Direct supervisor là gì

Contents

  • 1 Supervisor là gì?
  • 2 Phân biệt Supervisor và Manager:
  • 3 Công việc của Supervisor
  • 4 Trách nhiệm và quyền hạn của Supervisor
  • 5 Supervisor cần có kĩ năng gì?
    • 5.1 Đối xử tôn trọng:
    • 5.2 Kĩ năng giao tiếp
    • 5.3 Năng lực tố chất quản lí
    • 5.4 Kĩ năng đào tạo nhân viên
    • 5.5 Kĩ năng sắp xếp công việc
    • 5.6 Tầm quan trọng của Supervisor

Supervisor là gì?

Supervisor là thuật ngữ dùng để chỉ người giám sát, giám sát các hoạt động và thúc đẩy các hoạt động của một công ty. Đây được xem là cánh tay phải của các nhà quản lí.

Direct supervisor là gì
Supervisor là gì

Trong ngành khách sạn nhà hàng, các vị trí như giám sát lễ tân, giám sát buồng phòng, giám sát nhà hàng có vai trò hỗ trợ các quản lý thuộc bộ phận tương ứng theo dõi, điều phối các hoạt động của bộ phận như chia ca, phân công công việc cho nhân viên; điều phối, hỗ trợ phục vụ khách hàng; giám sát thực hiện công việc của nhân viên, phối hợp giải quyết các phát sinh trong quá trình phục vụ và một số công việc khác.

Xem thêm: Giới thiệu về học viện ngoại giao

Phân biệt Supervisor và Manager:

Supervisor là thuật ngữ dùng để chỉ người giám sát.

Direct supervisor là gì
Phân biệt Supervisor và Manager

Manager dùng để chỉ người quản lý hay còn gọi là trưởng phòng. Nhiệm vụ chính là quản lý công việc, nhân viên của một bộ phận trong công ty, doanh nghiệp.
Công việc của Supervisor và Manager khá giống nhau, cùng lập kế hoạch, phân chia công việc và quản lý nhân viên thực hiện đúng tiến độ.

Supervisor được xem là cánh tay đắc lực của Manager

Công việc của Supervisor

Tùy theo lĩnh vực kinh doanh cũng như quy mô của từng doanh nghiệp mà công việc của Supervisor sẽ có những công việc khác nhau.

Direct supervisor là gì
Công việc của Supervisor
  • Tổ chức họp đầu ca và triển khai công việc cho nhân viên bộ phận theo chỉ đạo và giám sát của Quản lý hoặc khi Quản lý vắng mặt
  • Phân công, chia ca công việc cho nhân viên đảm bảo cung cấp tới khách hàng chất lượng dịch vụ cao và nhất quán
  • Giám sát việc cung ứng chuỗi dịch vụ, sản phẩm cho khách
  • Điều phối, hướng dẫn và giám sát quy trình thực hiện công việc của nhân viên cấp dưới, đảm bảo tuân thủ quy định, nội quy của khách sạn nhà hàng về tiêu chuẩn dịch vụ cũng như các vấn đề liên quan đến sức khỏe, an toàn lao động, vệ sinh, thương hiệu, chính sách
  • Trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho nhân viên
  • Hướng dẫn, chỉ đạo hoặc trực tiếp tiếp nhận và xử lý các yêu cầu, sự cố, phàn nàn của khách trong quá trình phục vụ
  • Tham mưu cho Quản lý đánh giá chất lượng nhân viên, đề xuất khen thưởng hoặc kỷ luật đối với các cá nhân liên quan
  • Tiếp nhận và xử lý các mâu thuẫn, tranh chấp về quyền lợi và nguyện vọng của nhân viên trong bộ phận.
  • Thống kê các dữ liệu và thông tin trong ca làm việc để chuyển tải tới ca tiếp theo
  • Phối hợp với các giám sát khác và quản lý về nhân lực, kế hoạch hoạt động và phát triển của bộ phận
  • Kết hợp với các giám sát khác và quản lý đưa ra chiến lược kinh doanh và kế hoạch đạt được chỉ tiêu đã đề ra
  • Thực hiện các công việc khác theo sự chỉ đạo của cấp trên.

Với những công việc trên, Supervisor phải là một người nắm vững chuyên môn, nắm được các quy trình tiêu chuẩn trong ngành, có kỹ năng quản lý, sắp xếp công việc

Trách nhiệm và quyền hạn của Supervisor

Trách nhiệm chính của Supervisor người giám sát trong khách sạn, nhà hàng là quản lý một nhóm các nhân viên trong bộ phận làm việc đảm bảo đúng tiêu chuẩn và đúng việc, dưới sự chỉ đạo và giám sát của Quản lý; chịu trách nhiệm về chất lượng công việc và báo cáo công việc cho Quản lý. Tùy theo quy mô và cơ cấu nhân sự của mỗi nơi, mỗi bộ phận sẽ quy định số lượng supervisor tương ứng. Nói như thế cũng có nghĩa là, chức danh giám sát này là vị trí quản lý cấp thấp, chỉ trên các Tổ trưởng (nếu có) và nhân viên.

Supervisor cần có kĩ năng gì?

Muốn trở thành Supervisor cần có những kĩ nắng cơ bản sau

Đối xử tôn trọng:

Direct supervisor là gì
Đối xử tôn trọng

Quản lí con người vô cùng quan trong vì vậy ở vị trí này bạn cần đối xử nhã nhặn,tôn trong với mọi người, mọi nhân viên. Tránh mang tình cảm cá nhân vào trong công việc để tránh tình trạng đối xử không công bằng nhân viên.

Kĩ năng giao tiếp

Đây là kĩ năng quan trọng nhất trọng vị trí giám sát khách sạn, nhà hàng. Giao tiếp tốt là tiền đề cho người giám sát dễ dàng truyền đạt thông tin đến nhân viên, tạo sự tin tưởng,chấp hành của nhân viên.
Trong trường hợp giải quyết tranh chấp, khiếu nại thì có kĩ năng giao tiếp tốt thì sẽ giải quyết vấn đề nhanh và được mọi người thuyết phục.

Năng lực tố chất quản lí

Supervisor là người giám sát chịu trách nhiệm tất cả các hoạt động cũng như các bộ phận mà họ chịu trách nhiệm.

Supervisor có kĩ năng quản lí tốt sẽ dễ dàng thực hiện các công việc của mình

Kĩ năng đào tạo nhân viên

Supervisor nên thường xuyên tổ chức những chương trình đào tạo cho nhân viên. Điều này sẽ giúp cho đội nhóm của bạn nâng cao kỹ năng cũng như trình độ chuyên môn. Đây cũng là cách giúp nhân viên phát huy tối đa năng lực và giúp giữ chân được các nhân viên giỏi lâu dài.Một người Supervisor giỏi sẽ có kĩ năng đào tạo nhân viên tốt.

Kĩ năng sắp xếp công việc

Công việc của Supervisor trong một ngày rất nhiều nên muốn đạt được hiệu quả công việc tốt thì Supervisor phải có kĩ năng cân đối sắp xếp các công việc của mình hợp lí.

Tầm quan trọng của Supervisor

Trong công ty, Supervisor đóng vai trò cực kì quan trọng. Người đảm nhiệm công việc này có rất nhiều công việc quan trọng để thực hiện các hoạt động của công ty. Ở vị trí này Supervisor sẽ đảm bảo cho các hoạt động của công ty diễn ra bình thường suôn sẻ.

Xem thêm: Những điều cần biết khi làm việc với công ty Hàn Quốc