung bình thấp với các số năm khác nhau. Trong khi Campuchia, Ấn Độ, Myanma, Pakistan và Việt Nam mới đạt mức thu nhập trung bình thấp chỉ trong thập kỷ qua. Inđônêxia đã ở nhóm thu nhập trung bình thấp hơn 2 thập kỷ (Bảng 7). Thu nhập bình quân của quốc gia này cần phải tăng với tốc độ trung bình năm là 15% trong giai đoạn 2011- 2013 mới tránh được bẫy. Điều này là không thể thực hiện được và do đó, nước này sẽ mắc bẫy thu nhập trung bình trong khoảng thời gian dài. Trường hợp của Pakistan, mặc dù mới đạt mức thu nhập trung bình thấp, nhưng thu nhập bình quân đầu người của nước này cần phải tăng nhanh hơn, gấp đôi tốc độ tăng trung bình giai đoạn 2000- 2010 để không bị rơi vào bẫy. Bảng 7: Các nền kinh tế thu nhập trung bình thấp không nằm trong bẫy vào năm 2010 Quốc gia Khu vực GDP bình quân 2010 (USD năm 1990 theo PPP) Số năm nằm trong nhóm thu nhập trung bình thấp tính đến 2010 Số năm trước khi rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp* Tỷ lệ tăng trưởng trung bình (%) giai đoạn 2000-2010 Tăng trưởng GDP bình quân đầu người (%) để đạt mức 7.250 USD ** Campuchia Châu Á 2.529 6 22 8,2 4,9 Ấn Độ Châu Á 3.407 9 19 6,1 4,1 Inđônêxia Châu Á 4.790 25 3 3,9 14,8 Myama Châu Á 3.301 7 21 9,0 3,8 Pakistan Châu Á 2.344 6 22 2,6 5,3 Việt Nam Châu Á 3.262 9 19 6,1 4,3 Honduras Châu Mỹ La tinh 2.247 11 17 1,6 7,1 Mô-zăm- bích Châu Phi cận Sahara 2.362 4 24 5,8 4,8 Chú thích: (*) = 28 năm - số năm ở mức thu nhập trung bình thấp tính đến 2010); (**):tỷ lệ tăng trung bình cần thiết trong giai đoạn tới để đạt ngưỡng 7.250 USD từ mức thu nhập của năm 2010 trước khi rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp. Nguồn: Levy Economics Institute, 2012 Ngoài 2 nước châu Á có nguy cơ mắc bẫy thu nhập trung bình còn có Honduras. Mặc dù quốc gia này mới trở thành nước thu nhập trung bình thấp, nhưng có thể rơi vào bẫy nếu thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng trưởng ở mức 1,6%. Với tốc độ tăng trưởng đó, đến năm 2083, Honduras vẫn sẽ không thoát khỏi mức thu nhập thấp và, cũng giống như hầu hết các nước châu Mỹ Latinh, sẽ nằm trong nhóm thu nhập trung bình thấp trong khoảng thời gian rất dài trước khi bứt phá khỏi nhóm này. Campuchia, Ấn Độ, Myanma, Việt Nam, và Môzămbíc trở thành các nước thu nhập
  • 18. cách đây gần 1 thập kỷ. Các quốc gia này có thể tránh bẫy thu nhập trung bình thấp nếu thu nhập bình quân của họ tăng với tỷ lệ tương đương tốc độ đạt được trong giai đoạn 2000-2010. Nếu làm được điều này, họ có thể trở thành nước thu nhập trung bình cao trong gần 2 thập kỷ: Myanma năm 2020, Ấn Độ năm 2023, Campuchia và Việt Nam năm 2024 và Môzămbíc năm 2030. Bảng 8 liệt kê 9 nước có thu nhập trung bình cao không nằm trong bẫy thu nhập trung bình cao vào thời điểm năm 2010. Đáng lưu ý, ngoại trừ Trung Quốc và Thái Lan, tất cả các quốc gia này đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp trước khi đạt mức thu nhập trung bình cao. Các quốc gia đó thuộc nhóm thu nhập trung bình thấp trong một nửa thế kỷ. Trong số các nước ở Bảng 8, 5 nước có nguy cơ rơi vào bẫy là Hungari, Thổ Nhĩ Kỳ, Costa Rica, Mêhicô và Oman, nổi bật là trường hợp của Mêhicô. Thu nhập bình quân của Mêhicô vừa mới vượt ngưỡng 7.250 USD sau 8 năm nằm trong nhóm thu nhập trung bình cao. Nếu tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng tương đương với tốc độ trung bình của giai đoạn 2000-2010, phải đến năm 2074 Mêhicô mới đạt mức thu nhập cao. Mặt khác, Trung Quốc, Thái Lan, Bungari và Ba Lan có thể tránh bẫy thu nhập trung bình cao và sẽ chuyển đổi kịp thời sang nhóm thu nhập cao nếu vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân của mình. Với tốc độ gia tăng thu nhập bình quân hiện nay, Ba Lan có thể chuyển sang nhóm thu nhập cao vào năm 2013, Trung Quốc năm 2015, Thái Lan và Bungari năm 2018. Bảng 8: Các nền kinh tế thu nhập trung bình cao không nằm trong bẫy vào năm 2010 Quốc gia Khu vực GDP bình quân 2010 (USD năm 1990 theo PPP) Số năm ở mức thu nhập trung bình thấp Số năm trong nhóm thu nhập trung bình cao tính đến 2010 Số năm trước khi rơi vào bẫy thu nhập trung bình cao* Tỷ lệ tăng trưởng trung bình (%) trong 2000- 2010 Tỷ lệ tăng trưởng trung bình (%) để đạt 11.750 USD** Trung Quốc Châu Á 8.019 17 2 12 8,9 3,2 Thái Lan Châu Á 9.143 28 7 7 3,6 3,6 Bungari Châu Âu 8.497 53 5 9 4,7 3,7 Hungari Châu Âu 9.000 51 10 4 2,4 6,9 Ba Lan Châu Âu 10.731 50 11 3 3,9 3,1 Thổ Nhĩ Kỳ Châu Âu 8.123 51 6 8 2,3 4,7
  • 19. 9 2,9 4,1 Mê-hi-cô Châu Mỹ Latinh 7.763 53 8 6 0,7 7,2 Oman Trung Đông 8.202 33 10 4 1,4 9,4 Chú thích: (*)=15 năm - số năm ở mức thu nhập trung bình cao tính đến 2010; (**): tỷ lệ tăng trưởng trung bình cần thiết trong thời gian tới để đạt ngưỡng 11.750 USD từ mức thu nhập năm 2010 trước khi rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp. Nguồn: Levy Economics Institute, 2012 Ở đây nảy sinh câu hỏi lý thú là: Bẫy thu nhập trung bình có ảnh hưởng đặc biệt đến các nước giàu tài nguyên không? Bằng chứng thu thập được cho thấy, không phải tất cả các nước giàu tài nguyên nhất thiết sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Các nước thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) như Cô-oét, Qatar và các tiểu Vương quốc Ả rập đã đạt mức thu nhập cao. Kazakhstan, nước giàu tài nguyên, bước vào nhóm thu nhập cao năm 2010. Tuy nhiên, một số nước thành viên OPEC như Algêri, Ecuador, Iran và Libi đang rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp, trong khi Ảrập Xêút và Vênêzuêla mắc bẫy thu nhập trung bình cao. Kể từ năm 1950, Ăng-gô-la và Nigêria thuộc nhóm thu nhập thấp, trong khi Irắc từ nhóm thu nhập trung bình thấp rơi trở lại nhóm thu nhập thấp vào năm 1991. Theo phân tích của các nhà kinh tế học, đối với các nước này vấn đề nằm ở việc quản lý hiệu quả nguồn thu nhập từ tài nguyên. II. TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CHẬM VÀ NGUY CƠ RƠI VÀO BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH 2.1. Tốc độ tăng trưởng chậm lại và nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình Phần này xem xét bẫy thu nhập trung bình như một trường hợp đặc biệt của tăng trưởng chậm, được xem như một quá trình đình trệ hay suy thoái kéo dài, thể hiện sự chệch hướng ra khỏi quỹ đạo phát triển trước đó của một nước. Quá trình tăng trưởng chậm thường xảy ra ở các nước thu nhập trung bình và là lý do chính đáng dẫn đến những mối quan tâm chính sách về khả năng rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Hình 3 dưới đây so sánh tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của một số quốc gia khi các nước này đạt mức thu nhập 3.000 USD, nêu bật sự tương phản giữa một số nền kinh tế Đông Á và một số nền kinh tế Mỹ Latinh. Các nước Mỹ Latinh như Mexico, Peru và Brazil đạt được mức này trước tất cả các quốc gia khác trong biểu đồ. Mặc dù khởi đầu tương đối muộn, hai “con hổ” châu Á là Hàn Quốc và Đài Loan đã tiến bộ nhanh chóng, tăng thu nhập bình quân đầu người từ chỗ tương đương 10-20% mức của Hoa Kỳ lên 60-70% mức thu nhập của Hoa Kỳ. Trái ngược hoàn toàn với sự
  • 20. chóng này về mức thu nhập, các nước Mỹ Latinh bị đình trệ (Brazil và Mexico) hoặc thậm chí bị tụt lại đằng sau (Peru) tính theo giá trị tương đối. Hình 3: So sánh giữa các nước về GDP bình quân đầu người GDP bình quân đầu người (tính theo USD và PPP) Nguồn: IMF Chú thích: t1 = 0 được định nghĩa là năm GDP bình quân đầu người của một quốc gia đạt mức 3.000 USD tính theo PPP. Thành tích gần đây của một số quốc gia thu nhập trung bình ở châu Á nằm ở khoảng giữa mức cao nhất của khu vực Đông Á và Mỹ Latinh. Cho đến nay, quỹ đạo của Trung Quốc đã vượt xa, thậm chí cả những quốc gia thành công sớm hơn ở Đông Á, mặc dù quốc gia này đạt được mức thu nhập trên ngưỡng muộn hơn một thập kỷ. Malaixia rõ ràng đã thành công hơn các quốc gia Mỹ Latinh tương ứng, theo cả giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối. Quỹ đạo của Thái Lan có thể so với con đường tăng trưởng ban đầu của các quốc gia như Brazil và Mexico, trong khi đó Inđônêxia có thành tích yếu kém, ngay cả so với Mỹ Latinh. Do thành quả GDP bình quân đầu người của các nước thu nhập trung bình hiện nay ở châu Á nằm ở khoảng giữa các quỹ đạo của Đông Á và Mỹ Latinh, thách thức chính sách đặt ra là cần đảm bảo đi theo quỹ đạo của Đông Á chứ không phải quỹ đạo của Mỹ Latinh. Ở đây có khả năng về một mối liên quan giữa việc trải qua tốc độ tăng trưởng chậm lại và rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Hình 4 cho thấy dữ liệu tương tự về logarit thu nhập, độ dốc của các đường này được coi là tốc độ tăng trưởng. Các nước Mỹ Latinh nói chung dường như tăng trưởng với tốc độ khá nhanh trong ít nhất hai thập kỷ sau khi đạt mức thu nhập trung bình (mặc dù vẫn dưới tốc độ tăng trưởng của Đông Á), nhưng sau đó suy giảm đáng kể, và do đó có sự phân kỳ nhanh chóng so với quỹ đạo của Đông Á.
  • 21. đạo tăng trưởng loga (GDP bình quân đầu người) Nguồn: IMF Chú thích: GDP bình quân đầu người tính theo đơn vị USD đã điều chỉnh theo PPP năm 2005 và t = số năm trên trục X. t = 0 được định nghĩa là năm log (GDP bình quân đầu người) của một quốc gia cụ thể đạt 3000 USD tính theo PPP. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chậm lại không chỉ xảy ra ở các quốc gia thu nhập trung bình. Hình 5 cho thấy sự tương phản giữa các quỹ đạo tăng trưởng của các quốc gia thu nhập thấp đã trải qua giai đoạn tăng trưởng nhanh và liên tục, như Việt Nam và Ấn Độ, so với quỹ đạo tăng trưởng của Ghana, Mauritania và Cote d'Ivoire, từ giai đoạn các quốc gia này đạt được mức thu nhập bình quân đầu người 800 USD đến giai đoạn các quốc gia này đạt được mức thu nhập bình quân đầu người 2.000 USD. Các nước Ghana, Mauritania và Cote d'Ivoire đều trải qua giai đoạn suy thoái và trì trệ sau một quỹ đạo tăng trưởng ấn tượng ban đầu. Bangladesh và Campuchia cho thấy quỹ đạo tăng trưởng đầy triển vọng, điều đó đảm bảo rằng các nước này đi theo Ấn Độ và Việt Nam chứ không phải đi theo quỹ đạo của nhóm các nước châu Phi ở trên. Để nghiên cứu sâu hơn các nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng chậm lại, hình 6 phân tích tốc độ tăng trưởng GDP theo các yếu tố tích lũy và năng suất yếu tố tổng hợp (Total Factor Productivity - TFP), cho các nhóm khu vực khác nhau. Các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng GDP bao gồm vốn vật chất, vốn con người, và gia tăng dân số trong độ tuổi lao động, và phần còn được gọi là tăng trưởng TFP. Trữ lượng vốn vật chất được tính toán dựa trên cơ sở phương pháp kê khai thường xuyên được lấy từ Penn World Tables (một trong những tài liệu chuẩn về dữ liệu thu nhập của quốc gia). Vốn con người được tính bằng bình quân gia quyền của số năm học tiểu học, năm học trung học và năm học đại học được lấy từ bộ dữ liệu Barro-Lee.
  • 22. quốc gia thu nhập thấp (GDP bình quân đầu người) Nguồn: IMF Chú thích: t = 0 được xác định là năm GDP bình quân đầu người của một quốc gia đạt 800 USD tính theo PPP hoặc dữ liệu gần đây nhất. Giai đoạn cuối đối với Việt Nam và Ấn Độ là khi GDP bình quân của các nước này đạt 2.000 USD tính theo PPP. Sụt giảm mạnh tăng trưởng TFP dường như đóng một vai trò quan trọng trong tăng trưởng chậm trước đây. Đối với trường hợp của một số nước Mỹ Latinh trong những năm 1980, với mức tăng trưởng thấp hơn về trữ lượng vốn vật chất cũng góp phần làm cho tốc độ tăng trưởng chậm lại. Ngược lại, những câu chuyện thành công của Đông Á (và gần đây hơn là Trung Quốc và Ấn Độ) được dựa trên cơ sở tăng trưởng TFP mạnh, đặc biệt là ở Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), nơi tăng trưởng TFP mạnh đóng góp hơn một nửa tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người (Hình 6). Hình 6. Các quốc gia tăng trưởng thành công ở châu Á Đóng góp từ lao động Đóng góp từ vốn con người Đóng góp từ vốn vật chất Đóng góp từ TFP Tăng trưởng GDP bình quân đầu người (%) Nguồn: IMF Chú thích: Đối với bốn con hổ châu Á, thời gian bắt đầu là năm 1970 khi GDP bình quân đầu người vượt 3.000 USD tính theo PPP ở mỗi quốc gia. Đối với Trung Quốc và Ấn Độ, thời gian tham khảo được lựa chọn để bắt đầu gần với khoảng thời gian tự do hóa nền kinh tế; 1970-2009 đối với Trung Quốc, và 1980-2009 đối với Ấn Độ.
  • 23. rơi vào bẫy thu nhập trung bình Bằng chứng về tốc độ tăng trưởng chậm và bẫy thu nhập trung bình chỉ ra rằng khi thu nhập bình quân đầu người đạt mức khoảng 16.700 USD tính theo giá quốc tế năm 2005, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người thường chậm lại từ 5,6 xuống đến 2,1%, hay trung bình giảm khoảng 3,5%. Sử dụng các kỹ thuật tính toán tăng trưởng tiêu chuẩn và hồi quy, phân tích của Eichengreen, Park và Shin (2011) lập luận rằng, tốc độ tăng trưởng chậm chủ yếu là do tăng năng suất chậm, trong đó 85% suy giảm tỷ lệ gia tăng sản lượng có thể được giải thích bởi sự sụt giảm tỷ lệ tăng trưởng TFP - dẫn đến sự suy giảm mạnh hơn nhiều so với suy giảm về tích lũy vốn vật chất. Vì vậy, bẫy thu nhập trung bình không chỉ đơn giản là biểu hiện của việc giảm lợi nhuận cận biên từ đầu tư vào vốn vật chất, như mô hình tăng trưởng tân cổ điển đơn giản đề xuất. Quan điểm phổ biến giải thích cho tốc độ tăng trưởng chậm được dựa trên quá trình phát triển theo kiểu Lewis (từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ). Theo quan điểm đó, các yếu tố và các lợi thế tạo ra tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn phát triển nhanh chóng ban đầu, sau đó lợi thế mất đi khi đạt được các mức thu nhập trung bình và trên trung bình, do đó cần đến các nguồn tăng trưởng mới để duy trì tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người bền vững. Trong giai đoạn đầu phát triển, các quốc gia thu nhập thấp có thể cạnh tranh trên các thị trường quốc tế bằng cách sản xuất các sản phẩm sử dụng nhiều lao động, chi phí thấp do sử dụng các công nghệ nhập khẩu từ nước ngoài. Những quốc gia này có thể đạt được sự gia tăng sản lượng mạnh lúc ban đầu thông qua việc tái phân bổ lao động từ khu vực nông nghiệp năng suất thấp sang khu vực chế tạo năng suất cao - hoặc khu vực dịch vụ hiện đại. Tuy nhiên, khi những quốc gia này đạt được mức thu nhập trung bình, lao động nông thôn bán thất nghiệp cạn kiệt và tiền lương bắt đầu tăng lên, do đó mất đi tính cạnh tranh. Tăng trưởng năng suất từ việc tái phân bổ ngành và bắt kịp công nghệ cuối cùng bị kiệt sức, trong khi tiền lương tăng làm cho hàng xuất khẩu thâm dụng lao động kém cạnh tranh hơn trên các thị trường thế giới - vào đúng thời điểm các quốc gia thu nhập thấp khác cũng bắt đầu một giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng. Theo đó, giai đoạn tăng trưởng chậm trùng với thời điểm trong quá trình tăng trưởng khi không thể thúc đẩy tăng năng suất lao động bằng cách chuyển đổi lao động bổ sung từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp và khi lợi nhuận từ nhập khẩu công nghệ nước ngoài giảm đáng kể (hình 7).
  • 24. thu nhập bình quân đầu người so với Hoa Kỳ, năm 1960 và năm 2008 Thunhậptínhtheođầungườisovới HoaKỳ,năm2008(loga%) Thu nhập tính theo đầu người so với Hoa Kỳ, năm 1960 (loga %) Nguồn: World Bank 2012. Quan điểm đan xen nhau về bẫy thu nhập trung bình Một đặc tính khác của bẫy thu nhập trung bình đã được phát hiện trong một nghiên cứu gần đây của Agenor và Ca-nuto năm 2012. Mặc dù nghiên cứu này về cơ bản nhất trí rằng năng suất tăng chậm là nguyên nhân chính của bẫy thu nhập trung bình, nhưng nó khác với các nghiên cứu khác về lý do tại sao tốc độ tăng trưởng năng suất có thể làm suy yếu tăng trưởng và loại chính sách công nào có thể giúp tránh rơi vào trạng thái cân bằng tăng trưởng chậm. Đặc biệt, một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến tăng năng suất, bao gồm các quyết định cá nhân trong việc trang bị các kỹ năng, sự tiếp cận với các loại hình cơ sở hạ tầng công cộng khác nhau, và các yếu tố bên ngoài mạng lưới tri thức - được định nghĩa là khả năng mà một bộ phận người lao động có kỹ năng cao, có trình độ giáo dục tiên tiến tác động tích cực đến hiệu suất, có nghĩa là, khả năng khai thác và thu lợi từ tri thức hiện có của tất cả các nhân công tham gia vào các hoạt động đổi mới. Sử dụng mô hình thế hệ đan xen nhau (overlapping generations - OLG) để phân biệt giữa hai loại lao động, cơ bản và nâng cao. Trong mô hình này, mỗi cá nhân hoặc có các kỹ năng cơ bản hoặc có các kỹ năng nâng cao đều có thể làm việc để sản xuất (hoặc chế tạo) ra hàng hóa cuối cùng, trong khi đó, chỉ những người có kỹ năng tiên tiến có thể làm việc trong lĩnh vực đổi mới (hay tổng quát hơn là các hoạt động sáng tạo). Bởi vì lao động có kỹ năng tiên tiến tương đối hiệu quả hơn trong lĩnh vực sáng tạo, sự gia tăng nguồn cung ứng lao động có kỹ năng tiên tiến thúc đẩy tăng trưởng.
  • 25. cũng giả định rằng các lựa chọn nghề nghiệp là nội sinh; các cá nhân lựa chọn để đầu tư vào giáo dục chỉ khi tiền lương trong khu vực sáng tạo đủ cao, so với khu vực chế tạo. Do sự kết hợp của sự lan tỏa tri thức và tác động của việc vừa học vừa làm, năng suất biên liên quan đến nguồn cung cấp các ý tưởng ban đầu tăng, đặc biệt thích hợp với các quốc gia có trình độ phát triển thấp. Hình 8. Tình trạng rơi vào bẫy thu nhập trung bình Nguồn: Pierre-Richard Agénor, Otaviano Canuto, 2012 Tiếp theo, mô hình này xem xét hai loại cơ sở hạ tầng: cơ sở hạ tầng cơ bản bao gồm đường, điện và viễn thông cơ bản, và cơ sở hạ tầng tiên tiến, bao gồm các công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) tiên tiến nói chung, và mạng truyền thông tốc độ cao nói riêng. Cơ sở hạ tầng tiên tiến được thiết lập tạo điều kiện để truy cập băng thông rộng, tạo điều kiện cho việc xây dựng các mạng tri thức trong nước và quốc tế, thúc đẩy phổ biến thông tin và nghiên cứu. Các mạng băng thông rộng cũng có chức năng như một công cụ mà các lĩnh vực khác có thể tận dụng để phát triển các nền tảng trước đây chưa được khai thác (như giáo dục từ xa và hệ thống y học từ xa) và cho Khi các quốc gia đạt mức thu nhập trung bình, mức lương thực tế trong khu vực chế tạo tại các thành phố tăng hoặc thị phần bị mất, và lợi nhuận từ nhập khẩu công nghệ nước ngoài suy giảm Khi các nền kinh tế chuyển từ thu nhập thấp lên thu nhập trung bình, các quốc gia này có thể cạnh tranh quốc tế bằng cách chuyển từ các sản phẩm nông nghiệp sang các sản phẩm chế tạo sử dụng nhiều lao động, chi phí thấp. Tăng trưởng năng suất từ tái phân bổ ngành và bắt kịp công nghệ đã được khai thác hết, khả năng cạnh tranh quốc tế bị xói mòn, sản lượng và tăng trưởng chậm, và các nền kinh tế bị mắc kẹt, không thể chuyển sang mức thu nhập cao. Cuối cùng, sự cạn kiệt của lao động phổ thông có thể chuyển đổi, hoặc việc mở rộng các hoạt động thu hút lao động đã đạt đến mức cao nhất. Sử dụng các công nghệ nhập khẩu, các nền kinh tế đang phát triển muộn (late-developing economies) đạt được tăng trưởng năng suất do công nhân chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực chế tạo.
  • 26.