Khoảng tham chiếu trong xét nghiệm pcr là gì

Giờ đây, chẩn đoán, sàng lọc COVID-19 bằng nhiều phương pháp đã có mặt ở khắp nơi, nhưng vấn đề đang nổi lên hiện nay là kết quả xét nghiệm âm tính giả và khả năng tái nhiễm gây hoang mang cho mọi người.

Cách phê duyệt lưu hành xét nghiệm chẩn đoán COVID-19

- Thông thường, các xét nghiệm được sử dụng tại phòng thí nghiệm phải được phân loại là “chẩn đoán in vitro (IVD)” bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và trải qua một quy trình phê duyệt nghiêm ngặt để được cấp phép lưu hành bởi FDA. Các xét nghiệm mới cần được so sánh hiệu quả với các xét nghiệm đang được công nhận là “tiêu chuẩn vàng” hay “tiêu chuẩn tham chiếu” hiện tại. Nhưng hiện nay không có xét nghiệm chẩn đoán “tiêu chuẩn vàng” đối với SARS-CoV-2 vì virus này là hoàn toàn mới.

- Vào ngày 4 tháng 2 năm 2020, Bộ trưởng Dịch vụ và Sức khỏe Con người (HHS) đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng, và do đó, các xét nghiệm chẩn đoán in vitro để phát hiện SARS-CoV-2 được ủy quyền sử dụng khẩn cấp (EUA). Các xét nghiệm EUA của FDA yêu cầu được công bố về độ nhạy và độ đặc hiệu. Độ nhạy là lượng chất nhỏ nhất trong mẫu có thể được phát hiện một cách đáng tin cậy bằng xét nghiệm (giới hạn phát hiện). Độ đặc hiệu là khả năng của xét nghiệm chỉ phát hiện chất mong muốn trong mẫu mà không phản ứng chéo với các chất khác.

- Theo thống kê ngày 24 tháng 4 năm 2020), có 45 bộ xét nghiệm COVID-19 thương mại và 10 xét nghiệm do phòng thí nghiệm phát triển (các xét nghiệm được phát triển bởi chính phòng xét nghiệm) đã được FDA phê duyệt EUA.

Khoảng tham chiếu trong xét nghiệm pcr là gì

Những yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm & gây ra kết quả âm tính giả?

Kết quả xét nghiệm 'âm tính giả' là các trường hợp người thực sự mắc bệnh có kết quả âm tính thay vì dương tính. Đối với các xét nghiệm realtime RT-PCR tương tự với nguyên lý đang dùng để xét nghiệm COVID-19 hiện nay, âm tính giả xảy ra vì nhiều lý do, một trong các lý do là mức độ RNA của virus nằm dưới giới hạn phát hiện của xét nghiệm. Một số nguyên nhân được trình bày như sau:

1. Cách thu mẫu:

Các xét nghiệm khác đã cho thấy việc lấy mẫu tốt dẫn đến kết quả chính xác. Nhưng trong trường hợp này, chúng ta vẫn chưa biết như thế nào là “thu mẫu COVID-19 tốt”. Mẫu họng mũi (NP) là loại mẫu cho COVID-19 theo khuyến cáo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), nhưng các khuyến cáo này thay đổi nhanh chóng. Hướng dẫn của CDC đã được sửa đổi trong vài tuần qua để cho phép xét nghiệm mẫu đường hô hấp dưới, mẫu hầu họng (OP),... Khả năng phát hiện bệnh từ các mẫu này vẫn chưa được xác định chính xác hoàn toàn.

Dữ liệu về vấn đề này vẫn còn chưa đầy dủ, nhưng thực nghiệm cho thấy mẫu NP (có thể là mẫu OP) là loại mẫu thích hợp để phát hiện SARS-CoV-2 và có tải lượng virus cao nhất trong số các loại mẫu. Ngược lại, bằng chứng khác thể hiện mẫu nước tiểu và huyết thanh không phải là loại thích hợp để xét nghiệm COVID-19. Một số nghiên cứu cho biết mẫu càng được thu thập sau khi có các triệu chứng đầu tiên, khả năng có kết quả xét nghiệm âm tính giả càng cao . Với dữ liệu hiện tại, việc thu thập sai loại mẫu hoặc không đúng thời điểm gần như chắc chắn góp phần vào kết quả xét nghiệm âm tính giả.

2. Cách vận chuyển

Phần lớn kiến ​​thức về vận chuyển mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm virus đường hô hấp đã được phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, vấn đề hiện tại là đang thiếu môi trường bảo quản cho vận chuyển mẫu do nhu cầu cao. Hướng dẫn cụ thể để xử lý mẫu sẽ thay đổi theo loại môi trường vận chuyển được sử dụng, nhưng nói chung, nếu mẫu thử không được vận chuyển ngay lập tức, cần được bảo quản ở 2-8 ° C trong tối đa 72 giờ. Nếu không thể vận chuyển trong vòng 72 giờ, thì mẫu phải được bảo quản ở -70 ° C hoặc thấp hơn. Nếu không có phương tiện vận chuyển hoặc lưu trữ thích hợp, mẫu sẽ biến tính . Điều này đặc biệt quan trọng đối với RNA được phát hiện bằng xét nghiệm realtime RT-PCR. RNA kém ổn định hơn DNA, do đó, nếu mẫu vật không được vận chuyển hoặc lưu trữ thích hợp, nguy cơ kết quả realtime RT-PCR âm tính giả sẽ tăng lên.
 

3. Giới hạn phát hiện các xét nghiệm COVID-19

Giới hạn phát hiện (Limit of Detection-LOD) cho xét nghiệm realtime RT-PCR cho biết lượng RNA tối thiểu mà xét nghiệm sẽ phát hiện được trong 95/100 lần thực hiện xét nghiệm. Nếu LOD quá cao, bệnh nhân bị nhiễm SARS-CoV-2 sẽ có thể có kết quả âm tính. Nếu LOD quá thấp, thì tín hiệu nhiễu có thể trở thành vấn đề lớn, vì xét nghiệm sẽ phát hiện lượng RNA virus rất nhỏ, dẫn đến kết quả xét nghiệm dương tính giả (người không bị nhiễm SARS-CoV- 2 sẽ dương tính thay vì âm tính).

Thông tin về LOD sẽ có sẵn trên hướng dẫn sử dụng của các xét nghiệm SARS-CoV-2 đã được phê duyệt. LOD được tính bằng đơn vị số bản sao virus trên 1ml.
So sánh các xét nghiệm SARS-CoV-2 RT-PCR được FDA chấp thuận cho sử dụng.

Nhà phát triển LOD
(cp/mL)
Phương pháp LOD Nguyên lý Loại mẫu
Abbott (RealTime SARS CoV-2) 100 Pha loãng dãy AccuPlex SARS-CoV-2 (hạt virus tái tổ hợp có chứa gene mục tiêu từ bộ gen SARS-CoV-2) 2 bộ mồi và probe (đầu dò) để phát hiện các gen RdRp và N Mẫu họng mũi (NP), mẫu hầu họng (OP)
CDC 3000-1000 Pha loãng dãy của RNA virus với huyền phù tế bào trong môi trường vận chuyển virus; đã thử nghiệm với  2 phương pháp tách chiết khác nhau (Qiagen EZ1 Advanced XL và Qiagen DSP Viral RNA Mini KitϮ) 2 bộ mồi và probe để phát hiện các vùng của gen N Mẫu NP hoặc OP, đờm, hút đường hô hấp dưới, rửa phế quản phế quản và rửa mũi, hút mũi.
Cepheid (Xpert Xpress SARS CoV-2) 250 Pha loãng dãy AccuPlex SARS-CoV-2 (hạt virus tái tổ hợp có chứa gene mục tiêu từ bộ gen SARS-CoV-2) 2 bộ mồi và probe để phát hiện gen E và N2 Mẫu bệnh phẩm NP, rửa mũi, hút mũi
Labcorp (RT-PCR COVID-19 ) 6.250 Pha loãng dãy virus SARS-CoV-2 hoạt động. 3 bộ mồi và probe để phát hiện các vùng của gen N Mẫu NP, mẫu OP, rửa phế quản phế quản, rửa mũi, hút mũi.
Quest SARS-CoV-2 rRT-PCR 137 Pha loãng dãy của gen N (1100 nucleotide) 2 bộ mồi và probe để phát hiện các vùng của gen N Mẫu NP, mẫu OP, đờm, hút khí quản và rửa phế quản.

                                   

Có rất nhiều khía cạnh cần được đề cập để biết được LOD cao hay thấp là tốt. LOD thay đổi tùy thuộc vào cách nhà cung cấp xác định LOD (một số công ty sử dụng virus nguyên vẹn, mô phỏng các mẫu thực, trong khi các công ty khác chỉ sử dụng chuỗi nucleotide mục tiêu) và loại mẫu xét nghiệm ( một số nhà cung cấp chỉ xác nhận các xét nghiệm của họ cho các loại mẫu nhất định).
LOD của chẩn đoán hiện tại sẽ cho phép phát hiện nhiễm sớm (trong vòng 1 tuần). Các nghiên cứu ban đầu cũng cho thấy tải lượng virus ở đường hô hấp trên có thể giống nhau giữa những người bị nhiễm không triệu chứng

Khoảng tham chiếu trong xét nghiệm pcr là gì

Làm thế nào SARS-CoV-2 tái phát ở bệnh nhân hồi phục?

Mặc dù nghiên cứu về khả năng miễn dịch với SARS-CoV-2 sau khi nhiễm đang được thực hiện, nhưng các nhà nghiên cứu dự đoán không có khả năng bệnh nhân sẽ tái nhiễm ngay sau khi bị nhiễm lần đầu. Một nghiên cứu được thực hiện tại Chiết Giang, Trung Quốc đã theo dõi 13 bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh và cách ly tại nhà trong khoảng thời gian 4 tuần sau khi được xuất viện. Trong đó, 2 bệnh nhân đã được phát hiện RNA SARS-CoV-2 trong phân của họ trong ngày 14 và 15 sau khi xuất viện. Trong số các mẫu đờm được thu thập từ các bệnh nhân trên, tỷ lệ xét nghiệm dương tính là 31%. Nhưng những bệnh nhân này đều không có triệu chứng lâm sàng bất thường sau khi xuất viện kể cả khi có kết quả dương tính. Một nghiên cứu khác ở Vũ Hán, Trung Quốc cho thấy virus đã được phát hiện bằng realtime RT-PCR ở những bệnh nhân sau khi khỏi COVID-19 trong tối đa 37 ngày, với thời gian trung bình là 20 ngày.

Kết quả dương tính kéo dài có thể được giải thích do RNA virus vẫn còn tồn tại ở các mô trong một khoảng thời gian đáng kể, ngay cả khi các hạt virus sống đã bị loại bỏ hoàn toàn. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân xét nghiệm tái dương tính với SARS-CoV-2 đều là không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ hơn. Nếu một bệnh nhân có kết quả xét nghiệm không đồng nhất, rất có thể là do xét nghiệm âm tính giả xảy ra do một trong các yếu tố được miêu tả ở trên.

Tuy nhiên, vẫn chưa có sự kết luận về việc xét nghiệm hiện tại chính xác đến mức nào, hay có khả năng có người đang mang mầm bệnh nhưng không có triệu chứng, hay thời gian tồn tại của virus trong cơ thể. Chúng ta có một chặng đường dài phía trước và rất nhiều bài học để học hỏi. Nhưng việc hiểu được những hạn chế và cạm bẫy trong xét nghiệm là vô cùng quan trọng đối với việc phục vụ cộng đồng và bệnh nhân.

XÉT NGHIỆM VIRUS CORONA COVID-19 Ở ĐÂU?

Trung tâm xét nghiệm Y khoa Life tại địa chỉ C34 Khu biệt thự Thạnh Xuân, Phường Thạnh Xuân, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh chuyên thực hiện Xét nghiệm nhanh kháng nguyên vi rút SARS-CoV-2 (tên phổ thông: Test nhanh Kháng nguyên)  Xét nghiệm sinh học phân tử Realtime RT-PCR tại trung tâm hoặc đến tận nơi khách hàng.

Quý khách hàng có nhu cầu xét nghiệm test nhanh Covid-19 hoặc xét nghiệm sàng lọc Realtime RT-PCR vui lòng liên hệ với Life để được tư vấn thông chính nhanh chóng và chính xác nhất.

Liên hệ hỗ trợ và đặt lịch:
Hotline: 0909 186 822 - 0909 026 808
Email: 
-----------------------------------
ĐỌC THÊM BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

TẠI SAO BỆNH NHÂN ĐÃ KHỎI BỆNH VẪN CÓ NGUY CƠ TÁI NHIỄM?
ÂM TÍNH GIẢ TRONG XÉT NGHIỆM COVID-19
XÉT NGHIỆM COVID-19 TẬN NƠI
----------------------------------

(Nguồn: https://asm.org/)

Giá trị tham chiếu trong xét nghiệm Covid là gì?

Thông thường, khi giá trị CT ≥ 30 thì tức tải lượng virus trong cơ thể rất thấp và tiêu chuẩn để cho bệnh nhân xuất viện. Nếu chỉ số CT đạt từ 33 trở lên thì sẽ không còn khả năng lây nhiễm từ người bệnh sang người bình thường nữa.

Xét nghiệm khoảng tham chiếu là gì?

Khoảng tham chiếu của một xét nghiệm là một khoảng giá trị, gồm giới hạn trên và giới hạn dưới, được xây dựng dựa trên các nghiên cứu đánh giá ở quần thể những người khỏe mạnh. Trước đây, thường được gọi “giá trị bình thường”.

Khoảng cách tham chiếu là gì?

Khoảng tham chiếu là khoảng của các giá trị từ giới hạn tham chiếu thấp hơn đến giới hạn tham chiếu trên. Một khoảng chuẩn thường được xác định là khoảng tập trung 95 %.

Chỉ số CT trong PCR là gì?

Ct là chu kỳ nhiệt mà ở tại một thời điểm thiết bị RT-PCR (Real-time Polymerase Chain Reaction) bắt đầu ghi nhận được tín hiệu huỳnh quang phát ra từ phản ứng PCR vượt qua cường độ huỳnh quang nền, hay nói một cách dễ hiểu là số chu kỳ máy phải chạy để phát hiện được tín hiệu huỳnh quang từ mẫu bệnh phẩm.