Ldh trong xét nghiệm máu là gì năm 2024

Khi có các tình trạng bệnh lý gây tổn thương tế bào và mô trong cơ thể như gan, thận, tim... người bệnh thường được chỉ định làm xét nghiệm LDH để đánh giá tổn thương. Xét nghiệm LDH máu giúp chẩn đoán, theo dõi tình trạng tổn thương và hỗ trợ đáng kể cho công tác điều trị.

Lactate dehydrogenase, viết tắt là LDH, là một enzyme có mặt trong hầu hết các tế bào và mô như cơ vân, cơ tim, gan, thận, hạch bạch huyết, não, lách, tụy, dạ dày, hồng cầu, bạch cầu... LDH tham gia vào phản ứng chuyển hóa Pyruvate thành lactat, giúp chuyển hóa đường thành năng lượng cho cơ thể sử dụng.

Khi cơ thể bình thường, LDH chỉ tồn tại trong tế bào và chỉ có một lượng rất nhỏ trong máu. Tuy nhiên, khi có tình trạng hủy hoại mô, tế bào như chấn thương... sẽ khiến LDH được giải phóng vào máu khiến nồng độ LDH trong máu tăng cao. Do đó, xét nghiệm LDH là xét nghiệm đo lường nồng độ enzyme LDH trong máu, giúp các bác sĩ tìm kiếm dấu hiệu tổn thương mô và tế bào.

Ldh trong xét nghiệm máu là gì năm 2024
Xét nghiệm LDH đo lường nồng độ LDH trong máu và giúp tìm kiếm dấu hiệu tổn thương tế bào, mô

Vậy nguyên lý của xét nghiệm LDH là gì? Hoạt độ LDH trong máu được đo bằng phương pháp động học enzyme. Lactate và ND+ được chuyển hóa thành pyruvat và NADH dưới tác dụng của enzyme LDH. Do đó, hoạt độ của LDH sẽ được đo bằng sự gia tăng NADH theo thời gian.

Tuy nhiên, xét nghiệm LDH máu đơn lẻ là chưa đủ để kết luận nguyên nhân bệnh lý nên cần kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng khác. Vì enzyme LDH có mặt ở nhiều mô khác nhau trong cơ thể nên sẽ được phân thành nhiều loại, bao gồm:

  • LDH-1: Tim, tế bào máu đỏ, mầm tế bào thận
  • LDH-2: Hệ thống lưới nội mô
  • LDH-3: Phổi và các mô khác
  • LDH-4: Thận, nhau thai và tụy
  • LDH-5: Gan và cơ vân

2. Mục đích của xét nghiệm LDH là gì?

Xét nghiệm LDH máu cho biết sự hiện diện và mức độ nghiêm trọng của tình trạng tổn thương tế bào và mô cũng như được chỉ định để theo dõi tiến triển của một số bệnh lý như ung thư, bệnh thận, bệnh gan, … Do đó, xét nghiệm LDH thường được thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Bệnh lý tim mạch và cơ: Nồng độ LDH tăng trong một số bệnh lý cơ tim hay cơ vân như phì đại cơ, chấn thương cơ, hoại tử mô, tai biến mạch máu não, huyết áp thấp, …
  • Bệnh gan: LDH máu tăng cao trong các tình trạng gây tổn thương tế bào gan như nhiễm trùng, nhiễm độc gan do thuốc, rượu, ung thư di căn gan, …
  • Bệnh phổi: Xét nghiệm LDH máu là xét nghiệm hữu ích để chẩn đoán thuyên tắc mạch phổi. Ngoài ra, xét nghiệm LDH còn giúp phân biệt dịch thấm và dịch tiết màng phổi.
  • Phân biệt thiếu máu: Test LDH giúp phân biệt giữa thiếu máu Biermer và thiếu máu tan máu.
  • Ngoài ra, LDH cũng thường được sử dụng trong quá trình điều trị một số loại ung thư như ung thư máu, ung thư hạch bạch huyết để theo dõi phản ứng của cơ thể.

3. Giải thích nghĩa của xét nghiệm LDH

Nồng độ LDH trong máu người bình thường khỏe mạnh là từ 110 – 210 IU/L hay 1,83-3,59 µkat/L. Đây là giá trị tham chiếu và có thể thay đổi theo độ tuổi, phòng thí nghiệm. Ngoài ra, mức LDH ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường cao hơn người trưởng thành.

Ldh trong xét nghiệm máu là gì năm 2024
Một số thuốc điều trị có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm LDH máu

Sự thay đổi mức LDH trong cơ thể là dấu hiệu chứng tỏ có sự bất thường về tế bào hoặc mô, cụ thể:

3.1. Tăng mức LDH

Xét nghiệm LDH có kết quả cao hơn bình thường là dấu hiệu của tổn thương mô, có thể là những tình trạng sau:

  • Tổn thương cơ: Nhồi máu cơ tim, viêm đa cơ, loạn dưỡng cơ Duchene.
  • Tổn thương tụy: Viêm tụy cấp.
  • Tổn thương gan: Viêm gan nhiễm khuẩn, viêm gan do rượu hoặc thuốc, chất độc, ung thư di căn gan.
  • Tổn thương thận: Suy thận cấp, nhồi máu thận, viêm cầu thận cấp, ghép thận.
  • Tổn thương phổi: Tắc mạch phổi, nhồi máu phổi.
  • Tổn thương các cơ quan khác như thiếu máu tan máu, thiếu máu Biermer, thiếu acid folic, bệnh lơ-xê-mi dòng hạt.

3.2. Giảm mức LDH

Tình trạng giảm mức LDH hiếm khi xảy ra. Trên thực tế, có 2 loại đột biến gen có thể làm cho LDH giảm thấp. Ngoài ra, một số người có LDH thấp do sử dụng một lượng lớn vitamin C.

4. Lưu ý khi làm xét nghiệm LDH máu

Kết quả xét nghiệm LDH máu có thể bị ảnh hưởng bởi:

  • Kỹ thuật lấy mẫu bệnh phẩm.
  • Người bệnh hoạt động gắng sức trước khi làm xét nghiệm.
  • Các thuốc làm tăng mức LDH: Steroid chuyển hóa, thuốc gây mê, thuốc chẹn beta giao cảm, clofibrate, morphin, thuốc chống viêm không phải steroid, levodopa, nifedipine, paroxetine, procainamide, kháng sinh, aspirin, diltiazem, fluor, itraconazol, propylthiouracil, sulfasalazin, verapamil, rượu.
  • Thuốc làm giảm LDH: Vitamin C, oxalat.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng nồng độ LDH trong máu. Bởi vậy, xét nghiệm LDH thường được kết hợp với một số xét nghiệm hỗ trợ khác. Do đó, trong mọi trường hợp, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chỉ định các xét nghiệm phù hợp với tình trạng bệnh lý của mình.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám Drip Hydration, Quý khách vui lòng bấm số 0334 458 686 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu