Đèn điện là gì công nghệ 6

BÀI 11: ĐÈN ĐIỆN

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Mô tả được cấu tạo và nguyên lí hoạt động của một số loại bóng đèn, vai trò của đèn điện trong sinh hoạt gia đình.

- Tìm hiểu được cách thức sử dụng các loại bóng đèn cho các không gian chức năng

khác nhau trong gia đình.

- Đưa ra được những lời khuyên về việc lựa chọn, sử dụng các loại bóng đèn hợp lí, hiệu quả, an toàn và tiết kiệm.

  1. Năng lực
  2. a) Năng lực công nghệ

- Chủ động học tập, giao tiếp và hợp tác nhóm để giải quyết vấn để, tìm hiểu cách lựa chọn và sử dụng đèn điện trong gia đình đảm bảo an toàn và tiết kiệm.

- Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, để xuất giải pháp giải quyết vấn để.

  1. b) Năng lực chung

- Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, hợp tác, trao đổi nhóm.

  1. Phẩm chất

- Có ý thức đảm bảo an toàn và tiết kiệm điện đối với đèn điện trong gia đình.

- Thích tìm hiểu thông tin để mở rộng hiểu biết.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:

- Tranh cấu tạo một số loại bóng đèn: sợi đốt, LED, compact, huỳnh quang (Theo danh nục thiết bị dạy học tối thiểu).

- Các loại bóng đèn sợi đốt, compact, huỳnh quang, LED (Theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu).

  1. Đối với học sinh: Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (HOẠT ĐỘNG DẪN NHẬP)
  2. Mục tiêu: Huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân HS về đèn điện và một số loại bóng đèn điện. Kích thích tính tò mò, sự hứng thú, tâm thế của HS ngay từ đầu.
  3. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi liên quan đến đèn điện trong gia đình.
  4. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV sử dụng thông tin bổ sung về câu chuyện lịch sử ra đời của bóng đèn sợi đốt gắn liền với nhà phát minh Thomas Edison tạo sự sinh động, hấp dẫn để dẫn dắt vào bài và đặt các câu hỏi liên quan đến những hiểu biết của HS về những loại đèn điện thường dùng trong sinh hoạt ở gia đình.

- HS xem tranh, tiếp nhận câu hỏi và nêu lên suy nghĩ của bản thân

- GV đặt vấn đề: Việc thay một số bòng đèn sợi đốt trong gia đình bằng bóng đèn LED có phải là một biện pháp tiết kiệm điện? Đèn điện và bóng đèn có những loại nào, chúng có đặc điểm gì? Để tìm hiểu kĩ hơn, chúng ta cùng đến với bài 11: Đèn điện.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1 : Khái quát chung

  1. Mục tiêu: Trình bày được kiến thức khái quát chung về vai trò của đèn điện, một số loại đèn và bóng đèn phổ biến.
  2. Nội dung: HS được yêu cầu tìm hiểu về vai trò của đèn điện, kể tên được một số loại đèn và bóng đèn phổ biến.
  3. Sản phẩm học tập: bản ghi chép về vai trò và một số loại đèn điện.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn cho HS: đọc nội dung mục I - SGK và nêu vai trò của các loại đèn điện có trong Hình 11.1 - SGK. Ngoài ra, còn những loại đèn điện nào có thể bổ sung thêm?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.

+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày kết quả

+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.

GV tổng hợp và chuyển tiếp: Bóng đèn là bộ phận quan trọng và là nguồn phát sáng

của đèn điện, có một số loại bóng đèn thông dụng như: bóng đèn sợi đốt, bóng đèn huỳnh quang, bóng đèn compact, bóng đèn LED. Để nắm rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lí hoạt động của một số loại bóng đèn này.

I. Khái quát chung

- Đèn điện là đồ dùng điện để chiếu sáng. Ngoài ra, còn dùng để trang trí, sưởi ấm.

Hoạt động 2: Một số loại bóng đèn thông dụng

  1. Mục tiêu: Nhận biết và nêu được chức năng của các bộ phận chính của một số loại bóng đèn, mô tả được nguyên lí làm việc của chúng.
  2. Nội dung: HS được yêu cầu tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lí hoạt động của mỗi loại bóng đèn, tìm ra bộ phận phát sáng và ưu, nhược điểm của mỗi loại bóng đèn.
  3. Sản phẩm học tập: Bản ghi chép về cấu tạo cơ bản và nguyên lí hoạt động của mỗi loại bóng đèn, tìm ra bộ phận phát sáng và ưu, nhược điểm của mỗi loại bóng đèn.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn cho HS: đọc lần lượt nội dung mục II SGK để tìm hiểu về cấu tạo cơ bản và nguyên lí hoạt động của mỗi loại bóng đèn, tìm ra bộ phận phát sáng, so sánh về thông số kĩ thuật của từng loại và ưu, nhược điểm của mỗi loại bóng đèn.

- GV định hướng thêm để HS thảo luận về việc sử dụng mỗi loại bóng đèn cho từng

loại đèn và những khả năng sử dụng mỗi loại bóng đèn đó cho mỗi không gian khác nhau trong gia đình.

- HS so sánh về mức độ tiết kiệm điện và mức độ thân thiện môi trường của các loại bóng đèn.

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm và đưa ra một số phương án trong hoạt động hộp chức năng Kết nối năng lực ở trang 62 – SGK.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.

+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày kết quả

+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.

II. Một số loại bóng đèn thông dụng

1. Bóng đèn sợi đốt

- Bóng đèn sợi đốt có cấu tạo gồm có ba bộ phận chính: bóng thuỷ tinh, sợi đốt và đuôi đèn.

- Khi hoạt động, dòng điện chạy trong sợi đốt của bóng đèn làm cho sợi đốt nóng lên đến nhiệt độ rất cao và phát sáng.

- Thông số kĩ thuật của một số loại bóng đèn sợi đốt: 220V—-60W, 220 V- 100W...

2. Bóng đèn huỳnh quang

- Bóng đèn huỳnh quang có cấu tạo gồm hai bộ phận chính: ống thuỷ tinh (có phủ lớp bột huỳnh quang) và hai điện cực.

- Khi hoạt động, sự phóng điện giữa hai cực của đèn tác dụng lên lớp bột huỳnh quang phủ bên trong ống làm phát ra ánh sáng.

3. Bóng đèn compact

- Bóng đèn compact là bóng đèn huỳnh quang có công suất nhỏ. Mỗi bóng được cấu tạo bởi những hình chữ U hoặc có dạng ông xoăn

- Bóng đèn compact có nguyên lí làm việc giống bóng đèn huỳnh quang.

- Thông số kĩ thuật của một số loại bóng đèn compact 110V-8W,220V-8W.220V-15W...

- Bóng đèn compact có khả năng phát sáng cao, tuổi thọ cao, ánh sáng an toàn với mắt người sử dụng.

4. Bóng đèn LED

- Cấu tạo bóng đèn LED búp gồm ba phần

chính: vỏ bóng, bảng mạch LED, đuôi đèn.

- Khi hoạt động, bảng mạch LED phát ra ánh sáng và vỏ bóng giúp phân bố đều ánh sáng.

- Thông số kĩ thuật của một số loại bóng đèn huỳnh quang: 110 V— 18 W, 220 V— 18W, 220V-36W...

Hoạt động 3: Thực hành

  1. Mục tiêu: phân loại được một số loại bóng đèn.
  2. Nội dung: làm bài thực hành
  3. Sản phẩm học tập: báo cáo thực hành của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chuẩn bị sẵn các loại bóng đèn khác nhau để HS thực hành quan sát, tìm hiểu cấu tạo và đọc thông số kĩ thuật của chúng.

- GV hướng dẫn cho HS thực hành.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.

+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày kết quả

+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.

(GV có thể mở rộng thêm về giờ Trái Đất)

III. THỰC HÀNH

1. Chuẩn bị

- Dụng cụ, thiết bị: các loại bóng đnè

- Phiếu báo cáo.

2. Nội dung và trình tự thực hành.

+ Nhận biết và phân loại các loại bóng đèn (có thể có 2 - 3 bóng đèn cùng một loại).

+ Quan sát, chỉ ra các các bộ phận chính của mỗi loại bóng đèn, nêu chức năng của chúng.

+ Đọc các thông số kĩ thuật của mỗi loại bóng đèn.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II