Iip là gì

IIP là gì?

Chương Trình Đầu Tư Định Cư

Chương trình Đầu tư Định cư Ireland (IIP) là hình thức đầu tư an toàn để lấy quyền cư trú Ireland thông qua dự án đầu tư được Chính Phủ phê duyệt. IIP áp dụng cho mọi công dân ngoài Châu Âu. Đương đơn có thể nộp hồ sơ cho bản thân, cho các thành viên gia đình đi kèm gồm người phối ngẫu, con cái dưới 18 tuổi và con cái còn phụ thuộc tài chính từ 18-24 tuổi (cần chứng minh việc chưa kết hôn và đang đi học toàn thời gian).

Quy trình đầu tư định cư Ireland (IIP)gồm các giai đoạn: Nộp hồ sơ cho Chính Phủ Ireland, Nhận Thư Chấp Thuận hồ sơ, Chuyển tiền đầu tư, và Nhận quyền cư trú. 

Ưu điểm nổi bật của chương trình là chỉ chuyển tiền đầu tư sau khi hồ sơ đã có Thư Chấp Thuận. Quy trình thực hiện rất rõ ràng, và thời gian chấp thuận chỉ từ 4-6 tháng. Về điều kiện cư trú,cụ thể là thời gian cần thiết cư trú tại Ireland để duy trì quyền cư trú, mỗi cá nhân chỉ cần ở 1 ngày trong 1 năm.

QUY TRÌNH HỒ SƠ ĐẦU TƯ ĐỊNH CƯ IRELAND GỒM 7 BƯỚC

Bước 1

Ký Thỏa thuận Tư vấn Hồ sơ Cá nhân

1 tháng

Bước 2

Chuẩn bị vốn đầu tư và hồ sơ cần thiết

Nhà đầu tư phải cung cấp bằng chứng về tổng giá trị tài sản, thông tin chi tiết về nguồn tài sản cũng như giấy tờ chứng minh lý lịch tốt

Bước 3

Nhận Thư Chấp Thuận từ Sở Di Trú Ireland (INIS)

Bước 4

Sau khi có Thư Chấp Thuận, đương đơn cần chuyển tiền đầu tư trong vòng 90 ngày

Khoảng 4-6 tháng

Bước 5

Đặt lịch hẹn với Sở Di Trú Ireland và nhập cảnh Ireland để nhận tình trạng cư trú 2 năm

Bước 6

Gia hạn tình trạng cư trú thêm 3 năm

Nộp hồ sơ gia hạn lần đầu sau 2 năm. Phải nộp trước ngày gia hạn 3 tháng.

Không giới hạn đi lại, chỉ cần ở 1 ngày trong 1 năm

Bước 7

Gia hạn thẻ cư trú thêm 5 năm

Nộp hồ sơ gia hạn lần hai sau 3 năm. Phải nộp trước ngày gia hạn 3 tháng.

Không giới hạn đi lại, chỉ cần ở 1 ngày trong 1 năm

Các Phương Án Đầu Tư Tại Ireland

Chương trình đầu tư Ireland gồm 4 phương án đầu tư:

ĐẦU TƯ VÀO DOANH NGHIỆP

Đầu tư tối thiểu €1 triệu vào doanh nghiệp thỏa điều kiện tại Ireland trong vòng ít nhất 3 năm.

QUỸ ĐẦU TƯ

Đầu tư tối thiểu €1 triệu vào Quỹ Đầu Tư được Chính Phủ xét duyệt trong vòng ít nhất 3 năm

QUỸ ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN (REIT)

Đầu tư tối thiểu €2 triệu trong vòng ít nhất 3 năm.

TRAO TẶNG

Trao tặng Chính Phủ tối thiểu €400.000.

Bartra ưu tiên hình thức Đầu tư vào Doanh nghiệp, cụ thể chúng tôi cung cấp các dự án đầu tư an toàn vào mô hình Nhà Ở Xã Hội và Viện Dưỡng Lão. Hai mô hình kinh doanh này đều rất an toàn để đầu tư, vì mọi thu nhập từ việc cho thuê đều từ Chính Phủ Ireland chi trả trực tiếp. Ngoài ra, tính đến hiện tại, Bartra luôn duy trì thành công 100% tỷ lệ hồ sơ IIP có chấp thuận và 100% tỷ lệ hồ sơ được gia hạn.

IIP là gì?

Tiện ích

Các phúc lợi của Ireland có thể kể đến như có chấp thuận nhanh chóng từ 4-6 tháng, chỉ chuyển tiền đầu tư sau khi có Thư Chấp Thuận, không yêu cầu ngoại ngữ và không cần phỏng vấn, điều kiện cư trú chỉ cần 1 ngày trong 1 năm, và Nhà đầu tư có thể thực hiện đầu tư nhận quyền cư trú mà không cần bay đến Ireland.

Nhanh

Chấp thuận trong vòng 4-6 tháng

An Toàn

Đầu tư sau khi có thư chấp thuận

Đơn Giản

Không yêu cầu ngoại ngữ và trình độ học vấn, không cần phỏng vấn

Dễ Dàng

Chỉ cần ở 1 ngày trong 1 năm

Linh Hoạt

Nhà đầu tư có thể thực hiện đầu tư nhận quyền cư trú mà không cần bay đến Ireland

IIP là gì?

Tìm hiểu thêm về Ireland

Để tìm hiểu thêm về chương trình đầu tư định cư Ireland, tính chất chương trình, quyền lợi đi kèm, và cách nộp hồ sơ, hãy tư vấn cùng với chuyên viên của chúng tôi! Vui lòng điền đầy đủ các ô bên dưới và chúng tôi sẽ liên hệ Quý Vị. 

Bartra Wealth Advisors rất vinh hạnh được đồng hành với Quý Nhà đầu tư đang có mong muốn định cư hoặc sở hữu quyền lợi cư trú, làm việc, học tập hợp pháp tại Ireland cho bản thân và gia đình.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (tiếng Anh: Index of Industrial Production, viết tắt: IIP) là chỉ tiêu đánh giá tốc độ phát triển ngành công nghiệp hàng tháng, quí, năm.

Hình minh họa. Nguồn: The Financial Express

Chỉ số sản xuất công nghiệp

Khái niệm

Chỉ số sản xuất công nghiệp trong tiếng Anh là Index of Industrial Production, viết tắt là IIP.

Chỉ số sản xuất công nghiệp là chỉ tiêu đánh giá tốc độ phát triển ngành công nghiệp hàng tháng, quí, năm. IIP là tỉ lệ phần trăm giữa khối lượng sản xuất công nghiệp tạo ra trong kì hiện tại với khối lượng sản xuất công nghiệp kì gốc.

Chỉ số được tính dựa trên khối lượng sản phẩm sản xuất chủ yếu với quyền số là giá trị tăng thêm. Toàn bộ các doanh nghiệp thuộc mẫu điều tra được chọn theo ba cấp:

- Cấp 1: chọn ngành công nghiệp cấp 4

- Cấp 2: chọn sản phẩm

- Cấp 3: chọn cơ sở sản xuất ra sản phẩm

Với phương pháp tính chỉ số IIP, ta có thể đánh giá được tốc độ tăng trưởng của một sản phẩm, một ngành công nghiệp cụ thể (ngành công nghiệp cấp 4, cấp 2, cấp 1) và toàn bộ ngành công nghiệp thời kì báo cáo với thời kì được chọn làm gốc so sánh một cách chính xác, kịp thời, đáp ứng nhu cầu điều hành nhanh, linh hoạt của các cấp quản lí.

Ví dụ: Thời kì gốc so sánh của chỉ số sản xuất có thể là mức bình quân tháng của năm gốc 2015, tháng trước liền kề và tháng cùng kì năm trước.

Qui trình tính toán

Trình tự các bước tính chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) cho khu vực doanh nghiệp như sau:

Bước 1: Tính chỉ số sản xuất cho từng sản phẩm

Trong đó:

iqn: Chỉ số sản xuất của sản phẩm cụ thể thứ n (ví dụ như: sản phẩm điện, than, vải, xi măng);

qn1: Khối lượng sản phẩm hiện vật được sản xuất ra ở thời kì báo cáo;

qno: Khối lượng sản phẩm hiện vật được sản xuất ra ở thời kì gốc.

Tính chỉ số sản xuất cho từng sản phẩm riêng biệt tuy đơn giản, nhưng lại rất quan trọng, bởi các chỉ số của từng sản phẩm sẽ là cơ sở để tính chỉ số chung cho ngành, cho địa phương và cho toàn quốc. Nếu các chỉ số của từng sản phẩm thiếu chính xác sẽ làm cho chỉ số chung không chính xác.

Bước 2: Tính chỉ số sản xuất cho từng ngành công nghiệp cấp 4 theo phương pháp bình quân cộng gia quyền của các chỉ số sản xuất từng sản phẩm đại diện cho ngành đó.

Trong đó:

IqN4: Chỉ số sản xuất của ngành cấp 4 thứ N;

iqn: Chỉ số sản xuất của sản phẩm thứ n;

Wqn: Quyền số sản xuất của sản phẩm thứ n;

q : Ký hiệu cho khối lượng sản xuất;

N4: Ký hiệu cho ngành cấp 4 (N4=1,2,3,j); (j: Số thứ tự của ngành cấp 4 cuối cùng)

n: Ký hiệu cho số sản phẩm (n=1,2,3k); (k: Số thứ tự của sản phẩm cuối cùng trong ngành công nghiệp cấp 4).

Khi tính chỉ số sản xuất cho từng ngành công nghiệp cấp 4 cần lưu ý:

- Nếu tính chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4 so với kì gốc thì sử dụng chỉ số sản phẩm so với kì gốc.

- Nếu tính chỉ số ngành công nghiệp cấp 4 so với cùng kì thì sử dụng chỉ số ngành cấp 4 của kì báo cáo so với kì gốc chia cho chỉ số ngành cấp 4 của cùng kì với kì báo cáo so với kì gốc.

Bước 3: Tính chỉ số sản xuất cho ngành công nghiệp cấp 2 theo phương pháp bình quân cộng gia quyền của các chỉ số sản xuất theo các ngành công nghiệp cấp 4 với quyền số là giá trị tăng thêm tính theo giá hiện hành cố định ở năm gốc của các ngành công nghiệp cấp 4 được chọn trong ngành công nghiệp cấp 2 của khu vực doanh nghiệp:

Trong đó:

I­qN2: Chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 2;

IqN4: Chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4 đại diện cho ngành công nghiệp cấp 2;

WqN4: Quyền số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4 đại diện cho ngành công nghiệp cấp 2.

Quyền số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4 là tỉ trọng của giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp cấp 4 đó trong tổng giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp cấp 2 tại thời điểm được chọn để tính quyền số.

Một số điểm cần lưu ý khi tính chỉ số sản xuất cho từng ngành công nghiệp cấp 2:

- Nếu tính chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 2 so với kì gốc thì sử dụng chỉ số ngành công nghiệp cấp 4 so với kì gốc;

- Nếu tính chỉ số sản xuất ngành công nghiệp cấp 2 so với cùng kì thì sử dụng chỉ số ngành cấp 2 của kì báo cáo so với kì gốc chia cho chỉ số ngành cấp 2 của cùng kì với kì báo cáo so với kì gốc.

Bước 4: Tính chỉ số sản xuất cho từng ngành công nghiệp cấp 1 theo công thức bình quân cộng gia quyền của các chỉ số sản xuất các ngành công nghiệp cấp 2 với quyền số là giá trị tăng thêm tính theo giá hiện hành cố định ở năm gốc 2015 của các ngành công nghiệp cấp 2 tương ứng trong tổng ngành công nghiệp cấp 1 của khu vực doanh nghiệp:

Trong đó:

IqN1: Chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 1;

IqN2 : Chỉ số sản xuất của các ngành công nghiệp cấp 2;

WqN2: Quyền số sản xuất của các ngành công nghiệp cấp 2.

Trong ngành công nghiệp cấp 1 gồm nhiều ngành công nghiệp cấp 2 có vị trí quan trọng khác nhau. Tuỳ điều kiện, khả năng và yêu cầu mà chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 1 được tính bình quân gia quyền từ tất cả các ngành công nghiệp cấp 2 thuộc ngành cấp 1, hoặc chỉ tính bình quân gia quyền của một số ngành cấp 2 quan trọng đủ đại diện cho ngành cấp 1.

Một số điểm cần lưu ý khi tính chỉ số sản xuất cho từng ngành công nghiệp cấp 2:

- Nếu tính chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 1 so với kì gốc thì sử dụng chỉ số ngành công nghiệp cấp 2 so với kì gốc;

- Nếu tính chỉ số sản xuất ngành công nghiệp cấp 1 so với cùng kì thì sử dụng chỉ số ngành cấp 1 của kì báo cáo so với kì gốc chia cho chỉ số ngành cấp 1 của cùng kì với kì báo cáo so với kì gốc.

Bước 5: Tính chỉ số sản xuất cho toàn ngành công nghiệp theo công thức bình quân cộng gia quyền của các chỉ số sản xuất ngành công nghiệp cấp 1 với quyền số là giá trị tăng thêm tính theo giá hiện hành cố định ở năm gốc của các ngành công nghiệp cấp 1 tương ứng trong toàn ngành công nghiệp của khu vực doanh nghiệp:

Trong đó:

IQ­­: Chỉ số sản xuất của toàn ngành công nghiệp;

IqN1: Chỉ số sản xuất của từng ngành công nghiệp cấp 1;

WqN1: Quyền số của từng ngành công nghiệp cấp 1.

(Theo Giáo trình Thống kê doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)