Kiểm tra tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu năm 2024

Tiểu đường thai kỳ là bệnh mà không mẹ bầu nào mong muốn nó sẽ xảy ra. Vì nó có thể gây nên nhiều biến chứng xấu. Để biết được nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu. Trước hết, các chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu rõ về tình trạng bệnh này.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Bệnh tiểu đường thai kỳ được biết đến là tình trạng bệnh có biểu hiện rối loạn chuyển hóa insulin ở người mẹ đang trong giai đoạn mang thai, thông thường sẽ xuất hiện từ tuần thứ 24.

Theo định nghĩa của WHO (Tổ chức Y tế thế giới), tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ) được hiểu là “tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong suốt thời gian mang thai”.

Nguyên nhân chủ yếu mà chuyên gia chia sẻ của bệnh lý tiểu đường này là do rối loạn hormone khi đang mang thai, làm chu trình chuyển hóa insulin bị rối loạn.Trong giai đoạn mang thai của người mẹ, để có đủ năng lượng cung cấp tốt nhất cho con, cơ thể người mẹ sẽ tự động kháng insulin với một mức độ nhất định, hợp lý. Tuy nhiên, đến khoảng thời gian người mẹ mang thai ở tam cá nguyệt thứ 2, thì nhu cầu năng lượng của bé trong bụng mẹ sẽ tăng cao. Do đó có thể làm tình trạng kháng insulin của mẹ bầu sẽ diễn ra quá mức.

Đặc biệt, với các mẹ bầu có chế độ ăn uống có nhiều đồ ngọt, tình trạng này có thể trầm trọng hơn. Lượng đường trong máu tăng cao, vượt qua ngưỡng cho phép sẽ gây nên bệnh tiểu đường thai kỳ cho các mẹ bầu.

Kiểm tra tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu năm 2024
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hóa insulin khi mang thai

Dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ

Thực tế, các dấu hiệu nhận biết người mẹ bị tiểu đường thai kỳ thường không rõ ràng. Do đó, các mẹ bầu thường hay lơ là cũng như bỏ qua. Điều này có thể rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến các hậu quả và biến chứng của bệnh tiểu đường trong giai đoạn đang mang thai, không những làm ảnh hưởng đến mẹ mà còn ảnh hưởng đến em bé trong bụng.

  • Đối với người mẹ, bị tiểu đường sẽ dễ gặp phải nguy cơ sinh non, sảy thai, tiền sản giật, tăng huyết áp, gây tình trạng chuyển dạ kéo dài, khó sinh hay tăng cơ sang chấn, băng huyết sau sinh.
  • Đối với em bé trong bụng sẽ làm tăng tỷ lệ dị tật bẩm sinh, rối loạn tăng trưởng. Đồng thời có nguy cơ nhiễm đái tháo đường tuýp 2 khi bé trưởng thành, tăng tỷ lệ tử vong chu sinh cao gấp từ 2 đến 5 lần, thậm chí nguy hiểm hơn là bé chết lưu do bị ngạt thở,…

Vì sao nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Theo chia sẻ của các chuyên gia, hormone nhau thai có tác dụng kích thích sự phát triển của thai nhi trong bụng. Khi lượng hormone này quá nhiều sẽ có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người mẹ. Do đó, việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu là điều mà mẹ cần nắm. Mục đích hỗ trợ phòng tránh một vài biến chứng nguy hiểm mà bệnh tiểu đường có thể gây ra cho cả mẹ và bé.

Đối với người mẹ có thể gặp phải một số biến chứng như trên, nguy hiểm nhất là gây tiền sản giật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ, thậm chí có khả năng gây tử vong. Mặt khác, khi bị tiểu đường thai kỳ, bác sĩ cũng có thể khuyên người bệnh nên tiến hành sinh mổ. Phương pháp này cũng giống với các loại phẫu thuật khác, có tiềm ẩn một số nguy cơ rủi ro nhất định đối với hai mẹ con.

Không chỉ gây ảnh hưởng đối với sức khỏe hiện tại, tình trạng đái tháo đường thai kỳ còn ảnh hưởng sức khỏe người mẹ trong tương lai. Sau khi sinh con xong, người mẹ sẽ có khả năng mắc đái tháo đường tuýp 2. Đây chính là lý do, những người mắc tiểu đường trong khoảng thời gian mang thai thì cần phải đi xét nghiệm tiểu đường ngay cả sau khi sinh con để kịp thời kiểm soát đường huyết và không gây nhiều hậu quả lớn cho mẹ và bé.

Kiểm tra tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu năm 2024
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là cần thiết trong quá trình mang thai

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu?

Để hạn chế được những biến chứng nguy hiểm mà bệnh tiểu đường thai kỳ gây ra, việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu là thông tin mà người mẹ cần biết. Nhằm đảm bảo mức độ an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé trong giai đoạn đang mang thai.

Thời điểm thực hiện xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường trong quá trình mang thai lần đầu ở giai đoạn tuần 24 đến 28 của thai kỳ, đối với phụ nữ chưa được chẩn đoán bệnh tiểu đường trước đây.

Với các thai phụ có nguy cơ cao nên tầm soát tiểu đường thai kỳ sớm hơn. Cụ thể:

  • Phụ nữ mang thai đã ngoài 35 tuổi.
  • Trong gia đình thai phụ có người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Có tiền sử là bản thân đã mắc tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước đó.
  • Cơ thể thừa cân, béo phì trước hay trong quá trình mang thai.
  • Đứa con trước nặng hơn số cân là 4,1kg.
  • Tăng cân quá mức trong thai kỳ

Các bác sĩ chuyên môn sẽ sử dụng nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống, các tiêu chuẩn chẩn đoán không mang thai phù hợp trên lâm sàng.

Phụ nữ đã có tiền sử bệnh tiểu đường trong thai kỳ nên thực hiện các xét nghiệm, mục đích có thể phát hiện sự phát triển của đái tháo đường hay tiền đái tháo đường ít nhất khoảng 3 năm/lần. Phụ nữ đã có tiền sử tiểu đường thai kỳ, sau đó được phát hiện là tiền đái tháo đường thì cần được tiến hành can thiệp, đồng thời cần xây dựng một lối sống tích cực để phòng tránh bệnh một cách hiệu quả.

Kiểm tra tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu năm 2024
Mẹ bầu nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần thứ 24 đến 28

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nhịn ăn bao lâu?

Bên cạnh việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu cần người mẹ lưu ý, thì một số việc cần làm khi xét nghiệm cũng cần được tuân thủ, nhằm đưa ra kết quả chính xác nhất và tiết kiệm thời gian.

Nhìn chung, tùy vào loại xét nghiệm thực hiện mà bác sĩ chuyên môn sẽ yêu cầu bạn nhịn đói hay không. Nếu mẹ bầu thực hiện xét nghiệm đường máu lúc đói, bạn sẽ bắt buộc nhịn đói trước khi tiến hành xét nghiệm. Cụ thể, trước khi xét nghiệm bạn nên nhịn ăn ít nhất 8 tiếng. Điều này nhằm giúp kết quả kiểm tra được chính xác nhất.

Đồng thời, bạn cần có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và luôn giữ cho tâm lý của bản thân được thoải mái trước khi thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.

Mặt khác, với hình thức xét nghiệm đường glucose ngẫu nhiên thì người mẹ vẫn có thể ăn uống trước khi thực hiện. Phương pháp này tiến hành khá đơn giản và cho ra kết quả tương đối chính xác. Trước khi thực hiện bất kỳ phương pháp nào, bạn cần chủ động tìm hiểu hay hỏi qua ý kiến của bác sĩ để biết chính xác bản thân có cần phải nhịn ăn hay không.

Đọc thêm: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu tiền?

Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu được giải đáp là từ tuần 24 đến 28 của thai kỳ. Đồng thời việc xét nghiệm này có thể được thực hiện theo hai phương pháp, và có quy trình như sau:

  • Bước 1: Mẹ bầu sẽ được lấy máu lúc đói. Sau đó, mẹ bầu sẽ được uống 75g đường
  • Bước 2: Mẹ bầu sẽ được lấy máu sau 1 giờ uống đường
  • Bước 3: Mẹ bầu sẽ được lấy máu sau 2 giờ uống đường

Phương pháp dung nạp glucose đường uống sẽ phải được thực hiện vào buổi sáng sau khi mẹ bầu đã nhịn đói từ 8 đến 12 tiếng. Người mẹ được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ khi giá trị glucose huyết đáp ứng một trong ba tiêu chí sau:

Khi đói >= 92 mg/dL (5,1 mmol/L) Thời điểm lúc 1 giờ >= 180 mg/dL (10,0 mmol/L) Thời điểm lúc 2 giờ >= 153 mg/dL (8,5 mmol/L)

Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường thai kỳ

Theo các tư vấn dinh dưỡng của chuyên gia, chế độ ăn uống lành mạnh sẽ bao gồm đủ các nhóm chất từ đạm, chất béo, chất xơ và chất bột đường. Theo đó, khuyến cáo của các chuyên gia về chế độ dinh dưỡng cho tiểu đường thai kỳ như sau:

  • Chất đạm: Từ 12 đến 20% tổng năng lượng ăn vào
  • Chất béo: Từ 25 đến ít hơn 30% tổng năng lượng ăn vào
  • Chất xơ: Bổ sung từ 20 đến 35g vào mỗi ngày
  • Chất đường bột: Từ 50 đến 55% tồng lượng ăn vào

Để hạn chế tối đa trường hợp đường huyết tăng cao, các mẹ bầu cần có chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng. Trong đó cần phải bao gồm đủ 4 nhóm thực phẩm từ chất đạm, béo, tinh bột, đồng thời cần có các loại vitamin và khoáng chất.

Thực tế, trong đào tạo dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, bác sĩ khuyên bạn nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để không làm tăng lượng đường huyết sau ăn. Đồng thời hạ đường máy quá nhanh sau xa bữa ăn. Theo đó, mẹ nên ăn đủ 3 bữa chính và có 1 đến 2 bữa ăn phụ:

Nhóm tinh bột

Tinh bột là dinh dưỡng được tìm thấy trong khá nhiều loại thực phẩm. Hầu hết tinh bột đều có thể thủy phân trở thành đường glucose. Do đó, các mẹ bầu cần ăn tinh bột để có sức khỏe tốt, hỗ trợ em bé trong bụng luôn được khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc ăn nhiều tinh bột có thể làm tăng đường huyết, do đó cần lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và ít làm tăng đường huyết. Ví dụ: Bún tươi, gạo lứt, gạo tấm, ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu còn nguyên hạt,…

Chất đạm

Cá, thịt nạc, trứng, sữa, các loại đậu,… Đều là thực phẩm giàu hàm lượng chất đạm, tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Kiểm tra tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu năm 2024
Bổ sung thêm chất đạm vào chế độ ăn

Chất béo

Các mẹ nên sử dụng các loại thịt nạc như thịt bò, gia cầm, thịt heo, cá,… Bên cạnh đó, nên bổ sung các loại hạt có dầu, sử dụng loại dầu thực vật trong quá trình chế biến các món ăn thường ngày,…

Bổ sung rau củ quả

Trong chế độ dinh dưỡng cho tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần ăn ít nhất từ 500 đến 600g rau xanh vào mỗi ngày. Nên ăn rau trước những bữa ăn chính nhằm hạn chế tình trạng tăng đường huyết sau khi ăn. Bởi trong rau xanh là nguồn chất xơ cao, đồng thời ngăn hấp thu chất tinh bột.

Các loại trái cây

Khi mang thai, mẹ bầu nên chọn ăn các loại trái cây ít ngọt, có chỉ số đường huyết thấp như bơ, dâu, bưởi, kiwi xanh, dưa gang,… Các mẹ có thể sử dụng các loại hoa quả này sau bữa ăn, chú ý nên ăn cả phần cái để tận dụng chất xơ có trong các loại quả.

Sữa cũng như các loại thực phẩm được làm từ sữa

Sữa, thực phẩm từ sữa chính là nguồn cung cấp năng lượng, giàu hàm lượng đạm và canxi cùng với các loại dưỡng chất cần thiết khác. Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng đường huyết tăng cao, các mẹ nên sử dụng các loại sữa tách béo hoặc sữa ít béo, sữa tươi không đường, phô mai,…

Nếu các mẹ bị tiểu đường thai kỳ kém, hay bị suy dinh dưỡng, ít lên cân thì nên tham khảo qua các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng đối với người tiểu đường trong quá trình mang thai, để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ các chất, giúp con phát triển bình thường và khỏe mạnh.\