Đi công tác công vụ là gì

Chúng ta thường nghe đến thuật ngữ “thực thi công vụ” trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trong môi trường hành chính và đối với cán bộ, công chức. Tuy nhiên, không phải ai cũng đã hiểu rõ thực thi công vụ là gì và vấn đề này được pháp luật quy định như thế nào? Hãy cùng Công ty luật ACC tìm hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về thực thi công vụ và các vấn đề pháp lý liên quan thông qua những quy định pháp luật hiện hành.

Đi công tác công vụ là gì
Thực thi công vụ là gì

1. Cơ sở pháp lý

– Luật cán bộ, công chức năm 2008

2. Khái niệm thực thi công vụ là gì?

Khái niệm thực thi công vụ

– Định nghĩa về thực thi công vụ là gì hiện nay chưa được giải thích tại văn bản quy phạm nào cụ thể. Tuy nhiên, dựa trên những quy định hiện hành tại Luật cán bộ, công chức năm 2008 thì có hiểu khái niệm này như sau:

+ Thực thi công vụ là việc những cá nhân, tổ chức thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn của mình được Nhà nước quy định vào trong thực tế. Trong đó, hoạt động này thường gắn liền với hoạt động công vụ của cán bộ, công chức.

Nguyên tắc trong thực thi công vụ

Tại Điều 3, Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định về nguyên tắc trong thực thi công vụ là gì bao gồm:

– Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

– Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.

– Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát.

– Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả.

– Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ.

3. Năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức

Theo quy định hiện nay, năng lực thực thi công vụ là gì là một trong những yếu tố cơ bản để đánh giá, sử dụng và phân loại cán bộ, công chức và đồng thời cũng là nguyên tắc để quản lý cán bộ, công chức. Cụ thể như sau:

– Đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý:

+ Quán triệt, thể chế hóa và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.

+ Duy trì kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; không để xảy ra các vụ, việc vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật phải xử lý, tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài; phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong phạm vi cơ quan, tổ chức, đơn vị.

+ Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; chỉ đạo, thực hiện công tác cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.

+ Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách, trong đó xác định rõ kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, lượng hóa bằng sản phẩm cụ thể.

– Đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:

+ Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao; khối lượng, tiến độ, chất lượng thực hiện nhiệm vụ.

+ Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.

4. Nghĩa vụ khi thực thực thi công vụ theo quy định

Cán bộ, công chức khi thực thi công vụ là gì phải tuân thủ những nghĩa vụ theo quy định của pháp luật dưới đây:

– Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

– Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.

– Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

– Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.

– Chấp hành quyết định của cấp trên:

+ Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định.

+ Trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. 

5. Những câu hỏi thường gặp.

Hoạt động công vụ là gì? 

Điều 2 Luật cán bộ, công chức năm 2008 đưa ra khái niệm về hoạt động công vụ của cán bộ, công chức, theo đó:

“Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của Luật này và các quy định khác có liên quan”.

Có thể hiểu hoạt động công vụ là hoạt động được tiến hành trên cơ sở pháp luật nhằm thực hiên các chức năng của Nhà nước vì lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước, lợi ích chính đáng của các tổ chức và cá nhân. Hoạt động công vụ là hoạt động có tính tổ chức cao, được tiến hành thường xuyên, liên tục theo trật tự do pháp luật quy định trên cơ sở sử dụng quyền lực nhà nước và được bảo đảm bằng quyền lực nhà nước. Hoạt động công vụ chủ yếu do đội ngũ công chức chuyên nghiệp thực hiện.

Các nguyên tắc trong thi hành công vụ?

Hoạt động công vụ phải được tiến hành trên cơ sở những nguyên tắc nhất định. Những nguyên tắc đó là Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật,…

Mọi hoạt động do cán bô, công chức tiến hành nhằm thi hành công vụ đều phải được tiến hành trên cơ sở tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật. Đối với cán bộ, công chức đòi hỏi tuân thủ Hiến pháp, pháp luật được đặt ra cao hơn đối với người dân bởi họ là những người trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống. Bên cạnh việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động công vụ, họ còn có trách nhiệm giải phạm vi thẩm quyền khác nhau trong thi hành công vụ.

Cản trở người thi hành công vụ phòng, chống Covid-19 bị phạt thế nào?

Hành vi cản trở; xúi giục, lôi kéo; kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát; hoặc có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người thi hành công vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân. Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức. Ttheo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Ngăn cản cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm hành chính khi say bị xử lý như thế nào?

Một trong những hành vi nghiêm cấm của pháp luật giao thông đường bộ là điều khiển phương tiện trong tình trạng say. Khi phát hiện vi phạm, cảnh sát giao thông có thẩm quyền tạm giữ phương tiện theo Nghị định 100/2019/NP-CP của Chính phủ. Để ngăn chặn việc tiếp tục thực hiện hành vi nguy hiểm đến an toàn giao thông này. Việc ngăn cản cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm hành chính là chống người thi hành công vụ. Sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những quy định liên quan đến thực thi công vụ là gì do Công ty luật ACC tổng hợp và phân tích gửi đến bạn đọc. Thực thi công vụ là một nghĩa vụ quan trọng nhất của mỗi người cán bộ, công chức để khi được Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn đọc còn có những vướng mắc về thực thi công vụ hoặc các lĩnh vực pháp lý khác để được tư vấn và giải đáp.