Khám phụ khoa là khám như thế nào năm 2024

Khám phụ khoa gồm các bài kiểm tra nhằm đánh giá hệ thống cơ quan sinh dục và sinh sản của người phụ nữ, bao gồm:

- Cơ quan sinh dục trong: buồng trứng, ống dẫn trứng (vòi trứng), tử cung (dạ con), cổ tử cung.

- Cơ quan sinh dục ngoài: âm hộ, âm đạo, tầng sinh môn.

Bác sĩ phụ khoa có thể chỉ định thực hiện một số bài kiểm tra như: sử dụng mỏ vịt để soi âm đạo và cổ tử cung, soi tươi huyết trắng, phết tế bào cổ tử cung (pap smear), siêu âm ổ bụng, xét nghiệm máu và nước tiểu…

Khám phụ khoa là khám như thế nào năm 2024
Phụ nữ cần khám sức khỏe phụ khoa định kỳ

2. Tại sao phụ nữ cần khám phụ khoa định kỳ

Bộ phận sinh dục nữ dễ mắc các bệnh viêm nhiễm và bệnh lây truyền qua đường tình dục hơn so với nam giới. Nhưng do tâm lý chủ quan và ngại ngùng mà nhiều phụ nữ không chú trọng việc khám sức khỏe phụ khoa, chỉ đi khám khi có triệu chứng bất thường.

Thậm chí, một số người có triệu chứng nhưng ngại đi khám. Chỉ khi không thể chịu nỗi mới đi khám phụ khoa. Khi đó tình trạng bệnh đã tiến triển phức tạp, khó điều trị, điều trị tốn kém hoặc đã quá trễ, quá khả năng điều trị.

Phụ nữ cần khám phụ khoa để:

a) Đánh giá sức khỏe phụ khoa

Khám phụ khoa cần được xem là một phần của khám sức khỏe định kỳ để dự phòng, kiểm tra các dấu hiệu bệnh lý sớm. Ví dụ như: u nang buồng trứng, bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục, u xơ tử cung, tiền ung thư hoặc ung thư giai đoạn sớm…

Ngoài ra, từ việc khám phụ khoa có thể phát hiện sớm các dị dạng hoặc rối loạn chức năng có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sinh con (tử cung hai sừng, tử cung có vách ngăn…).

b) Chẩn đoán một số tình trạng bệnh

Khám phụ khoa là cần thiết để tìm ra nguyên nhân khi gặp các triệu chứng phụ khoa như:

- Đau, ngứa, rát âm đạo

- Chảy máu âm đạo bất thường

- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

- Dịch âm đạo bất thường (có mùi hôi hoặc màu sắc lạ)

- Các vấn đề liên quan đến niệu đạo

- Đau hoặc chảy máu nhiều trong hoặc sau khi quan hệ tình dục

- Đau vùng chậu

Việc khám sức khỏe phụ khoa định kỳ giúp phụ nữ:

- Hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe tình dục và sinh sản của bản thân. Từ đó có kế hoạch phòng bệnh và tiêm phòng.

- Giảm tỷ lệ mắc các bệnh nguy hiểm nhờ phát hiện sớm các dấu hiệu, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị và tiết kiệm chi phí chữa bệnh.

- Được tư vấn các biện pháp tránh thai, kế hoạch hóa gia đình, nâng cao sức khỏe tình dục, chăm sóc vùng kín để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa.

- Hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh lý phụ khoa đến cuộc sống và hạnh phúc gia đình.

3. Bao lâu nên khám phụ khoa một lần?

Khám phụ khoa là khám như thế nào năm 2024
Khi có các dấu hiệu phụ khoa bất thường cần khám phụ khoa

Phụ nữ từ 18 tuổi trở lên hoặc đã quan hệ tình dục nên khám sức khỏe phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng đến 1 năm. Tuy nhiên khi có các dấu hiệu bất thường thì cần khám phụ khoa ngay lập tức.

Nữ thanh thiếu niên nên khám phụ khoa sớm để được bác sĩ tư vấn các vấn đề sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản, cũng như tiêm phòng vaccine ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Đi khám phụ khoa là hoạt động cần tiến hành định kỳ 6 tháng đến 1 năm 1 lần khi bước sang tuổi 15 dù đã quan hệ tình dục hay chưa. Tuy nhiên, nhiều chị em ngại ngần trong việc đi khám phụ khoa với những băn khoăn như không biết sẽ khám như thế nào, có đau không.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho chị em phụ nữ thông tin về việc khám phụ khoa tại bệnh viện Đa khoa Tâm Anh nhằm giải tỏa những lo lắng của chị em xoay quanh vấn đề này.

Khám phụ khoa là khám như thế nào năm 2024

Khám phụ khoa là khám những gì?

  • Khi chị em tới Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh để thăm khám, đầu tiên bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ đón tiếp, hỏi thăm nhu cầu khám bệnh và hướng dẫn khách hàng điền nhanh các thông tin cần thiết vào phiếu đăng ký khám chữa bệnh. Sau đó, chị em sẽ được mời vào khu vực chờ khám có không gian sang trọng, tiện nghi với cà phê, trà, nước, wifi, đọc báo… miễn phí.
  • Đến lượt khám của mình, chị em được bác sỹ chuyên khoa tham vấn tận tình tất cả các vấn đề về phụ khoa. Lúc này, có bất kỳ thắc mắc nào, chị em nên mạnh dạn bày tỏ với bác sĩ để được giải đáp cụ thể.
  • Tiếp đến, bác sĩ tiến hành khám ngoài, khám âm đạo và khám tử cung. Có thể bác sĩ khám phụ khoa cần đến các dụng cụ hỗ trợ như thiết bị siêu âm, mỏ vịt… Với những phụ nữ chưa quan hệ tình dục sẽ có cách khám riêng để đảm bảo an toàn cho chị em về việc “còn nguyên”.
  • Sau các bước khám và tư vấn sức khỏe phụ khoa, nếu phát hiện bất thường hay nghi ngờ khả năng bị bệnh lây nhiễm, bệnh nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, tử cung, ung thư buồng trứng… có thể bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm các xét nghiệm cần thiết (xét nghiệm máu/ dịch âm đạo/ nước tiểu; xét nghiệm tế bào cổ tử cung…)
  • Khi có kết luận tình trạng sức khỏe phụ khoa, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị hoặc hướng dẫn cách chăm sóc phụ khoa tại nhà cho chị em.

Khám phụ khoa có đau không?

Nhiều chị em e ngại việc khám sẽ gây đau vì tác động vào những bộ phận vốn rất nhạy cảm của cơ thể. Tuy nhiên, chị em hoàn toàn có thể yên tâm, với đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, thường xuyên tu nghiệp tại nước ngoài, thao tác khám cũng như các thủ thuật trong điều trị bệnh phụ khoa được các bác sĩ của bệnh viện Tâm Anh thực hiện chuẩn xác, nhẹ nhàng, không gây đau.

Khám phụ khoa hết bao nhiêu tiền?

Tùy vào tình trạng sức khỏe phụ khoa và số xét nghiệm cần làm…, chi phí khám của từng chị em phụ nữ sẽ khác nhau. Tuy nhiên, chị em hoàn toàn yên tâm về chi phí ở bệnh viện Tâm Anh sẽ luôn thấp hơn hoặc bằng chi phí tại các bệnh viện lớn, uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Thêm vào đó, bệnh nhân còn được thanh toán bảo hiểm (thanh toán trực tiếp tại Tâm Anh hoặc Tâm Anh xuất hóa đơn cho khách hàng thanh toán với bên bảo hiểm).

Khám phụ khoa là khám như thế nào năm 2024
Phụ nữ nên khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần

Tại sao nên đi khám định kỳ 6 tháng 1 lần?

Bệnh phụ khoa đa phần là đơn giản nhưng cũng có những trường hợp nguy hiểm cho sức khỏe của chị em. Một số bệnh như ung thư vú, ung thư cổ tử cung… có giai đoạn tiền ung thư kéo dài 6 tháng (tế bào phát triển bất thường nhưng chưa phải là tế bào ung thư, khả năng điều trị khỏi rất cao, gần như là 100%). Do đó, với việc khám phụ khoa 6 tháng 1 lần, chị em có thể phòng ngừa hiệu quả/ phát hiện sớm các bệnh ung thư phụ khoa, giảm thiểu rủi ro cho sức khỏe cũng như giảm chi phí điều trị do các bệnh phụ khoa nguy hiểm gây ra.

Nên kiêng quan hệ bao lâu trước khi khám phụ khoa?

Nếu khám phụ khoa vào cuối kỳ kinh, lớp nội mạc tử cung tăng sinh rất dày nên gây hạn chế cho việc quan sát cấu trúc thành và lòng tử cung trong quá trình siêu âm. - Để kết quả thăm khám và kiểm tra đảm bảo tính chính xác, trước khi đi khám phụ khoa nên kiêng quan hệ tình dục tối thiểu 2 ngày.

Khoa Phú là khóa gì?

Khoa Phụ là khoa lâm sàng tiếp nhận điều trị nội trú các bệnh phụ khoa, tiến hành các kỹ thuật, thủ thuật nội soi để chẩn đoán, điều trị bệnh bằng các phương tiện, máy đưa vào bên trong cơ thể người bệnh, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Giám đốc Bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về tổ chức thực ...

Đi khám phụ khoa khi nào là tốt nhất?

Thời điểm khám phụ khoa tốt nhất được khuyến cáo là sau khi vừa sạch kinh từ 3 - 5 ngày. Không nên đi khám trong những ngày đang hành kinh, bởi lẽ tử cung đang ồ ạt máu kinh kèm niêm mạc bong tróc nên khó quan sát. Đồng thời, việc lấy mẫu xét nghiệm cũng sẽ không thực hiện được.

Khám phụ khoa bao gồm khám những gì?

Khám phụ khoa tổng quát là dịch vụ gì? Đây là dịch vụ thăm khám, xem xét, kiểm tra, đánh giá dấu hiệu bất thường ở tất cả các cơ quan sinh dục cũng như sinh sản của người phụ nữ, chẳng hạn như: tại âm hộ, âm đạo, tầng sinh môn, buồng trứng, tử cung,...