Financial exclusion là gì

Thông tin thuật ngữ

   
Tiếng Anh Exclusion
Tiếng Việt Loại Trừ, Điều Khoản Loại Trừ
Chủ đề Kinh tế

Định nghĩa - Khái niệm

Exclusion là gì?

  • Exclusion là Loại Trừ, Điều Khoản Loại Trừ.
  • Đây là thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực Kinh tế .

Thuật ngữ tương tự - liên quan

Danh sách các thuật ngữ liên quan Exclusion

    Tổng kết

    Trên đây là thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ Kinh tế Exclusion là gì? (hay Loại Trừ, Điều Khoản Loại Trừ nghĩa là gì?) Định nghĩa Exclusion là gì? Ý nghĩa, ví dụ mẫu, phân biệt và hướng dẫn cách sử dụng Exclusion / Loại Trừ, Điều Khoản Loại Trừ. Truy cập sotaydoanhtri.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ kinh tế, IT được cập nhật liên tục

    Thông tin thuật ngữ

       
    Tiếng Anh Exclusion
    Tiếng Việt Loại Trừ
    Chủ đề Kinh tế

    Định nghĩa - Khái niệm

    Exclusion là gì?

    Loại trừ là các trường hợp mà công ty bảo hiểm không cung cấp bảo hiểm. Đây là những điều kiện được loại trừ khỏi sự kiện được bảo hiểm để tránh tổn thất cho công ty.

    • Exclusion là Loại Trừ.
    • Đây là thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực Kinh tế .
    Exclusion nghĩa là Loại Trừ.

    Mặc dù hầu hết các loại trừ có thể được tìm thấy sau các phần phạm vi bảo hiểm chính trong chính sách của bạn (các rủi ro có tên, tài sản cá nhân, trách nhiệm cá nhân, bảo hiểm bổ sung và thanh toán y tế cho người khác), bạn cũng sẽ nhận thấy các loại trừ trong các phần định nghĩa, điều kiện và xác nhận.

    Definition: Exclusions are the cases for which the insurance company does not provide coverage. These are the conditions excluded from the insured event to avoid losses to the company.

    Thuật ngữ tương tự - liên quan

    Danh sách các thuật ngữ liên quan Exclusion

      Tổng kết

      Trên đây là thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ Kinh tế Exclusion là gì? (hay Loại Trừ nghĩa là gì?) Định nghĩa Exclusion là gì? Ý nghĩa, ví dụ mẫu, phân biệt và hướng dẫn cách sử dụng Exclusion / Loại Trừ. Truy cập sotaydoanhtri.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ kinh tế, IT được cập nhật liên tục

      Financial inclusion means that individuals and businesses have access to useful and affordable financial products and services that meet their needs – transactions, payments, savings, credit and insurance – delivered in a responsible and sustainable way. Access to a transaction account is a first step toward broader financial inclusion since it allows people to store money, and send and receive...

      Financial Inclusion là gì?

      Financial Inclusion (Tài chính toàn diện) là giải pháp cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp, thuận tiện cho mọi cá nhân và tổ chức, đặc biệt với người có thu nhập thấp, dễ bị tổn thương.

      Từ đó, tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính, cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.

      Ngày nay, bạn có thể dễ dàng mua một món đồ trên mạng, đặt vé máy bay hay thanh toán tiền điện mà không cần đến tiền mặt.

      Mọi giao dịch tài chính cơ bản đều có thể thực hiện qua internet mà không phải đi đến bất kỳ đâu.

      Đó là một vài lợi ích mà các giải pháp Financial Inclusion đã mang lại.

      Còn ở góc độ tổng thể đối với nền kinh tế thì Financial Inclusion có vai trò như thế nào?

      Sự cần thiết của Financial Inclusion với nền kinh tế?

      Theo World Bank…

      …Năm 2014 một nửa dân số trưởng thành trên thế giới, khoảng 2,5 tỷ người không có tài khoản tại một tổ chức tài chính chính thức.

      Trong những người có tài khoản, chỉ có 9% được vay ở ngân hàng và 22% có tiền gửi tiết kiệm.

      4 rào cản chính dẫn đến tình trạng này là:

      • Chi phí giao dịch.
      • Khoảng cách địa lý.
      • Thủ tục giấy tờ phức tạp.
      • Hạn chế về hiểu biết của người dân.

      Ngoài ra, nhiều người không muốn tiết lộ thông tin cá nhân cũng là một nguyên nhân.

      Trong đó, nhóm người không tiếp cận được với các dịch vụ tài chính là:

      • Những người nghèo, thất nghiệp.
      • Người trẻ tuổi hoặc bị loại khỏi thị trường lao động.
      • Người thiếu giáo dục hoặc sống ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa.

      Vì vậy, Financial Inclusion hay Tài chính toàn diện có vai rất trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của một quốc gia.

      Và khía cạnh quan trọng nhất của Financial Inclusion là…

      Tiếp cận tài chính

      Tiếp cận tài chính có ý nghĩa trong xóa đói giảm nghèo, phân phối thịnh vượng công bằng, hỗ trợ phát triển toàn diện và bền vững.

      Các nghiên cứu chỉ ra…

      Thiếu khả năng tiếp cận tài chính là nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng thu nhập, bẫy nghèo đói và suy giảm tăng trưởng.

      Thực tế là…

      Nếu không được tiếp cận các khoản vay phù hợp, vợ chồng bạn không thể sở hữu một căn hộ ở Hà Nội chỉ với thu nhập 20 triệu đồng/tháng.

      Do đó, Financial Inclusion sẽ cải thiện tiếp cận tài chính góp phần gia tăng tiết kiệm, đầu tư, từ đó thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.

      Cá nhân, doanh nghiệp và người nghèo

      Với các cá nhân, doanh nghiệp được tiếp cận dịch vụ tài chính sẽ nhanh chóng giúp họ tìm được nguồn lực phù hợp nhu cầu:

      • Vay vốn kinh doanh.
      • Đầu tư cho con cái học hành.
      • Đầu tư chứng khoán.
      • Bảo hiểm.
      • Tiết kiệm khi về hưu.

      Với người nghèo, họ không còn phải đi vay tín dụng đen với lãi suất cao dẫn tới nghèo hơn, thậm chí bị bần cùng hóa.

      Chính phủ

      Với Chính phủ, các giải pháp Financial Inclusion góp phần:

      • Giảm bớt chi phí trợ cấp xã hội nhờ chi trả qua tài khoản ngân hàng.
      • Tăng tính minh bạch, giảm thiểu tham nhũng.
      • Quản lý xã hội tốt hơn.

      Financial Inclusion thay đổi xã hội như thế nào?

      Nhờ có Financial Inclusion, cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính được mở rộng tới tất cả mọi người một cách bình đẳng.

      Năng lực của toàn xã hội theo đó cũng được nâng lên.

      Đối với các tổ chức tài chính, Financial Inclusion đồng nghĩa mở rộng đối tượng phục vụ tới tất cả nhóm người trong xã hội.

      Sản phẩm dịch vụ được phát triển đa dạng hơn, tập khách hàng mở rộng và theo đó lợi nhuận sẽ tăng lên.

      3 trụ cột của Financial Inclusion

      Financial exclusion là gì
      Để thực hiện có hiệu quả, các giải pháp Financial Inclusion được xây dựng dựa trên 3 trụ cột chính sau đây:

      Dịch vụ thanh toán và cơ sở hạ tầng tài chính

      Bạn có biết những Tiki, Shopee hay Alibaba?

      Ngày nay, thương mại điện tử ngày càng bùng nổ, xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt ở các quốc gia đã trở nên phổ biến.

      Do đó, việc có một tài khoản giao dịch là không thể thiếu đối với bất kỳ ai.

      Đây cũng chính là tiền đề để mọi thành viên trong xã hội, được tiếp cận các dịch vụ tài chính như tín dụng, bảo hiểm, tiết kiệm và đầu tư.

      Tài khoản giao dịch và dịch vụ tài chính được sử dụng rộng rãi hơn, sẽ tác động tích cực tới hệ thống thanh toán quốc gia trên 2 khía cạnh:

      • Dịch vụ và hệ thống thanh toán được cải thiện và hiện đại hóa liên tục.
      • Hiệu suất tổng thể toàn hệ thống được nâng cao.

      Hạ tầng thanh toán nói riêng và hạ tầng tài chính nói chung là cần thiết cho một hệ thống thanh toán quốc gia hoạt động hiệu quả. Đồng thời, là nền tảng cơ bản cho Financial Inclusion (Tài chính toàn diện).

      Khi các giao dịch được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác và thuận tiện đồng nghĩa khả năng tiếp cận tài chính cũng trở nên dễ dàng hơn.

      Hạ tầng tài chính được coi là nền tảng cho Financial Inclusion, bao gồm:

      • Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.
      • Hệ thống thanh toán bán lẻ, đặc biệt là các giao dịch chuyển khoản điện tử.
      • Các hệ thống chuyển mạch thẻ.
      • Hệ thống định danh.
      • Hệ thống thông tin tín dụng và chia sẻ thông tin khác.
      • Hạ tầng truyền thông…

      Đa dạng hóa kênh phân phối dịch vụ tài chính

      Với một tốc độ chóng mặt, công nghệ đang thay đổi cuộc sống từng ngày, đặc biệt là công nghệ viễn thông.

      Khi các chi nhánh, phòng giao dịch của các tổ chức tín dụng trở nên đắt đỏ về mặt chi phí thì những hình thức mới ra đời đã chứng minh được hiệu quả.

      Thanh toán qua di động

      Số lượng thuê bao di động bùng nổ đã mở ra một kênh phân phối dịch vụ tài chính khác cho người nghèo.

      Công nghệ mới giúp các giao dịch tài chính thực hiện tức thời, mở rộng điểm truy cập, giảm nhu cầu tiền mặt và thu hút khách hàng chưa từng giao dịch với ngân hàng.

      Tuy nhiên…

      Thách thức với cơ quan quản lý là hình thức này gần như không chịu sự chi phối quản lý của: ngân hàng, viễn thông, hệ thống thanh toán và cơ chế chống rửa tiền.

      Do đó, phương án phù hợp nhất là “thí điểm” cung cấp thử nghiệm và phát triển mô hình kinh doanh dưới sự giám sát chặt chẽ.

      Ngân hàng đại lý

      Hình thức này cho phép ngân hàng hợp tác với đại lý bán lẻ phi ngân hàng cung cấp dịch vụ tài chính tại nơi ngân hàng không có chi nhánh.

      Các đại lý điển hình như: cửa hàng bách hóa, cửa hiệu thuốc, bưu điện hoặc cửa hàng bán lẻ xăng dầu.

      Bằng cách này, kênh phân phối dịch vụ tài chính có thể tiếp cận đến mọi vùng sâu, vùng xa.

      Mặc dù…

      Các đại lý chỉ thực hiện giao dịch đơn giản: mở tài khoản, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn dịch vụ tiện ích…, nhưng nhờ đó phạm vi bao phủ hệ thống tài chính và số người sử dụng được mở rộng nhanh chóng.

      Ưu điểm nổi bật của phương thức này là thanh toán giao dịch kịp thời, thuận tiện, tiết kiệm chi phí do khách hàng không phải di chuyển quá xa nơi cư trú.

      Ngân hàng chính sách

      Tại nhiều quốc gia, ngân hàng chính sách vẫn có vai trò chính trong hệ thống ngân hàng nhằm cung cấp dịch vụ tài chính cho người nghèo.

      Các ngân hàng này là những tổ chức tài chính duy nhất có mạng lưới rộng lớn tại khu vực nông thôn.

      Chính phủ thường dùng họ để thúc đẩy tín dụng và tiết kiệm tại những vùng ít mang lại lợi ích thương mại và thực hiện chương trình xã hội.

      Giáo dục tài chính

      Các khảo sát trên thế giới cho thấy, phần lớn dân số không đủ kiến thức cơ bản để hiểu các sản phẩm tài chính và rủi ro liên quan.

      Đến nay, rất nhiều người vẫn không biết cách lập kế hoạch tài chính và quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả.

      Bạn còn nhớ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, được tái hiện rõ nét qua bộ phim “The Big Short”.

      Thời điểm ấy…

      Ngay cả những cô gái “làng chơi” cũng có thể sở hữu 4-5 căn hộ từ vay nợ.

      Một xã hội thiếu hiểu biết về tài chính, sẽ tác động tiêu cực đến sự ổn định của hệ thống tài chính và cả nền kinh tế.

      Đặc biệt những người có thu nhập thấp sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

      Sự thiếu hiểu biết về tài chính còn khiến người dân ngại tiếp cận, không tin tưởng các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường tài chính chính thức.

      Từ đó, nảy sinh mầm mống phát triển thị trường tài chính phi chính thức (thị trường tài chính chợ đen).

      Vì vậy…

      …để thực hiện Financial Inclusion cần có giải pháp nâng cao hiểu biết về tài chính như: giáo dục, đào tạo kỹ năng và năng lực tài chính.

      Qua đó, giúp người dân tiếp cận và sử dụng có trách nhiệm các dịch vụ tài chính, cũng như quản lý tốt hơn tình hình tài chính của mình.

      Thúc đẩy Financial Inclusion tại Việt Nam

      Financial exclusion là gì
      Theo số liệu của NHNN Việt Nam năm 2017 chỉ có khoảng 31% dân số trưởng thành có tài khoản tại ngân hàng, tỷ lệ này còn thấp hơn nữa ở khu vực nông thôn (27%).

      Việt Nam là 1 trong 25 quốc gia có 75% dân số không được tiếp cận dịch vụ tài chính.

      Rất nhiều người dân có nhu cầu nhưng chưa được cung cấp các dịch vụ phù hợp.

      Mạng lưới chi nhánh ngân hàng mới chỉ tập trung tại các khu vực thành thị phát triển.

      Trong khi, tại các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa vẫn còn rất hạn chế.

      Vì vậy…

      Thúc đẩy Financial Inclusion là mục tiêu quan trọng để Việt Nam đạt được các mục tiêu về giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế.

      Một chiến lược quốc gia về Financial Inclusion có ý nghĩa lớn cho sự phát triển của xã hội.

      Nhờ đó đẩy lùi bất bình đẳng, chênh lệch giàu nghèo, giúp cho mỗi cá nhân được thụ hưởng thành quả phát triển kinh tế đem lại.