Liên hệ thực tiễn về sản xuất hàng hóa

Từ xa xưa đến nay, con người đã trải qua rất nhiều giai đoạn tiến hoá và phát triển để có được những thành tựu như ngày nay. Và một trong những dấu mốc quan trọng nhất trong lịch sử loài người đó là sự ra đời của sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hoá giúp cuộc sống của chúng ta ngày càng văn minh và tiên tiến hơn, mọi thứ đều trở nên đơn giản và tiện lợi hơn rất nhiều. Tuy nhiên, bên cạnh vô vàn lợi ích thì cũng tồn tại rất nhiều hạn chế của sản xuất hàng hoá. Theo dõi bài viết sau để tìm hiểu thêm nhé!

Mục lục

Khái niệm và lịch sử ra đời của sản xuất hàng hoá

Khái niệm

Liên hệ thực tiễn về sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa là gì?

  • Hàng hóa là sản phẩm của quá trình lao động. Hàng hoá có thể thỏa mãn nhu cầu cá nhân hoặc nhu cầu sản xuất của con người thông qua việc trao đổi, mua bán. Hàng hoá là thứ vô cùng cần thiết trong xã hội loài người bởi con người không thể nào tự sản xuất được tất cả mọi thứ đáp ứng nhu cầu bản thân, bắt buộc phải trao đổi với người khác để có thể tồn tại. Do đó, sự xuất hiện của hàng hoá sẽ luôn gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người.
  • Sản xuất hàng hoá được cho là bước ngoặt trong quá trình phát triển của loài người. Sản xuất hàng hoá là hoạt động sản xuất ra sản phẩm mới dựa trên nguyên liệu, công cụ nhưng không phải là để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của bản thân mà dùng để trao đổi, mua bán, đáp ứng nhu cầu của người khác. Việc sản xuất này yêu cầu cần phải tính toán về nhu cầu người mua, chức năng cũng như chất lượng của loại hàng. Thông qua đó đẩy mạnh hoạt động sản xuất và gia tăng lợi nhuận.

Điều kiện để sản xuất hàng hoá ra đời và tồn tại

Phân công lao động xã hội

Phân công lao động sự phân chia lao động xã hội thành các ngành, các nghề khác nhau tạo sự chuyên môn hoá lao động giúp chuyên môn hoá sản xuất. Đây là điều kiện cần để sản xuất hàng hoá ra đời.

Sự phân công lao động sẽ dựa trên các ưu thế mang tính tự nhiên như kỹ thuật, sở trường, năng khiếu của từng cá thể, từng vùng và các ưu thế mang tính xã hội như phong tục, tập quán…

Vì có phân công lao động nên mỗi cơ sở, mỗi người sẽ đảm nhận và sản xuất 1 hoặc 1 vài sản phẩm cụ thể trong khi nhu cầu đời sống con người cần rất nhiều loại sản phẩm nên từng người, từng cơ sở sẽ phụ thuộc lẫn nhau, trao đổi hàng hoá với nhau. Do vậy, phân công lao động xã hội giúp năng suất lao động tăng lên và ngày càng có nhiều sản phẩm mới để trao đổi.

Sự tách biệt tương đối giữa những người sản xuất về kinh tế

Ngoài điều kiện cần thì cần phải có điều kiện đủ, đó là sự tách biệt mang tính tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất.

Có thể nói người sở hữu tư liệu sản xuất là người sở hữu sản phẩm lao động, mỗi người là độc lập và sẽ sở hữu những thứ khác nhau dẫn đến sẽ có cạnh tranh, họ đối lập với nhau nhưng vẫn phụ thuộc lẫn nhau vì người này muốn sử dụng sản phẩm của người khác cần phải qua trao đổi, mua bán hàng hoá. Sản phẩm được mang ra trao đổi phải dựa theo nguyên tắc ngang giá để đảm bảo tính công bằng, bình đẳng, đảm bảo lợi ích của các chủ thể.

Ưu thế và hạn chế của sản xuất hàng hoá

Ưu thế của sản xuất hàng hóa

Liên hệ thực tiễn về sản xuất hàng hóa
Lợi ích sản xuất hàng hóa đem lại

Việc sản xuất hàng hoá sẽ mang lại rất nhiều lợi thế cho cả cá nhân, xã hội.

  • Đầu tiên, phân công lao động xã hội là điều kiện cần cho sự ra đời của sản xuất hàng hoá nên khi sản xuất hàng hoá phát triển thì phân công lao động cũng sẽ phát triển, nâng cao chuyên môn hóa lao động, mở rộng mối liên hệ giữa các ngành nghề, các vùng thậm chí giữa các quốc gia với nhau.

Sự mở rộng các mối quan hệ giao lưu, hợp tác này không chỉ cải thiện đời sống vật chất mà còn nâng cao, đa dạng hoá đời sống văn hoá và tinh thần.

Không chỉ vậy, sản xuất hàng hoá còn phá vỡ sự bảo thủ, lạc hậu nhằm tạo điều thuận lợi khi ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội và nhu cầu xã hội được đáp ứng đầy đủ hơn.

  • Thứ hai, nhờ những quy luật vốn có của sản xuất và trao đổi hàng hoá như quy luật cạnh tranh, quy luật cung – cầu, quy luật giá trị đòi hỏi người sản xuất hàng hoá phải biết nhạy bén, tính toán kỹ lưỡng, biết cải tiến các kỹ thuật, mô hình sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất. Từ đó, các sản phẩm làm ra không chỉ đa dạng, chất lượng mà còn có mức giá phù hợp cho cả bên sản xuất lẫn người tiêu dùng.

Hạn chế của sản xuất hàng hoá

Tuy sản xuất hàng hoá mang lại nhiều lợi thế nhưng cũng sẽ mang lại nhiều mặt hạn chế của sản xuất hàng hoá cho cá nhân, cho toàn xã hội. Nhiều hạn chế có thể kể đến như phân biệt giàu nghèo, khủng hoảng, lạm phát, phá hoại và gây ô nhiễm môi trường, hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan,… Cùng điểm qua một số hạn chế tiêu biểu và hướng giải quyết phù hợp dưới đây.

Liên hệ thực tiễn về sản xuất hàng hóa
Top 4 hạn chế nổi bật của sản xuất hàng hóa

Lạm phát và phân hoá giàu nghèo

Liên hệ thực tiễn về sản xuất hàng hóa
Lạm phát tăng cao gây ra hậu quả nghiêm trọng

Lạm phát là sự tăng giá liên tục của hàng hoá/ dịch vụ dẫn đến tiền tệ bị mất giá. Nôm na là khi giá cả một món hàng tăng lên, thay vì dùng 1 đồng để mua thì phải dùng đến 2, 3 đồng mới mua được, lượng hàng hóa mua được sẽ ít đi.

Lạm phát có cả mặt tích cực lẫn tiêu cực và khi mức độ lạm phát tăng cao thì sẽ tạo ra nhiều hệ quả xấu. Tỷ lệ lạm phát tăng khiến cho các mức lãi suất cũng tăng theo dẫn đến những hạn chế của sản xuất hàng hoá và gây ra tình trạng suy thoái kinh tế, thất nghiệp trầm trọng.

Tình trạng lạm phát còn khiến đồng tiền của nước này trở nên mất giá hơn so với các nước khác, gia tăng khoản nợ với nước ngoài, gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và địa thế của nước đó trên thị trường quốc tế.

Lạm phát tăng cao nhưng mức thu nhập của người dân tăng ít hoặc không đổi sẽ khiến họ lâm vào tình trạng khó khăn, nhiều người bỏ việc dễ dẫn đến tình trạng bất ổn trong xã hội, tệ nạn gia tăng.

Lạm phát trong sản xuất hàng hoá còn tạo ra khoảng cách giàu nghèo lớn gây ra những hạn chế của sản xuất hàng hoá. Có nhiều người sẽ đầu cơ trục lợi dùng tiền để thu gom, vơ vét hàng hoá khiến cho mặt hàng đó trở nên khan hiếm, làm mất cân đối quan hệ cung – cầu khiến cho giá cả các mặt hàng tăng cao. Khi ấy, những người nghèo sẽ càng khó khăn hơn khi không thể mua hàng hoặc phải trả khoản tiền cao hơn rất nhiều. Tình trạng này gây rối loạn nền kinh tế – xã hội, tạo sự chênh lệch giàu nghèo lớn.

Chúng ta có thể ngược thời gian về năm 2020 khi dịch bệnh Covid-19 bùng nổ trong cộng đồng, các loại hàng hóa trở nên khan hiếm đặc biệt là khẩu trang y tế. Nhiều người đã nhân lúc này thu mua số lượng lớn khẩu trang và bán ra với mức giá cao gấp 3, 4 lần so với bình thường. Nhiều nhà thuốc, công ty sản xuất cũng tồn trữ khẩu trang nhằm đẩy mức giá lên cao để thu lợi về cho mình. Những việc này đều gây mất trật tự xã hội, nhiều người không thể mua được khẩu trang và có nhiều người phải mua với giá cao trong khi tình hình kinh tế đang không ổn định do dịch bệnh. Tình trạng này buộc các cơ quan nhà nước phải can thiệp như nghiêm phạt những người đầu cơ trục lợi; khuyến khích, thúc đẩy sự sản xuất tại các cơ sở sản xuất vật phẩm y tế; cung cấp khẩu trang miễn phí cho người dân, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn; bình ổn lại mức giá chung,…

Cạn kiệt tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường

Liên hệ thực tiễn về sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa hàng loạt gây ô nhiễm môi trường

Sản xuất hàng hoá cần phải có nguyên liệu và công cụ, vậy thì nguyên liệu ở đâu mà có, công cụ từ đâu mà ra? Chính là từ việc con người khai thác từ thiên nhiên.

Bắt đầu từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ I năm 1760, con người đã khai thác khoáng sản với quy mô lớn để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất. Cho đến nay, với sự tiến bộ trong công nghiệp, lượng khoáng chất cần cho nghiên cứu, chế tạo, vận hành còn lớn hơn rất nhiều cộng thêm trợ lực của máy móc nên con người đã khai thác mà không biết ngừng, dẫn đến nguồn tài nguyên ngày càng suy giảm thậm chí biến mất.

Đặc biệt trong đó có những tài nguyên rất quan trọng nhưng không thể tái tạo như dầu mỏ, nó chiếm khoảng 40% trên tổng số năng lượng được sử dụng toàn cầu. Cạn kiệt dầu sẽ dẫn đến rất nhiều tác động tiêu cực như chi phí tăng cao, các hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đình trệ, nhiều công ty không thể hoạt động sẽ dẫn đến phá sản,… đây là hạn chế của sản xuất hàng hoá tiêu biểu nhất.

Xã hội đang phát triển không ngừng, đã có rất nhiều thành tựu khoa học – kỹ thuật ra đời tạo nên những đột phá mới về công nghệ. Song song với sự phát triển ấy là môi trường ngày càng bị tàn phá nặng nề. Các chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp, khói bụi tích tụ trong bầu khí quyển, lắng đọng trong đất, nước khiến cho nhiều sinh vật bị biến đổi gen, có nguy cơ tuyệt chủng. Thậm chí những vật liệu độc hại còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người.

Nguồn nhân lực và trang thiết bị không đáp ứng nhu cầu sản xuất

Liên hệ thực tiễn về sản xuất hàng hóa
Nguồn nhân lực không được đảm bảo

Nguồn lao động là nguồn lực quan trọng nhất và luôn là yếu tố then chốt mang đến sự thành công cho mỗi doanh nghiệp, quốc gia. Không chỉ là lực lượng sản xuất chủ chốt mà còn nâng cao năng lực để cạnh tranh của doanh nghiệp, tổ chức hay một đất nước.

Hiện nay, ở nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam đang đối mặt với thực trạng số người lao động tuy dồi dào nhưng vẫn còn rất nhiều thiếu sót tạo ra nhiều hạn chế của sản xuất hàng hoá.

Số lượng nhân công có tay nghề, trình độ chuyên môn cao còn thấp, đa phần là lao động chân tay. Điều này gây khó khăn cho việc chuyển đổi sản xuất trong các doanh nghiệp khi người lao động không đủ khả năng nắm bắt, vận hành và sử dụng máy móc vào sản xuất.

Ngoài ra, tốc độ đổi mới, cải tiến các thiết bị công nghệ chưa đồng đều và còn tụt hậu hơn so với các nước các nước phát triển khác mang lại rất nhiều hạn chế của sản xuất hàng hoá để có thể cạnh tranh về giá cả, thị trường.

Chẳng hạn như ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp nội địa vẫn chưa ứng dụng được nhiều các kỹ thuật tiên tiến, các khâu sản xuất và sản phẩm chưa có sự đổi mới, sáng tạo. Đặc biệt là các nguyên liệu sản xuất đa phần là phải nhập khẩu từ nước ngoài, bị phụ thuộc về giá và không có tính ổn định. Những điều này không chỉ khiến mức chi phí sản xuất tăng, mà cả về giá cả và chất lượng sản phẩm cũng không ổn định, khó cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài khác.

Hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan

Liên hệ thực tiễn về sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa kém chất lượng làm mất uy tín

Sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, nhiều cá nhân doanh nghiệp vì muốn giảm thiểu chi phí sản xuất xuống thấp nhất để thu được nhiều lợi nhuận mà bất chấp sức khỏe, thậm chí tính mạng của người tiêu dùng để sản xuất ra các sản phẩm kém chất lượng.

Hạn chế của sản xuất hàng hoá kém chất lượng không chỉ làm mất uy tín mà còn khiến khách hàng mất niềm tin vào các sản phẩm của doanh nghiệp trong nước. Từ đó càng khó khăn hơn đối với các công ty nội địa khác khi sản xuất và ra mắt sản phẩm đến người tiêu dùng. Càng quan trọng hơn khi những sản phẩm này sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Ở Việt Nam, năm 2019 các cơ quan, lực lượng chức năng đã xử lý 149.502 vụ việc vi phạm; Quản lý thị trường đã phát hiện và xử lý 82.300 vụ vi phạm. Vào năm 2020, chỉ riêng ở TP. Hồ Chí Minh đã có đến 1.013 vụ vi phạm tại các TTTM, chợ và các cửa hàng kinh doanh khác.

Tạm kết

Không ai có thể phủ nhận những lợi ích mà sản xuất hàng hoá đã đem đến song song với đó mỗi người đều cần phải nhìn nhận rõ ràng hơn những khuyết điểm và hạn chế của sản xuất hàng hoá. Những điều này vẫn đang tồn tại và gây ảnh hưởng tiêu cực đến con người, đến trái đất mà chúng ta đang sống. Hy vọng qua bài viết này người đọc sẽ có thêm cái nhìn mới về sản xuất hàng hoá và từ đó có những giải pháp thiết thực hơn để cải thiện những hạn chế còn đang tồn đọng.