Hướng dẫn số 08 ban chỉ đạo ma túy maij năm 2024

Căn cứ Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Quyết định số 138/TTg, ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Quốc gia phòng, chống tội phạm;

Căn cứ Quyết định số 52/2006/QĐ-TTG, ngày 08/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phối hợp liên ngành phòng, chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 2006 - 2010;

Căn cứ Quyết định số 108/2007/QĐ-TTg ngày 17/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006 - 2010;

Căn cứ Quyết định số 156/2008/QĐ-TTg ngày 25/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý trong tình hình mới;

Căn cứ Quyết định số 879/QĐ-CT ngày 08/4/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, HIV/AIDS, ma tuý, mại dâm tỉnh Vĩnh Phúc;

Xét đề nghị của Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, HIV/AIDS, ma tuý, mại dâm tỉnh Vĩnh Phúc,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, HIV/AIDS, tệ nạn ma tuý, mại dâm tỉnh Vĩnh Phúc.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, HIV/AIDS, tệ nạn ma tuý, mại dâm tỉnh Vĩnh Phúc; Ban Chỉ đạo huyện, thành, thị; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

TM. BAN CHỈ ĐẠO

TRƯỜNG BAN- PHÓ CHỦ TỊCH UBND

(Đã ký)

Nguyễn Thế Trường

UBND TỈNH VĨNH PHÚC BCĐ PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM HIV/AIDS, TỆ NẠN MA TÚY, MẠI DÂM _________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc _______________________

QUY CHẾ Hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, AIDS, tệ nạn ma tuý, mại dâm (Ban hành kèm theo Quyết định số 2735/QD-BCĐ ngày 29/9/2010 của Ban Chỉ đạo) ___________

Chương 1 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình phòng, chống tội phạm, HIV/AIDS, ma túy, mại dâm được thành lập theo Quyết định số 879/QĐ-CT, ngày 8/4/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc (gọi tắt là Ban Chỉ đạo tỉnh).

Điều 2. Quy chế này quy định nguyên tắc, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo tỉnh:

1. Chỉ đạo triển khai, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các sở, ngành ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã, cơ quan, đơn vị, thực hiện chương trình phòng, chống tội phạm, HIVIAIDS, ma tuý, mại dâm.

2. Ban Chỉ đạo tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức điều phối các hoạt động thực hiện Chương trình phòng, chống tội phạm, HIV/AIDS, ma túy, mại dâm của các sở ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã theo nguyên tắc tập trung dân chủ; đánh giá kết quả thực hiện các chương trình; phối hợp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc giải quyết các yêu cầu cần thiết bảo đảm thực hiện các chương trình có hiệu quả.

3. Báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, đề xuất với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm, HIV/AIDS, ma túy, mại dâm; những chế độ, chính sách đối với những người tham gia thực hiện Chương trình.

Chương II PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

Điều 3- Nhiệm vụ, quyền hạn các thành viên ban chỉ đạo tỉnh.

1. Trưởng Ban Chỉ đạo;

Thay mặt Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành việc triển khai các kế

hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống ,tội phạm, HIV/AIDS, ma túy, mại dâm và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về hoạt động của Ban Chỉ đạo. Phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ đạo.

2. Các Phó Trưởng ban chỉ đạo:

2.1. Giám đốc Công an tỉnh - Phó Trưởng ban Thường trực:

Giúp Trưởng mặn chỉ đạo tổ Chức thực hiện các hoạt động theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo;

Giúp Trưởng ban quản lý, điều phối, kiểm tra đôn đốc thực hiện các chương trình; chỉ đạo chuẩn bị nội dung các cuộc họp, báo cáo Ban Chỉ đạn;

Chỉ đạo thực hiện Chương trình phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma túy

Thay mặt Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành công việc đó Trưởng ban giao.

2.2. Giám đốc Sở Y tế - Phó Trưởng ban:

Giúp Trưởng ban tổ chức chỉ đạo các hoạt động theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo nghiên cứu, thẩm định, triển khai ứng dụng đánh giá các loại thuốc, phương pháp y học trong điều trị, phục hồi chức năng cho người nghiện ma túy.

2.3. Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội - Phó Trưởng ban:

Giúp Trưởng ban tổ chức chỉ đạo các hoạt động theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình phòng, chống mại dâm trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo thực hiện công tác cai nghiện ma túy vả quản lý sau cai tại gia đình và cộng đồng; tổ chức dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện.

3. Ủy viên Thường trực Ban Chỉ đạo:

Giúp Trưởng ban, Phó trưởng Ban Chỉ đạo trong việc điều phối triển khai các kế hoạch của Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình phòng, chống tội phạm, HIV/AIDS, ma túy, mại dâm.

Giúp Ban Chỉ đạo thường xuyên theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện chương trình phòng, chống tội phạm, AIDS, ma túy, mại dâm.

Giúp Ban Chỉ đạo tổ chức chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành và địa phương thực hiện chương trình, kể hoạch trong công tác phòng, chống tội phạm, HIV/AIDS, ma túy, mại dâm.

Trực tiếp chỉ đạo, điều hành bộ phận Thường trực Ban Chỉ đạo.

4. Các ủy viên Ban Chỉ đạo:

Chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện các hoạt động của chương trình phòng, chống tội phạm, HIV/AIDS, ma túy, mại dâm theo chức năng, nhiệm vụ của sở, ban, ngành mình và những công tác được Ban Chỉ đạo phân công theo dõi, phụ trách.

Chuẩn bị nội dung tham gia báo cáo trong các kỳ họp, sơ kết, tổng kết của Ban Chỉ đạo và những vấn đề cần chỉ đạo thực hiện, biện pháp tiến hành.

Điều 4. Bộ phận thường trvc Ban chỉ đạo

1. Bộ phận Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma túy đặt tại Văn phòng Công an tỉnh.

Bộ phận Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống mại dâm đặt tại Chi Cục phòng chống tệ nạn xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và xã hội.

Bộ phận Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS đặt tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS thuộc Sở Y tế.

2. Bộ phận Thường trực có nhiệm vụ:

  1. Nghiên cứu, đê xuất chương trình, kế hoạch hàng năm của Ban Chỉ đạo;
  1. Giúp Ban Chỉ đạo điều phối, đôn đốc các hoạt động thuộc nội dung kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống tội phạm, HIV/AIDS, ma túy, mại dâm;
  1. Chuẩn bị nội dung, chương trình các cuộc họp, báo cáo của Ban Chỉ đạo với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo Trung ương.
  1. Giúp Ban Chỉ đạo triển khai làm điểm ở một số địa bàn trọng điểm.
  1. Theo dõi tiến độ, kiểm tra, tổng hợp tình hình, đánh giá kết quả thực hiện các kế hoạch, đề án của chương trình phòng, chống tội phạm, HIV/AIDS, ma tuý, mại dâm;
  1. Tham mưu chỉ đạo về các nội dung liên quan giữa các sở, ban, ngành và địa phương trong chỉ đạo thực hiện Chương trình phòng, chống tội phạm, HIV/AIDS ma túy, mại dâm;
  1. Giúp Ban Chỉ đạo lập kế hoạch, dự trù, phân bổ kinh phí thực hiện các đề án của Chương trình phòng, chống tội phạm, HIV/A/DS, ma túy, mại dâm; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc sử dụng kinh phí;
  1. Đảm bảo thông tin giữa các thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh với Ban Chỉ đạo các huyện, thành, thị;
  1. Lưu giữ hồ sơ, làm công tác văn thư của Ban Chỉ đạo và quản lý tư liệu, trang thiết bị của Chương trình.

Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 5. Cơ quan Thường trực giúp Ban Chỉ đạo thường xuyên theo dõi tiến độ tổng hợp tình hình, đánh giá kết quả thực hiện các đề án của chương trình phòng chống tội phạm, HIV/AIDS, ma túy, mại dâm của các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành, thị định kỳ báo cao Ban chỉ đạo Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND, UBND theo quy định.

Điều 6- Thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh theo sự phân công của Trưởng ban có trách nhiệm trực tiếp tham gia công tác lập kế hoạch, nghiên cứu, hướng dẫn, chỉ đạo và kiếm tra, đôn đốc việc thực hiện những nội dưng của chương trình phòng, chống tội phạm, HIV/AIDS, ma túy, mại dâm.

Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 03 tháng, 06 tháng, 01 năm (ngoài các báo cáo đột xuất) về tình hình, kết quả thực hiện chương trình phòng, chống tội phạm, HIV/AIDS, ma túy, mại dâm; các đề án, kế hoạch, chương trình hành động của sở, ban, ngành mình, hoặc về các nội dung công tác được Ban Chỉ đạo phân công thực hiện. Các báo cáo gửi cho Trưởng ban đồng gửi các cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh (qua Công an tỉnh, Sở Y tề, Sở Lao động - Thương binh và xã hội).

Điều 7. Trường hợp thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh đi công tác, học tập dài hạn (từ 03 tháng trở lên) hoặc có các thay đổi về nhân sự phải báo cáo Trưởng Ban Chỉ dạo đề chi đạo điều phối các hoạt động theo kế hoạch.

Điều 8. Ban Chỉ đạo tỉnh định kỳ 06 tháng họp một lần, kiểm điểm việc thực hiện chương trình, kế hoạch và có các cuộc họp đột xuất do Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu.

Điều 9. Ban Chỉ đạo tỉnh thống nhất quản lý kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp để phục vụ cho việc thực hiện chương trình phòng, chống tội phạm, HIV/AIDS, ma túy, mại dâm, lập kế hoạch phân bổ kinh phí, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thực hiện bảo đảm việc chi tiêu theo kế hoạch đúng mục đích và quy định hiện hành, kiểm tra việc sử dụng kinh phí tại các sở ban, ngành và các địa phương./.